Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Phạm Việt Hưng
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐÀO NGỌC CẢNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả , với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình xin được gửi lời cảm ơn đến TS Đào Ngọc Cảnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô trong khoa Địa lí trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan: Cục thống kê tỉnh Cà Mau, sở Ngoại vụ - Du lịch tỉnh Cà Mau và các khu
du lịch trong tỉnh đã giúp tác giả trong suốt quá trình thu thập số liệu, tư liệu, các thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu
Cuối cùng, tác giả xin gủi lời cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Cà Mau, Ngày tháng năm 2008
Tác giả
Phạm Việt Hưng
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ, hình ảnh
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Khái niệm “Du lịch sinh thái” 14
1.2 Đặc trưng và nguyên tắc hoạt động cơ bản của DLST 17
1.2.1 Các đặc trưng của DLST 17
1.2.2 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của DLST 19
1.3 Tài nguyên DLST 22
1.3.1 Khái niệm tài nguyên DLST 22
1.3.2 Đặc điểm tài nguyên DLST 23
1.3.3 Phân loại tài nguyên DLST 26
Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST TỈNH CÀ MAU 2.1 Khái quát về tỉnh Cà Mau 29
2.1.1.Vị trí địa lý 29
2.1.2 Các đơn vị hành chính .30
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên 30
2.1.4 Đặc điểm kinh tế – xã hội 32
2.2 Tài nguyên DLST tỉnh Cà Mau 34
2.2.1.Tài nguyên DLST tự nhiên 34
2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn 46
Trang 52.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến DLST tỉnh Cà Mau 48
2.3.1 Kết cấu hạ tầng 48
2.3.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật 52
2.3.3 Nguồn lao động du lịch của tỉnh Cà Mau 56
2.4 Đánh giá chung về tiềm năng DLST Cà Mau 57
Chương 3: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH CÀ MAU 3.1 Hiện trạng phát triển DLST tỉnh Cà Mau 59
3.1.1 Khái quát về du lịch tỉnh Cà Mau 59
3.1.2 Hiện trạng khách du lịch tỉnh Cà Mau 59
3.1.3 Hiện trạng hoạt động của các khu du lịch tỉnh Cà Mau 64
3.1.4 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLST tỉnh Cà Mau 70
3.2 Định hướng phát triển DLST tỉnh Cà Mau 72
3.2.1 Cơ sở để xây dựng định hướng phát triển DLST ở Cà Mau 72
3.2.2 Định hướng phát triển DLST tỉnh Cà Mau 77
3.2.3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển DLST tỉnh Cà Mau 91
3.2.4 Ý kiến đề xuất 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 97
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST : Du lịch sinh thái
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu long
KDL : Khu du lịch
IUCN : (International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources): Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
ESCAP : (Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific): Ủy ban Kinh tế –xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
VQG : Vườn quốc gia
WTO : (World Trade Organization): Tổ chức du lich thế giới WWF : ( World Wide Fund For Nature ): Quỹ Quốc tế Bảo vệ
Thiên nhiên
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 : Diện tích dân số tỉnh Cà Mau năm 2005 30
Bảng 2.2 : Danh sách cơ sở lưu trú tỉnh Cà Mau 54
Bảng 2.3 : Lực lượng lao động trong ngành du lịch
Cà Mau thời kì 1997 – 2007 57
Bảng 3.1 : Số lượng khách đến Cà Mau 60
Bảng 3.2 : Doanh thu du lịch Cà Mau 63
Bảng 3.3 : Đặc điểm và du khách tại một số khu du lịch tỉnh Cà
Mau năm 2007 .65 Bảng 3.4 : Định hướng thị trường khách nội địa 89
Bảng 3.5 : Chiến lược thị trường du lịch Cà Mau 90
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tổng lượng khách du lịch tỉnh Cà Mau thời kì
2002 – 2007 60 Biểu đồ 3.2: Khách du lịch quốc tế và nội địa tỉnh Cà Mau thời kì
2002 – 2007 61
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1 : .Hành chính tỉnh Cà Mau
Bản đồ 2.2 : Hiện trạng tài nguyên DLST tỉnh Cà Mau
Bản đồ 3.2 : Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Cà Mau
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 : Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 35
Hình 2.2 : Vườn quốc gia U Minh Hạ 37
Hình 2.3 : Đầm Thị Tường 39
Hình 2.4 : Cồn Ông Trang 40
Hình 2.5 : Khu đa dạng sinh học – Lâm ngư trường 184 41
Hình 2.6 : Đảo Hòn Khoai 42
Hình 2.7 : Ngọn Hải Đăng 43
Hình 2.8 : Hòn Đá Bạc 44
Hình 2.9 : Bãi Khai Long 45
Hình 2.10 : Sân chim Tư Na – Năm Căn 46
Hình 2.11 : Sân chim Công viên Văn hóa Cà Mau 46
Hình 2.12 : Đua ghe Ngo 47
