Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạ Quang Trung
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực
hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học Công nghệ và Sau
đại học, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban giám
hiệu, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân, Sở thương mại – du lịch,
Sở văn hoá thông tin, Cục thống kê, Sở Khoa học công nghệ và môi trường tỉnh
Lâm Đồng đã cung cấp cho em nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề
tài
Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè trong suốt khoá
học và quá trình thực hiện luận văn
Xin nhận nơi em lòng biết ơn sâu sắc
Tạ Quang Trung
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng và xã hội hóa cao: là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo việc làm cho người lao động
Trong những năm gần đây ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng hằng năm 10,4% Chỉ tính từ 2005 – 2007 đã đón và phục vụ cho hơn 4.084.042 lượt khách, tổng giá trị đầu tư đạt khoảng 350 tỷ đồng Doanh thu xã hội từ du lịch của tỉnh khoảng 900 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong ngành
du lịch và 7.000 lao động xã hội (Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007) Trình độ tay nghề, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và đội ngũ lao động từng bước được nâng cao, chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện
Thành phố Đà Lạt, với những đặc trưng của mình: là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ, sự đa dạng của các dân tộc và tài nguyên du lịch… từ lâu đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Tuy nhiên hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp, nghèo nàn, chất lượng phục vụ còn yếu kém, môi trường tự nhiên xuống cấp ngày một trầm trọng hơn Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp và đây cũng là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với phát triển du lịch thành phố Đà Lạt trong tương lai của tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên hết sức phong phú và đa dạng, đó cũng là tiền đề để phát triển du lịch thành phố Đà Lạt, đặc biệt là du lịch sinh thái Vậy tài nguyên du lịch thành phố Đà Lạt bao gồm những gì ? Ngành du lịch thành phố Đà Lạt đang phát triển như thế nào và
có theo hướng bền vững hay không? Chúng ta sẽ phải làm gì để du lịch thành phố Đà Lạt phát triển theo hướng bền vững? Đề tài “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt (Tỉnh
Lâm Đồng)” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên
2 Lược sử nghiên cứu
Theo nghiên cứu thì vấn đề phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt chưa có nhiều và không tập trung đầy đủ, chủ yếu là nghiên cứu một phần Có những công trình nghiên cứu sau:
Những nghiên cứu chuyên về các điểm du lịch của Sở du lịch, các công ty du lịch khai thác
Định hướng chung trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh
Hà Thị Lý – Nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi của môi trường tự nhiên Thành phố Đà Lạt trong quá trình phát triển du lịch – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trang 4Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các định hướng phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Lạt Đây là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch thành phố Đà Lạt nghiên cứu, điều chỉnh các hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển lâu dài
3.2 Nhiệm vụ
Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái
4 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được giới hạn trong phạm vi địa giới của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm
Đồng)
Thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian từ
năm 1996 đến năm 2007 (các số liệu được thu thập để phục vụ cho đề tài)
Nội dung: Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt trên
quan điểm bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững
5 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm
Tổng hợp – Hệ thống
Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt không thể tách khỏi hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước Các yếu tố cần được nghiên cứu, đánh giá trong mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước
xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai
Trang 5đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.
Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng
Quan điểm phát triển bền vững
Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tổng hợp
Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về du lịch thành phố Đà Lạt Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất
Thống kê
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành du lịch thành phố Đà Lạt
Thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển
và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài mà luận văn nghiên cứu
So sánh
Đây là phương pháp sử dụng dùng để so sánh các số liệu thống kê thu thập từ đó đưa ra những nhận định cần thiết (rút ra kết luận) Phương pháp này còn được dùng để so sánh sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt qua các năm
Bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của địa lý Sử dụng các bản đồ, biểu đồ làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công trình nghiên cứu
6 Cấu trúc của luận văn
Mở Đầu
Nội Dung
Trang 6Chương 1 Cơ sở lý luận và phát triển bền vững du lịch
Chương 2 Những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái thành
phố Đà Lạt Chương 3 Định hướng và các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt
Kết Luận – Kiến nghị
Trang 7Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Du lịch
Du lịch là một hoạt động đã có từ lâu, nhưng trước đây nó không được hiểu là du lịch Du lịch ban đầu chỉ là việc con người bắt đầu mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài bằng các cuộc di chuyển Ban đầu chỉ là khám phá tìm vùng đất mới, sau đó là các hoạt động đi lại gắn liền với buôn bán và thường thì sẽ lưu trú lại tại nơi đó một khoảng thời gian ngắn
Với sự phát triển của công nghiệp ngày càng mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII, hàng loạt các phương tiện di chuyển hiện đại được phát minh thì nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu… trở nên dễ dàng hơn với mọi người Chính vì lẽ đó hoạt động du lịch có điều kiện phát triển mạnh mẽ
Năm 1925, hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Internation of Union Official Travel Organization) được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh
Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”
Tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization) định nghĩa: “Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”
Ở Việt Nam, theo luật du lịch ban hành từ tháng 6 thăm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
Như vậy, qua các khái niệm nêu trên chúng ta thấy được rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về du lịch, song ta cũng có thể thấy rằng đa số các ý kiến đều cho rằng du lịch là loại hình có liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời ở ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, nghĩ dưỡng…
1.1.2 Du lịch sinh thái
Trang 8“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được
sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau Đối với một số người “Du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “Du lịch” và “Sinh thái” vốn đã quen thuộc với nhiều người Song đứng
ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm “Du lịch sinh thái” là du lịch thiên nhiên mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993) Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được hiểu là “Du lịch sinh thái”
Có thể nói cho đến nay khái niệm về “Du lịch sinh thái” vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về “Du lịch sinh thái”, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc
tế chính thức về “Du lịch sinh thái” đều cho rằng “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa
“Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương Là hình thức du lịch có trách nhiệm không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương
Khái quát lại có thể coi “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) thiên nhiên và văn hoá bản địa
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về “Du lịch sinh thái” lần đầu tiên được Hector Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt : nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”
Ceballos-Cùng với thời gian, định nghĩa về “Du lịch sinh thái” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa
ra, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái
Trang 9Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương.” (Wood, 1991)
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đưọc giáo dục để biến chính khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển “Du lịch sinh thái” sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993)
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương “
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về
“Du lịch sinh thái” đã có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi hoạt động “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn theo đó “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Ở Việt Nam, “Du lịch sinh thái” là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 song
đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về “Du lịch sinh thái” cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất Định nghĩa về “Du lịch sinh thái” ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Như vậy, qua các khái niệm nêu trên chúng ta thấy được rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về du lịch sinh thái, song ta cũng có thể thấy rằng đa số các ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái
1.1.3 Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai
Du lịch bền vững đòi hỏi quản lý tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng:
