Hệ thống vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 125 - 153)

201 0 2020

10.2. Hệ thống vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

10.2.1. Khái quát chung

Trên cở sở các chỉ tiêu trên, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đề xuất hệ thống vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới như sau:

Thời kỳ đến năm 2010 sơ đồ 6 vùng kinh tế xã hội và 3 vùng kinh tế trọng điểm được đưa ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vẫn được chấp nhận. Vấn đề nhóm gộp các tỉnh từng vùng đó cần được thống nhất trong các nhiệm vụ, thống kê và các văn bản của Nhà nước.

Trên cơ sở sơ đồ phân vùng đã có, dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước phát triển, coi vùng là đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinhbtế - xã hội, hệ thống vùng mới ở Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 như sau:

Vùng thứ nhất: Vùng trung du miền núi phía Bắc (TDMN phía Bắc) được xác định chủ yếu dựa trên nhóm tiêu chí đồng nhất về các yếu tố phát triển (tính đồng nhất về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội phù hợp với khả năng quản lý trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển) và trình độ phát triển vùng. Đây là vùng đang ở giai đoạn chưa phát triển, chưa hình thành các trung tâm tạo vùng, là vùng có đa trung tâm nhỏ tạo vùng. Ranh giới của vùng trùng với ranh giới của vùng TDMN phía Bắc trong hệ thống 6 vùng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng đã thông qua.

Vùng thứ hai: Vùng châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Thanh - Nghệ - Tĩnh). Đây là một trong hai vùng có trình độ phát triển nhất cả nước, có trung tâm tạo vùng lớn là thủ đô Hà Nội, sự tác động của trung tâm tạo ra mối liên kết rất chặt chẽ giữa trung tâm tạo vùng với khu vực Thanh -Nghệ -Tĩnh. Theo phương án phân vùng hiện nay, Thanh -Nghệ - Tĩnh được đưa vào vùng 3 (vùng duyên hải miền Trung), song trong xu thế phát triển của vùng này sau năm 2010, mối liên kết hợp thành trong tạo tính thống nhất về kinh tế giữa khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh và đông bằng sông Hồng ngày càng lớn, do đó hợp lý hơn là đưa khu vực này về vùng 2.

Vùng thứ ba: Vùng Duyên hải miền Trung (từ Quảng Trị đến Ninh Thuận). Đây là vùng ở giai đoạn đang phát triển, đang hình thành trung tâm tạo vùng là khu vực kinh tế trọng đỉêm miền Trung với Huế - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất là hạt nhân và đang hình thành các trung tâm khác như Nha Trang, Quy Nhơn, là vùng có đa trung tâm tạo vùng.

Vùng thứ tư: Vùng Tây Nguyên (gồm 3 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum). Đây là vùng đang phát triển với 2 trung tâm tạo vùng Đắc Lắc va Plêiku. Các tỉnh trong vùng đang phát triển. Các tỉnh trong vùng có nhiều tính tương đồng về tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Vùng thứ năm: Vùng Đông Nam bộ (gồm 7 tỉnh Đông Nam Bộ cộng với Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An). Đây là vùng có trình độ phát triển nhất cả nước, có trung tâm tạo vùng lớn là trục đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Sự tác động của trung tâm tạo vùng tạo ra mối liên kết rất chặt chẽ giữa trung tâm tạo vùng với Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An.

Theo phương án phân vùng hiện nay, Lâm Đồng vẫn được tính vào vùng Tây Nguyên, Bình Thuận tính vào vùng Duyên hải miền Trung và Long An thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, song nếu phân tích mối quan hệ giữa Lâm Đồng, Bình Thuận và Long An với Đông Nam Bộ là rất chặt chẽ. Do đó, trong xu hướng phát triển của vùng này sau năm 2010, mối liên kết hợp thành trong tạo tính thống nhất về kinh tế giữa khu vực hạt nhân với các tỉnh trên ngày càng lớn. Do đó, 3 tỉnh này được đưa vào vùng 5. Có thể vùng này còn có thêm tỉnh Tiền Giang vì nó có mối liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng thứ sáu: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (gồm 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ). Vùng này cũng được xác định dựa chủ yếu vào tính đồng nhất về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội phù hợp với khả năng quản lí trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển và trình độ phát triển của vùng. Đây là vùng ở giai đoạn đang phát triển, đang hình thành trung tâm tạo vùng là thành phố Cần Thơ. Long An và Tiền Giang. Mặc dù thuộc châu thổ Sông Cửu Long song có nhiều điểm tương đồng về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm của vùng Đông Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, hợp lí hơn cả là đưa Long An và Tiền Giang về vùng Đông Nam Bộ.

10.2.2. Đặc điểm cơ bản của 6 vùng

Vùng 1: Vùng Trung du - miền núi Phía Bắc

Trung du và miền núi phía bắc gồm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với 14 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai,

Yên Bái. Diện tích chung của toàn vùng là 95346km2,chiếm 28,80% diện tích cả nước.