Hình 2.13 : Lễ hội Nghinh Ông 60
Hình 2.14 : Chợ nổi Cà Mau 61
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch hiện nay đã trở thành một hoạt động phổ biến của nhân loại, một nhu cầu của đại đa số quần chúng và là một trong năm ngành kinh tế lớn nhất hành tinh, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội Du lịch góp phần tạo nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí… Trong những thập niên gần đây, đi đôi với quá trình phát triển kinh tế là sự biến đổi môi trường sống, nhu cầu du lịch đã thay đổi theo hướng trở về với thiên nhiên, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình DLST trên toàn thế giới
Ở Việt Nam, với xu thế hội nhập, hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thuơng mại thế giới (WTO) thì
cơ hội hợp tác và phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển du lịch, đặc biệt là DLST nói riêng được nâng lên một tầm cao mới
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của DLST của đất nước, DLST Cà Mau cũng có những bước chuyển mình Với hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm; hệ thống biển – đảo; sân chim; lễ hội truyền thống… đã làm cho DLST Cà Mau mang một sắc màu riêng
Tuy nhiên, DLST Cà Mau trong thời gian vừa qua vẫn chưa được khai thác đúng tiềm năng, chưa thực sự trở thành thế mạnh chủ lực của
du lịch Cà Mau Đứng trước thực trạng trên tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu phát triển DLST tỉnh Cà Mau” làm luận văn tốt nghiệp
Trang 102 Mục tiêu nhiệm vụ và giới hạn đềø tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này nhằm tập trung nghiên cứu phát triển DLST Cà Mau, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tỉnh Cà Mau Trên cơ sở đó xây dựng một số định hướng phát triển DLST Cà Mau trong tương lai
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận về DLST làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài
- Đánh giá tiềm năng DLST của tỉnh Cà Mau
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái Cà Mau
- Đề xuất các định hướng phát triển DLST Cà Mau nhằm phát huy các tiềm năng của tỉnh Cà Mau
2.3.Giới hạn của đề tài
Về nội dung: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển DLST của tỉnh Cà Mau Đồng thời đề tài có nghiên cứu mối liên hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác
Về lãnh thổ: Đề tài được nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ngoài ra đề tài có tìm hiểu mối quan hệ với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt các tỉnh tiếp giáp với Cà Mau
3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, nền văn minh công nghiệp mở rộng trên toàn cầu, môi trường sống thay đổi… thì nhu cầu về du lịch cũng đã thay đổi Con người muốn được về với thiên nhiên hoang dã, các khu bảo tồn thiên nhiên,các làng văn
Trang 11hoá dân tộc… Từ đó DLST đã hình thành tạo cơ sở cho các công trình nghiên cứu về DLST
3.1 Trên thế giới: Các chương trình nghiên cứu về DLST đã trở
nên rất phổ biến trong thời gian gần đây Công trình nghiên cứu loại hình du lich sinh thái của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc(1979), Hội du lịch sinh thái (1992), Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO 1994) Đặc biệt năm 2002 là năm du lịch sinh thái quốc tế với Hội nghị thượng đỉnh thế giới về DLST được tổ chức tại thành phố Quebec của Canada Hội nghị này là sáng kiến của WTO và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận phát triển DLST của Wright(1993) Glaser(1996), Holden(1999) Những đềø tài nghiên cứu về DLST nói trên là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, khai thác, quản lí và định hướng phát triển DLST
3.2 Ở Việât Nam: DLST là một khái niệm còn mới mẻ nhưng
cũng đã được chú ý Trong những năm gần đây khách du lịch quốc tế thường nhắm đến các nước nhiệt đới với mục đích về với tự nhiên Năm
1995 Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã thực hiện đề tài “ Hiện trạng và những định hướng cho công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu long” Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng ĐBSCL như: du lịch sông nước, tham quan miệt vườn, vui chơi giải trí và du lịch vùng biển… Năm 1998, công trình nghiên cứu của PGS-TS Phan Huy Xu và Ths Trần Văn Thành: “ Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác DLST vùng ĐBSCL” đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc
Trang 12thiết kế các tuyến điểm và cụm DLST ở Đồng Tháp Mười trên cơ sở xây dựng các sản phẩm sinh thái đặc sắc, đa dạng Năm 2002, PGS – TS Phạm Trung Lương với công trình nghiên cứu: “ DLST những vấn đề về