- Nhu cầu kinh tế - xã hội
- Duy trì bản sắc văn hoá của các dân tộc trên lãnh thổ
- Đảm bảo sự sống, đa dạng sinh học
Trang 101.1.4 Phát triển bền vững
Phát triển là một quy luật tất yếu của nhân loại Do dân số gia tăng ngày một nhanh, nên để đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống thì sự gia tăng các nhu cầu về sử dụng môi trường, hệ sinh thái một tăng hơn Để đáp ứng được thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho các nhu cầu đó là không thể tránh khỏi Chính vì lẽ đó dẫn đến việc tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, hệ sinh thái bị phá hủy, môi trường xuống cấp
Khái niệm “Phát triển bền vững” được ra đời vào năm 1987 trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” do Ủy ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới Trong khái niệm có nêu: Phát triển bền vững là làm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định Phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau
Phát triển bền vững nhằm mục đích đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn của con người trong hiện tại
và cho các thế hệ mai sau Do đó, nó đồng thời phải đạt được 4 mục tiêu sau:
- Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người
- Bảo vệ môi trường hiệu quả
- Sử dụng các nguồn tài nguyên thận trọng, hợp lý
- Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững
Phát triển bền vững không phải là sự hài hoà một cách cố định mà là một quá trình thay đổi, trong đó con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Khái niệm bao gồm tất cả những vấn đề thách thức mọi quá trình phát triển nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp mà loài người phải đối mặt Đòi hỏi chúng ta phải:
- Duy trì nền tảng mọi nguồn tài nguyên, tránh sự thay đổi sinh quyển
- Thực hiện khuôn khổ dân chủ, đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người trên trái đất
- Đảm bảo rằng chúng ta có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho con cháu và đời sau nữa, và không chỉ riêng con người mà cho tất cả các loài sinh vật khác
Trang 11Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng Lữ hành Du lịch thế giới (WTTC),
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council) xây dựng Chương trình Nghị
sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới “phát triển bền vững du lịch” Khái niệm phát triển bền vững du lịch trong du lịch được hiểu là “Hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”
1.2 Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch
1.2.1 Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng Có nghĩa là ngăn ngừa trước những thay đổi không thể tránh được đối với những tài sản môi trường không có khả năng thay thế, tính vào chi phí hoạt động kinh tế các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch
vụ này không phải là “hàng hoá cho không”
Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với các tài nguyên nhân văn Cần trân trọng các nền văn hoá địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai mà người ta dựa vào để sống
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày càng được nhìn nhận như là vấn đề sống còn đối với việc quản lí hợp lí mang tính toàn cầu và nó cũng khiến cho kinh doanh phát triển lâu dài
1.2.2 Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến sự huỷ hoại môi trường trên toàn cầu của chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển bền vững lâu dài cuả du lịch Kiểu tiêu thụ này là một đặc trưng của các nước có nền công nghiệp phát triển nhưng lại lan rộng rất nhanh trên toàn cầu như là phong cách sống phương Tây Các dự án du lịch được triển khai mà không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí và không cần thiết Chính điều này gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hoá và xã hội
Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát lượng chất thải từ du lịch góp phần dẫn đến suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng
và kinh tế xã hội nói chung
Việc giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch
Trang 121.2.3 Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hoá và xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách cũng như sản phẩm của du lịch Đa dạng cũng là sự sống còn để tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc để lại cho thế hệ mai sau sự đa dạng cả về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gen Từ đó, mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự
đa dạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hoá
Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch
1.2.4 Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Du lịch được lập
kế hoạch đúng đắn sẽ tăng cường giá trị về tài sản môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương Những nơi mà du lịch không phối hợp với các ngành khai thác thông qua quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra một cách nhanh chóng và khó kiểm soát được nền kinh tế địa phương mỏng manh
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch
1.2.5 Chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng địa phương
Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác các tài nguyên là tất yếu Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi đối với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tài nguyên của mình, làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái Kết quả là những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng Do đó, du lịch phải làm nền cho sự đa dạng hoá kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực Sự đầu tư có kế hoạch đúng đắn về hạ tầng cơ sở như đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc có thể phục vụ cho sự phát triển không phải là phát triển du lịch nhưng vẫn củng cố và thúc đẩy công nghiệp du lịch
Du lịch cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất các giá trị môi trường trong các quyết định đầu tư
Trang 13Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí
về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về môi trường
1.2.6 Khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch: Người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến một điểm du lịch Nó đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá của họ Ngược lại, sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch
Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng sở tại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách du lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho thuê nhà để ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm
Khuyến khích cộng đồng địa phương cùng làm du lịch không chỉ qua những việc làm có thu nhập thấp, theo mùa và những việc phục vụ như bồi bàn, dọn phòng mà nên có cả những công việc ở mức cao hơn và những công việc quản lí có thu nhập cao thường do người nước ngoài làm thì cũng có thể được đảm đương bởi người địa phương mà kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt về địa phương mình của họ sẽ có phần góp phần không nhỏ cho du lịch
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch
1.2.7 Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan
Tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hoà giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường
tự nhiên, xã hội và văn hoá Ý kiến của người dân địa phương là cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hoá sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương
Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân bản địa có các tập quán văn hoá và tín ngưỡng khác họ Do đó, du lịch bền vững cần tham khảo ý kiến và thông báo cho người dân địa phương về những thay đổi tiềm ẩn do sự thay đổi nhanh chóng của ngành du lịch Tham khảo ý
Trang 14kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng như người dân để khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi ích của cá nhân và quần chúng
1.2.8 Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kĩ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng
tự hào nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm của du lịch đối với cả du khách, chủ nhà và ngành du lịch
Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hoá nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khác nhau về văn hoá và làm cho nhân viên du lịch và học viên nắm được nhu cầu của cả “khách” và
“chủ nhà” Điều đó cũng giúp loại bỏ những thành kiến và tính bài ngoại
Lợi ích lâu dài cho mọi người đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương Điều này được áp dụng đặc biệt đối với cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên du lịch có kiến thức sâu rộng và mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ Đào tạo nhân viên người địa phương không chỉ nên hạn chế trong những công việc đơn giản, có vị trí thấp và mức lương thấp
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch
1.2.9 Tăng cường quảng bá, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành công bất cứ sản phẩm nào Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả tác động của chúng đối với nhân viên và môi trường Điều đó nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân tạo và mức sống có tính đến giá thành của những giá trị môi trường Nó xét đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại và mai sau
Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và những nguồn lực khác, cũng như khía cạnh cung – cầu
Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch đặc biệt
có tính chất cạnh tranh Nó mang tính chất độc nhất và người tiêu thụ mua sản phẩm một cách “mù” vì người ta không thể khảo sát điểm tham quan trước khi mua, do đó, người tiêu thụ đến với sản phẩm và tiêu thụ nó ngay tại nguồn, chứ không phải ngược lại
Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng văn hoá và môi trường địa phương, và cũng làm tăng sự thoả mãn toàn diện của du khách
1.2.10 Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Trang 15Để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là cần có dự đoán vấn đề
