1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh

129 968 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 3,76 MB

Nội dung

Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trịnh Văn Anh

Chuyên ngành : Địa Lý học

Mã số : 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRỊNH THANH SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và gia đình Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:

- TS Trịnh Thanh Sơn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

- Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp HCM, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Địa lý, Quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

- Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008

Tác giả luận văn Trịnh Văn Anh

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch (DL) nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia Các nước có nền kinh tế phát triển, hàng năm ngành này mang lại cho họ hàng chục tỷ đô la Mỹ Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ gần đây, DL (đặc biệt DLST) được nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Tuy nhiên, loại hình này ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa được chú ý phát triển và nghiên cứu một cách khoa học, tạo cơ sở cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ DLST Thực tế thường tồn tại, việc phát triển DL tại một vùng hay một địa phương nào đó thường kéo theo sự suy giảm và xuống cấp tài nguyên môi trường nơi đó Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương cho tài nguyên tự nhiên khi đưa vào khai thác DL được nhiều giới, ngành, nghề thừa nhận là: hoạt động DL không được quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, các nhà tổ chức DL cũng như dân địa phương chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, dẫn đến khai thác tràn lan nên giảm giá trị và tính hấp dẫn của nó

Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Tp HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha, cách trung tâm thành phố 50 km về hướng Đông Nam Tổng diện tích rừng ngập mặn của địa phương này là 38.663 ha, ngoài chức năng “lá phổi xanh” của Tp HCM, đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động – thực vật hoang dã quý hiếm và một số loài đặc hữu của rừng ngập mặn nhiệt đới gió mùa Hơn nữa, tháng 1 năm 2000, UNESCO (tổ chức Giáo dục – Khoa

Trang 5

học – Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận rừng ngập mặn CG là một trong 368 Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (KDTSQTG) Lợi thế trên, đã giúp cho CG có đầy đủ những điều kiện cần thiết về tự nhiên để phát triển DLST; tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên DL quý giá này vẫn chỉ nằm ở dạng tiềm năng

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề tổ chức DLST ở Cần Giờ – Tp HCM” làm luận văn tốt nghiệp, mong sao có thể đóng góp một phần nhỏ bé theo suy nghĩ khiêm tốn của mình để đưa DLST

CG ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST CG

- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng DLST CG, trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST góp phần cải thiện đời sống cho dân địa phương cũng như duy trì, bảo tồn nguồn động – thực vật qúy hiếm ở KDTSQTG

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DL và bảo tồn môi trường tự nhiên cân bằng sinh thái Đồng thời, đánh giá sự tác động của DL đối với đời sống kinh tế – xã hội của người dân CG

- Đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG

3 Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài

DLST trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng

và chiều sâu Hòa nhịp dòng chảy đó, DLST Việt Nam nói chung và DLST

CG nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý của DK trong và ngoài nước Có thể nói, trong tương lai không xa, CG là điểm hẹn cuối tuần cho thành phố và các tỉnh lân cận Bên cạnh đó, năm 2000 rừng ngập mặn CG được UNESCO công nhận là KDTSQTG nên đến nay đã có những công trình nghiên cứu, tham luận, đề án về DLST CG Điển hình:

Trang 6

“Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” (2006), luận án Tiến sĩ của Lê Đức Tuấn Ở đây, tác giả đã phân tích, đánh giá tổng thể và đề ra một số giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn rất hữu ích cho việc phát triển DLST CG

Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG” (2002) của Lê Đức Tuấn và một số cộng sự đã được Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành Đây là công trình cung cấp đầy đủ nhất từ trước đến nay về môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật CG làm cẩm nang cho việc vận dụng vào việc phát triển DLST ở địa phương này

Đề án “Quy hoạch CG thành 3 vùng DLST” của UBND CG đã được UBND Tp HCM phê duyệt tháng 4/2004 Theo đó, huyện CG được phân thành 3 vùng: vùng DLST nông nghiệp kết hợp với nhiệm vụ phát triển 4 xã phía Bắc; vùng DLST rừng gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và phần còn lại là DLST biển

Huyện đã có các báo cáo thường niên và định kì như: “Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện quy hoạch phát triển DLST (2005 – 2007)”; “Báo cáo thành tựu xây dựng và phát triển huyện CG sau 30 năm CG sáp nhập về Tp HCM” (tháng 02/2008) và “Báo cáo giới thiệu tiềm năng, quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển DLST CG” (tháng 6/2008) Ba báo cáo trên của UBND huyện CG đã đánh giá quá trình quy hoạch, triển khai đề án, tổng kết các dự

án DLST đang thi công, đã hoàn thành đưa vào sử dụng Đồng thời, các báo cáo cũng nêu thành tựu, hạn chế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm sắp tới cho DLST CG

Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu DL Vàm Sát, Đảo Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển CG Qua những bài này cho thấy, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá cả hai khía cạnh được và

Trang 7

mất trong quá trình triển khai dự án cũng như đóng góp ý kiến rất hữu ích cho DLST CG

Nhìn chung, các tham luận, nghiên cứu, đề án về DLST CG chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng và một vài giải pháp mang tính chất tình thế cho DL huyện nhà, chưa có những định hướng, giải pháp tổng thể để đưa DLST CG đi lên, xứng tầm với tiềm năng và vị thế vốn có của nó

4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Thời gian nghiên cứu: từ 2003 đến quý 2 năm 2008 (tập trung ở giai đoạn 2005 – 2007), trên cơ sở đó định hướng cho việc phát triển DLST CG trong tương lai

- Không gian nghiên cứu: huyện CG (Tp HCM)

- Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở giới thiệu tiềm năng tự nhiên, kinh

tế – xã hội và hiện trạng DLST CG chúng tôi đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm hệ thống

Là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp, một hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ hơn Các thành tố của hệ thống có quan hệ biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG là một phân hệ của Đông Nam Bộ Trong rừng, có các hệ nhỏ hơn như: phân hệ khách DL, phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa của rừng, trong đó người dân bản địa và nhân viên rừng ngập mặn sẽ quy định tương lai của hệ

Trang 8

5.1.2 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Xét trên quan điểm này cần làm rõ mối quan hệ giữa sinh thái và con người sống trong hệ sinh thái đó, chúng có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần bộ phận tự nhiên của khu dự trữ

Làm rõ mối quan hệ giữa thành phần, bộ phận của tự nhiên với dân địa phương và khách DL Trên cơ sở đó, chúng ta khai thác tiềm năng của rừng

để phục vụ DL, bảo tồn tự nhiên, văn hóa bản địa sao cho thỏa mãn hiện tại

mà không ảnh hưởng tới nhu cầu trong tương lai

5.1.3 Quan điểm sinh thái – kinh tế

Quan điểm này cần phải tổ chức DLST ở CG sao cho: vừa phát triển DLST, vừa phát triển kinh tế, vừa cải thiện được đời sống dân địa phương mà vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen và động thực vật quý hiếm

