Các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 118 - 125)

201 0 2020

10.1. Các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng

Kinh tế vùng là một khoa học, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ. Việc phân chia các vùng kinh tế dựa trên các nguyên tắc khoa học, nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức tối ưu theo lãnh thổ trong thực tiễn.

Nguyên tắc 1: phân vùng dựa trên cơ sở nhóm gộp các đơn vị hành chính tỉnh có tính chất tương đối về các điều kiện phát triển.

Nguyên tắc 2: phân vùng dự trên trình độ kinh tế xã hội, trong đó sự gắn kết của vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống đô thị các cấp, quan hệ giữa đô thị và vùng ảnh hưởng của chúng, xét đến cả các điều kiện của lịch sử. Nguyên tắc này phản ánh nguyên nhân của sự phát triển.

Nguyên tắc 3: tính phù hợp với khả năng quản lý trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển. nguyên tắc này phản ánh những điều kiện của công tác quản lý, tư vấn tham mưu cho những người ra quyết định của Trung ương và các bộ, ngành.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra hai nhóm tiêu chí để xác định hệ thống phân vùng ở nước ta trong thời kỳ mới.

Nhóm tiêu chí thứ nhất: nhóm các tiêu chí thuộc về sự đồng nhất của các yếu tố phát triển (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,

thực trạng kinh tế phát triển cũng như nhìn nhận tính các yếu tố ngoại vùng có thể tác động đến phát triển vùng đó trong tương lai).

Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

Ở trình độ phát triển mà nền kinh tế nông nghiệp còn có vị trí quan trọng, yếu tố phương thức khai thác tài nguyên đất, rừng, sông, biển, khoáng sản, ảnh hưởng lớn đến hình thái phân bố dân cư, tất nhiên có cả điều kiện về khí hậu. Các vùng đồng bằng tập trung, khi sản xuất lương thực, thì phân bố dân cư tùy thuộc vào sự phân bố tự nhiên của đất canh tác và có hình thái rải đều. Vùng

ven biển, vừa sản xuất lương thực, vừa khai thác tài nguyên biển, vùa phát huy vai trò xuất nhập khẩu của cảng biển, dân cư sẽ theo tuyến dọc bờ biển. Vùng cao nguyên tập trung, dải gò, đồi, trung du thích hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì dân cư phân tán theo. Đối với sản xuất trên các gò đồi, nhiều trường hợp phụ thuộc vào nguồn nước ngọt. Những trung tâm chế biến đặt ở các vị trí hợp lí đối với các đội sản xuất và hình thành những đô thị nông nghiệp (agropolis). Vùng núi cao bị chia cắt thành những bồn nhỏ hẹp hội tụ đến các dải đất theo lưu vực sông lớn, với nhũng tài nguyên rừng, đồng cỏ chăn nuôi, khoáng sản, dân cư phân tán theo các bồn và dải dọc theo tuyến lưu vực...

Sự phân vùng khí hậu sẽ kèm theo nhũng đặc trưng về sinh thái và nông lâm nghiệp khác nhau, những tập tục sinh hoạt trong cộng đồng khác nhau, và cả tổ chức dân cư đô thị nông thôn khác nhau với những tiêu chuẩn kinh tế - kĩ thuật phù hợp. Vùng có gió bão, vùng có cấp động đất cao, vùng có gió rét... đều ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức bố trí dân cư.

Sinh thái phát triển (eco-development) và môi trường: quá trình công nghiệp luôn phải đảm bảo giữ được lâu bền những cân bằng sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và chống gây ô nhiễm môi trường. Khi chúng ta phát triển công nghiệp có gây ô nhiễm hoặc khai hoang phá cảnh quan, hoặc khai thác lâm sản ở các vùng đầu nguồn, dọc lưu vực các sông lớn, rừng ngập mặn ven bờ biển, cần phải đảm bảo môi trường sinh thái đó được lâu bền theo hướng phát triển bền vững. Những mất cân bằng trong quá trình phát triển phải được tính trước để có khả năng lập các thế cân bằng, gọi là "cân bằng động".

