Ảnh hƣởng của tỷ lệ pha loãng đến thời gian bảo quản tinh trùng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chép (cyprinus carpio linnaeus, 1758) trong tủ lạnh (Trang 31)

Hoạt lực của tinh trùng cá chép ở các tỷ lệ pha loãng 1:1, 1:3, 1:5 khi bảo quản trong CCSE-2 đƣợc thể hiện thông qua Hình 3.2.

Hình 3.2. Hoạt lực của tinh trùng (%) với các tỷ lệ pha loãng khác nhau trong CCSE-2 bảo quản trong tủ lạnh ở 4oC. Control: không pha loãng. Các chữ cái khác nhau trên mỗi cột trong cùng một ngày thể hiện sự sai khác thống kê của hoạt

lực tinh trùng giữa các ngày kiểm tra (P<0,05)

Nhận xét: Qua đồ thị ta thấy tinh trùng bảo quản ở tỷ lệ 1:3 cho hoạt lực tốt nhất kéo dài thời gian sống đến 17 ngày và ngắn nhất là ở tỷ lệ 1:5 chỉ đƣợc 9 ngày.

Sau khi phân tích phƣơng sai một yếu tố (One-way ANOVA) ta thấy sau 1 ngày bảo quản hoạt lực của tinh trùng trong CCSE-2 tỷ lệ 1:1 và 1:3 không có sự sai khác, trong khi đó lại sai khác so với tỷ lệ 1:5 và lô đối chứng. Đến ngày thứ 3 thì hoạt lực của tinh trong CCSE-2 ở các tỷ lệ đều có sự sai khác hoàn toàn với nhau

và so với lô đối chứng. Tuy nhiên, hoạt lực của tinh trùng bảo quản ở tỷ lệ 1:3 có hoạt lực và thời gian sống tốt nhất, kéo dài đến ngày thứ 17.

Theo nghiên cứu của Le và ctv [41] tinh trùng cá đù vàng (Larimichthys polyactis) bảo quản ở tỷ lệ 1:3 cho thời gian sống lâu nhất (14 ngày), trong khi đó ở tỷ lệ 1:1 (10 ngày) và tỷ lệ 1:5 (12 ngày). Đối với tinh trùng cá tuyết Đại Tây Dƣơng (Gadus morhua), cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus) và cá mƣớp vân (Osmerus mordax) tỷ lệ pha loãng 1:3 tốt hơn so với các tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:5 và 1:10 [31]. Ở tinh trùng cá da trơn châu Phi (Clarias gariepinus) tỷ lệ 1:5 thì tốt hơn so với tỷ lệ 1:3 hay 1:10 [33]. Nhƣ vậy, từng loài cá khác nhau thì bảo quản ở các tỷ lệ khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chép (cyprinus carpio linnaeus, 1758) trong tủ lạnh (Trang 31)