5.1.4 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Mỗi sự vật và hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển vận động và biến đổi không ngừng Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng hiện tại sẽ là cơ sở đưa ra các dự báo xác thực về

xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thực địa

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khảo sát, kiểm chứng, tìm hiểu các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và một số hoạt động DL khác từ nguồn tài liệu đã tham khảo làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu

5.2.2 Phương pháp bản đồ

Từ bản đồ, vạch ra các vị trí tiến hành khảo sát, kiểm tra khu DLST

CG Xem xét, nghiên cứu trên bản đồ để xây dựng các tuyến điểm DL mới, vị trí cần quy hoạch và dự đoán hậu quả của sự phát triển DLST

Trang 9

5.2.5 Phương pháp chuyên gia

Để nghiên cứu đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

6 Cấu trúc của luận văn

- Luận văn chia làm 3 chương với tổng số 96 trang

Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH

SINH THÁI 1.1 Khái niệm về DL và DLST

1.1.1 Khái niệm về DL

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, nhưng chúng ta có thể hiểu là: DL là một dạng hoạt động của dân cư được thực hiện trong thời gian rảnh rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa, thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa

1.1.2 Khái niệm về DLST

DLST được hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng chung quy lại: DLST là DL dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa vào những hấp dẫn của văn hóa bản địa gắn với bảo vệ môi trường Phát triển DLST cần lôi kéo

sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm nâng cao đời sống cho họ, góp phần vào việc bảo tồn sinh thái

1.2 Tài nguyên DL

1.2.1 Định nghĩa tài nguyên DL và tài nguyên DLST

1.2.1.1 Định nghĩa tài nguyên DL

Theo P.TS Nguyễn Minh Tuệ thì “Tài nguyên DL là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ Những tài nguyên này, được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ DL.”

1.2.1.2 Định nghĩa tài nguyên DL

Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên DL bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa, tồn tại, phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó

Trang 11

Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, một số loại tài nguyên DLST thường được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu DK là:

- Các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những nơi có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm

- Các hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao gồm môi trường và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng…), các sinh vật gây hại (sâu, bệnh, chuột…), các sinh vật có ích

1.2.2 Phân loại tài nguyên DL và tài nguyên DLST

1.2.2.1 Phân loại tài nguyên DL

- Tài nguyên DL tự nhiên:

+ Địa hình: Có hai đơn vị hình thái chính là đồi núi và đồng bằng Đồng bằng tương đối đơn điệu ít gây cảm hứng cho khách tham quan; ngược lại miền núi thường tạo ra không gian thoáng đãng bao la Ngoài địa hình chính với các ý nghĩa phục vụ DL khác nhau cần chú ý đến địa hình đặc biệt

có giá trị lớn cho tổ chức DL là kartơ và bờ biển

+ Khí hậu: ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyến DL hoặc hoạt động dịch vụ DL DL cả năm thích hợp với các loại hình DL chữa bệnh suối khoáng, DL trên núi; Ngược lại, mùa hè có thể phát triển loại hình như: tắm biển, leo núi; mùa đông là DL trên núi

+ Thủy văn: Trong tài nguyên nước phải nói đến tài nguyên nước khoáng – nguồn tài nguyên có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh Trên thế giới, nhu cầu DL kết hợp với nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh phát triển đáng kể, ngày càng thu hút khách quốc tế

+ Sinh vật: Tài nguyên động – thực vật là điều kiện để các loại hình DL phát triển như: tham quan, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học… Phát triển DL cần phải đi đôi với duy trì và bảo tồn tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên DL nhân văn:

Trang 12

+ Di tích lịch sử – văn hóa: Mỗi quốc gia đều có những quy định bảo

vệ, nó được phân ra các dạng: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, danh lam thắng cảnh

+ Lễ hội: Là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau giây phút lao động mệt nhọc hay một dịp để con người hướng về sự kiện trọng đại Khách

DL tham quan mục đích lễ hội thường cảm thấy hòa đồng, say mê nhập cuộc, nảy sinh tình cảm cộng đồng cũng như hiểu biết dân tộc ấy hơn

1.2.2.2 Phân loại tài nguyên DLST

- Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học: Trên cơ sở đa dạng sinh học của các hệ sinh thái, người ta phân ra các hệ sinh thái như: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực đới Ngoài ra, người ta còn phân hệ sinh thái theo kiểu: núi cao, san hô, ven biển… Các hệ sinh thái đặc thù này thường được tập trung ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, vì vậy việc khai thác tiềm năng DLST thường gắn với khu vực này

- Các tài nguyên DLST đặc thù:

+ Miệt vườn: Là đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các vùng chuyên canh cây ăn quả, vườn hoa, cây cảnh… có sức hấp dẫn với khách DL

+ Sân chim: Là hệ sinh thái đặc biệt ở khu đất tương đối rộng, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu phù hợp với điều kiện sống hay di cư của một số loài chim

+ Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật, sông nước đóng vai trò quan trọng tạo nên yếu tố thẩm mĩ thu hút khách DL

- Văn hóa bản địa: bao gồm đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống; kiến thức dân gian, truyền thuyết; các sản phẩm thủ công mĩ

Trang 13

nghệ gắn với cộng đồng; di tích văn hóa khảo cổ gắn với liền lịch sử phát triển và tín ngưỡng cộng đồng

Sản phẩm DL gồm cả hữu hình và vô hình: Hữu hình là sản phẩm mang tính hình thức có thể cầm, nắm, cân, đong, đo, đếm; ngược lại, sản phẩm vô hình là sản phẩm không mang hình thái vật chất hữu hình

Vậy, có thể hiểu định nghĩa sản phẩm DL: Là tất cả mọi vật thể, đối tượng, cách thức của hoạt động DL mà thu được tiền từ khách DL

ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trao đổi văn hóa đưa đến kết quả tạo

ra một mạng lưới tích cực tác động đến môi trường, kinh tế địa phương

Trang 14

- Sản phẩm DL nhân văn: bao gồm các điều kiện về nhân văn (phong tục tập quán, làng nghề truyền thống, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…), có khả năng tạo sức hút cho DK

1.3.2.2 Phân loại sản phẩm DLST

- Sản phẩm DLST tự nhiên: Gồm các tài nguyên DLST được con người đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ trong DL mà mang lại hiệu quả kinh tế cho DLST Các loại sản phẩm DLST thường được đưa vào sử dụng như: vườn chim, bãi biển, các khu rừng quốc gia…