lí luận và thực tiển phát triển ở Việt Nam” đã đề cập đến những vấn đề về lí luận về DLST cũng như đánh giá tiềm năng phát triển DLST của Việt Nam Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đến DLST ở những mức độ khác nhau
3.3 Ở Cà Mau: Hoạt động du lịch đã được quan tâm với các dự
án cụ thể như Dự án quy hoạch khu du lịch Đất Mũi, khu du lịch Năm Căn của Sở Ngoại vụ Du lịch tỉnh Cà Mau Trong dự án quy hoạch khu
du lịch Đất Mũi, Sở đã lập dự án phát triển Làng du lịch với quy mô
150 ha được Công ty Tư vấn Thiết kế Cà Mau triển khai thực hiện Riêng dự án thành lập khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau nằm trong dự án “ Bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam” với mục tiêu bảo vệ rừng ngập mặn… Nhìn chung, Cà Mau mới dừng lại ở góc độ xây dựng các dự án để phát triển du lịch nói chung, chưa có những đề tài nào được công bố về nghiên cứu phát triển DLST Tuy nhiên những vấn đề về du lịch Cà Mau được nghiên cứu đã tạo cơ sở khoa học về lí luận và thực tiễn cho đề tài này
4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm rất quan trọng nhằm nghiên cứu một cách tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến DLST Cà Mau, nghiên cứu mối quan hệ tác động của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, các
Trang 13nhân tố kinh tế xã hội và sự biến động của chúng đối với DLST ở Cà Mau Từ đó có thể đưa ra những định hướng và những giải pháp để phát
triển DLST Cà Mau
4.1.2 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Đây là quan điểm xem xét phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trong quá khứ, thực trạng phát triển hiện tại và đề ra những định hướng phát triển trong tương lai
4.1.3 Quan điểm sinh thái
DLST bản chất là dựa trên môi trường tự nhiên Trong quá trình nghiên cứu chúng ta phải hết sức chú ý đến mối tương tác giữa hoạt động của du lịch và môi trường sinh thái Phải xem xét một cách toàn diện tác động của môi trường đến hoạt động DLST và ảnh hưởng của hoạt độïng du lịch đến môi trường sinh thái Dự báo được những nguy
cơ, tác hại hoạt động du lịch có thể gây ra cho môi trường để từ đó có những biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo cho hoạt động du lịch Cà Mau phát triển
4.1.4 Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững thường được đánh giá ngang bằng với DLST Song ở đây trong quá trình nghiên cứu ta phải xem du lịch bền vững còn có ý nghĩa rộng hơn cả việc bảo vệ môi trường thiên nhiên đó là ta phải xem xét một cách hợp lí nhất thoả đáng nhất các yếu tố về con người, cộng đồng dân cư, văn hoá, phong tục tập quán, lối sống…đảm bảo du lịch phát triển cả trong hiện tại và tương lai
4.2 Các phương pháp nghiên cứu
Trang 14Đề tài đã được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp mang tính đặc trưng và truyền thống của ngành địa lí Qua khảo sát trực tiếp, phỏng vấn, quan sát, điều tra… để thu thập nguồn tư liệu về DLST Cà Mau
4.2.2 Phương pháp thống kê – biểu đồ
Phương pháp thống kê:Khi thu thập tài liệu liên quan đến du lịch nói chung, DLST của tỉnh Cà Mau, nguồn tư liệu rất đa dạng và phong phú nên đây là phương pháp giúp tôi lựa chọn, xử lý thiết lập thành hệ thống để phục vụ cho việc nghiên cứu Nguồn thông tin, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn tư liệu: cơ quan thống kê, sách báo, tạp chí, các bài viết, mạng Internet, để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho việc thực hiện đề tài
Phương pháp biểu đồ: Từ nguồn số liệu thống kê tôi đã xây dựng thành các biểu đồ Đây là phương pháp thể hiện các con số một cách trực quan, sinh động, dễ thấy vấn đề hơn
4.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của du khách, nắm bắt được sở thích thị hiếu của du khách qua hình thức phỏng vấn hoặc phiếu điều tra
Phương pháp này giúp ta nắm bắt được thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, nắm được tâm tư nguyện vọng của người làm công tác phục vụ và điều hành trong ngành du lịch
4.2.4 Phương pháp bản đồ
Trang 15Phản ánh những đặc điểm không gian, sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển và tổ chức hoạt động du lịch trong tương lai
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về DLST
Chương 2 : Tiềm năng phát triển DLST của tỉnh Cà Mau
Chương 3 : Hiện trạng, định hướng phát triển DLST tỉnh Cà Mau
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Khái niệm “Du lịch sinh thái”
