- Quyền ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật lao động.
2.3. Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ tài sản cho người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng.
người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng.
NSDLD sở hữu rất nhiều loại tài sản trong hoạt động sản xuất kinh
doanh,. Từ những tài sản vật chất ban đầu mà họ đầu tư như thiết bị, máy móc, nhà xưởng đến những tài sản phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, và thậm chí là cả những loại tài sản phi vật chất khác. Đối với những tài sản mà NSDLD đã đầu tư, đương nhiên thuộc sở hữu của họ và được Hiến pháp cũng như pháp luật dân sự Campuchia ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, do đặc thù của quan hệ lao động, trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh thêm một loại tài sản thuộc sở hữu của NSDLD, đó chính là những lợi nhuận thu được từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Đây là một loại tài sản có thể nói là quan trọng nhất của NSDLD cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Hiến pháp năm 1993 sửa đổi, bổ sung năm 2006 của Campuchia có quy định về quyền sở hữu tài sản của công dân tại khoản 1
Điều 17 "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; trong đó Nhà nước Campuchia có quy định tại Điều 32 đối với đất được Nhà nước giao sử dụng và đất cá nhân. Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: + Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; được thừa kế tài sản;
+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
Người sử dụng lao động còn được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị người lao động hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp
+ Một số các trường hợp khác do pháp luật Campuchia cũng quy định. Theo Điều 10 về Bảo vệ quyền sở hữu
- Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
- Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể nói lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
NSDLD cũng là một loại tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của NSDLD, đ ược pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Trong trường hợp, NSDLD là người nước ngoài, những tài sản là lợi nhuận này không những chỉ được ghi nhận và bảo vệ tại quốc gia sở tại mà còn được chuyển về quốc gia của họ.
Ngoài việc được đảm bảo về lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh NSDLĐ còn được bồi thường thiệt hại do NLĐ hoặc chủ thể khác gây ra.
Bồi thưởng thiệt hại do NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị của đơn vị. Trong trương hợp NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư qúa định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo giá thị trường. Trong trường hợp hợp đồng trách nhiệm phải bồi thường trách nhiệm.
Vì dụ, ông A là thủ kho của xí nghiệp Z. Sau khi xuất hết hàng trong kho, ông A quên không khóa cửa kho trước khi về nên đã để mất một số tài sản trong kho như quạt điện, bàn ghế. Xí nghiệp Z buộc ông A phải đền bù một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp đã bỏ ra để mua những tài sản đó.Theo quy định Điều 127 của Bộ luật lao động Campuchia về trường hợp phải bồi thường: “Bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế và mức bồi thường phải tính theo thời giá thị trường”.
Bồi thưởng thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công. Trong trường hợp hai bên không nhất trí về giá trị thiệt hại thì có quyền yêu cầu tổ chức trung gian xác định giá trị thiệt hại. Chi phí xác định giá trị thiệt hại do bên yêu cầu thanh toán, còn mức bồi thường thiệt hại tối đa không vượt quá hai tháng tiền lương, tiền công liền kề trước ngày đình
công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công. Điều 337 của Bộ luật lao động Campuchia về thông báo quay lại làm việc sau khi đình công có quy định: “Nếu tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp, các nhân viên phải trở lại làm việc bình thường trong vòng bốn mươi tám giờ kể từ khi nhận định này được ban hành. Nếu NLĐ không trở lại làm việc trong thời gian đó mà không có lý do chính đáng, được coi là có hành vi sai trái nghiêm trọng”.
Điều 91 của bộ luật lao động nước Campuchia về khấu trừ từ tiền lương hoặc lương bồi thường thiệt hại có quy định: “Trước khi khấu trừ số tiền và bồi thường thiệt hại NLDLĐ có trách nhiệm bàn bạc với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở khi đưa ra quyết định bồi thường dưới hình thức nào nhằm giúp cho doanh nghiệp bù được việc mua lại các tài sản đã bị mất hoặc hư hỏng theo giá thị trường. Trong trường hợp NLĐ không có tài sản để bồi thường, thì tiền lương sẽ được khấu trừ cho các khoản khấu trừ tiền đền bù nhưng tối đa không được vượt quá 25% tiền lương từng tháng cho đến khi đủ thì thôi”. Mặc dù pháp luật lao động nước Campuchia đã giao toàn quyền cho NSDLĐ trong việc xem xét trách nhiệm vật chất của NLĐ nhưng khi xảy ra sự việc gây thiệt hại, NSDLĐ cần phải căn cứ vào các nguyên tắc, chế độ trách nhiệm quản lý, bảo đảm tài sản đã quy định trong nội quy lao động, để đối chiếu và quy trách nhiệm, kết luật về lỗi và mức độ phạm lỗi của NLĐ vi phạm. Để khắc phục sự lạm quyền của NSDLĐ, pháp luật cũng quy định một cách hiểu thống nhất về việc cố tình vi phạm ngây thiệt hại vi phạm do bất khả kháng. Phân định và xác định rõ hai vấn đề trên sẽ giúp cho NSDLĐ có sự phán quyết sáng suốt nhằm đảm bảo hài hòa cho quyền và lợi ích giữa các bên. Khi đưa ra quyết định và mức phạt và mức bồi thường thì NSDLĐ phải trao đổi với ban chấp hành Công đoàn sao cho việc đền bù có thể giúp NSDLĐ có thể mua lại theo giá thị trường và khắc phục những sai sót do
NLĐ gây ra (như mua lại máy móc, nguyên vật liệu…). Để giúp đỡ NLĐ mắc lỗi vi phạm mà vẫn có thể sinh sống và làm việc để lấy tiền đền bù cho các lỗi vi phạm, pháp luật nước Lào cũng quy định rõ rang việc NSDLĐ được phép khấu trừ vào lương của NLĐ hàng tháng, nhưng không được khấu trừ quá 25% lương hàng tháng, và số tiền sẽ được khấu trừ vào các tháng đến khi nào đủ thì dừng lại. Tuy nhiên, luật lao động của Campuchia chưa quy định về việc nếu NLĐ gây thiệt hại đã thôi việc, không tự nguyện bồi thường thiệt hại thì NSDLD có quyền kiện, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đảm bảo quyền được bòi thường cho NSDLĐ, đây cũng là hạn chế của luật lao động của Campuchia khi bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ.