- Sản phẩm DLST nhân văn: Gồm phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống (đặc biệt là của dân tộc thiểu số) được đưa vào kinh doanh khai thác phục vụ hiệu quả cho ngành DL

DL

1.4.1.2 Tổ chức kinh doanh

Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc

và các dịch vụ cho ngành DL nói chung, thiết kế các tuyến, điểm, trung tâm, tiểu vùng, á vùng và vùng DL nói riêng Đồng thời, xây dựng các chương trình, tour, dịch vụ, thông tin DL, thời gian, giá cả và nhu cầu thị trường

1.4.1.3 Đào tạo cán bộ

Đào tạo gắn với vấn đề phát triển bền vững và thực tiễn công việc cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm phát triển chất lượng sản phẩm DL tốt hơn

Trang 15

1.4.1.5 Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương

Lôi kéo cộng đồng địa phương vào hoạt động DL nhằm nâng cao mức sống, cải thiện phúc lợi cho đân địa phương Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn, chất lượng DL hài lòng quý khách hơn

1.4.1.6 Liên doanh, liên kết DL trong nước với thế giới

Trong xu hướng hội nhập thế giới, việc liên doanh liên kết với DL các nước trên thế giới là điều không thể thiếu nhằm góp phần mở rộng thị trường, giao lưu văn hóa, tạo mối liên hệ kinh tế – xã hội…

1.4.2 Vấn đề tổ chức DLST

1.4.2.1 Sức chứa DK

Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt khỏi khả năng tiếp nhận của môi trường Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng DK và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập quán sinh hoạt dân bản địa, của các loài thú hoang

dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn…)

Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân DK sẽ cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của DK khác

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu DL có khả năng phục vụ

Trang 16

1.4.2.2 Về hoạch định chính sách

Quy hoạch phát triển DLST chỉ được xem xét, thực hiện trên những vùng lãnh thổ đặc trưng đảm bảo các yêu cầu cần thiết Quá trình thực hiện cần được tiến hành theo khuôn khổ, các quy định, luật pháp và được Chính phủ thông qua

1.4.2.3 Về quản lý lãnh thổ

Cần kiểm soát thường xuyên đối với các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên Trong quá trình phát triển DL, việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng mà các nhà quản lý cần thực hiện nhằm khuyến khích người dân địa phương và nhà điều hành DL nổ lực chung cho

sự phát triển DL bền vững

1.4.2.4 Về vai trò của nhà điều hành DL

Phải bảo đảm lợi ích kinh doanh DL, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững

1.4.2.5 Về đào tạo hướng dẫn viên

Phải là người có kiến thức, nắm được đầy đủ về môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái và văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với DK về những vấn đề họ quan tâm

1.4.2.6 Về quảng bá, tiếp thị

Trong thời buổi thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là không thể thiếu, nó đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm

từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng Vì vậy, vấn đề quảng bá, tiếp thị cần

có chiến lược nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng DLST cũng như thỏa mãn nhu cầu của “Thượng đế”

Trang 17

Chương 2: HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở

Về mặt tự nhiên: Địa phương này có địa hình bán bình nguyên vùng đồi lượn sóng – nơi chuyển tiếp từ địa hình miền núi Tây Nguyên xuống miền đồng bằng sông Cửu Long Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn Thực vật gồm các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng nhiệt đới phát triển trên đất phèn và rừng ngập mặn Thành phố có hệ thống sông Đồng Nai chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông

Về mặt kinh tế – xã hội: Năm 2006, dân số của địa phương này là 6,43 triệu người, GDP bình quân đạt 2100 USD/người Đây cũng là địa phương đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất so với các tỉnh thành và nhận lượng kiều hối tới 60% của cả nước Là nơi giao thoa của nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Chăm,…) thuộc vùng văn hóa Nam Bộ với đặc trưng con người năng động, nhạy bén Chính vì thế, ẩm thực của thành phố phong phú,

đa dạng; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá phát triển

Trang 18

2.2 Giới thiệu về Cần Giờ

2.2.1 Vị trí địa lý

CG là một huyện ngoại thành của Tp HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha (bằng 1/3 diện tích tự nhiên của Tp HCM), cách trung tâm thành phố 50 km Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp HCM có đường bờ

+ Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai)

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp Hồ Chí Minh)

+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, Cần Giuộc (Long An)

và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)

+ Phía Nam giáp Biển Đông

+ Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu)

CG có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1 Địa hình

Về mặt địa hình, CG có dạng lòng chảo ở trung tâm, nếu xét theo từng khu vực nhỏ thì địa hình cũng có phần biến đổi nhưng sự chênh lệch không lớn lắm, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 0,0 m – 1,5 m (Giồng chùa là điểm cao nhất khoảng 10,1 m) Do lực tương tác sông biển nên địa hình CG phát triển theo 2 hướng chính là xói mòi và bồi tụ

Trang 19

2.2.2.2 Khí hậu

CG thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một

mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn Mùa mưa từ tháng 5 – 10 (gió

Tây Nam); mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau (gió Đông Nam) Lượng mưa

tương đối thấp, trung bình đạt 1300 – 1400 mm/năm, tập trung đến 90% vào

mùa mưa

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và hoạt động tổ chức DLST

2.2.2.3 Thủy văn

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích toàn lưu vực là

22.850 ha, chiếm 32,45 % diện tích tự nhiên CG Sông ngòi nơi đây chủ yếu

chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn nên ảnh hưởng trực tiếp đến địa

hình và cảnh quan Môi trường nước CG đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dầu

thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt… Nguồn nước ngọt ở CG rất

khan hiếm

- Biển: Đường bờ biển dài 20 km, độ dốc thoải, thành phần nước giàu

phù sa, thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản Đồng thời,

tiềm năng này có thể phát triển các loại hình DL: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao

nước, tham quan bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy sản với người dân trong

vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê…

Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại

hình DL thể thao, an dưỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp

HCM và đồng bằng sông Cửu Long

2.2.2.4 Động – Thực vật

Sự kết hợp khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và chế độ ngập triều đã hình

thành rừng ngập mặn CG với các loài động thực vật cực kì phong phú và đa

dạng Trong chiến tranh, khu vực này là một vùng rậm rạp, cây rừng cao đến

25m gồm các hội đoàn: đước đôi, bần trắng, mấm trắng… Thời gian từ năm

Trang 20

1964 – 1970, Mỹ đã rải khoảng 1 triệu gallonr chất độc hóa học (da cam, xanh, trắng), rừng bị hủy diệt hoàn toàn làm thay đổi diễn thế sinh thái, các loại cây đước, đà, vẹt biến mất nhường chỗ cho mấm, giá, cóc và một số cây bụi khác