Ngoài ra, trên các vùng có khí hậu và địa hình tự nhiên, thổ nhưỡng giống nhau, thường có hệ kinh tế nông lâm sinh thái giống nhau, tập quán sống và canh tác giống nhau, nên hình thái phân bố dân cư cũng giống nhau.

Môi trường sinh thái là một vấn đề bao trùm, chi phối các ngành phát triển, nên phải tìm ra giải pháp phát triển thích hợp, nhất là trong điều kiện phát triển xen kẽ của các phân hệ sinh thái. Giải pháp thích hợp đó còn là sự hài hòa,

sự hòa đồng giữa các hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái nông thôn và hệ sinh thái tự nhiên ở mọi thời gian và không gian (time-space) nhất định.

Các yếu tố dân số và nguồn lao động:

Mật độ dân số, tốc độ gia tăng dân số, trình độ dân số, trình độ dân trí và tập quán truyền thống ở các vùng địa lí tự nhiên khác nhau, tạo ra cách ứng xử khác nhau của con người khi tác động vào thiên nhiên. Khi tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác tới ngưỡng rồi thì họ lại năng động tạo ra những ngành nghề phi nông nghiệp đáp ứng với nhu cầu vật chất, tinh thần của dân cư và thị trường quốc tế. Ở những nơi mật độ dân cư quá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh, cần có chính sách kích thích ưu tiên phát triển các ngành nghề thu hút được nhiều lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu làm việc của dân cư. Yếu tố nguồn lao động và việc làm trở thành một trong những yếu tố quan trọng để phân vùng.

Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng là một yếu tố quan trọng, nhất là giao thông vận tải, năng lượng, thông tin liên lạc, nước ngọt... là những điều kiện cơ bản để tiếp thu được đầu tư có hiệu quả, tăng nhanh được tốc độ đô thị hóa và cải thiện được mức sống dân cư, nâng cao được trình độ văn minh của tổ chức xã hội. Thông thường những vùng, những đô thị mà có kết cấu hạ tầng phát triển thuận lợi là những nơi sẽ có nhiều ngoại lực phát triển. Nhưng phát triển kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư rất tốn kém không phải quốc gia nào, vùng nào, cũng có thể trang bị được đồng đều trong một thời gian rất ngắn. Khi kết cấu hạ tầng chưa phát triển đồng đều trên toàn lãnh thổ quốc gia thi phải chấp nhận sự chênh lệch phát triển ở mức độ khác nhau giữa các vùng của quốc gia, ảnh hưởng đến bước đi ban đầu là tập trung vào một số vùng trọng điểm, vùng thành phố lớn, có khả năng phát huy dược hiệu quả vốn đầu trước mắt, song song với việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở một số địa bàn khác, chuẩn bị điều kiên mở rộng đầu tư cho bước tiếp theo.

Yếu tố văn minh, văn hóa dân tôc:

Con người, chủ thể của quan hệ sinh thái, có vai trò quyết định đối với tổ chức xã hội của cộng đồng. Mỗi một quốc gia thường bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, có lịch sử phát triển văn hóa riêng, có truyền thống phong tục tập quán riêng. Đoàn kết các dân tộc, phát huy truyền thống các di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc, quan tâm đặc biệt đến các vấn đề nhân văn nói chung là một yêu cầu quan trọng của quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Kinh nghiệm thế giới thập kỉ qua cho thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề sắc tộc, vấn đề tâm linh, kể cả tín ngưỡng có ảnh hưởng và tác động đến phát triển kinh tế xã hội đất nước. Nếu không có chính sách quan tâm đúng mức từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chuyển sang mâu thuẫn chính trị và trở thành một lực cản không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, giảm đáng kể việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Dựa vào các yếu tố này để phân lãnh thổ quốc gia các vùng khác nhau. Tùy theo từng loại mục tiêu mà lãnh thổ quốc gia có thể phân làm các hệ thống vùng khác nhau. Vùng là một gộp các đơn vị hành chính tỉnh liền kề, ranh giới của các vùng trùng với ranh giới đơn vị hành trính các tỉnh.

