Mở rộng hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 58)

- Quyền ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật lao động.

3.1.1. Mở rộng hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ

NSDLĐ trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ

Khi tham gia quan hệ lao động, giữa NLĐ và NSDLĐ đều có chung một điểm, đó là mưu cầu lợi ích kinh tế. Để đặt được mục đích này hai bên phải có hành vi xử sự phù hợp với tương quan lợi ích của hai bên, không phải vì lợi ích của mình mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của bên chủ thể kia. Về mặt lý thuyết thì cần xem như vậy nhưng trên thực tế để đạt được sự hài hòa đó nhiều khi cũng đặt hai bên vào những sự lựa chọn và đối trọng quyết liệt. Bởi vì, với NLĐ, khi tham gia vào quan hệ lao động họ đều muốn bán sức lao động với giá cao nhất, thời gian làm việc ít nhất, điều kiện lao động tốt nhất… còn với NSDLĐ, điều mong muốn nhất với họ là giảm mọi chi phí đến mức

tối thiểu nhưng lại có được lợi nhuận tối đa. Nếu nhìn qua, mọi người sẽ nghĩ rằng: lợi ích của hai chủ thể này là quá mâu thuẫn với nhau, không thể đặt cùng một phạm trù của khái niệm. Nhưng đó là cách nhìn không biện chứng, không thấy được hai mặt của một vấn đề. Thực chất đây là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, lợi ích hai bên có thể đối nghịch nhưng nó lại không thể tồn tại và phát triển nếu như không có sự bổ trợ của bên kia. Quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ cũng như vậy, họ phải dựa vào nhau để cùng tồn tại trong cơ chế thị trường với đầy sự cạnh tranh khốc liệt. Trong quan hệ lao động NSDLĐ là chủ thể mua sức lao động của NLĐ để phụ vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bù lại họ phải thực hiện những nhiệm vụ đối với NLĐ như trả lương và cũng chế độ đãi ngộ khác. Tất nhiên để họ có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, thì trước hết những quyền và lợi ích của họ phải được đảm bảo và bảo vệ. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, lợi nhuận thu được cao, NSDLĐ đương nhiên sẽ có điều kiện trả lương cao và có các chế độ tốt đối với NLĐ. Ngược lại NLĐ có mức lương thỏa đáng, điều kiện lao động tốt, thời gian làm việc phù hợp thì họ sẽ làm việc tốt và mục đích lợi nhuận tối đa của NSDLĐ rất dễ dàng đạt được. Ở đâu đạt tới sự cân bằng lợi ích giữa các bên thì ở đó sẽ có được quan hệ lao động ổn định. Đó cũng chính là yêu cầu hoàn thiện pháp luật lao động được đặt trong tổng thể chung.

Hơn nữa, sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên việc mua bán cũng diễn ra rất đặc biệt khác hẳn với những loại hàng hóa thông thường. Hàng hóa đó nằm trong chính NLĐ và nó được chuyển giao qua quá trình lao động. Vì nó nằm trong từng con người cụ thể nên khi mua sức lao động, NSDLĐ phải chú ý và tôn trọng đến hành vi, nhân phẩm, sức khỏe của NLĐ để có cách hành xử phù hợp. Nếu làm tốt những điều đó thì họ sẽ nhận được sự hợp tác rất thiện chí của NLĐ trong việc bán sức lao động của mình vì mục đích chung của doanh nghiệp. Theo những nghiên cứu gần đây nhất trên địa

bàn ở thủ đô Phnom Penh, khi hỏi những NLĐ rằng, yếu tố nào giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp thì câu trả lời đó là họ được sống trong một môi trường làm việc ổn định. Nghe thì có vẻ như chưa thuận lắm bởi ai cũng nghĩ rằng tiền lương mới là vấn đề quan trọng nhất, quyết định sự gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp. Nhưng thực chất, một môi trường lao động hài hòa về lợi ích, mọi người tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi… còn quan trọng hơn rất nhiều vì nó sẽ tạo cho NLĐ một cảm giác yên tâm, ổn định tâm lý làm việc.

Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng mà pháp luật lao động cần quan tâm và không ngừng diều chỉnh cho phù hợp đó chính là đảm bảo sự hài hòa lợi ích cho NLĐ và NSDLĐ, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên này tương ứng với nghĩa vụ và trách nhiệm của bên kia và ngược lại.

Ngoài ra, cũng cần phải lưu tâm đến một chủ thể nữa mặc dù lợi ích của chủ thể này không trực tiếp như của NLĐ và NSDLĐ, đó là Nhà nước. Cơ chế thị trường cho phép các bên rất tự chủ trong việc thiết lập và duy trì quan hệ lao động nhưng với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước có quyền điều chỉnh, phân bổ và xây dựng hành lang pháp lý sao cho phù hợp và thống nhất cho cả đôi bên cùng có lợi. Vì vậy, sự việc hài hòa lợi ích gữa NLĐ và NSDLĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Do đó, khi điều chỉnh quan hệ lao động, cần phải hài hoà lợi ích của cả hai bên, không thể bảo vệ một bên NLĐ hoặc NSDLD một cách quá mức vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến bên kia và không làm cho quan hệ lao động phát triển bền vững.

Pháp luật lao động Campuchia cũng đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NSDLĐ, tuy nhiên cũng mới chỉ ở mức độ nhất định. Pháp luật lao động Campuchia vẫn quá thiên về việc bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ. Vì vậy, trong thời gian tới pháp luật lao động Campuchia cần phải mở rộng hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NSDLĐ. Tuy nhiên, việc mở

rộng này cũng cần phải trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ.

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w