Từ năm 1978 đến nay, việc tiến hành trồng rừng để khôi phục lại hệ sinh thái đạt được kết quả mỹ mãn Sau khi rừng phục hồi chim, thú rừng đã quay trở lại sinh sống, tạo nên những đặc điểm nổi bật của CG về tính đa dạng sinh học

(Nguồn: UBND huyện CG, 2007)

- Động vật dưới nước: Tổng số động vật dưới nước gồm 36 loài thân mềm, 120 loài cá và một số phiêu sinh vật nổi cùng sinh vật đáy khác

CG có 13 loài thú quý hiếm được nêu trong Sách Đỏ (chiếm 62% trên tổng số loài thú nơi đây) Hiện nay, địa phương này đang tiến hành nuôi một

số loài theo mô hình tự nhiên và bán tự nhiên từ quy mô nhỏ đến lớn như: cá sấu hoa cà, khỉ (gần 1000 con, sống thành từng bầy), trăn, rắn, kì đà… Tất cả

Trang 21

những loài trên được nuôi thực nghiệm và nhân giống nhằm mục đích khôi phục, bảo tồn phục vụ cho việc phát triển DLST hiện nay cũng như trong tương lai

b/ Thực vật

Thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đa dạng, theo thống kê của Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy (1999) thì CG có 159 loài thực vật thuộc 76 họ Cụ thể: Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 họ; loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 họ; loài cây sinh sống trên vùng đất cao: 90 loài thuộc 42 họ

Hệ sinh thái rừng được tạo thành bởi hai hệ thống sinh thái: Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới, ẩm, gió mùa có diện tích phân bố nhỏ và

hệ sinh thái rừng ngập mặn với các kiểu quần xã điển hình trên toàn bộ vùng đất ngập triều Loài cây rừng ngập mặn phát sinh, phát triển theo một trật tự chặt chẽ thích nghi với môi trường sống của từng loài mà yếu tố chi phối trật

tự phân bố là mức độ ngập triều, thổ nhưỡng, độ mặn và địa hình

- Diễn thế sinh thái rừng ngập mặn:

+ Diễn thế nguyên sinh:

Từ thông tin giải đoán không ảnh qua các thời kì cho thấy, diễn thế nguyên sinh của CG là bần trắng, rồi đến mấm trắng (bần trắng chiếm ưu thế) Tiến sâu vào bên trong có đước hỗn giao với bần hay mấm, đây là giai đoạn chuyển từ rừng bần, mấm sang rừng đước sau khi đất tương đối ổn định Vào sâu hơn nữa là mấm đen, dà, chà là, giá… Vùng chuyển tiếp là hỗn giao giữa

dà, mấm đen, đước, đây là giai đoạn cuối cùng của sự chuyển tiếp để chuyển sang rừng phát triển trên đất cao, lúc này đước không thích nghi mà nhường chỗ cho dà vôi Càng ngày đất ổn định và cao dần thì giai đoạn chuyển tiếp từ bần sang đước càng rõ rệt

+ Diễn thế thứ sinh:

Trang 22

Giai đoạn từ năm 1966 – 1970, CG bị rãi chất độc hóa học làm cho cây rừng rụng lá, chết hàng loạt, đất trơ trụi Dọc theo bãi bồi hoặc hai bên bờ sông có mấm trắng, bần trắng (trong đó mấm trắng chiếm ưu thế hơn – khác hẳn với diễn thế nguyên sinh) Có lẽ, do trái mấm trắng có đặc điểm là to hơn bần trắng (vỏ hạt bần cứng hơn) nên trái mấm dễ dàng bám vào đất bùn hơn thuận lợi cho việc nảy mầm và tái sinh nhanh Vì thế, cây bần sau khi bị tàn phá, hủy hoại chúng phát triển nhanh hơn (đặc biệt ở phía Tây CG), trong khi

đó, các cây mấm đen, đước đôi bị chết hàng loạt, đất bỏ trống cây rừng chưa kịp tái sinh Nước triều giúp cho quá trình tái sinh mạnh mẽ các loài thực vật

ở CG

Trên các vùng đất cao bị ảnh hưởng bởi thủy triều thì cây lức mọc thành từng đám cùng với trùm lé, tra lâm vồ, chà là… đây là diễn thế sinh thái cuối cùng của rừng ngập mặn Ở các ruộng muối bỏ hoang có nguồn nước triều ngập theo định kì thì các loại cây hạt nhỏ như mấm quăn, dà, cóc, đã tái sinh nhưng phân bố không đều

Việc hiểu biết diễn thế sinh thái, giúp chúng ta biết được các yêu cầu cần thiết trong việc bố trí các loài cây, các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự tái sinh của rừng, từ đó đưa ra các biện pháp tái tạo lại rừng ngập mặn CG

- Các loại quần xã rừng ngập mặn CG

Mức độ ngập triều có tác động rõ rệt đến sự phân hóa quần xã thực vật, bên cạnh đó các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ: độ sâu tầng đất, độ rắn, cấu trúc, độ mặn… Sự phân bố thảm thực vật ở CG gồm quần xã sau:

+ Quần xã mấm trắng: Phân bố dọc theo các bãi bồi ở phía Tây của

CG, thích hợp với bùn lỏng và hơi chặt Quần xã này có tác dụng cố định đất, lấn biển nhờ hệ thống rễ phế căn mọc dày trên mặt đất và giữ được trái đước trôi đến, tái sinh khi đất đã ổn định

Trang 23

+ Quần xã bần trắng: phân bố trên đất mới bồi, bùn lỏng vùng cửa sông, ven biển có độ mặn cao

+ Quần xã mấm trắng – bần trắng: phân bố ở các cửa sông, ven sông rạch

+ Quần xã mấm – đước đôi: thường phân bố ở vùng đất ổn định hơn + Quần xã đước đôi: Phân bố ở vùng đất đã ổn định hoàn toàn, các quần xã dần dần được thay thế bằng rừng trồng Với cây đước thuần loại, sự hình thành các quần xã này được coi là ổn định trong diễn thế sinh thái rừng

có lợi trong kinh doanh DL và phòng hộ

+ Quần xã đước đôi – cây bụi: phân bố trên các vùng đất cao hơn, ở đây các loài cây thân gỗ nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây đước

+ Quần xã mấm quăn: Phân bố dọc theo các sông rạch ở phía Nam, Đông Nam hay dọc theo tuyến Nhà Bè – CG, chúng thường mọc thuần loại hay hỗn giao với cóc vàng, giá trên nền ruộng muối cũ đã có rau sam đỏ

+ Quần xã cóc vàng: Phân bố chủ yếu trên đất cao có rau sam đỏ, thích hợp với thành phần đất sét chặt, nước triều ngập theo tháng, thường mọc xen lẫn với mấm đen, giá, dà