và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ
bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và xã hội, những môi trường này thường có ít số liệu do khó khăn trong việc thu thập, cho thấy rằng cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà còn cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành du lịch với các trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kĩ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ
Tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho cộng đồng địa phương, cho du lịch và cho du khách
Tóm lại những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ đảm bảo chắc chắn cho
sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững chính là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch
1.3 Sơ lược tình hình phát triển du lịch sinh thái một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Một số nước trên thế giới
1.3.1.1 Ở Trung Quốc
Trung Quốc trong cuối thập niên 1990 đã nỗi lên như một quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch hàng đầu thế giới Ngành du lịch Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy vọt, những kết quả khả quan đạt được là nhờ ngành du lịch Trung Quốc đã có quá trình định hướng chiến lược phát triển trong 20 năm qua Nếu nghiên cứu kỹ, có thể thấy ngành du lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi đúng Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng Đặc biệt trong thập kỷ gần đây Chính phủ Trung quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng các quy hoạch tổng thể về du lịch; quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng và thực hiện các chính sách du lịch quốc gia Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút nhiều sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nước với các thành phần kinh tế khác
“Du lịch xanh” là một chủ đề chính của du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999, từ đó, Chính phủ đã không ngừng quan tâm bảo vệ môi trường Họ đã tổ chức các hội thảo về phát triển du lịch bền vững; về quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phương; xây dựng và truyền bá những thuận lợi của tiện nghi du lịch…Kết quả của những hội thảo ấy là hướng Trung Quốc đi vào
Trang 16việc phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững
Vào thời điểm năm 2000, Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 10 Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, đồng thời Chính phủ đã xây dựng và quản lý sâu rộng hệ thống xanh của đất nước Họ cố gắng hướng du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu và
có mối quan hệ bền chặt với môi trường Những định hướng và hoạch định kế hoạch thực hiện của Trung Quốc nêu trên là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta tham khảo
1.3.1.2 Ở Thái Lan
Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thái Lan là một nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia Thành công mang lại ngoài những lợi thế về tài nguyên du lịch và môi trường hiện có, còn phải kể đến các chính sách, chiến lược phát triển bền vững của quốc gia mà Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan giai đoạn 1997-2003, quốc gia này đã tập trung vào hai hướng ưu tiên chính là bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch phục vụ phát triển bền vững lâu dài và để thế giới công nhận là một điểm du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của nền văn hoá Thái Lan Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) hỗ trợ các cộng đồng bản địa trong việc duy trì sức hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch TAT đã xây dựng các quy hoạch tổng thể và hỗ trợ về kỹ thuật, trong một số trường hợp còn hỗ trợ về tài chính nhằm giúp các địa phương phát triển du lịch Chính phủ Thái Lan đã có nhiều sáng kiến độc đáo và sáng tạo, triển khai những chương trình phát triển du lịch bền vững có chất lượng như “chương trình loại trừ tác động của xã hội” TAT còn phối hợp với Cục Bảo tồn Rừng và các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai 13 dự án giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và nhân dân địa phương về giá trị của các di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như lối sống của họ
Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan (TAT) đã khuyến cáo và đưa ra 8 biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên của các khu du lịch gồm:
Hạn chế số lượng khách du lịch trên cơ sở sức chứa của khu du lịch
Có biện pháp quản lý sự ra vào các khu bảo tồn
Giảm lượng chất thải và nâng cao mức độ trong sạch
Huy động vốn đóng góp
Thành lập trung tâm điều phối
Quản lý chất lượng dịch vụ
Phân chia khu vực
Ký hiệu chỉ dẫn thông tin chi tiết rõ ràng tại các địa điểm
Trang 17Điển hình tại vườn quốc gia Khao Yai, là vườn quốc gia lớn nhất ở Thái Lan, nằm gần thủ đô Bangkok thu hút số lượng lớn du khách đến vì mục đích tham quan cảnh quan thiên nhiên, xem các loài động thực vật hoang dã, đi bộ, leo núi, cắm trại Ban quản lý vườn quốc gia có nguồn thu từ lệ phí vào cửa và từ kinh doanh một số cơ sở lưu trú, hoặc thu các phí đặc biệt do cấp phép kinh doanh cho 4 nhà hàng trong địa phận của vườn Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch hướng về thiên nhiên ở Khao Yai đã đem lợi ích kinh tế mà vẫn duy trì bảo tồn được tài nguyên do lượng khách đến vẫn tăng lên nhưng chỉ được phép đến tham quan 10% diện tích khu vực
Tại Thái Lan các hoạt động đã được tiến hành nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn kiến trúc truyền thống và áp dụng tiêu chuẩn “lá xanh” để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các khách sạn
Đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái văn hoá tại Thái Lan, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã bắt đầu phát động một phong trào nhằm khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hoá và đất nước Thái Lan Trung tâm của phong trào là phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước Chính phủ Thái Lan kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn, gìn giữ phong cách kiến trúc Thái Lan
Trong mối quan hệ của cộng đồng với sự nghiệp phát triển du lịch sinh thái Thái Lan đã thông qua hiến pháp mới nhằm công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người dân địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình vì lợi ích phát triển của cộng đồng, điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham
gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
1.3.1.3 Ở Philippines
Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, đia hình phong phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về cảnh quan biển đảo thơ mộng nên Philippines đã tận dụng được lợi thế này để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lưọc phát triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia này, nhưng những kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có điều kiện phát triển tương đồng tham khảo Về thành công, đó là Chính phủ chủ trương đẩy mạnh
“phát triển du lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trường” Ngoài ra Chính phủ Philippines còn quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái
Bên cạnh đó để phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua
Trang 18việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu Điển hình là việc quy hoạch khu du lịch thị trấn Vigan, định hướng quy hoạch được xây dựng với mục tiêu tăng trưởng gắn bó mật thiết với việc phục hồi lại các di sản văn hoá và lịch sử Bộ Du lịch Philippines
đã ban hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo tồn các địa danh văn hoá lịch sử có giá trị cho phát triển du lịch, xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hoá quan trọng Hoạt động du lịch ở đây không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi và tái phát triển các ngành công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống trong khu vực như sản xuất gốm sứ (Burnay), gạch Vigan cổ, dệt thủ công, nghề nhuộm vải…
Ngoài ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường Song song với hoạt động này, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi Các khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn được tổ chức thường xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp, minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường trong lòng mỗi người dân Đây có thể nói là những nhân tố góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Philippines tăng trưởng nhanh trong các năm qua
1.3.1.4 Ở Úc (Australia)
Để định hướng và quản lý hoạt động ngành du lịch, Chính phủ Úc chủ động đóng góp và sự nghiệp phát triển du lịch thông qua đầu tư vào các dự án phục vụ cho phát triển du lịch bền vững, thiết lập các mối liên kết và mạng lưới hoạt động mang tính chiến lược giữa các ngành và chính phủ, cung cấp thông tin, phát triển công tác đào tạo và giáo dục nhận thức trong ngành du lịch và các cơ quan khác thuộc Chính phủ Đúc kết từ những dự án đã thực hiện, Chính phủ chỉ đạo tập trung vào các lĩnh vực :
Giám sát chặt chẽ và hạn chế tác động của khách du lịch đối với các nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt trong các mùa cao điểm
Tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ quản lý, điều hành hoạt động du lịch, cung cấp các tài liệu phục vụ công tác tự nghiên cứu…
Thiết lập hệ thống sử dụng các nguồn tài nguyên và xử lý chất thải hiệu quả, và huấn luyện đội ngũ làm công tác bảo dưỡng các thiết bị xử lý chất thải
Cần có sự tham gia của cộng đồng bản địa vào quá trình phát triển du lịch
Ngoài ra, Chính phủ Úc còn quan tâm đặt ra các vấn đề cơ bản đối với phát triển du lịch bền vững có liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, các nội dung
đề cập gồm :
Quy hoạch tổng hợp vùng lãnh thổ
Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên
Trang 19 Hạ tầng cơ sở
Giám sát tác động
Tiếp thị du lịch
Giáo dục nội dung hoạt động du lịch sinh thái
Quan tâm đến sự công bằng
1.3.1.5 Ở Indonesia