Trong những thập niên gần đây khái niệm “Du lịch sinh thái” (Ecotourism) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm mới, rộng được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau
Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc Song nhìn ở góc độ rộng hơn, tổng quát hơn thì DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên Theo tác giả Pham Trung Lương, DLST có thể gọi
với nhiều tên gọi khác nhau: [6,tr.5-6 ]
- Du lịch thiên nhiên (Nature tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature Based tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Partienlar tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cotage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về DLST
Theo Wood(1991): “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối
Trang 17hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ về bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”
Theo Allen(1993): “DLST được phân biệt với loại hình du lịch tự
nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và trú trọng đến những đóng góp tài chính của việc bảo tồn thiên nhiên”
Ngoài một số tác giả, nhiều quốc gia đã định nghĩa về DLST:
Theo quốc gia Nêpal:“DLST là loại hình du lịch đề cao sự tham
gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”
Theo quốc gia Malaysia:“DLST là hoạt động du lịch và thăm
viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hoá kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của
du khách không lớn, và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”
Trang 18Theo quốc gia Australia:“DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên có
liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền vững về mặt sinh thái”
Theo Hiệp hội DLST quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất, và đểå có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển du lịch sinh thái, tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về (xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam) từ ngày 07 đến ngày 09/09/1999 Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định
nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó: “DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo vệ và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng DLST có những nét nổi bậc như sau:
- Phát triển dựa vào tính hấp dẫn của thiên nhiên và giá trị của văn hoá bản địa
Trang 19- Được quản lí bền vững về mặt môi trường sinh thái
- Có giáo dục về bảo vệ môi trường
- Tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham dự một cách
tích cực có lợi về xã hội và kinh tế để bảo tồn và phát triên cộng đồng
Khái niệm DLST có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
DU LỊCH DU LỊCH HỖ TRỢ THIÊN NHIÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG
DU LỊCH DU LỊCH
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC QUẢN LÍ BỀN
VỮNG
Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái [6,tr.8]
1.2 Đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST
1.2.1 Các đặc trưng của DLST
Theo Phạm Trung Lương [6,tr.17-19],DLST có những đặc trưng
sau:
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm
cả đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
Trang 20- Tính đa ngành: tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo, ) Thu nhập xã hội từ
du lịch cũng mang lại nguồn dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá )
- Tính đa thành phần: biển hiện ở tính đa dạng trong thành khác
du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động
du lịch
- Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử – văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội
- Tính liên vùng: biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa, (theo tính chất khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch)
- Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền
- Tính xã hội hoá: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch
Trang 21Bên cạnh những đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST giúp con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, và DLST được coi là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt
ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng Quan trọng hơn tăng nguồn thu nhập thật cao cho cộng đồng để du lịch phát triển bền vững
1.2.2.Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Trang 22Hoạt động DLST cần tuân theo những nguyên tắc sau:
1.2.2.1 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa Với những hiểu biết đó, thái độ ứng xử của