+ Quần xã chà là: Phân bố chủ yếu trên đất cao ít ngập triều, trong đó xen kẽ một số loài: ráng, tra lâm vồ, tra bụp, lức, giá… đây cũng là nơi cư trú của một số loài động vật như heo, khỉ, trăn…

+ Quần xã dà: Có hai loại là dà vôi và dà quánh, thường mọc trên vùng đất cao Dà vôi thường mọc thuần loại theo đám hay hỗn giao với cóc vàng, mấm quăn, sinh trưởng tốt trên nền ruộng muối cũ và đất có rau sam đỏ mọc

+ Quần xã ráng, lức: Phân bố rãi rác ở khu vực phía Bắc, thích hợp với những vùng đất cao, đất sét chặt, ít bị ngập triều, thường mọc hỗn giao với lức, chùm lé…

Trang 24

+ Quần xã dừa nước: Phân bố dọc kênh rạch có độ mặn thấp và đất phù

sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định; quần xã này thường mọc thuần loại hay hỗn giao với mái dầm, ô rô, lác, cói…

Nếu chi tiết hơn còn có thể kể đến một số quần xã được gây dựng với diện tích không lớn lắm như quần xã vẹt đen, gõ nước…

2.2.3 Điều kiện kinh tế – xã hội

2.2.3.1 Dân cư – nguồn lao động

- Gia tăng tự nhiên: Theo thống kê của UBND huyện CG năm 2007,

dân số huyện là 68.000 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1.07%

- Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều, mật độ trung bình là 96 người/km2, chủ yếu tập trung theo các cụm dân cư, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng Các xã có mật độ cao là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa

- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2007 là

1100 USD/người, hoạt động chủ yếu trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và một số hoạt động trong DL Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn 6 triệu/hộ/năm giảm còn 14.46%

- Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của huyện rất thấp

Bảng 2.2: Số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên ở CG

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên

(Nguồn: UBND huyện CG, 2007)

- Nguồn lao động: Năm 2007 số người trong độ tuổi lao động là 36.429 người Trong đó, lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp 2.176 người (chiếm 5.97%), nuôi trồng thủy hải sản là 13.865 người (chiếm 38.06%), thương mại – dịch vụ – DL là 6.103 người (chiếm 16.75%), còn là các ngành khác

Trang 25

2.2.3.2 Hoạt động kinh tế – văn hóa

a/ Về kinh tế:

- Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng năm

2007 đạt 42.352 tấn Hiện nay, huyện tiếp tục triển khai nuôi cua, cá, tôm theo

mô hình kinh tế trang trại với sự cho vay vốn và lãi suất ưu đãi từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp HCM Bên cạnh đó huyện cũng đầu

tư phát triển ngành trồng cây ăn trái, lúa và khai thác muối

- Lâm nghiệp: Tổng giá trị doanh thu từ rừng năm 2007 đạt 12 tỉ đồng, tăng 11% so năm 2006 Hiện nay, đã hoàn thành công tác điều tra sinh học trong vùng lõi, các hộ sản xuất dưới tán rừng, theo dõi cây đước chết không

rõ nguyên nhân và triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học về rừng ngập mặn CG

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: Công nghiệp CG chưa phát triển, huyện có 2 ngành tiểu thủ công nghiệp đặc trưng là sản xuất chiếu cói và đồ thủ công mĩ nghệ từ cây rừng ngập mặn Năm 2007, tổng doanh thu 3 ngành là 107 tỉ đồng; số vốn đầu tư cho ngành xây dựng là 944 tỉ đồng, tập trung chủ yếu các dự án: khu dân cư Phước Lộc, khu đô thị lấn biển

CG, resort biển xanh…

- Dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2007 đạt 1.721 tỉ đồng, tổng số DK đến CG là 272.000 lượt người/năm, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú

b/ Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu

giải trí của nhân dân: thư viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dục – thể thao… Ngoài ra, CG còn có các cơ sở tôn giáo như: chùa, đình, miếu, miễu… phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có nguời Hoa, Khơ – me… làm cho văn hóa bản địa thêm phong phú, đa dạng

Trang 26

2.2.3.3 Cơ sở hạ tầng

- Giao thông vận tải:

+ Về đường bộ: Hệ thống đường bộ được cải thiện tương đối, ½ diện tích là đường nhựa số còn lại thuộc về đường đất và đường trãi sỏi, đá Tuyến đường Rừng Sác nối phà Bình Khánh với các xã, thị trấn đang được thi công rộng tới 6 làn xe chạy góp phần thúc đẩy DLST CG phát triển mạnh trong tương lai Ngoài ra, CG có 2 bến xe bus với 102 xe đang hoạt động, năm 2003 tuyến xe bus Tp HCM – CG được khai trương

+ Về đường thủy: Trên địa bàn toàn huyện có 48 phương tiện đường thủy vận chuyển hành khách, hàng hóa và 41 bến đò nội huyện được bố trí trãi đều trên các xã, thị trấn Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, năng lực phục

vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và việc vận chuyển hàng hóa mới chỉ đáp ứng được 50%

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đã phát triển đến cấp thôn, xã, cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn…; số máy điện thoại bình quân năm 2007 đạt 17 máy/100 dân

- Điện năng: CG đã nhận được mạng điện chung của Tp HCM, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 92.50% (6/7 xã được kéo lưới điện, trừ xã đảo Thạnh An)

- Cấp thoát nước và vấn đề môi trường: Hiện nay, nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung cấp từ bên ngoài như: nước từ Tp HCM ra và Đồng Nai xuống, được vận chuyển chủ yếu bằng

xà lan, ghe… Vì thế, nước đến tay người tiêu dùng giá thành rất cao, có khi không đủ cung cấp cho sinh hoạt vào mùa khô

Nếu như thành phố lớn, hệ thống thoát nước thải và vấn đề bảo vệ môi trường luôn gặp khó khăn thì ở CG việc này càng trở nên nghiêm trọng Bởi

Trang 27

lẽ, địa hình thấp, sông rạch dày đặc nên việc thoát nước thải của các khu dân

cư cũng như cơ sở sản xuất được đổ thẳng ra kênh rạch mà không qua xử lý

- Hệ thống y tế – giáo dục: Hệ thống y tế – giáo dục có nhiều thay đổi, năm 2007 toàn huyện có 33 trường học, 493 lớp học với 15.470 học sinh và

773 giáo viên; 12 cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân

- Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí:

+ Cơ sở lưu trú: Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú với 432 phòng (có 2 cơ sở được công nhận là khách sạn 3 sao: resort DLST CG và resort Hòn Ngọc Phương Nam, tổng số 140 phòng)

+ Cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở ăn uống rất ít, chỉ có một số nhỏ như: nhà hàng 2/9, Duyên Hải, Phi Lao, Hồng Phát, Hương Biển…

