Các VKTTĐ nói chung, các khu vực tập trung kinh tế, khu đô thị

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 147 - 148)

201 0 2020

10.6.3. Các VKTTĐ nói chung, các khu vực tập trung kinh tế, khu đô thị

vùng phải được tổ chức theo nguyên tắc hiệu quả, hiện đại và vững chắc, bảo đảm tính chất “ba cao, ba lớn”.

Quan điểm này dựa trên lập luận chủ yếu là VKTTĐ phải thực sự là “bộ mặt” của cả nước không chỉ về kinh tế mà cả trong tổ chức không gian đô thị. Để bảo đảm các VKTTĐ của Việt Nam thực sự trở thành vùng động lực tăng tưởng và có khả năng thích ứng với tính chất tập trung kinh tế xã hội cao, cần phải hình thành mạng lưới hạt nhân trong các vùng, đó là các đô thị, các khu vực kinh tế tập trung mang tính hiện đại, được xây dựng theo quan điểm“ ba cao – ba lớn”. “ba cao”, đó là: nhân lực chất lượng cao, công nghệ cao, không gian cao. “Ba lớn” bao gồm: tổ chức lớn, sản xuất lớn và phải có những người bạn lớn. Cụ thể:

1. Hình thành và mở rộng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, làm cho nó thực sự trở thành những “bệ phóng” tăng trưởng kinh tế cho vùng và cả nước.

2. Hệ thống đô thị của VKTTĐ phải phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa và hiện đại để tận dụng tính kinh tế nhờ đô thị hóa.

3. Tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị. Đối với các đô thị lớn: mô hình tổ chức thường mang tính có xu hướng đa dạng hóa cao và định hướng dịch vụ nhiều hơn; đây cũng là nơi sáng tạo, phát kiến, ươm trồng và nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới và loại dần các ngành đã trưởng thành. Các thành phố, đô thị có quy mô trung bình và nhỏ thường được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa sâu và sản xuất đại trà, quy mô lớn đối với các ngành, sản phẩm đã trưởng thành và phát triển trên cơ sở sử dụng tính kinh tế nhờ chuyên môn hóa sâu theo quy trình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm lẫn cho nhau.

4. Xây dựng đô thị với quan điểm hiện đại, bền vững về cấu trúc và cơ sở hạ tầng. Đối với các khu vực bắt đầu đô thị hóa, mục tiêu phải là hỗ trợ sự chuyển đổi tự nhiên giữa nông thôn và thành thị. Các khu đô thị hóa ở giai đoạn giữa, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở đô thị gây ra sự tắc nghẽn ngày càng tăng, cần có chính sách tập trung giảm sự tắc nghẽn và khoảng cách kinh tế, sử dụng tính kinh tế nhờ mạng lưới, bao gồm đầu tư cao cơ sở hạ tầng để tăng cường tính liên kết bên trong khu đô thị và khuyến khích các quyết định lựa chọn địa bàn hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội của các đơn vị kinh tế. Đối với các khu vực đô thị hóa phát triển ở trình độ cao, điều quan trong là các chính sách cần tập trung vào phát triển hệ thống khu dân cư sinh sống hiện đại, bảo đảm tiêu chí đô thị phát triển theo chiều cao và chiều sâu, bảo đảm vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 147 - 148)