Tiêu trí này cho phép phân vùng dựa trên cơ sở mối quan hệ kinh tế thông qua vai trò của trung tâm vùng và của hệ thống đô thị các cấp, quan hệ giưa các đô thị và vùng ảnh hưởng của chúng, đồng thời có xét tới cả các điều kiện lịch sử.

Nhóm tiêu chí thứ hai: nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiện vụ của vùng.

Nói tới chức năng, nhiệm vụ của vùng là nói tới vai trò của vùng trong phân công lao động của cả nước. Vai trò đó thể hiện trình độ phát triển không gian lãnh thổ ở trong giai đoạn phát triển nhất định. Có nhưng vùng có trình độ phát triển cao hơn sẽ đảm nhận những chức năng nhiệm vụ cao hơn và ngược lại, những vùng ở trình độ phát triển thấp hơn sẽ đảm nhận chức năng, nhiệm vụ nào đó trong cơ cấu lãnh thổ quốc gia. Do đó, để tiến hành phân vùng dựa vào

trình độ phát triển của vùng để phân vùng là nhóm tiêu chí cơ bản trong xác đinh hệ thống vùng trong thời gian tới.

Nghĩa của từ "trình độ phát triển vùng" là một khái niệm thường dùng trong phân tích vùng. Trong phân tích vùng, thường chia vùng thành vùng phát triển, vùng phát triển trung bình và vùng chưa phát triển. Để đo lường trình độ phát triển của vùng, người ta thường dùng hệ các chỉ tiêu mà trong đó chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) được chú ý. Chỉ tiêu này có tính hạn chế trong phạm vi nhỏ, cho nên, người ta lại thiết kế một số nhóm chỉ tiêu phức hợp để đo lường trình độ phát triển của vùng.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

Tổng sản phẩm quốc nội là một thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định của tất că các đơn vị thường trú của một vùng.

Từ mặt hình thái giá trị mà xét, đó là: Mức chênh lệch (sai ngạch) của toàn bộ hàng hóa và giá trị dịch vụ sản xuất trong mọt thời kì nhất định của tất cả mọi đơn vị thường trú vượt quá toàn bộ hàng hóa tài sản phi cố định và giá trị dịch vụ đầu tư cùng kì.

Từ mặt hình thái phân phối giá trị, đó là tổng thu nhập phân phối lần đầu tiên của tất cả các đơn vị thường trú trong một thời kì nhất định tạo ra, hơn nữa, phân phối cho các đơn vị thường trú không thương trú của vùng này.

Từ mặt hình thái sản phẩm, đó là hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trừ đi hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

Hệ thống chỉ tiêu mang tính tổng hợp:

Hệ thống chỉ tiêu UNRISD do viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hiệp quốc (united nation research insitute for social development), đưa ra hệ thống chỉ tiêu đo lường phát triển của vùng bao gồm 15 chỉ tiêu trong cuốn sách "Nội dung và tiêu chuẩn đo lương phát triển kinh tế xã hội", trong đó bao gồm 9 chỉ tiêu xã hội và 6 chỉ tiêu kinh tế. Bộ chỉ tiêu này bao gồm:

2. Tỷ lệ của dân số cư trú tại điểm dân cư có trên 2 vạn người trong tổng số dân;

3. Tiêu dùng protit động vật tính bình quân người/ngày; 4. Tổng số người học trung học và tiểu học;

5. Số người học đào tạo về công việc hoc chủ yếu; 6. Số báo phát hành cho mỗi 1000 người;

7. Số người cư trú bình quân trong mỗi phòng ở;

8. Tỷ lệ người có điện, nước, khí than sử dụng trong dân số có công việc làm; 9. Tỷ lệ người thu nhập bằng lương trong tổng dân số hoạt động kinh tế; 10. Sản lượng nông nghiệp của một lao động nông nghiệp nam giới; 11. Tiêu dùng điện bình quân đầu người;

12. Tiêu dùng gang thép bình quân đầu người; 13. Tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người; 14. Tỷ lệ ngành chế biến trong GDP;

15. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người.