+ Quầy lưu niệm, khu giải trí thực sự chưa thu hút du khách

2.3 Hiện trạng DLST ở CG

2.3.1 Tài nguyên DLST ở CG

2.3.1.1 Tài nguyên DLST tự nhiên

- Địa hình: Địa hình hết sức đa dạng, phức tạp, có kiểu địa hình bờ biển lẫn địa hình đầm lầy; lại có kiểu địa hình đồng bằng, gò đất, cồn cát hay các giồng cát với sự chia cắt mạnh mẽ Địa hình CG là sự tổng hợp của nhiều loại đất, do đó tạo ra nhiều khu sinh cảnh khác nhau trên nhiều loại đất khác nhau

- Khí hậu: CG nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn Kiểu khí hậu này rất thuận lợi cho động – thực vật rừng ngập mặn phát triển, tạo tiền đề thu hút khách DL Ngoài ra, phần lớn diện tích CG được che phủ bởi rừng ngập mặn, kết hợp với tính hải dương (do gần biển) làm cho khí hậu nơi đây điều hòa và dịu mát tạo điều kiện tốt cho việc phục hồi, cải thiện sức khỏe DK

Trang 28

- Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi CG rậm rạp, chằng chịt làm nên phong cảnh sông nước hữu tình rất hấp dẫn khách tham quan Khách du lịch đến nơi đây, ắt hẳn sẽ không quên được cảm tưởng khi du thuyền, tận mắt quan sát đời sống động – thực vật hoang dã Ngoài ra, do vùng cửa sông giáp biển nên nước sông bị nhiễm mặn là điều kiện tốt cho sinh vật ưa mặn phát triển và cũng là điều kiện thuận lợi cho dân cư tổ chức nuôi trồng thủy hải sản: tôm sú, cá, cua… rất thích hợp với DK tham quan kiểu miệt vườn

- Tài nguyên sinh vật: Phong phú, đa dạng ở cả hai phương diện thực vật và động vật, có nhiều loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ thế giới như:

cá sấu hoa cà, bồ nông châm xám, rái cá lông mượt… và cũng là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài chim nước

2.3.1.2 Tài nguyên DLST nhân văn

- Dân cư – dân tộc: Theo các nhà nhân chủng học thì CG xưa kia là nơi

nơi trú ngụ của những cư dân cổ sinh, họ sống gần gũi với dân cư thời văn hóa Sa Huỳnh Khi đến CG, DK sẽ được ngắm nhìn những hiện vật cổ xưa như: mộ chum, các công cụ sản xuất, vũ khí… tất cả các di tích này đã và

đang được khai quật để triển lãm cũng như nghiên cứu khoa học

- Di tích văn hóa khảo cổ:

+ Nhóm di tích giồng Am: nằm ở Cần Thạnh cách UBND huyện 200m

về hướng Nam Những năm gần đây, do việc đắp đường nối liền tuyến Nhà

Bè – CG, nên giồng Am đã bị phá hủy một phần Hiện di chỉ khảo cổ này có trên 6.289 hiện vật, chất liệu hiện vật được làm duy nhất từ đất nung

+ Nhóm di tích giồng Phệt: Tọa tạc trên một giồng đất đỏ thuộc xã

Long Hòa, diện tích của giồng khoảng 10.000 m2, di tích này cao hơn mực nước biển 1 – 2 m, nằm giữa rừng ngập mặn um tùm, nhiều luồng lạch

+ Nhóm di tích giồng Cá Vồ: Diện tích khoảng 7.000 m2 nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh (Long Hòa), đây là di tích có quy mô khá lớn và khá nguyên

Trang 29

vẹn Năm 1993, một hố thám sát đã được mở ở phía Bắc của giồng, phát hiện

38 mộ chum (23 mộ còn cốt) bằng gốm và nhiều đồ trang sức cũng làm từ gốm

- Di tích văn hóa – tôn giáo – tín ngưỡng:

+ Chùa: Chùa ở đây thuộc 3 nhánh: Giáo phái Lâm Tế (chùa Thạnh

Phước); Giáo phái Tịnh Độ (chùa Hưng Lợi và Hưng Cần); Giáo phái Xuất Gia

+ Thánh thất: Hầu hết các khu dân cư ở CG đều có thánh thất – cơ sở

tôn giáo của đạo Cao Đài Các thánh thất CG, có dáng dấp và hình thức tương đối giống nhau Biểu tượng thờ của đạo là lấy Thiên Nhãn, nhưng thực tế đạo thờ những biểu tượng hòa đồng giữa Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Nho giáo

+ Nhà thờ: Thiên Chúa giáo du nhập vào CG khoảng thế kỉ 19 do một

số người theo đạo Thiên Chúa ở nơi khác đến đây cư trú và người Pháp sau này đến truyền đạo

+ Đình: CG có 7 ngôi đình, người dân nơi đây thờ những người có

công khai phá đất hoang hay những người tổ chức, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân làng

+ Miễu: CG có nhiều miễu như: Sua Đũa, Nhất, Nhị, Đá Giăng, Bình

Khánh, Lý Nhơn… Các miễu được xây dựng với quy mô nhỏ, kiến trúc cổ xưa và hầu hết di dời nhiều lần

+ Lăng Ông: CG có 2 lăng (lăng Ông Thủy Tướng ở Cần Thạnh và

lăng Ông ở đảo Thạnh An), thờ bộ xương cá voi (cá Ông) được ngư dân rất sùng bái, tôn kính Họ gọi đây là thần Nam Hải Đại Tướng quân – vị thần trên biển có công cứu giúp người bị nạn và phù hộ cho con người những mùa bội thu no ấm Ngày nay, lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng tổ chức ở thị trấn Cần Thạnh (ngày 15/8 âm lịch hàng năm) là lễ hội chính thức của cư dân ven biển

- Di tích lịch sử:

Trang 30

+ Lịch sử tên gọi vùng đất CG: Theo các cụ già sống lâu năm ở gần

lăng Ông Thủy Tướng kể lại: “Năm xưa, chúa Nguyễn bị nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vùng đất này Lúc bấy giờ, dân ta chưa thể xác định được giờ giấc chính xác và cũng không có dụng cụ hay quy luật nào để đo đếm thời gian Người dân chài lưới ở vùng biển này chỉ biết nhằm theo hai chùm sao Nam Tào và Bắc Đẩu để ra khơi, còn chúa Nguyễn cần phải biết thời gian chính xác để hội họp Do đó, ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ theo ước lệ riêng: đồng hồ được quy ước là dùng những chiếc lu có cùng kích cỡ, đục lỗ

để thoát nước với các đường kính bằng nhau, phía trên treo 1 cây thước vạch sẵn múi giờ, mực nước hạ đến đâu, giờ dựa theo đó mà tính Sau khi giành