Giống như Philippines, Indonesia là một quốc gia với quần đảo rộng lớn, rừng nhiệt đới có diện tích lớn nhất so với các nước Đông Nam Á, Indonesia có nhiền thiên đường biển đảo đẹp, nỗi tiếng trên thế giới Chính phủ Indonesia đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền vững
Chính phủ Indonesia đã xây dựng thành công nhiều mô hình du lịch sinh thái, nỗi tiếng và thành công hơn cả phải kể đến mô hình phát triển du lịch bền vững Bali
Năm 1990, dưới sự hỗ trợ của tổ chức UNDP, dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch được xây dựng, và được Chính phủ thông qua
Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali nhằm quản lý du lịch và quy hoạch phát triển toàn diện Quy hoạch nhằm tạo ra sự phát triển cân bằng, đã tập trung định hướng thành 16 vùng hiện có, đồng thời bổ sung các vùng mới, vùng biển, đất liền Ở 16 vùng được chia làm ba loại chính: vùng biển phía Nam Bali, các vùng biển khác, vùng đất liền Ba loại vùng được phân biệt về cơ bản theo các đặc trưng: tài nguyên thiên nhiên, cường độ phát triển, các loại hoạt động, đặc điểm nguồn khách Mỗi vùng đều có chính sách phát triển khác nhau dựa trên đặc trưng cơ bản
Dự án bao gồm ba đặc điểm và bảy tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững gồm:
Ba đặc điểm :
- Duy trì các nguồn tài nguyên sản xuất
- Giữ vững bản chất văn hoá và sự cân bằng trong văn hoá
- Phát triển là một quá trình tăng chất lượng cuộc sống
Bảy tiêu chuẩn đánh giá:
Trang 20Dự án du lịch Bali hội đủ các cơ hội phát triển bền vững:
Nền văn hoá đặc sắc, giàu bản sắc, nhiều đền chùa, các điệu nhảy, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống
Môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng
Môi trường cuộc sống hấp dẫn, sống động
Các hoạt động thúc đẩy du lịch
Dự án cũng đứng trước những thách thức :
Phải hòa giải mâu thuẫn giữa ưu tiên quốc gia và ưu tiên địa phương
Phải giải quyết cácvấn đề mất cân đối trong vùng thông qua đa dạng các loại hình, quy
mô phát triển du lịch một cách thích hợp
Phải tăng cường liên kết tích cực giữa du lịch và các thành phần kinh tế khác, quản lý sự cạnh tranh giữa các ngành trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo thu lợi và phân phối đồng đều trong cộng đồng
Phải đảm bảo chất lượng môi trường tự nhiên được duy trì, giải quyết các vấn đề xói mòn biển, cung cấp và chất lượng nguồn nước, cung cấp năng lượng và xử lý chất thải, sự thay đổi của đất, sự phá huỷ rừng
Phải tính toán, theo dõi các quản lý các chuyển biến về văn hoá xã hội
Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng
Phải cân bằng giữa nhu cầu của khách và dân địa phương
Các chính sách làm cơ sở cho phát triển du lịch:
Loại hình thu hút : văn hoá, tự nhiên và giải trí
Sự phân bổ giữa đất liền và bờ biển
Các đặc điểm của vùng: có ba loại tiềm năng du lịch khác nhau là điểm, tuyến, phạm vi rộng
Thực trạng phát triển: phát triển nhanh, phát triển và kém phát triển
Chính phủ Indonesia đã thực hiện quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng Bali rồi mới quy hoạch bền vững chi tiết ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất từ vùng đến địa phương
Với nỗ lực của Chính phủ và sự hưởng ứng hỗ trợ của cộng đồng sở tại, dự án du lịch bền vững Bali được các chuyên gia du lịch quốc tế đánh giá là một trong những dự án du lịch bền vững tốt và thành công nhất trong khu vực Bali hiện trở thành một trung tâm du lịch nhộn nhịp hàng đầu ở Đông Nam Á, hàng năm mang về cho Indonesia một lượng ngoại tệ đáng kể từ du lịch, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế quốc gia
1.3.2 Ở Việt Nam
Trang 21Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nối với các quốc gia trên thế giới.Tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, nước nóng, nước khoáng, đảo, lớp phủ thực vật và thế giới động vật quí hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo điển hình ) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trức, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc ) tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như: nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival dài ngày và ngắn ngày
Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch
Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006 Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 nghìn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển và đa dạng nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch với các loại hình khác nhau Đến nay, cả nước có 8.556 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 170.551 phòng, tăng 25 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,6%/năm (trong khi đó trên phạm vi toàn thế giới tốc độ tăng cơ sở lưu trú du lịch bình quân 3%) Cùng với sự phát triển về số lượng, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh về chất lượng Đến nay, cả nước đã có tổng số 4283 cơ sở lưu trú du lịch được xếp từ hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh đến hạng 5 sao, cụ thể: 25 khách sạn 5 sao với 7167 phòng, 69 khách sạn 4 sao với 8.800 phòng,
144 khách sạn 3 sao với 10.307 phòng, 590 khách sạn 2 sao với 24.041 phòng, 632 khách sạn 1 sao với 16.976 phòng và 2.830 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 42.697 phòng
Toàn ngành du lịch hiện có 230.000 lao động trực tiếp trong đó lao động làm việc trong trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch là 120.000 lao động (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Trang 22Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (TỈNH LÂM ĐỒNG) 2.1 Khái quát về Thành phố Đà Lạt
Tọa độ: 11052' - 12004' vĩ độ Bắc
108020' - 108035' kinh độ Đông
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng Về phía Bắc,
Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng
Hàng trăm năm trước đây, thành phố Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sin (1.408 m)
Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran
Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m)
Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc
Đà Lạt được mệnh danh là thiên đường của hoa, của du lịch, đó là một điều hoàn toàn không sai Bởi khi bắt đầu bước chân lên đến đây chúng ta mới cảm nhận rằng thiên nhiên đã quá ưu đãi cho
Đà Lạt với những ngọn thác đẹp, hùng vĩ, những cánh rừng thông bạt ngàn trong làn sương Những hồ nước, nhựng ngọn đồi đẹp đến quyến rũ một cách lạ thường đối với mỗi người khi bước chân đến đây
Dân số năm 2007 của thành phố Đà Lạt là 200.730 người với nhiều dân tộc cùng sinh sống
Trong đó đông nhất là người Kinh (chiếm 96%) Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như Cơ Ho, Tày, Mạ, Thổ, M’Nông, Thái, Chu Ru, Mường, Nùng, Hoa Các dân tộc thiểu số sống tập trung với nhau trong các buôn, làng ở các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực rừng núi Mật độ trung bình là 510 người/km2 Dân số phân bố không đều Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 90,62%, ở các khu vực nông thôn là 9,38%
Kinh tế: Tổng doanh thu năm 2006 của tỉnh Lâm Đồng đạt 14.145,53 tỉ đồng, trong đó thành
phố Đà Lạt đạt mức 3.999,9 tỉ đồng (chiếm 28,3% tổng doanh thu toàn tỉnh) (Nguồn: Thực trạng cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp tỉnh Lâm Đồng – Cục thống kê Lâm Đồng – 9/2008)
Từ các điều kiện về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, khí hậu, dân cư – lao động, hoạt động kinh
tế đã giúp thành phố Đà Lạt có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các
đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi Thành phố Đà Lạt có nhiều cảnh quan
Trang 23thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách Thành phố Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao Thành phố Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
2.2.1 Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.1 Địa hình
Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m)
Bên trong cao nguyên, địa hình thành phố Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25 - 100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m) Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.165 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng) Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m)
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m
2.2.1.2 Khí hậu
Nhiệt độ trung bình cả năm 18 C, nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố chỉ dao động từ 17,5 C đến 18,2 C Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (vào khoảng 15,6 C) Tháng 5 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (19,5 C) Điều này chứng tỏ nền nhiệt độ ổn định qua các tháng và các mùa trong năm Đặc biệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thường trung bình năm là 9 C Các tháng mùa khô có biên độ nhiệt lớn (tháng 1 đến tháng 4) với trị số dao động từ 11,2 đến 13,2 C Các tháng mùa mưa lại có biên độ giảm chỉ còn 6 đến 7 C Nhiệt độ mặt đất trung bình hàng năm của
Trang 24thành phố Đà Lạt đạt mức 1.755mm Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo thời gian Tháng
9 là tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 300mm
Độ ẩm của không khí thành phố Đà Lạt khá lớn: trong mùa mưa, độ ẩm tương đối các tháng đạt trên 85% Riêng các tháng 7, 8, 9 có độ ẩm trung bình đạt từ 90% đến 92% Mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%
So với các tỉnh Tây Nguyên, lượng mây ở đây có phần ít hơn rất nhiều, nhưng chính lượng mây
đã chi phối số giờ nắng của thành phố Đà Lạt Theo thống kê, số giờ nắng toàn năm lên đến 2.340 giờ Tháng 9 là tháng có giờ nắng ít nhất (100 – 130 giờ) Tháng 1, 2, 3 là tháng ít mây nên số giờ nắng đã tăng lên 250 – 270 giờ Các tháng còn lại số giờ nắng thông thường trên 200 giờ
Ngoài ra, thành phố Đà Lạt còn có những hiện tượng thời tiết lạ so với các nơi khác như: sương
mù, dông, mưa đá và sương muối Mỗi năm ở thành phố Đà Lạt sương mù xuất hiện khoảng 80 ngày tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với mật độ trung bình từ 8 đến 16 ngày/tháng Các tháng còn lại cũng
có sương mù xuất hiện nhưng không đáng kể
