Từ năm 1997 đến nay

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 28)

Ngày 13 tháng 3 năm 1997, BLLĐ được Quốc hội nước Vương quốc Campuchia đã thông qua có Bộ luật lao động. Ngay trong lời nói đầu của Bộ luật đã ghi rõ: “BLLĐ bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của NLĐ đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện

cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy sáng tạo và tài năng của NLĐ trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động…”

Như vậy, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ được đặt ngang tầm với quyền và lợi ích của NLĐ. Tất nhiên, về mặt lý thuyết thì hai vấn đề này là hai vế của một phương trình nhưng việc thực sự thừa nhận vào Bộ luật đầu tiên của cả nước sau ngày giải phóng tạo cho NSDLĐ có được một vị trí pháp lý cao hơn, tự chủ hơn trong cơ chế thị trường và phù hợp nhu cầu phát triển của xã hội.

So với việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ thì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ có phạm vi hẹp hơn. Bởi bảo vệ NLĐ, chúng ta không những bảo vệ sức lao động, quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ mà còn phải bảo vệ trên nhiều phương diện như việc làm, thu nhập, danh dự, nhân phẩm.v.v… còn bảo vệ NSDLĐ là bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã được pháp luật quy định, không bị xâm hại bởi các chủ thể khác. Song nói xem nhẹ việc bảo vệ “kẻ mạnh – NSDLĐ”. Nếu coi trọng cả hai loại chủ thể trên, cùng mong muốn cho cả hai bên cùng phát triển thì đã đạt được mục đích ở Lời nói đầu của BLLĐ quy định, đó là “tạo điều kiện cho mối QHLĐ được hài hòa và ổn định”

Chính vì vậy, các chế định trong Bộ luật đã quy định rất cụ thể những trường hợp NSDLĐ phải được bảo vệ, cũng như giúp cho NLĐ có ý thức hơn đối với hành vi của mình. Sự xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ chủ yếu nằm trong lĩnh vực kỷ luật lao động. So với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới thì lao động Campuchia có tính kỷ luật kém hơn. Điều đó bắt nguồn từ xuất phát điểm Campuchia là một nước nông nghiệp, làm ăn theo kiểu tự cung tự cấp… Cái ý thức hệ đó đã ăn sâu vào máu thịt bao đời nay của người dân Campuchia đã quen với sự tự do, làm việc theo ý thích

nên khó có thể hòa nhập được tác phong công nghiệp của thời hiện đại. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với NSDLĐ, đặc biệt là NSDLĐ nước ngoài đang làm việc ở Campuchia. BLLĐ năm 1997 ra đời đã góp phần tạo sự cân đối cho hai bên chủ thể trong việc làm hài hòa mối quan hệ lao động, tạo điều kiện cho NSDLĐ trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Sau khi BLLĐ ra đời đã có nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành, như: Nghị định số 01/CP ngày 08/1/1997 về An toàn lao động và vệ sinh lao động, Nghị định số 024/QH ngày 19/10/1999 về Tiền lương làm việc buổi tối, Nghị định số 12/QH ngày 05/7/2002 về Tranh chấp lao động, Nghị định số 142/QH ngày 10/6/2002 về Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, Nghị định số 144/QH ngày 10/6/2002 về Nghiêm cấm trẻ em làm việc buổi tối.v.v…

Những Nghị định trên đã cụ thể hóa các điều luật trong BLLĐ, đồng thời thông qua đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng đã được đề cập rõ ràng. Trước đây, trong nền hành chính quan liêu bao cấp, Nhà nước chính là NSDLĐ. Còn Nhà nước là người chủ sở hữu tuyệt đối với mọi tài sản trong doanh nghiệp. Người đại diện trong các xí nghiệp là người nhân danh Nhà nước quản lý tài sản nhưng không có quyền quyết định về vấn đề tổ chức, quản lý xí nghiệp. Ở thời điểm này, Nhà nước quyết định phân bổ chỉ tiêu cho doanh nghiệp được sản xuất bao nhiêu, số lượng bao nhiêu, tuyển bao nhiêu lao động.

Như vậy, cùng với sự phát triển của thời gian, sự phát triển của xã hội, sự phát triển của các quan hệ lao động, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ đã ngày càng được chú trọng và cụ thể hóa trong nhiều chế định. Người lao động cần nhận ra rằng: nếu quyền và lợi ích của NSDLĐ không được pháp luật bảo vệ bằng một môi trường pháp lý thông thoáng của Nhà nước thì NLĐ cũng không thể nào có được một công việc ổn định, có thu nhập cao.Tuy nhiên, ở thời điểm này, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của NSDLĐ chưa hẳn đã được quy định trọn vẹn, hoàn thiện mà nó đang được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ thực chất là bảo đảm sư phát triển của doanh nghiệp, tạo sự cân bằng của nền kinh tế và thông qua đó đã tạo điều kiện cho NSDLĐ phát huy quyền làm chỉ của mình thì họ sẽ rất yên tâm trong việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 28)