được quyền binh, ông đặt tên cho vùng đất này là “CG”

Lại có ý kiến cho rằng: Trước kia, đây là vùng đất hoang vu, sông ngòi rậm rạp lại giáp biển, chỉ có một luồng lạch sâu để tàu lớn ra vào mỗi khi triều lên Ngày ấy, tại đây có một ngôi nhà trắng với hai người thay nhau canh gác liên tục thông qua hệ thống đèn pha, phao câu báo nước lớn, nước ròng cho tàu bè ra vào trung tâm Biên Hòa – Gia Định Tàu bè phải chờ đợi đến nước lớn, có đèn báo mới vào được nếu không sẽ mắc cạn, do vậy họ đặt tên cho vùng đất này là CG

Nhưng một số lại nói rằng: Nơi đây xưa kia rừng rậm rạp, đầm lầy hoang vu, xung quanh bị bao bọc bởi sông biển Đây cũng là nơi ẩn thân của những người nghĩa sĩ, những người chờ thời cơ đến Họ mong mỏi từng giờ, từng phút, suy nghĩ về tình thế quân sự chuyển biến Họ “cần giờ” chính xác

để xuất trận khi thời cơ đến để dành lấy thắng lợi

+ Bến Đình: Đây là nơi thờ ông Dương Văn Hạnh, người làng Lý

Nhơn vì muốn bảo vệ Trương Định nên bị giặc Pháp bắt, chém đầu tại bến sông Soài Rạp Sau đó, nhân dân đã lập đình làng để thờ ông gọi là Bến Đình

Trang 31

+ Di tích chiến khu Rừng Sác: Cần Giờ có căn cứ cách mạng như: căn

cứ địa Giồng Chùa (Thạnh An), chiến khu trù mật Động Hang Nai (cạnh sông Đồng Tranh), căn cứ địa Núi Đất (Lý Nhơn)… Đặc biệt, có khu căn cứ địa cách mạng với hệ thống hầm di động thuộc khu vực Lâm viên CG

- Các làng nghề:

+ Làng chiếu: Làng này nằm ở xã Tam Thôn Hiệp, nơi đây có các ngôi

nhà ven sông chứa những sợi cói khô được dùng để đan thành chiếu Nguyên liệu làm chiếu là những cây cói tròn, mọc tự nhiên hay được trồng trên những cánh đồng gần đấy Hiện làng còn không tới 10 hộ dệt chiếu, họ bỏ nghề vì nhiều lý do: đi làm ăn xa, đào ao nuôi tôm làm mất diện tích đất trồng cói, giá thành chiếu thấp không đủ cho chi phí sản xuất…

+ Làng chài (xóm lưới): Tập trung ở bến chài Cần Thạnh, Long Hòa,

Thạnh An hay các bến đò nơi có tàu, thuyền, ghe, xuồng đánh bắt cá trở về mỗi khi sáng sớm hay chiều tối

+ Làng muối: DK về ấp Tân Điền (Lý Nhơn), gần khu DL Vàm Sát,

hay đường từ Đảo Khỉ ra bãi biển 30/4 thuộc xã Long Hòa, vào mùa khô sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng muối trắng xóa Đặc biệt, hạt muối xã Lý Nhơn vuơn cánh bay xa ra cả nước và xuất khẩu qua EU Làng muối cần khẩn trương cải tạo, nâng cấp… không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối mà còn làm cho nghề muối trở thành điểm đến cho DK

+ Làng rừng: gồm những hộ làm nghề rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ

rừng), tập trung ở Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Lý Nhơn

Những làng nghề cần được giữ ghìn, tôn tạo, phát triển, vì đó là một trong những lý do DK đến tham quan hay muốn tìm hiểu về CG

- Các lễ hội:

+ Lễ hội Nghinh Ông:

Trang 32

Hàng năm vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, cư dân từ các nơi lại lần luợt đổ về thị trấn Cần Thạnh để dự lễ hội Nghinh Ông Các vị lão ngư tại thị trấn CG kể rằng: “Vào cuối thế kỉ 19, nơi đây xảy ra nhiều huyền thoại về cá voi như: Giúp người đi biển vượt qua nhiều tai nạn, từ việc cứu thuyền bị đắm cho đến cứu người bị nạn đang trôi dạt tìm đường vào bờ thoát chết… Những huyền thoại này, làm cho lòng tin và sự biết ơn thành một tín ngưỡng phổ biến khắp vùng biển CG nói riêng và các miền duyên hải khác nói chung Bà con lúc bấy giờ đã lập lăng thờ sau khi một con cá voi bị nạn và chết trôi dạt vào bờ biển CG Sau đó, bà con xin triều đình ban sắc thần để thờ.” Việc tổ chức lễ hội Nghinh Ông nhân dịp Tết Trung thu, chính là sự cầu nguyện cho mùa vụ sản xuất ngư nghiệp được bình yên và gặp nhiều may mắn

+ Ngoài ra, CG còn có những lễ hội như: Lý Nhơn cúng đình thần Dương Văn Hạnh vào 16 tháng 12 âm lịch; Long Hòa tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng vào ngày 15 tháng 3 âm lịch…

- Những tập quán cổ truyền: CG có tục thờ những vị tiền hiền khai phá

đất hoang, những người yêu nước và thờ cúng tổ tiên

Trang 33

dạng, phong phú, Vàm Sát hiện là một trong 4 điểm hấp dẫn bậc nhất hiện nay của CG (Vàm Sát, Đảo Khỉ, bãi tắm 30/4, thị trấn Cần Thạnh) Tháng 7/2002, Tổ chức DL Thế giới đã công nhận Vàm Sát là một trong 65 khu DL phát triển bền vững nhất thế giới Bên cạnh bạt ngàn cây đước còn có vẹt, ô

rô, chà là, bần… mỗi loài một vẻ, mỗi cách sinh trưởng đến kì lạ Trong rừng

có mèo, trăn, rắn, khỉ, kì đà, heo… và nhiều loài thú quý hiếm khác, những người có duyên gặp được chúng, có lẽ sẽ không bao giờ quên ấn tượng mà thiên nhiên ban tặng Đặc biệt, nhân viên bảo vệ ở đây cho hay: “do được bảo

vệ nghiêm ngặt nên ngày càng xuất hiện nhiều hệ động vật quý hiếm về đây

Trang 34

Tiền Giang bị thu hẹp nhằm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.”