Cứ vào dịp gần tết Nguyên Đán (tháng1, 2) là ở thành phố Đà Lạt lại xuất hiện sương muối khá nhiều ở các vùng lòng chảo, khuất gió do nhiệt độ hạ thấp về đêm Dịp Noel và đầu tháng 3 tuy cũng
có sương muối nhưng mức độ nhẹ hơn Chính sương muối là tác nhân gây ra việc hư hỏng đối với rau
và hoa Do vậy vào những tháng này, bà con nhà vườn thường phải tưới nước từ mờ sáng để tránh thiệt hại
Nhìn chung, khí hậu thành phố Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao nguyên nên khá ôn hòa Nói về mặt nhiệt
độ thì rõ ràng thấp hơn so với nhiều nơi trong cả nước Với khí hậu này, cùng với nhiều yếu tố khác về địa hình và môi trường, chứng tỏ thành phố Đà Lạt đã có đủ điều kiện để xây dựng thành một thành phố nghỉ dưỡng và sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản ôn đới mà không nơi nào ở Việt Nam có thể sánh được
Trang 25Chảy qua khu trung tâm thành phố Đà Lạt có suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly, chảy ngang qua huyện Lâm
Hà và nhập vào sông Đạ Đờng; diện tích lưu vực xấp xỉ 50km 2
Thành phố Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, song phần lớn hồ ở đây lại là hồ nhân tạo Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt có một số Hồ Lớn nhỏ như: Đa Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm, Xuân Hương, Suối Vàng, Đankia,…
Trước đây nguồn nước sinh hoạt của thành phố Đà Lạt chủ yếu lấy từ hồ Xuân Hương, hồ Chiến Thắng, hồ Than Thở Mấy năm nay, nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Đà Lạt được đưa về từ
hồ Đankia Từ trung tâm thành phố đi về hướng Bắc theo đường Lạc Dương, vượt qua những đoạn đường đất đỏ gập ghềnh sỏi đá và núi đồi chập chùng dài chừng 12km, du khách sẽ đến được Đankia
và hồ Suối Vàng - nơi mà cách đây hơn 100 năm bác sĩ Yersin từng ngẩn ngơ trước vẻ tươi đẹp, thơ mộng đến lạ kỳ của thiên nhiên, để rồi sau đó nẩy sinh ý định đề nghị với toàn quyền Doumer cho xây dựng một thành phố nghỉ dưỡng tại khu vực này
Đứng ở hồ Suối Vàng chúng ta có thể nhìn thấy thấp thoáng xa xa những rừng thông xanh mơn mởn, nổi rõ trên những quả đồi tròn trịa như chiếc bát úp, chạy tít tắp đến tận chân trời Trên cao là hai ngọn núi Lang Biang duyên dáng và xinh xắn như bộ ngực căng đầy nhựa sống của một thiếu nữ đang khoe những đường cong tuyệt mỹ với đất trời Phía dưới quanh năm nước chảy uốn lượn qua những qủa đồi im ắng
Hồ Suối Vàng bao gồm 2 hồ: Đankia ở trên và Ankroet ở dưới Hồ Đankia có diện tích lưu vực khoảng 141 km Hồ Suối Vàng có diện tích lưu vực 145 km Bên cạnh chúng là dòng thác trắng xoá
đổ ồ ạt suốt ngày đêm Thật ra, hồ Suối Vàng là hồ nhân tạo được hình thành bởi 2 con đập ngăn dòng chảy của sông Đạ Đờng phát xuất từ núi Lang Biang Thác Ankroet được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của
Riêng hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố có diện tích vào khoảng 0,4 km Chiều rộng mặt hồ trung bình 200m và diện tích lưu vực là 21 km Hồ Than Thở nằm ở phía Bắc
Trang 26nguồn nước tuới mát cho hàng trăm ha lúa, rau, hoa vùng Đức Trọng và khu vực sản xuất nông nghiệp quanh hồ
2.2.1.4 Sinh vật
Thực vật
Rừng ở thành phố Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao, trảng cỏ và bụi rậm Rừng lá kim với cây thông 3 lá chiếm một diện tích khá lớn Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, thành phố Đà Lạt có tới 5.818 ha rừng thông thuần chủng trên diện tích 44.973 ha rừng tự nhiên Thông có mặt khắp nơi từ chân đèo Prenn - cửa ngõ vào thành phố, đến những quả đồi tròn trịa nối tiếp nhau tưởng như là
vô tận Thông vây quanh các biệt thự; thông che mát trường học, công sở; thông rợp bóng trên nhiều ngả đường uốn lượn quanh co và ẩn hiện trong sương núi Theo các nhà khoa học thì thông 3 lá của thành phố Đà Lạt là một loại cây biệt sinh ở vùng Đông Nam Á
Rừng thông thường có ít dây leo nhưng xuất hiện một số loại bì sinh như dương xỉ, địa y Trên tầng mục, vào đầu mùa mưa vẫn xuất hiện các loại nấm ăn thuộc lớp nấm lỗ, chủ yếu là các giống Bôlê nổi tiếng như: xép trắng, xép nâu… Ngoài ra, ký sinh trên những cây thông già là các loại Linh chi được dùng làm thuốc Đó là chưa nói tới rễ thông vùng đồi cát phong hóa từ granit là một loại dược phẩm chưa được chú ý khai thác
Ngoài thông 3 lá, thành phố còn có những dải rừng hẹp của thông 2 lá như kiểu rừng thưa ở khu vực Manline Thông 2 lá mọc tươi tốt ở độ cao 1.400 m xen lẫn với cây họ dầu Đặc biệt, thông 5 lá - một loài cây đặc hữu quý hiếm của thành phố Đà Lạt vừa tìm thấy ở một số nơi như Trại Mát, Bi Đúp
Ngoài rừng lá kim, thành phố Đà Lạt còn có 2.682 ha rừng hỗn giao phân bổ khắp nơi quanh thành phố, nhất là ở các thung lũng, khe suối Trong rừng này có khá nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, dổi, huỳnh đàn, chò ngọc lan… có những cây đại thụ cao tới hơn 30m , đường kính gốc 2 người ôm không xuể Bên cạnh đó là những loài cây thuốc, cây cảnh như: ngũ gia bì, thanh mai,
đỗ quyên, bướm bạc, trang bông trắng, trang bông đỏ…
Tầng cây bụi cũng có nhiều chủng loại khác nhau cùng phát triển như: các loài mua, ngấy hương, dum nam, dum mâm xôi, cỏ tranh, cỏ lào, cỏ đá, lau sậy, đót, đuôi chồn, dứa dại, cói chiếu, ý dĩ…
Rừng hỗn giao của thành phố Đà Lạt còn là nơi sinh trưởng của các loài lan, rêu, địa y và các loại nấm như: hương nâu, hương trắng, mộc nhĩ, hoa đá, hột gà, nấm sữa… Đặc biệt, trong rừng hỗn giao của các khu vực như: Đatanla, Manline, Tà Nung, Núi Voi… người ta còn phát hiện được một số loài gỗ qúy như: trắc bách diệp, bạch tùng, thanh tùng Khu vực núi Lang Bian, Bi Đúp có cả pơmu, thông nàng, thông tràm, thông 5 lá… với những thân cây cao tới 45 m, đường kính lên tới 2 m Đó là chưa kể loại thông 2 lá dẹt được xem là qúy hiếm của thế giới với đường kính lên tới 4 m còn được tìm thấy ở BiĐúp, Yô Đa Myút…
Trang 27Rừng ở thành phố Đà Lạt còn là một kho tàng về cây thuốc như: kinh giới, đơn buốc, đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, thu hải đường dại, bổ cốt toái, hoàng liên, ôrô, lông culi… mọc khắp nơi Đây cũng chính là quê hương của các loài phong lan nổi tiếng cả nước như: thanh lan, hồng lan, tử cán, vân hài, kim hài, bạch phượng, tuyết ngọc, hoàng hạc, hạc đỉnh, vi hài, bạch nhạn, nhất điểm hồng, long tu,
dã hạc, ý thảo, thủy tiên…
Theo các nhà khoa học, chính nhờ vào nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, lại ở trên một
độ cao hợp lý, nên thành phố Đà Lạt mới có được một khí hậu ôn hoà và có nguồn không khí tốt lành Chính cây thông đã làm tăng lượng ôxy cho thành phố Đà Lạt Một hecta rừng thông hàng năm sản sinh ra được ít nhất từ 20 đến 30 tấn ôxy, trong khi các rừng cây lá rộng khác chỉ có khả năng đem lại
từ 8 đến 10 tấn ôxy Nhờ vậy, thành phố Đà Lạt mới trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được
Không chỉ có cây xanh tạo ra sức sống thiên nhiên lạ kỳ cho thành phố Đà Lạt, mà các loài thực vật bậc thấp như: dương xỉ, cỏ lài, địa y, cỏ tranh… cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hút chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời hút trực tiếp khí ẩm xung quanh và đề kháng mạnh với các chất thải ô nhiễm kim loại, đặc biệt là địa y đã góp phần đáng kể đem lại bầu không khí trong lành cho thành phố
Động vật
Trong rừng thông ở thành phố Đà Lạt có ít nhất 34 loài chim gồm: bách thanh, sáo sậu, cu gáy,
gà gô, bìm bịp, chèo bẽo, gõ kiến xanh, gáy đen…, riêng các loài phường chèo đỏ, bạc má bụng vàng,
gõ kiến bụng hung… là những loài chim đặc biệt chỉ thấy xuất hiện ở thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng Phần lớn các loài chim chính là người bạn quý của rừng thông ở thành phố Đà Lạt vì chúng tiêu diệt các loại côn trùng có hại cho thông như: sâu, bướm… bằng cách tìm kiếm thức ăn, góp phần giúp rừng thông tồn tại và phát triển
Ngoài ra, khi vào rừng thông chúng ta còn có thể bắt gặp một số loài lưỡng thê và bò sát như: ếch, cóc, thằn lằn và một số loài rắn
Ở thành phố Đà Lạt, chúng ta có thể bắt gặp bò rừng bao gồm bò tót và bò Bangten Bò tót là một trong những loài có thân hình vạm vỡ và khỏe mạnh Một chú bò đực lớn tuổi có thể cao đến 2,05
m, nặng hơn 1 tấn Trước đây bò tót cao nguyên thường sống thành từng bầy 6 - 7 con ở rừng hỗn giao, trảng cỏ, bụi cây tại các khu vực: Núi Bà, Tà Nung, cổng Trời, núi Voi… Còn bò Bangten, nhỏ con hơn bò tót, thường chỉ cao 1,7 m, nặng gần 700kg Bò Bangten thường trú ngụ trong khu vực rừng xanh, nơi có ít bụi cây và cỏ chỉ , mật độ chỉ vào khoảng từ 1 - 2 con/km Ở những khu rừng thưa thì một bầy bò thường có 3 - 4 con/km , riêng trên những trảng cỏ tốt chúng tập trung đông đảo, có khi một bầy lên tới 10 con/km
2 2
2
Trang 28Ngoài ra, nai xám, nai cà tong, hoẵng, cheo, heo rừng cũng có mặt, góp phần làm phong phú thêm hệ động vật của rừng ở thành phố Đà Lạt Bên cạnh đó, hươu vàng cũng thấy xuất hiện khá nhiều trong những thung lũng xanh tươi, ven các dòng suối Ở nhiều nơi, hươu chỉ cao khoảng 0,7 5m nhưng trọng lượng có con lên tới hơn 50 kg Riêng hoẵng (mễn, đỏ) thì nhiều vô kể Chúng rất hiền và bạo dạn, nhưng lại nhỏ con (không quá 30 kg, cao 0,6 m) thường đi tìm thức ăn trên các nương rẫy
Đối với heo rừng thì ở thành phố Đà Lạt có khá nhiều Không chỉ có “heo độc” mà chúng còn sống thành từng đàn lên tới hàng trăm con
Ngoài các loại thú rừng đã nêu, còn có 2 nhóm khác mà thành phố Đà Lạt có một số lượng khá lớn là dơi và chuột Riêng chuột có ít nhất 17 loài cùng tồn tại Ngoài ra, chim của thành phố Đà Lạt cũng có nhiều nhóm, trong đó có những loài chim được xếp vào “sách đỏ” của thế giới hiện vẫn còn cư ngụ khá nhiều ở Hòn Nga, Cổng Trời và trong các khu rừng lân cận Hằng năm các đoàn chuyên gia điểu học vẫn thường lên thành phố Đà Lạt để khảo sát và nghiên cứu vì bản chất loài chim ưa chuộng môi trường trong lành, yên tĩnh Tuy nhiên, khi nhìn lại thiên nhiên thành phố Đà Lạt hôm nay, chính quyền và nhân dân thành phố rất lấy làm lo lắng khi sự phát triển của cư dân ngày một đông đúc khiến diện tích rừng cứ bị lùi dần