du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực
1.2.2.2 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Đối với loại hình DLST, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nguyên tắc cơ bản, cần tuân thủ, bời vì:
- Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái là mục tiêu hoạt động của DLST
- Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình như: sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với việc đi xuống của hoạt động sinh thái
Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái
Trang 231.2.2.3 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự căn bằng sinh thái vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệu sinh thái đó Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST
Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộâng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST
1.2.2.4 Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương
Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương như: đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách… Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ
Trang 24thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thật sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa nơi diễn ra các hoạt động DLST
1.3 Tài nguyên du lịch sinh thái
1.3.1 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và cho sự phát triển của mình
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên gắn với các yếu tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích
cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yêu tố cơ bản để hình thành các điểm du lich, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”(
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam - 1999)
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá là công trình lao động đầy sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu
Trang 25tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lich, đô thị
du lịch” ( Theo luật du lịch Việt Nam – 2005)
Dựa vào các đặc trưng và nguyên tắc hoạt động của DLST tài nguyên DLST theo Phạm Trung Lương [6,tr.36]
“Tài nguyên DLST là một bộ phận của tài nguyên du lịch bao gồm
các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó”
1.3.2 Đặc điểm tài du lịch sinh thái
1.3.2.1 Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn
Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành từ tự nhiên, mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú, vì thế tài nguyên DLST cũng có những đặc điểm này Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật đặc hữu quý hiếm, thậm chí có những loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được xem là những tài nguyên du lịch đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
1.3.2.2 Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động
So với nhiều dạng tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm đối với các tác động của con người Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái
Trang 26đó và kết quả là tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau
Trang 271.3.2.3 Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau
Trong các tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác được hầu như quanh năm, song cũng có loại việc khai thác phụ thuộc ít nhiều vào thời vụ Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản các loại sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm
Như vậy để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, các nhà quản
lí, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa của các loại tài nguyên để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp
1.3.2.4 Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chổ để tạo ra các sản phẩm du lịch
Một đặc điểm có tính đặc trưng của tài nguyên DLST là chúng thường nằm xa các khu dân cư bởi chúng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, biến đổi, thậm chí không còn nữa do tác động trực tiếp của người dân như săn bắn, chặt cây… nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của mình Điều này giải thích tại sao phần lớn tài nguyên DLST lại nằm trong phạm vi các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên – nơi có sự quản lí chặt chẽ
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác để chế biến tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến nơi tiêu thụ, tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên DLST nói riêng thường được khai thác tại chổđể tạo ra các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những môi trường giống như môi trường tự nhiên với các vườn thực vật, công viên để du khách tham quan nhưng đây chưa phải là sản phẩm của
