Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 137 - 139)

201 0 2020

10.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010 và 43-44%

vào năm 2020, đồng thời giá trị xuất khẩu bình quân đầu người /năm cũng tăng từ 1.493 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà- Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, sẽ trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước.

Dự kiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao về các mặt viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và có tầm quốc tế. Đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005, giá trị sản xuất phần mềm tại đây sẽ tăng lên khoảng 1.800 tỷ đồng (tương đương 150-160 triệu USD).

Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22B, tuyến N2…sớm đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ; hiện đại hoá ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; năm 2010 hoàn thành phương án di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành. Từng bước đầu tư xây dựng cảng Thị Vải, cảng Cái Mép để đảm bảo nhu cầu vận tải của các khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên Á.

Giai đoạn 2006-2010, các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu sẽ được xây dựng cùng với việc xây dựng hệ thống đường sắt kết nối cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Hình thành các khu đô thị mới có quy mô dân số khoảng 70-100 vạn dân ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Dĩ An-Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn trạch (Đồng Nai), Khu đô thị mới tại vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh

Kể từ những ngày đầu manh nha thành lập cho đến nay, các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Hiện nay quy mô của các VKTTĐ đã mở rộng đến gần 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Sắp tới, trong định hướng phát triển, quy mô của VKTTĐ có thể còn được mở rộng hơn nữa về diện tích. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước, cả góc độ là những điểm cực tập trung kinh tế, lại có một thế đứng vững chắc trong tương lai và dòng lan tỏa ngày càng mạnh cho các vùng khác nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Để giải đáp những câu hỏi này, điểm mấu chốt là cần phải tìm ra được những quan điểm mang tính chiến lược làm cơ sở cho quá trình định hướng và hoạch định chính sách nhằm thay đổi diện mạo, vị thế và tạo dựng những bước đột phá cho phát triển các VKTTĐ của Việt Nam trong thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 137 - 139)