Mặt khác, nạn đốt rừng và tình trạng các hồ nước bị nhiễm bẩn và bồi lắng, việc khai thác quặng thiếc ở khu vực đầu nguồn hồ Than Thở, đập Đa Thiện thời gian qua đã để lại những hậu quả nặng nề Chính những tác nhân xấu nói trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ động vật tự nhiên của thành phố Đà Lạt, làm cho chúng trở nên nghèo nàn, cạn kiệt, thậm chí biến mất hoàn toàn Ngày nay, không còn tìm thấy cọp, nai cà tong, bò rừng, gấu, beo, trâu rừng, tê giác ở các khu rừng của thành phố Đà Lạt
2.2.1.5 Đất
Về thổ nhưỡng và địa chất ở thành phố Đà Lạt, quá trình phong hoá tạo đất ở thành phố Đà Lạt diễn ra tương đối mạnh mẽ và trong một thời gian dài nên đã để lại một lớp phong hóa khá dày
Đất ở thành phố Đà Lạt chia ra làm nhiều nhóm bao gồm:
Feralit nâu đỏ: Đây là loại đất tốt nhất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp như: trà, cà phê Loại đất này tìm thấy ở các khu vực như: Vạn Thành, Cam Ly, Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung
Feralit vàng đỏ: chiếm 90% diện tích đất toàn thành phố ở những nơi đất bị trôi rửa mạnh, tầng mạch mỏng và có độ chua rất cao Đất feralit vàng đỏ, có độ phì thấp đến trung bình thấy xuất hiện ở các vùng như: Thái Phiên, Kim Thạch, Tùng Lâm, Xuân Trường, Vạn Kiếp, Mỹ Lộc, Hồng Lạc, là loại đất thích hợp với cây hoa, atisô, rau các loại và cây ăn quả
Feralit mùn vàng đỏ: Nhóm đất này thấy xuất hiện ở các ngọn đồi cao phía Nam Suối Vàng, Bắc Cam Ly và núi Lang Bian, diện tích tương đối ít, chỉ có những những vùng còn rừng che phủ
Trang 292.2.1.6 Những cảnh quan thiên nhiên điển hình tạo sức lôi cuốn khách du lịch
Thác Cam Ly: Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2 km về phía tây
Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh đẹp khó quên
Một dòng suối đổ vào Hồ Xuân Hương ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2 km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30 m Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ…
Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán - Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào) Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội
Thác Prenn: Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, cạnh quốc lộ 20 - dưới chân đèo
Prenn, ngay cửa ngõ vào thành phố hoa – Đà Lạt Đây là một trong những thác nước đẹp và quyến rũ
bậc nhất Nam Tây Nguyên
Theo truyền thuyết mà các già làng kể lại thì thác có tên gọi trên là xuất phát từ tiếng K’Ho đầu tiên có tên gọi Prềnh – có nghĩa là Cà đắng, sau người dân đọc trại thành Prenn Bằng chứng là ngày nay, ở khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang Loại cà này có trái nhỏ và tròn như cà pháo nhưng vỏ xanh và có điểm nhiều chấm trắng, khi chín có màu vàng Ngày xưa người dân tộc đem chế biến và ăn có vị đắng rất ngon
Còn theo các nhà dân tộc học thì tên của thác nước này, lại xuất phát từ tiếng Chăm Prenn có nghĩa là vùng lấn chiếm Tên gọi này xuất phát từ cuộc chiến tranh khá dai dẳng của các bộ tộc người thiểu số sống trên vùng đất này để chống lại những lần “Tây tiến” của người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận) vào thế kỷ XVII, và người dân địa phương lấy tên này đặt tên cho thác nước hùng vĩ quanh năm nước chảy tạo sương trắng bảng lảng cả một vùng và từ đó thác có tên gọi Prenn
Trang 30Ngày nay, thác Prenn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia (năm 2000) Trong vài năm gần đây, thác được tôn tạo và mở cửa đón du khách thập phương bằng nhiều loại hình du lịch thác như đi cáp treo ấn tượng, bơi thuyền, đi cầu treo… Đặc biệt trong năm 2002, đơn vị quản lý đã đầu tư xây dựng đền thờ Ân Lạc trên đỉnh núi cao nhìn xuống thác
Đường lên đền thờ Âu Lạc được xây dựng bằng bê tông theo dạng bậc tam cấp Biểu tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ được tạc ngay trước đền Thượng (đền trung và đền hạ sắp xây dựng), còn biểu tượng 100 quả trứng là 100 hòn đá cuội (có hòn nặng trên một tấn) được vận chuyển từ Ninh Thuận về dùng xe cẩu đưa lên đền một cách cẩn trọng và khá công phu Có thể nói thác Prenn là điểm nhấn đầu tiên của du khách trên bước đường khám phá thiên nhiên hoang dã Đà Lạt
Thác Đatanla: Thác Đatanla nằm khoảng giữa đèo Prenn, cách thành phố Đà Lạt 5km Thác
Đatanla tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác của Đà Lạt nhưng lại có một sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu lưu
Đatanla hay Đatania do các từ K’Ho ghép lại: “Đà – Tàm – N’ha” có nghĩa là “nước dưới lá” – liên quan đến cuộc chiến tranh giữa 3 dân tộc trước đây là Chăm, Lạt, Chil từ thế kỷ 15 – 17, vào thời điểm đó nơi này được xem là ranh giới giữa 3 dân tộc Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 300 m là tới một thung lũng nhỏ, du khách sẽ gặp thác Đatanla với cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ
Thác đổ xuống từ ghềnh cao 20 m, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá rồi lẫn khuất đâu
đó trong rừng sâu tạo thành một dòng suối, lúc ẩn úc hiện như mời gọi thách thức bước chân khách lãng du
Nơi đây có những tảng đá nhẵn bóng thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên Đi xa xuống phía dưới sẽ gặp một hẻm vực sâu hun hút được gọi là vực Tử Thần
Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, đã được Bộ Văn hóa
xếp hạng là một trong những thắng cảnh quốc gia
Nguyên trước đây là một thung lũng đất đai phì nhiêu có dòng suối Lát chảy qua Trong chương trình xây dựng thành phố, người Pháp đã ngăn đập để chắn dòng suối Lát trở thành một hồ nhân tạo (đặt tên là Grand Lac), sau này vào năm 1956 được đổi tên là Xuân Hương
Theo nhân dân kể lại, việc đổi tên Grand Lac của thời Pháp thành Xuân Hương là theo một chủ trương của nhà cầm quyền lúc bấy giờ muốn Việt hoá các địa danh đã có từ thời Pháp
Từ khi được mang tên Xuân Hương, một cái tên mỹ lệ duyên dáng, xứng đáng là tấm gương trong lành, trang điểm cho thành phố hoa lệ này
Hồ Xuân Hương có chu vi gần 5 km, nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa
lũ Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ
Trang 31Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một
di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những
có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương
Hồ Tuyền Lâm: Theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng
hơn 1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp một hồ nước mênh mông, xanh biếc và đầy vẻ quyến rũ - đó là hồ Tuyền Lâm Với diện tích mặt nước khoảng 350 ha, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía
Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ ở đây mà tên gọi ấy đã sống mãi Ðó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng
Năm 1982, để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa của huyện Ðức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng đập ngăn nước tại đây Năm năm sau, công trình được hoàn thành và đã dần dần trở nên một điểm tham quan, du lịch không thể thiếu đối với nhiều người Với mặt nước mênh mông quanh co dưới chân những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp, ở mỗi khúc quanh, non nước trời mây hình như luôn biến đổi Nơi này là rừng thông non, nơi kia là non cao với lớp lớp ngàn thông thẳng tắp
Hồ Tuyền Lâm thật đúng là non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình.Vào những ngày đẹp trời, dùng canô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt
hồ Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng, đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn thần tiên
Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc như biển khơi, lấp lánh ánh thủy tinh Ðến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu xanh thẫm Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời ở thành phố Ðà Lạt
Hồ Than Thở: Hồ Than Thở cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng gần 6km, bên con đường
Hồ Xuân Hương uốn lượn có khu đồi thông xanh ngát ngày đêm soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng Cái tên hồ Than Thở được gắn với những câu chuyện tình cảm động ở thành phố hoa này
Theo các bậc cao niên ở đây kể rằng, hồ Than Thở ban đầu là một hồ nước nhỏ nằm trong khu rừng thông rất đẹp Đây là điểm hẹn hò lý thú của những cặp tình nhân, trai tài gái sắc Nhưng cũng
Trang 32chính nơi đây đã chứng kiến không ít cuộc tình dở dang Kể cả vì tình mà nhiều người đã đắm mình xuống hồ tự vẫn Cái tên hồ Than Thở cũng xuất phát từ những chuyện đau buồn ấy
Bên trong khu rừng thông in bóng xuống mặt hồ Than Thở có hai cây thông quấn quýt bên nhau
mà mọi người quen gọi là cây thông tình yêu Hai cây thông ôm khăng khít vào nhau như tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt của đôi trai tài, gái sắc không thể chia lìa nhau
Năm 1999, hồ Than Thở được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia
Đến hồ Than Thở hôm nay, cảnh vật, thiên nhiên ở đây như thổi vào hồn ta một cảm giác kỳ vị Chúng ta được nghe những câu chuyện tình bi thương nhưng đầy lãng mạn, nghe tiếng thông reo vi vu ngân vang bên hồ nước biếc giữa đại ngàn Tây Nguyên Nghe tiếng thông reo ấy bên mặt hồ Than Thở như tiếng ru êm ả của tình yêu mãnh liệt mãi mãi trường tồn với thời gian
Hồ ĐanKia - Suối vàng: Ở thành phố Đà Lạt, đầu thế kỷ XX, người ta đắp hai con đập ngăn
dòng chảy của sông Đạ Đung bắt nguồn từ dãy Lang Biang tạo thành hồ Suối Vàng Hồ Suối Vàng bao gồm hai hồ Đankia và Ankroet, như hai viên ngọc lấp lánh nằm dưới chân Lang Biang Có người yêu Đà Lạt say mê nói: “Suối Vàng như nàng sơn nữ đang mơ màng trong sương, chờ người yêu tới thức dậy”
Từ thành phố Đà Lạt đến với Suối Vàng trên con đường đẹp như dải lụa xanh dài 17 km, người
ta có thể và chắc chắn sẽ say sưa với vẻ đẹp hùng vỹ tuyệt vời của một vùng rừng nguyên sinh Đường quanh co chạy giữa hai rừng thông thẳng tắp, bỗng ngay khúc ngoặt lại mở ra một vài thung lũng bạt ngàn cỏ cây Có điều lạ cho thung lũng của thành phố Đà Lạt, dù trời đang trong veo, bỗng dưng một màn sương phủ tràn lên thung lũng, biến cảnh vật trước đó còn xanh ngắt, khoảnh khắc bỗng bồng bềnh trong mây, đẹp đến huyền ảo Đang chạy trong mây, trong sương, bỗng phía trước hiện ra một mặt hồ