Đất nông nghiệp của vùng gồm 1,2 triệu ha, chiếm 12,2% diện tích đát toàn vùng (70 vạn ha trồng cây hàng năm, 42 vạn ha đất trồng lúa, 94 vạn ha đất trồng cây lâu năm); 2,7 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 24% diện tích toàn vùng (có 2 triệu ha chiếm 2,3%), gần 30 vạn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là diện tích mặt nước của hai nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và Thác Bà) và 5,4 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 47% đất chưa sử dụng cả nước.

Dân số của vùng năm 2008 là 11207.8 nghìn người, chiếm 13,10% dân số toàn quốc, mật độ dân số là 118 người/ km2 , được xếp vào loại thấp so với dân số trung bình cả nước.

Vùng có trên 30 dân tộc thiểu số cùng chung sống tại 9 thành phố, 9 thị xã, 119 huyện, 118 phường, 136 thị trấn và 2278 xã (năm 2008). Lực lượng lao động của toàn vùng là 5,5 triệu người, trong đó có 85 vạn sống ở thành thị với tỉ lệ thất nghiệp là 8%. Miền núi phía Bắc cũng là vùng có tỉ lệ đô thị hoá thấp nhất cả nước: 1,6 triệu người sống tại thành thị, chiếm tỉ lệ 15,5%, còn lại là các vùng nông thôn, miền núi xa xôi chiếm tỷ lệ 84,5% về dân số và chiếm tới 91,2% số xã trong tổng số xã, phường , thị trấn của vùng.

Đây là vùng có tiềm năng kinh tế rất đa dạng: đất rừng, khoáng sản, tiềm năng thuỷ điện lớn, có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái của vùng đồng bằng Sông Hồng. Vùng có nhiều cửa khẩu biên giới, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với bên ngoài. Nhân dân trong vùng có truyền thống đoàn kết trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, luôn giữ quan hệ gắn bó mật thiết với miền xuôi.

TDMN phía Bắc có đường biên giới quốc gia 1966km, trong đó giáp với cộng hoà nhân dân Trung Hoa:1353km và cộng hoà dân chủ nhân dân Lào: 613 km; có 27 cửa khẩu, gồm 3 cửa khẩu quốc tế (Đồng Đăng, Hữu Nghị, Lào Cai); 10 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma, Bình Nghi(Lạng Sơn); Tà Lùng (Cao Bằng); Thanh Thuỷ, Phó Bảng (Hà Giang); Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thang,

Tây Trang (Lai Châu); Pa Háng, Chiền Khương (Sơn La); 14 cửa khẩu địa phương là Tân Thanh, Cốc Nam (Lạng Sơn), Hùng Quốc, Sóc Giang, Hà Lang, Lý Vạn, Pò Peo, Trà lĩnh ( Cao Bằng); Săm Pun, Xí Mần (Hà Giang); Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), U-ma-tu-khoong, Apachải (Lai Châu).

Đặc điểm nổi bật của vùng là sự phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, nhiều dân tộc thường xuyên thiếu ăn quanh năm dẫn đến thói quen phá rừng làm nương rẫy, làm cho độ che phủ của rừng thấp, diện tích đất trống đồi núi trọc, xói mòn có xu hướng tăng lên, gây tác hại đến môi trường sinh thái. Hầu hết các xã trong vùng đều là miền núi và vùng cao, với 971 xã nghèo, xã biên giới; toàn vùng có 900 km đường biên giới (600 km với Trung Quốc và 300km với Lào). Tuy nhiên, vùng miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng và là địa bàn xung yếu về an ninh quốc phòng của đất nước.

Vùng 2: Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ (ĐBSH và BTB)

Vùng 2 bao gồm 14 tỉnh thành phố, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 54.720,8 nghìn km2, dân số đến năm 2008 là 27805,6 nghìn người. Dự báo đến năm 2010, quy mô dân số toàn vùng khoảng 28 - 29 triệu người. Vùng chiếm 16.52% về diện tích và 32.25% về dân số của cả nước (2008).

Trong vùng ĐBSH và BTB 2 có hai tiểu vùng:

Tiểu vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Tiểu vùng này là một trong những vùng kinh tế quan trọng của cả nước, có vai trò lôi kéo sự phát triển của cả khu vực phía Bắc. Tiểu vùng ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn thứ hai của cả nước sau vùng Đồng Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là hạt nhân phát triển của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả khu vực phía

Bắc. Có thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá; có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ .. đang đóng góp tích cực cho phát triển khu vực phía Bắc và cả nước. Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 5,4 triệu dân (nam: 2.67 triệu; nữ 2,73 triệu) với tỉ lệ đô thị hoá là 47,4%, tỉ lệ nhân khẩu sống ở vùng nông thôn là 52,3%, tỉ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động thành thị hiện nay là 9,7% , vào loại cao nhất cả nước.