Trong các chỉ tiêu kể trên, có một số chỉ tiêu phản ánh các mức độ khác nhau theo nhu cầu thỏa mãn cuộc sống cơ bản của con người ở các quốc gia có tổng giá trị sản xuất trong nước khác nhau, như lượng tiêu dùng protit động vật, tính bình quân người mỗi ngày, giáo dục, phòng ở, lượng phát hành báo chí... Có một số chỉ tiêu lại phản ánh một cách trực tiếp trình độ phát triển kinh tế, như các chỉ tiêu từ 10 đến 15. Căn cứ theo chỉ số phát triển của hệ thống chỉ tiêu tính toán này để phản ánh trình độ phát triển xã hội, so sánh tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người càng chuẩn xác hơn. Về mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế, dùng chỉ số phát triển của hệ thống chỉ tiêu tính toán này để phản ánh trình độ phát triển kinh tế và tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người và tương đối tương tự với nhau.

Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu nói trên được thiết kế theo mô thức của quốc gia phát triển, nhấn mạnh đo lường đối với đầu ra. Hơn nữa, là căn cứ vào sự thay đổi cơ cấu mà không phải căn cứ vào phúc lợi của nhân dân để đo lường

quá trình phát triển. Trong phương pháp này, bao gồm cả quốc gia đang phát triển, nhưng vẫn căn cứ theo giả định của mô thức quốc gia phát triển. Ngoài ra, các chỉ tiêu này cũng rất khó tập trung với nhau nhằm đạt được sự đánh giá toàn diện về mức phúc lợi vật chất của một quốc gia.

Hệ thống chỉ tiêu HDI là chỉ số phát triển nguồn nhân lực hoặc chỉ tiêu

PQLI là chỉ số chất lượng cuộc sống vật chất, các hệ thống chỉ tiêu này là chỉ tổng hợp tương đối đơn giản hơn, được tổ thành bời nhiền chỉ tiêu thu nhập số liệu, hơn nữa, có thể phản ánh nhu cầu cơ bản khác nhau của đại đa số người. Những chỉ tiêu này có thể bao gồm: tuổi thọ dự kiến, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 năm tuổi... của các vùng để tiến hành giá trị bình quân hoặc giá trị bình quân gia quyền của các chỉ tiêu, cuối cùng có thể tính được HDI hoặc PQLI của một quốc gia hặc một vùng.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển xã hội vùng thành thị các tỉnh của cả nước, bao gồm các nội dung:

1. Tổng quy mô kinh tế vùng biểu thị bằng chỉ số tổng sản phẩm quốc nội(GDP)

2. Sức sống của tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng tỷ lệ tăng hàng năm của GDP.

3. Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp hóa được tính theo công thức:

Tỷ trọng CCCNH(%)= Giá trị SXCN vùng x Lao động CN vùng Tổng SP quốc nội Lao động XH vùng

4. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu: Lấy mức thu nhập bình quân đầu người làm chủ đạo, hơn nữa, đồng thời chú ý tới các mặt quy mô dân số, độ phong phú tài nguyên và cấp cơ cấu hiện có. Căn cứ theo giá trị tới hạn đi vào thời kì tăng tốc chuyển đổi cơ cấu của nước ngoài đã xác định.

5. Tố chất văn hóa của dân số (dân số có trình độ văn hóa trên trung học, đại học, dân số mù chữ và bán mù chữ).

7. Chất lượng cuộc sống của dân cư: lấy chỉ số mức tiêu dùng của dân cư làm căn cứ tính toán.

Sau khi tính toán đươc toàn bộ các chỉ tiêu kể trên, tiến hành tính số bình quân m của chúng, số bình quân hình học m là chỉ số tổng hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Việc chọn chỉ tiêu đánh giá đã chú ý tới nhiều yếu tố, diện phủ của chỉ tiêu tương đối lớn; điểm chưa hoàn thiện và phân lượng của chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu chất lượng cuộc sống không đủ. Mặt khác, chỉ tiêu tổng hợp tính theo

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 118 - 125)