Phát triển bền vững VKTTĐ phải luôn luôn được quán triệt bằng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 149 - 153)

201 0 2020

10.6.5. Phát triển bền vững VKTTĐ phải luôn luôn được quán triệt bằng

phương châm: “Tăng trưởng mất cân đối, phát triển mang tính hòa nhập” ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.

Theo quan điểm này, có hai vấn đề đặt ra: một mặt, sự gia tăng mật độ tập trung kinh tế ngày càng cao trên các VKTTĐ đòi hỏi phải được tiến hành đồng thời với giảm đi khoảng cách và sự chia cắt với các vùng chậm phát triển về lĩnh vực xã hội; mặt khác, tăng cường tập trung hóa sản xuất cao vẫn cho phép có thể đi cùng với thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa các vùng trong nước. Giải quyết hợp lý mối quan này, cần phải có hai điều kiện: một là, sử dụng triệt để hiệu ứng tác lực của kinh tế thị trường thông qua quá trình thực hiện tích tụ, tập trung, di cư và chuyên môn hóa; hai là, phải có sự trợ giúp đắc lực của các chính sách chính phủ đối với cả hai vấn đề tập trung hóa sản xuất, kinh tế, vừa tạo ra sự hội tụ về kinh tế. Để thực hiện quan điểm này:

1. Cần quan tâm mạnh hơn đến việc xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông “cứng” và “mềm” để kết nối các VKTTĐ với các vùng phụ cận, các vùng trung gian và các vùng chậm phát triển, phát huy ưu thế của từng vùng để thực hiện phân công lao động xã hội hợp lý trên cơ sở quy luật thị trường để tiến hành chuyên môn hóa, tích tụ, tập trung tùy theo khả năng của các vùng.

2. Không sốt ruột đòi hỏi sự hội tụ xã hội phải được thực hiện ngay một lúc đồng thời với tập trung kinh tế. Phải chấp nhận sự phân hóa ban đầu để có sự hội tụ xã hội một cách vững chắc ở giai đoạn sau và mãi mãi.

3. Những chính sách của Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tập trung hóa kinh tế, hội tụ trong phát triển xã hội. Những chính sách cần ưu tiên hàng đầu là chính sách di dân tự do; chính sách đầu tư cho các vùng không trọng điểm, nhất là các vùng tụt hậu; chính sách điều tiết phân phối lại thu nhập từ các VKTTĐ đến các vùng còn lại của địa phương và quốc gia, làm tăng tính hấp dẫn về mặt xã hội cho các vùng không trọng điểm.

10.6.6. Các VKTTĐ phải có cơ quan chủ quản chính thức với tư cách là chủ thể trong việc xác định các định hướng ,mục tiêu phát triển, đồng thời là địa chỉ triển khai các chính sách của chính phủ ban hành cho các VKTTĐ.

Trong quá trình phát triển bền vững các VKTTĐ, các dấu hiệu của thị trường và nguyên tắc thị trường cần phải được quán triệt xuyên suốt và đầy đủ nhất, nhưng yếu tố thúc đẩy của nhà nước đóng vai trò quan trọng không kém. Vấn đề là ở chỗ, Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng chuyên trách, phải làm thế nào đó để nắm bắt được các dấu hiệu của thị trường trong các VKTTĐ, các thị trường có liên quan, thị trường liên kết, từ đó định hướng được các mục tiêu phát triển của các VKTTĐ trên cơ sở nắm bắt thị trường, và cuối cùng là đưa ra hệ thống chính sách hỗ trợ thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu phát triển.

Yêu cầu về vai trò của Chính phủ đối với phát triển bền vững các VKTTĐ đặt ra vấn đề về tổ chức bộ máy quản lý các VKTTĐ như thế nào? Một mặt phải có chức năng và khả năng hoạch định sự phát triển, quy hoạch tổng thế và chi tiết nội bộ VKTTĐ; điều tiết sự vận hành, tổ chức phối hợp hoạt động liên kết của vùng trong điều kiện không gian địa lý được hình thành từ nhiều địa phương hành chính khác nhau; là địa chỉ để triển khai các chính sách của nhà nước áp dụng cho các VKTTĐ. Tổ chức bộ máy như vậy không thể là chính quyền của từng cấp địa phương hành chính, cũng không thể chỉ là một ban điều phối làm chức năng tổng kết cho dù là người lãnh đạo là Thủ tướng chính phủ. Vì vậy, theo quan điểm này, đối với Việt Nam, một là phải hoàn chỉnh, nâng cấp và xác định rõ chức năng của Ban điều phối VKTTĐ để làm; thứ hai, và tốt nhất là nên hình thành một bộ máy làm chức quản lý, điều tíết hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách phát triển VKTTĐ. Cơ quan đó theo kinh nghiệm của các nước phát triển, kể cả các nước vùng lân cận, đó là Hội đồng vùng. Chỉ với tư cách là một Hội đồng thì mới thực sự thực hiện được các chức năng nói trên.

Từ những phát hiện về thực trạng các VKTTĐ ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức các vùng động lực tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới, việc tìm ra những quan điểm chiến lược phát triển các VKTTĐ của Việt Nam thực sự có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng các VKTTĐ của nước ta phát triển theo một xu hướng hợp lý, đúng quy luật.

Hệ thống 6 quan điểm nêu ra trong khung khổ chiến lược phát triển VKTTĐ của Việt Nam nhằm vào những mục tiêu nói trên. Ba quan điểm đầu nhằm hướng các VKTTTĐ phát triển theo đúng nội hàm là các vùng động lực tăng trưởng quốc gia thực sự; hai quan điểm tiếp theo tạo thế đứng vững chắc cho các VKTTĐ và sự lan tỏa tích cực của các VKTTĐ với cả nước theo phương châm: vừa tạo sự tập trung hóa về kinh tế, vừa tạo sự hội tụ về mức sống; quan điểm cuối cùng có liên quan đến việc hình thành bộ máy quản lý các VKTTĐ, làm được chức năng điều hành, phối hợp hoạt động của vùng

trong điều kiện có nhiều thay đổi trong quan điểm về tổ chức, nội dung, tính chất và vai trò của VKTTĐ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Trần Đình Gián, Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB KHXH,1990

2) Nguyễn Trọng Điều và Vũ Xuân Thảo, Địa lý kinh tế Việt Nam, NXBGD, 1984.

3) Văn Thái, Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB thống kê, 1997.

4) Văn Thái, Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2000. 5) TS. Trần văn Thông, địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thốnh kê, 2001. 6) Nguyễn văn Quang, Phân vùng kinh tế, Nxb Giáo dục, 1981.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH - PHÂN VÙNG KINH TẾ ppsx (Trang 149 - 153)