Tiếu vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là vùng đất ven biển miền Trung hẹp, địa hình có cả biển, đồng bằng, trung du và miền núi; có nhiều lợi thế về phát triển du lịch và nguồn lợi biển, có đường giao thông Bắc Nam thuận tiện cho giao lưu trong nước và quốc tế. Đồng thời cũng là vùng phải hứng chịu nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán… Trong vùng tuy đã hình thành một số đô thị nhưng nhìn chung kinh tế vẫn chưa phát triển, tiềm năng, thế mạnh của vùng chưa thực sự được khai thác một cách hiệu quả.

Vùng 3: Vùng Duyên hải miền Trung

Đây là vùng có lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình tới Ninh Thuận, dọc theo quốc lộ 1 với địa hình hẹp ngang; mỗi tỉnh tựa như một bồn lưu vực, ngăn cách bởi các đèo và là vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt. Trên mỗi tỉnh của vùng đều có trục giao thông ngang nối với vùng Tây Nguyên hoặc Lào qua trục đường 1 tới các cảng biển.

Diện tích vùng là 54425.2 km2, chiếm 16.43% diện tích của cả nước, gồm 1,5 triệu ha đất nông nghiệp chiếm 15,3% diện tích đất nông nghiệp của cả nước (81,7 vạn ha trồng cây hàng năm, 63,7% vạn ha đất trồng lúa 49,4 nghìn ha đất trồng cây lâu năm); 3,5 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 31,7% đất lâm nghiệp của cả nước. Vùng có 2,7 triệu ha đất rừng tự nhiên, 20,5 vạn mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và 2,9 triệu đất chưa sử dụng, chiếm 25% diện tích cả nước.

Dân số toàn vùng có 10480.9 nghìn người, chiếm 12.16% dân số cả nước (năm 2008).

Nơi đây có tiềm năng về biển và hải đảo để phát triển các ngành kinh tế biển, có chùm cảng nước sâu: Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn với mạng lưới giao thông thuận tiện. Ngoài ra, lãnh thổ này còn thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu du lịch và dich vụ, vân tải và dịch vụ biển, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

Vùng có nhiều lợi thế về phát triển du dịch và nguồn lợi biển, kinh tế biển là lợi thế vượt trội, có thể làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng. Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh và các bãi tắm đẹp, hàng loại các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng, tạo cho vùng có khả năng phát triển thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Tuy vậy, đây là vùng đất ven biển có không gian hẹp, thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai, đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Điểm xuất phát của vùng thể hiện rõ ở hiện trạng kinh tế và hạ tầng xã hội thấp so với nhiều vùng trong nước.

Vùng 4: Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên gồm 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông với diện tích tự nhiên toàn vùng: 44868.1 km2, dân số năm 2008: 3798 nghìn người, chiếm 13,55% về diện tích và 4,40% về dân số so với cả nước.

Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giáp hai nước Lào và Campuchia. Tây Nguyên gắn liền với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thông qua các tuyến trục như đường 19, đường 20, 25, 26.

Tây Nguyên là vùng có diện tích đỏ bazan lớn nhất nước ta (1,4 triệu ha), tiềm năng về thuỷ điện tương đối lớn. Toàn vùng chiếm 31% diện tích rừng của cả nước và là vùng có diện tích rừng lớn nhất nước ta. Vùng có lợi thế về phát triển các cây công nghiệp, có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Song vùng đang gặp nhiều khó khăn lớn là kết cấu hạ tầng chưa phát triển, nhất là giao thông ở vùng

sâu, vùng xa. Mùa khô kéo dài, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng. Các vấn đề về dân tộc, văn hoá, ytế, giáo dục với chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong những trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới của vùng.

Vấn đề môi trường, nổi lên gay gắt mà điển hình là việc khai thác bôxit Tây Nguyên và cạn kiệt tài nguyên rừng. Phục hồi, bảo vệ tài nguyên và trồng rừng là vấn đề hết sức cấp thiết đối với Tây Nguyên và các vùng có liên quan.

Vùng 5: Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Lâm Đồng và Bình Thuận. Vùng Đông Nam Bộ có hạt nhân phát triển là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng KTTĐPN) gồm thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất và là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước. Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa hoc kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá; có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ … đang đóng góp tích cực cho phát triển của cả khu vực phía Nam. Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở “mặt tiền Duyên Hải” ở phía Nam, là cầu nối và “cửa ngõ” lớn giao lưu kinh tế với thế giới. Bình Dương, Biên Hoà là khu vực dọc theo quốc lộ 51 có điều kiện hết sức thuận lợi dể phất triển công nghiệp, có trục đường xuyên á chạy qua … Với vị trí như trên, vùng KTTĐ phía Nam là đầu mối giao lưu quan trọng với cả nước và quốc tế, được gắn kết bằng cả đường

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 125 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w