Không đẹp lộng lẫy như hồ Xuân Hương giữa lòng phố thị, Suối Vàng im lặng dưới tán thông già vẫn vi vu cả ngàn năm nay và còn vi vu mãi Một dãy quán nhỏ, tre lá đơn sơ cung cấp cho du khách đủ mọi nhu yếu phẩm cần thiết cho một chuyến du ngoạn Từ hồ đổ xuống đập tràn là một con thác nhân tạo khá hùng vỹ, ngày đêm dội ào ào xuống lòng suối nhỏ Đây là dòng nước chính cung cấp nước sinh hoạt cho hầu hết thành phố Đà Lạt qua công trình Nhà máy Nước Đankia - Suối Vàng
Không chỉ là địa điểm vui chơi, Suối Vàng còn là một khu dự trữ sinh quyển với 386 loài thú, trong đó nhiều loài quý hiếm như bò tót, voọc ngũ sắc, khướu đầu đen, có tên trong Sách đỏ Việt Nam Đây cũng là một trong những nơi hiếm hoi con người còn được gần gũi với thiên nhiên đến vậy Những buôn dân tộc ở đây như Đankia, Đan K’Nách, Triêng Ơt, K’longơr, người dân đã sinh sống qua bao thế hệ, với điệu múa, tiếng chiêng cồng âm vang trong sương, nuôi lớn những chàng trai, cô gái da ngăm, mắt đen như đêm rừng già
Trang 33Thung lũng Tình Yêu: Cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc, Thung
lũng Tình Yêu là thắng cảnh thơ mộng và trữ tình nhất của thành phố Đà Lạt Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée D’amour sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình Yêu, tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay
Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung
Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động Những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo đưa khách lên đồi hoặc dẫn đến tận đỉnh núi Lang biang thấp thoáng trong mây Du khách cũng có thể vượt qua chiếc cầu nhỏ để khám phá đồi Địa Đàng, một địa điểm lý tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước Thung lũng Tình Yêu là một địa danh du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn đã trở nên quen thuộc với du khách gần xa
Thung lũng Tình Yêu đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích - thắng cảnh cấp quốc gia vào tháng 10 – 1998
Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố Đà Lạt thật phong phú và đa dạng, đây cũng chính là tiền đề để thành phố Đà Lạt phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Với sự đa dạng từ thác, hồ,… của thành phố Đà Lạt đã giúp cho thành phố có điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động du lịch nghiên cứu, khám phá… Xong vấn đề đặt ra hiện nay đối với phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Lạt đó là tình trạng xuống cấp của các điểm du lịch kèm theo nó là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các điểm du lịch đó Cần phải có những định hướng, chính sách và biện pháp thực hiện để giúp thành phố Đà Lạt ngày một đẹp hơn trong mắt du khách, và ngày một xứng đáng hơn với vị trí là trung tâm du lịch của Tây Nguyên và Việt Nam
Có thể thấy Thành phố Đà Lạt quả xứng danh là một trung tâm du lịch lớn của cả nước Thành phố Đà Lạt rất nổi tiếng dựa vào nhiều thắng cảnh thiên nhiên của hồ, nước, rừng, hoa Đây chính là tài nguyên tự nhiên đặc trưng của thành phố Đà Lạt, là sự kết hợp một cách hài hoà giữa các yếu tố tự nhiên Giá trị tự nhiên của thành phố Đà Lạt là hết sức to lớn Cần phải có những giải pháp khai thác những ưu thế của thiên nhiên để phục vụ du lịch, đồng thời phải hết sức bảo vệ những giá trị đó để chúng không chỉ tồn tại cho thế hệ chúng ta mà xa hơn nữa là cho các thế hệ con cháu Khi đã đạt được điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã phát triển du lịch bền vững
2.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.2.2.1 Dân cư – lao động
Từ năm 1990 đến nay, dân số thành phố Đà Lạt tăng khá nhanh Năm 2007 thành phố Đà Lạt có 200.730 người với nhiều dân tộc cùng sinh sống Trong đó đông nhất là người Kinh (chiếm 96%)
Trang 34Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như Cơ Ho, Tày, Mạ, Thổ, M’Nông, Thái, Chu Ru, Mường, Nùng, Hoa Các dân tộc thiểu số sống tập trung với nhau trong các buôn, làng ở các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực rừng núi
Mật độ trung bình là 510 người/km2 Dân số phân bố không đều Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 90,62% (181.901 người), sống ở các khu vực nông thôn là 9,38% (18.829 người) Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn có khoảng cách nhất định giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn
Lực lượng lao động của thành phố Đà Lạt tăng nhanh (1/7/2002: 11.213 lao động – 1/7/2007: 16.178 lao động) (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007) với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 44,27% Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm 38,5%) Phần lớn lao động chưa được đào tạo tay nghề theo quy chuẩn và cũng chưa có điều kiện để hoạt động do thành phố Đà Lạt chưa có những khu công nghiệp lớn
Riêng đối với lao động trong ngành du lịch của thành phố Đà Lạt hiện nay đang có chiều hướng giảm trong tổng số lao động phục vụ du lịch của toàn tỉnh Nguyên nhân là do không có sự qui hoạch tốt trong công tác đào tạo lẫn đầu ra việc làm cho lao động Đa số lao động học và phục vụ cho các thành phố lớn khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
2.2.2.2 Các di tích lịch sử văn hoá
Dinh I: là một quần thể kiến trúc với hạng mục chính là một ngôi là một hầm, một trệt, một lầu,
mái lợp ngói đỏ mang dáng dấp của kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ XIX Dinh nằm trong một rừng thông xanh sẫm Lối vào dinh là một con đường rải nhựa với hai hàng cây cao vút thân trắng Giữa con đường là một đảo hoa xoay hướng đến tòa nhà chính Quanh đó còn có một số hạng mục kiến trúc khác
và một hệ thống sân vườn, bể cạn, lối đi dạo tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh
Dinh II, III: là những tòa biệt điện chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc Châu Âu
trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ này với đặc trưng nổi lên là sự giải phóng khỏi thế đối xứng nghiên nghị của trường phái cổ điển, đi vào các hình khối tự do Dinh II được gắn với một khoảng sân
lộ thiên có đặt vòi phun, tượng thần vệ nữ nhũ vàng và xung quanh được bao bọc bởi những bức tường thông thoáng với những cửa vòm thanh thoát kế tiếp nhau, phía trên được phủ những giàn hoa giấy, trông rất ngoạn mục
Ga xe lửa Đà Lạt: Nhà ga ở thành phố Đà Lạt được xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX,
là ga cổ nhất còn lại ở VN Năm 2001 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france Ga xe lửa thành phố Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Biang hùng vĩ, với chiều dài 66,5 m; chiều ngang 11,4 m và chiều cao
Trang 3511 m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho
ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản
Tuyến đường sắt của ga thành phố Đà Lạt dài 84 km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động
Hiện nay, tuyến đường sắt thành phố Đà Lạt vừa khôi phục lại 7 km để phục vụ khách du lịch
Du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999 đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách ngoại quốc Ga thành phố Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển Hiện nay, cùng với nhà ga thành phố Hải Phòng, ga thành phố Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam
Thiền viện Trúc Lâm: Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng
Hoàng, thuộc phường 3 thành phố Ðà Lạt Ðây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở thành phố Ðà Lạt hiện nay
Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90, chính thức khởi công xây dựng ngày 08/04/1993 và khánh thành ngày 08/02/1994 Thiền viện có diện tích 24,5 ha; được chia thành 3 khu riêng biệt với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh độc lập - nay là Dinh Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh)
Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền Đây là một thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần) Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng
Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa lớn, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan
lý tưởng cho du khách khi đến với thành phố cao nguyên do được tổ chức tốt và có vị trí khá đẹp - nhìn
ra hồ Tuyền Lâm, núi Voi
Vườn hoa thành phố: Nằm ở lưu vực hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung
tâm thành phố 2 km Ngày xưa, đã từng được nhắc với tên gọi Vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã
Trang 36được nâng cấp lên thành Công viên hoa Thành phố Đà Lạt Vườn hoa hiện là nơi trưng bày bộ sưu tập
về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của thành phố Đà Lạt với hàng trăm giống, loài khác nhau Ngoài các loại hoa truyền thống nhiều người biết như Cẩm tú cầu, hồng, mimosa, tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập từ Đài Loan từ 10 năm nau như các loại cúc, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi Ngoài ra còn phãi kể đến đó là nơi đây chính là nơi chứa các loại phong lan, địa lan đẹp nhất thành phố
Đà Lạt với nhiều chủng loại khác nhau
Lễ hội: Về lễ hội thì có thể nói thành phố Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch có nhiều
lễ hội, xong chủ yếu vẫn là các lễ hội nhỏ Đáng chú ý nhất đó là lễ hội Hoa Đà Lạt Kể từ khi lần đầu tiên tổ chức năm 2004, đến nay nó đã trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong chiến
lược phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt Có thể nói đối với người dân tộc thiểu số thì những dịp lễ
hội là hết sức quan trọng Lễ hội gắn chặt với các hoạt động nghệ thuật dân gian, trong đó phần lớn các lễ hội chủ yếu diễn lại các sinh hoạt, phong tục đã có từ lâu đời như săn bắt, cầu thần
2.2.3 Cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật
Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, xong xét về cơ sở vật chất phục
vụ cho ngành du lịch vẫn còn rất thấp Nó thể hiện như sau:
2.2.3.1 Giao thông vận tải
Về giao thông vận tải hiện nay của Đà Lạt chủ yếu vẫn là các tuyến đường bộ Hiện nay hệ thống đường bộ của Đà Lạt tương đối dày và phân bố khá đều khắp thành phố, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân
Hệ thống giao thông đối ngoại:
+ Quốc lộ 20: chiều rộng lộ giới 27 m, loại đường đôi
+ Quốc lộ 27: dự kiến nắn tuyến lên phía Bắc thị trấn khi mở rộng Sân bay Liên Khương + Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt: dự kiến đi qua phía Tây thị trấn Liên Nghĩa nối liền đường cao tốc Liên Khương – Prenn
+ Giao thông hàng không: cải tạo và nâng cấp Sân bay Liên Khương để đáp ứng yêu cầu sử dụng cho các tuyến bay quốc nội và quốc tế
+ Hệ thung bến bãi:
* Bến xe khách: bố trí tại ngã tư đường Trần Hưng Đạo và Quốc lộ 20
* Bến xe tải và trạm sửa chữa duy tu bảo dưỡng xe ô tô: bố trí tại ngã tư đường Hoàng Văn Thụ và đường Quang Trung nối dài
Hệ thống giao thông đường nội thị:
Trang 37+ Đường vành đai phía Tây thị trấn: đường đôi có lộ giới 38 m
+ Đường quốc lộ 20 cũ (đường Thống Nhất, đường Nguyễn Trãi): có lộ giới rộng 20 m + Đường đôi vào chợ và đường Đông Tây nối thị trấn với tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt:
là hai trục chính của đô thị, đường đôi có lộ giới 32m
+ Đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung và các trục chính trong các khu vực xây dựng mới có lộ giới 24 m
+ Đường chính khu vực:có lộ giới rộng 21 m và 11 m
Các tổ chức lữ hành – vận chuyển: có 18 đơn vị (trong đó có 2 đơn vị lữ hành quốc tế) Các đơn vị này có năng lực hạn chế, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là
vào những mùa cao điểm
Sân bay Liên Khương:Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160 ha Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.Cảng hàng không Liên Khương có một đường hạ cất cánh dài 2.350 m, rộng 37 m; Một đường lăn dài 94 m, rộng 19 m; Sân đậu máy bay có diện tích 23.100 m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70; Sân đậu ôtô có diện tích 1.478 m2 Nhà ga hành khách có diện tích 1.000 m2 Trang thiết bị phục vụ mặt đất có
xe nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa Ngày 2/9/2003 khởi công
dự án “Cải tạo mở rộng, nâng cấp đường HCC, đường lăn, sân đỗ máy bay - cảng hàng không Liên Khương” do Cụm cảng hàng không miền Nam làm chủ đầu tư, quy mô sau khi hoàn thành đảm bảo khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như A320, A321 và tương đương, cảng hàng
không đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2 Xác định rõ Cảng hàng không Liên Khương có
vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, chính trị của Lâm Đồng cũng như của cả khu vực Phía Nam Tây Nguyên nên Cục hàng không Việt Nam, Cụm cảng hàng không miền Nam đã triển khai đầu tư Dự án xây dựng mới đường hạ cất cánh dài 3.250 m, rộng 45 m, cải tạo đường hạ cất cánh hiện hữu thành đường lăn, sân đậu máy bay có sức chứa 6-8 máy bay loại tầm trung để phục vụ các loại máy bay B.767, A.320, A.321 Đến nay một phần công trình đã được đưa vào khai thác trong quý 3
năm 2006 Để đồng bộ cơ sở hạ tầng cảng hàng không Liên Khương, hiện nay Cụm cảng hàng không
miền Nam cũng đang khẩn trương triển khai Dự án xây dựng nhà ga hành khách mới tại đây dự kiến được bố trí thành 2 cao trình tách biệt, phục vụ cả hành khách quốc tế và quốc nội Ga quốc tế và quốc nội nằm về 2 cánh của nhà ga, có tổng diện tích là 12.330 m2 để đảm bảo đến năm 2025, Cảng hàng không Liên Khương đáp ứng phục vụ công suất 2.500.000 hành khách/năm Gần đây nhất cụm cảng hàng không sân bay miền Nam đã công bố quyết định của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt qui hoạch
Trang 38tổng thể cảng hàng không sân bay Liên Khương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 Theo đó,
sân bay Liên Khương sẽ được đầu tư để đạt đến cấp 4D theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế với chức năng là cảng hàng không dân dụng cùng quân sự Đến năm 2015, sân bay Liên
Khương sẽ đón máy bay tầm trung như A 320, A 321, ATR72, Fokker 70 ; và tại giờ cao điểm có thể tiếp nhận đến bốn máy bay với 800 hành khách; và đến năm 2025 là bảy máy bay với 1.300 hành
khách
2.2.3.2 Vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: hơn 680 cơ sở Trong số này chỉ có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn
từ 1 đến 5 sao Các cơ sở lưu còn lại phát triển một cách tự phát, có quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu các điều kiện cơ bản để kinh doanh lưu trú Khả năng sức chứa khách du lịch đến thời điểm này là trên 40.000 khách/ngày - đêm và theo kế hoạch thì hết năm 2008 sẽ có khoảng 850 cơ sở lưu trú với sức chứa xấp xỉ 450.000 khách/ngày - đêm Sắp tới thành phố chắc chắn sẽ không còn hiện tượng không có phòng nhưng chất lượng dịch vụ ở các khách sạn từ đạt chuẩn đến 1 sao (chiếm khoảng 80% cơ sở lưu trú) thì lại có vấn đề Hầu hết khách du lịch chỉ tập trung vào những dịp lễ tết nên khách du lịch đến Đà Lạt tập trung theo mùa, không rải rác cả năm Chính vì lẽ đó chất lượng của các cơ sở lưu trú (từ nhà nghỉ đến khách sạn 1 sao) rất kém Tiện nghi không đủ, chất lượng phòng xấu Do đó cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp, việc cấp phép cho các cơ sở lưu trú không đạt chuẩn cần phải ngừng lại Nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện tại
Các khu tham quan, điểm du lịch: Có 66 khu tham quan, điểm du lịch Nhìn chung hệ thống này vẫn chưa đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách
Công tác xây dựng chưa được tiến hành một cách đồng bộ Hiện nay, có một vấn đề đối với di lịch Thành phố Đà Lạt đó là sự xuống cấp của các điểm du lịch, nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác du lịch Mắc dù hầu hết các điểm du lịch đều có sự thay đổi hiện đại hơn so với trước kia, nhưng chính hiện đại hơn lại khiến cho các điểm này mắc phải những lỗi không chấp nhận được đó là đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ yếu kém, thiếu năng lực chuyên môn Kết hợp thêm với ý thức của khách du lịch chưa thật cao Chính lý do đó đã làm cho các điểm du lịch tại thành phố đang có chiều hướng xấu đi Đó là hiện trạng hầu như gần hết đối với các điểm Chỉ có một số điểm được đánh giá tốt, cả trong công tác qui hoạch, quản lý, ví dụ như Thác Đatanla, Hồ Đa Thiện, Thung lũng tình yêu, Thác Pren Tại các điểm này cả công tác quản lý và công tác qui hoạch, cách thức làm việc của nhân viên phục vụ,… được đánh giá rất tốt Đó cũng là tiêu chí đòi hỏi các điểm du lịch khác phải noi theo
Thông tin liên lạc:
Mạng lưới thông tin liên lạc của Thành phố Đà Lạt phát triển nhanh và hiện đại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Đến nay hệ thống các bưu điện, bưu cục phủ kín cơ bản các địa bàn toàn thành phố, phục
vụ kịp thời nhu cầu thông tin trong và ngoài nước của nhân dân Trong đó có 2 bưu điện lớn của toàn
Trang 39tỉnh Lâm Đồng đặt tại Thành phố Đà Lạt đó là Bưu điện trung tâm: Địa chỉ: Số 16 Trần Phú và Bưu điện Thành phố Đà Lạt: Số 60 Phù Đổng Thiên Vương
Bảng 2.1 Số bưu cục ở Thành phố Đà Lạt phân theo cấp độ
Đơn vị: cái
Năm Số bưu cục
trung tâm
Số bưu cục quận huyện
Số bưu cục khu vực
(Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007)
Bảng 2.2 Số điện thoại của Tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Đà Lạt
Đà Lạt là rất nhanh từ bưu cục cho đến cả thuê bao cố định lẫn thuê bao di động Thông tin liên lạc đã
có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, hệ thống thông tin đã gần như đến từng xã, đảm bảo cho nhu cầu thông tin cho người dân địa phương cũng như cho khách du lịch Đó cũng là hệ quả tất yếu mà một phần là do du lịch đem lại Nhất là đối với một thành phố Đà Lạt – Thành phố du lịch
2.2.4 Các dự án đầu tư
Có rất nhiều dự án đầu tư có triển vọng nhằm phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt, đáng chú ý hiện nay có những dự án sau:
Trang 40Dự án 1: Khu du lịch tổng hợp Hồ Tuyền Lâm: Chủ đầu tư là Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng Đầu tư xây dựng từ năm 1998 được Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam lập và được các cơ quan hữu quan góp ý thông qua
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí,
Địa điểm thực hiện: Hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt; Tổng diện tích: 1.443 ha
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm:
+ Hệ thống giao thông đối ngoại: đường từ đèo Prenn (quốc lộ 20 – TP Hồ Chí Minh) rẽ trái 2
km là đến hồ; đường Dinh 3 xuống hồ dài 6 km – cấp IV đến khu vực thác Bảo Đại thuộc khu du lịch
hồ Tuyền Lâm
+ Hệ thống giao thông đối nội: đường vòng quanh hồ dài 66 km; đường đi bộ trong khu du lịch dài 26 km; hệ thống cáp treo dài 2,3 km; du thuyền trên mặt hồ
+ Hệ thống điện dự kiến xây dựng 5 trạm hạ thế 1.200KVA
- Hệ thống nước: nguồn nước sạch Thành phố công suất 900 - 1.260 m3/ngày đêm
- Khu vực phủ sóng điện thoại di động và điện thoại cố định
Quy mô/sản phẩm dự án: Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí gồm:
- Khu trung tâm dịch vụ công cộng (khu đón tiếp, khu thể thao, vui chơi giải trí, khu cắm trại, khu nhà nghỉ, khách sạn (300 - 400 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 - 4 sao), khu câu cá, khu cây xanh
và nuôi thú, khu tham quan thiên nhiên hoang dã, du lịch trên mặt nước,
- Dự báo lượng khách đến khu du lịch: (từ năm 2005 - 2010)
+ Khách tham quan: 430.000 - 500.000 khách/năm
+ Khách lưu trú: 48.000 - 160.000 khách/năm
Hình thức đầu tư: Liên doanh, liên kết hoặc 100% vốn nước ngoài
Tổng vốn đầu tư dự kiến: 100.000.000USD
Dự án 2: Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hồ Xuân Hương: Chủ đầu tư là Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng Đầu tư xây dựng từ năm 1998 được Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam
lập và được các cơ quan hữu quan góp ý thông qua
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao trên mặt nước
Địa điểm thực hiện: Trung tâm thành phố Đà Lạt, tổng diện tích: 40 ha Trong đó: khu vui chơi giải trí: 10 ha
- Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi: đường giao thông cấp IV miền núi vòng quanh hồ dài 8 km
- Hệ thống điện: đang sử dụng hệ thống điện lưới chung của Thành phố
- Cấp nước: đang sử dụng hệ thống nước sạch của Thành phố