Trang 28DLST đích thực, thường chúng được tạo ra trong các khu đô thị, các thành phố lớn, nhằm phục vụ cho số người dân ít có điều kiện về với các khu tự nhiên
Do những đặc điểm trên nên để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông tiếp cận với những vùng giàu tài nguyên
1.3.2.5.Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
Phần lớn các tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST được xếp vào nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo, sử dung lâu dài Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều tài nguyên DLST đặc sắc như các loài sinh vật quý hiếm hoàn toàn có thể mất đi do tự nhiên hoặc do tác động của con người Vấn đề đặt ra là cần phải nắm được quy luật của tự nhiên lường trước được những tác động của con người đối với tự nhiên nói chung tài nguyên DLST nói riêng để có những định hướng, giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu quả; không ngừng bảo vệ tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này
Đây là yêu cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững Chỉ có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảo cho nguồn tài nguyên du lịch trong đó có tài nguyên DLST ít bị tổn hại, nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà còn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng trong tương lai
Trang 291.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái
Theo Phạm Trung Lương [6,tr.43-46] tài nguyên DLST có thể phân loại như sau:
1.3.3.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến
+ Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi
+ Hệ sinh thái xavan nội chí tuyến gió mùa khô
+ Hệ sinh thái rừng khô hạn
- Hệ sinh thái núi cao
- Hệ sinh thái đất ngập nước
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
+ Hệ sinh thái đầm lầy nội địa
+ Hệ sinh thái sông, hồ
+ Hệ sinh thái đầm phá
- Hệ sinh thái san hô, cỏ biển
- Hệ sinh thái vùng cát ven biển
- Hệ sinh thái biển đảo
- Hệ sinh thái nông nghiệp
1.3.3.2 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù
* Miệt vườn
Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Ở ĐBSCL, miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh… Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây có sự
Trang 30pha trộn giữa tính cách của người nông dân và tiểu thương Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng được gọi là “ văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc
* Sân chim
Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến hàng trăm ha, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu , quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy các sân chim cũng được xem là một dạng tài nguyên của DLST
* Cảnh quan tự nhiên
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch
1.3.3.3 Văn hoá bản địa
Các giá trị văn hoá bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm:
+ Kiến thức canh tác khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng
+ Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống
+ Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết , đặc điểm tự nhiên của khu vực
+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng
Trang 31+ Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng
Tuy nhiên, tài nguyên DLST còn có thể được phân loại một cách đơn giản như sau:
- Tài nguyên DLST tự nhiên: bao gồm tất cả các yếu tố thuộc về tự nhiên phuvj vụ cho các hoạt động DLST
- Tài nguyên DLST nhân văn: bao gồm các giá trị văn hoá bản địa
Trang 32Chương 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST TỈNH CÀ MAU
2.1 Khái quát về tỉnh Cà Mau
Trước năm 1975, tỉnh Ca Mau có tên gọi là tỉnh An Xuyên Sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 (ngày 6/11/1996) đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và việc tách tỉnh được thực hiện từ ngày 01/01/1997
2.1.1 Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Vịêt Nam có toạ độ địa lý trong khoảng từ 8033’ đến 9034’ vĩ độ Bắc và 104032’ đến 105024’ kinh độ Đông Tỉnh Cà Mau có ba mặt giáp biển: phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp vịnh Thái Lan Phía Bắc của Cà Mau giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang
Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, điểm cuối của quốc lộ 1A và hệ thống giao thông thủy phát triển mạnh, Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế với các vùng trong cảû nước và các nước trong khu vực Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của “Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”(GMS), với trục giao thông xương sống từ Hà Tiên (Cửa khẩu Xà Xía) – Quốc lộ 63 – Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi trong đó khu vực Mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến giao thông này Từ đó mở ra cho Cà
Trang 33Mau những khả năng phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, trong đó khả năng mở rộng và kết nối khai thác du lịch là rất lớn
Trang 342.1.2 Các đơn vị hành chính
Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên là 5.210km2, chiếm 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 1,58% diện tích cả nước Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính Trong đó thành phố Cà Mau là thành phố loại 3, trung tâm hành chính, kinh tế , văn hoá của cả tỉnh
Bảng2.1: Diện tích, dân số tỉnh Cà Mau năm 2005
Số
TT Tên đơn vị hành chính
Diện tích (km2)
Dân số (người)
4 Huyện Trần Văn Thời 700 191.718
Tổng 5.211 1.201.110
Nguồn: UBND tỉnh Cà Mau
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên
2.1.3.1 Địa hình
Cà Mau là vùng có địa hình thấp và khá bằng phẳng, độ cao trung bình chỉ từ 0,5 đến 1,5 so với mặt biển Nhìn chung diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, trong đó vùng đất có diện tích khá lớn thường xuyên bị ngập nước
Trang 35Toàn tỉnh có 254km đường bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước Trong đó có 107km bờ biển Đông và 147km bờ biển Tây (vịnh Thái Lan) Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối và đảo Đá Bạc… có vị trí chiến lược quan trọng Các đảo này không những có vai trò cầu nối để khai thác kinh tế biển mà còn là tiềm năng vô giá trong khai thác và phát triển DLST cho Cà Mau
2.1.3.2 Khí hậu
Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,50C, ở mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long Biên độ dao động nhiệt năm khoảng hơn 20C
Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và tập trung chủ yếu vào thời gian mùa mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm) Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 ngày mưa/năm Cà Mau nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng có giông hoặc lốc xoáy
Qua đó có thể thấy Cà Mau có một nền khí hậu ổn định rất thuận lợi trong quá trình khai thác du lịch Tuy nhiên, sự phân hóa mùa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch, đặc biệt các khu DLST vào mùa mưa
Trang 362.1.3.3 Sinh vật
Với diện tích 71.000km2 vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh quản lý cùng hơn 100.000 ha rừng nơi có đa dạng sinh học cao
Rừng Cà Mau chủ yếu là loại rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt ở nước ta hiện nay Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích lớn (khoảng 35ha) rừng tràm phát triển trên đất phèn thuộc địa phận các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các loài rừng tự nhiên, không chỉ có giá trị cao về kinh tế , phòng hộ, bảo vệ môi trường mà còn là tiềm năng vô giá đặc trưng để phát triển DLST cho vùng đất Cà Mau
2.1.4 Đặc điểm kinh tế – xã hội
2.1.4.1 Dân cư - nguồn lao động
Năm 2005 dân số tỉnh Cà Mau có hơn 1.200.000 người Mật độ dân số trung bình 230 người/km2 Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số
Tỉnh Cà Mau có hơn 20 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc khác Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền
Trang 37kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi
Đây là nguồn lực quan trọng trong quá trình khai thác tiềm năng
du lịch Cà Mau Ưu thế của nguồn lao động Cà Mau thể hiện qua lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không ngừng tăng, số lao động giản đơn ngày càng giảm Đặc biệt lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh tăng nhanh đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của Cà Mau
2.1.4.2 Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cà Mau cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước Năm 2006 tăng 11,9% đạt 12.664 tỷ đồng.Thu nhập bình quân đầu người 10,240 triệu đồng/ năm, mức sống người dân không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm đến cuối năm 2006 chỉ khoảng 15 %
