Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 135 - 137)

201 0 2020

10.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn

đến năm 2020, gồm 5 tỉnh TP trực thuộc trung ương là Đà nẵng, Thừa Thiên

Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của vùng sẽ tăng từ khoảng 1,2 lần giai đoạn 2006-2010 lên 1,25 lần giai đoạn 2011-2020 so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người từ 149 USD năm 2005 lên 375 USD vào năm 2010 và 2.530 USD năm 2020.

Các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và vùng phụ cận miền Trung và Tây Nguyên sẽ dần hình thành cùng với các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận góp phần thực hiện hành lang Đông-Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

TP Đà nẵng sẽ trở thành trung tâm của miền Trung có dân số từ 1 triệu người vào năm 2010, gần 2 triệu người vào năm 2020 với các cảng biển, sân bay quốc tế xuyên Việt, xuyên Á. Đà Nẵng sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực sông Mê Kông. Tại đây sẽ xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp), các trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ miền Trung…

Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) sẽ phát triển theo mô hình "khu trong khu". Đây cũng là khu kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư phục hồi và nâng cấp giai đoạn 1 phục vụ nửa triệu lượt hành khách và khoảng 500 tấn hàng hoá/năm. Về lâu dài đây sẽ là

sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và của khu vực. Đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng sân bay Đà Nẵng.

Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài. Tại đây sẽ tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu-hoá dầu-hoá chất, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container…bên cạnh đó sẽ phát triển hệ thống giao thông liên khu với 10 bến cảng dầu khí, khu cảng tổng hợp, đê chắn sóng, đê chắn cát…

Khu kinh tế- thương mại Chân Mây (Thừa Thiên Huế), trước mắt phát triển cảng Chân Mây. Trong giai đoạn 2006-2010 xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, và các ngành nghề khác.

Giao thông cảng biển sẽ là huyết mạch: Trước mắt, nâng cấp cảng Tiên Sa, đưa năng lực thông qua trên 4 triệu tấn/năm vào năm 2010, cùng với việc xây dựng cảng nước sâu Liên Chiểu có công suất 2 triệu tấn/năm (giai đoạn 1) và 8,5 triệu tấn/năm (giai đoạn 2), đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng Dung Quất, Kỳ Hà, Quy Nhơn. Theo dự báo đến năm 2010, số lượng bến bãi sẽ tăng thêm để bảo đảm lượng hàng thông qua vào khoảng 4 triệu tấn/năm.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 135 - 137)