Ví dụ: Một công ty Z chuyên sản xuất quần áo, năm nay, công ty đã chỉ đạo phòng thiết kế mẫu mã, kiểu giáng để chuẩn bị cho ra mẫu quần áo kiểu mới vào hè năm sau, sao cho hợp thời trang, hợp với túi tiền của người tiêu dùng… Sau một thời gian nghiên cứu làm việc không biết mệt mỏi, sau 3 tháng cả phòng nghiên cứu thị trường và phòng thiết kế đã đưa ra được một loại mẫu quần áo vừa hiện đại về kiểu dáng, chất liệu để làm ra quần áo này cũng dễ mua và bền, đẹp, hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một công ty là đối thủ cạnh tranh họ chưa tìm ra được giải pháp cho năm sau, họ đã đặt vấn đề với trưởng phòng thiết kế tên là ông A, để bán lại bản thiết kế đã được ban giám đốc duyệt với giá 15.000USD, do gia đình ông A đang gặp khó khăn, mẹ nằm viện, thiếu tiền thuốc để chữa trị, nên ông A đã quyết định lấy trộm bản quyền của công ty để bán cho công ty là đối thủ cạnh tranh với giá 15.000USD, sang đến mùa hè năm sau, công ty Z dồn lực vào sản suất mẫu mã mới để tung ra thị trường theo kế hoạch. Tuy nhiên, công ty Z đang tiến hành sản xuất thì công ty của đối thủ cạnh tranh đã chuẩn bị xong sản phẩm và tung ra thị trường trước và được khách hàng đón nhận, trong một đến ba tháng đầu công ty không còn hàng mà để bán. Khi công ty Z sản xuất
ra thì khi đó thị trường đã bão hòa, nhu cầu của khách hàng lại không lớn nữa, nên đã gây ra tình trạng ế ẩm, giá cả hạ…. điều đó đã làm thiệt hại lớn cho công ty Z, mức thiệt hại lên đến 250.000USD. Ban lãnh đạo công ty Z nghi ngờ có người bán bản quyền, nên quyết định định điều tra xem ai để quy trách nhiệm. Sau quá trình điều tra phát hiện ra ông A là người đã bán bản quyền thiết kế của công ty gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty Z. Trước những bằng chứng sát thực ông A không thể chối cãi được và phải thú nhận là bán để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Sau ban giám đốc cùng ban chấp hành công đoàn họp bàn để đánh giá mức độ phạm lỗi và xác định mức bồi thường cho công ty. Công ty quyết định, điều chuyển ông A sang làm bộ phận khác với mức lương thấp hơn và phạt ông A là 15.000USD và sẽ được trừ dần vào lương hàng tháng, tuy nhiên mức phạt này là quá thấp so với mức gây ra thiệt hại cho công ty Z, nhưng xét thấy ông A làm việc theo cảm tính và do hoàn cảnh khó khăn của gia đình… Lẽ ra công ty Z có thể cho ông A làm việc, tuy nhiên nếu ông A mà nghỉ việc thì sẽ không có thu nhập, như vậy cuộc sống gia đình lại càng khó khăn hơn, qua cách xử phạt của công ty Z ta thấy là quyết định như vậy là rất hợp tình, hợp lý {13, tr.34}.
Qua đó cho thấy, trong vấn đề xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, pháp luật lao động nước Campuchia đã tạo điều kiện cho NSDLĐ được quyền tự chủ động việc quyết định hình thức kỷ luật áp dụng với NLĐ bởi những lý do chính đáng như đã trình bày. Tuy nhiên, để tránh việc lạm quyền, xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất thiếu căn cứ, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về hình thức ủy quyền, thời gian xử lý kỷ luật, mức bồi thường, mọi ràng buộc giữa hai bên khi NLĐ hết thời gian kỷ luật. Việc khống chế đó không làm giảm tính tự chủ của doanh nghiệp mà trái lại nó giúp cho việc xử lý kỷ luật đạt được mục đích cao, đó là răn đe, phòng ngừa và là bài học cho những NLĐ xung quanh đang làm việc trong doanh nghiệp.