Các hoạt động kinh tế chủ lực của Cà Mau bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản lượng thủy sản: 277.500 tấn đạt 580 triệu USD; ngành trồng lúa, sản lượng lúa năm 2006 đạt 390.000 tấn Đăc biệt trong công nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản phát triển rất mạnh, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hiện đại như Minh Phú, Phú Cường… và cùng với nhà máy Khí – Điện – Đạm Cà Mau 1 và Cà Mau 2 góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Cà Mau trong những năm gần đây kinh tế luôn tăng trưởng ở mức cao, chất lượng cuộc sống người dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch tăng nhanh và đặc biệt cơ sở hạ tầng ngày
Trang 38càng hoàn thiện là tiền đề quan trọng thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế và phát triểân du lịch
2.1.4.3 Giáo dục – Y tế
Ngành giáo dục đào tạo của tỉnh Cà Mau những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể Số lượng học sinh các ngành học, cấp học đều tăng, nhất là bậc trung học và loại hình giáo dục thường xuyên Sự phát triển giáo dục tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hố và chuyên mơn cho đội ngũ lao động tỉnh Cà Mau, trong đố cĩ lao động trong ngành du lịch
Hệ thống y tế của tỉnh cũng có nhiều tiến bo Hiện nay, Cà Mau có 9 bệnh viện, 17 phòng khám đa khoa khu vực Công tác truyền thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thực hiện khá tốt Tỉnh đã trang bị thêm một số thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế xã Đây cũng là yếu tố tác động tích cực đến hoạt động du lịch, góp phần làm an tâm và phục vụ du khách khi đến du lịch tại Cà Mau
2.2 Tài nguyên DLST tỉnh Cà Mau
Cà Mau rất giàu về tài nguyên rừng và biển, là vùng đất có nguồn tài nguyên DLST tự nhiên đa dạng và đặc sắc Cùng với các lễ hội, các sinh hoạt văn hoá, ẩm thực của người dân Cà Mau đã thể hiện tiềm năng DLST nhân văn
2.2.1 Tài nguyên DLST tự nhiên
Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học và đa dạng sinh thái cao Song có giá trị nhất đối với hoạt động DLST là các hệ sinh thái đất ngập nước và các sân chim ở đây Các hệ sinh thái đất ngập mặn đáng kể nhất tập trung trong VQG Đất Mũi; đầm
Trang 39lầy nội địa như rừng tràm U Minh hạ, các sân chim Công viên văn hóa Cà Mau, Năm Căn, Đầm Dơi …
2.2.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn – rừng tràm
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có diện tích 450.000 ha, đứng thứ 2 trên thế giới sau diện tích rừng ngập mặn của sông Amazôn
ở Nam Mỹ Ở Nam bộ là khu vực có hệ sinh thái ngập mặn điển hình nhất với diện tích trên 300.000 ha trong đó chỉ riêng Cà Mau chiếm ½ diện tích Bên cạnh hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất cả nước, hệ sinh thái rừng tràm hình thành trên đất ngập phèn là một loại rừng sinh thái tiêu biểu đặc biệt của cà Mau Hệ sinh thái rừng tràm U Minh với diệân tích 120.000 ha lớn nhất cả nước phân bố gần biển và rừng ngập mặn tạo nên một hệ thống các hệ sinh thái đặc trưng cho Cà Mau Đây là điều kiện quan trọng để phát triển các vườn quốc gia, khu
đa dạng sinh học để bảo vệ rừng bảo vệ tự nhiên – bảo vệ đa dạng sinh học và là tiềm năng quan trọng để phát triển DLST
2.2.1.1.1.Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Hình 2.1: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Aûnh Sở Du lịch CM)
Trang 40VQG Mũi Cà Mau được thành lập năm 2004, nằm trên địa bàn hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100km với tổng diện tích 41.862 ha có toạ độ địa lý từ 8034’ đến 8041’ vĩ độ Bắc và
104041’ đến 104048’ kinh độ Đông – Đây là một vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước, cây mắm Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác trái phép của người dân đã làm cho VQG bị suy giảm nhiều
VQG Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu
Á - Thái Bình Dương, có những giá trị độc đáo đặc biệt về địa lý tự nhiên và địa mạo tạo nên một vùng sinh thái cửa sông, ven biển đặc thù
ở Việt Nam
Ngoài ra nơi đây còn có những giá trị đặc biệt nổi bật khác đó là
“nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện
Bên cạnh đó, hệ động vật của VQG cũng không kém phần phong phú điển hình Lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ phổ biến thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ , trong đó có hai loài trong Sách Đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và con cà khu Lớp chim ở VQG Mũi Cà Mau có 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có 5 loài có trong Sách Đỏ của IUCN gồm cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), bồ nông chân xám (Pelecanus philippinensis), giang sen (Ibis leucocephalus), rẽ mỏ cong hông nâu (Numenius madagascariensis) và quắm trắng (Threskisonis