DK chọn nơi đây ngày một tăng, song vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một chính sách phù hợp nhằm bảo tồn rừng cây và nơi trú ngụ của các loài chim để chúng không phải đi kiếm ăn tại các bãi nuôi tôm cá của người dân, gây thiệt hại kinh tế cho họ

Vàm Sát còn có di tích lịch sử Núi Đất – nơi tiếp nhận và cất giữ vũ khí trong thời chiến tranh Một di tích khác mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Lý Nhơn – Di tích đình thần Dương Văn Hạnh do nhân dân tôn kính lập nên Về Lý Nhơn, DK còn được thăm trại nuôi dê, thưởng thức sữa

dê và món ăn chế biến từ dê cùng các món ăn thủy hải sản khác

Hệ thống nhà nghỉ hiện đại cùng nhiều trò giải trí hấp dẫn sẽ đáp ứng phần nào cho nhu cầu DK một lần ghé thăm Đây là một trong 4 điểm thu hút lượng DK đông nhất CG hiện nay

Về đường đi đến điểm du lịch Vàm Sát:

+ Đường bộ: dành cho xe gắn máy, ô tô dưới 16 chỗ

Qua phà Bình Khánh → đường Rừng Sác (khoảng 13 km) → đến ngã

ba đường Rừng Sác – Lý Nhơn quẹo phải vào đường Lý Nhơn khoảng 13 km gặp cầu Vàm Sát → đi thẳng 7 km gặp ngã 3 rẽ trái 600 m là đến Vàm Sát

Hoặc có thể đi (chỉ dành cho khách đi xe gắn máy): Tp HCM → Phú

Mỹ Hưng (Q7) → xã Hiệp Phước → bến đò Hiệp Phước, xuống đò Hiệp Phước – Doi Lầu → cầu Vàm Sát → cầu Gốc Tre → Vàm Sát (tổng cộng 35

km đường bộ và 20 phút vượt sông Soài Rạp)

+ Đường thủy bộ kết hợp: dành cho khách đi xe máy hay xe bus

Qua phà Bình Khánh → theo đường Rừng Sác (khoảng 22 km) → đến chân cầu Dần Xây xuống xe bus (nếu đi xe gắn máy thì gửi lại) rẽ phải 100 m, rồi mua vé của Công ty DLST Vàm Sát, ca nô sẽ đưa chúng ta vào tham quan

Trang 35

Nếu từ hướng Cần Thạnh muốn thăm Vàm Sát thì DK đến chân cầu Dần Xây mua vé đi ca nô theo đường thủy là thuận lợi nhất

+ Đường Thủy: DK bắt tàu cao tốc, ca nô hay thuyền buồm tại bến Bạch Đằng, theo 2 hướng:

• Sông Sài Gòn → sông Soài Rạp → sông Vàm Sát → điểm DLST Vàm Sát (tuyến dài 35km)

• Sông Sài Gòn → sông Lòng Tàu → Mũi Nai → Lò Rèn → sông Vàm Sát → điểm DLST Vàm Sát (tuyến dài 45 km)

Bến tàu luôn có ca nô (dành cho quý khách muốn đi nhanh) và du thuyền gỗ (dành cho khách thích ngắm cảnh quan thơ mộng hai bên bờ sông hay tìm hiểu cảnh sinh hoạt sông nước của dân địa phương)

b/ Lâm viên CG (Đảo Khỉ)

Đến CG, DK không thể bỏ qua điểm DL cự kì hấp dẫn – Lâm viên CG hay còn gọi là “Đảo Khỉ” Có thể nói, điểm DL hấp dẫn thứ 2 này làm nên sự nổi tiếng của rừng ngập mặn CG Lâm viên được bao bọc bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, vì thế khi DK đi ghe thuyền len lỏi theo dòng nước quanh co

sẽ có được những cảm giác rất thú vị

Lâm viên rộng 2100 ha (gồm một số đốm rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng), độ che phủ đạt 91%, trong đó 514 ha được đưa vào khai thác DL Trong rừng, có nhiều loài động vật như: bò sát, lưỡng cư, chim… đặc biệt có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Hấp dẫn nhất nơi này là DK được tiếp cận với đàn cháu chắt của “Tôn Ngộ Không” Có thể tạm gọi Đảo Khỉ là “Vương quốc khỉ”, với 4 loài (khỉ đuôi dài, khỉ lợn, khỉ chó, khỉ vàng) được nuôi và bảo vệ trong điều kiện bán tự nhiên rất gần gũi với khách, số lượng lên tới gần 1000 con Nhân viên bảo vệ ở đây cho biết: “Trước đây, khi chưa thành lập lâm viên, những đàn khỉ sống rải rác ở sâu trong rừng, từ khi

Trang 36

có được nhiều thức ăn của khách tham quan, chúng kéo “đại gia đình” ra và ngày càng dạn dĩ tiếp cận với con người.”

Đây cũng là căn cứ địa cách mạng rộng lớn với hệ thống hầm bí mật che dấu bộ đội đặc công Rừng Sác một thời lửa đạn Hiện nay, đã phát hiện một số hầm và đang tìm kiếm những nắp hầm cùng những khu căn cứ nằm giữa rừng Khách đến đây sẽ tìm thấy lại những hoạt động của Bộ Chỉ huy miền Rừng Sác cùng những trận đánh nổi tiếng của các chiến sĩ đặc công làm tiêu hao sinh lực của Mỹ – Ngụy trên sông Lòng Tàu, Soài Rạp… Ngoài ra,

DK còn được quan sát tận mắt hình ảnh dựng lại về cuộc sống và sinh hoạt của các chiến sĩ năm xưa

Lâm viên đang hoàn chỉnh hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng bán sản phẩm đặc trưng của rừng ngập mặn; nâng cấp các con đường rộng thoáng để DK có thể quan sát động vật hoang dã; các khu nuôi trồng thủy sản; nhà truyền thống; các phòng trưng bày hiện vật lịch sử

Lâm viên cách phà Bình Khánh không đầy 40 km theo đường Rừng Sác Điểm DL này có hai cách đến: DK có thể theo các hãng lữ hành bằng đường thủy (xuất phát tại bến Bạch Đằng, quận 1, Tp HCM) theo hay đi ô tô,

xe máy, xe bus theo đường Rừng Sác xuống

Hiện nay, lượng khách đến Đảo Khỉ ngày càng đông đặc biệt vào dịp

lễ, tết và cuối tuần

c/ Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp HCM

Từ Đảo Khỉ hướng về phía thị trấn khoảng 2km, gặp cầu Hà Thanh nhìn sang tay trái DK sẽ bắt gặp một điểm dừng chân hấp dẫn và độc đáo cho chuyến sinh hoạt dã ngoại cuối tuần – Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên

Tp HCM Điểm này rất thích hợp cho giới trẻ là sinh viên, học sinh… vì giá phòng trọ bình dân (40.000 đồng/người/đêm), lại sang trọng và sức chứa lên tới 156 người Tới đây, khách DL được thụ hưởng bầu không khí trong lành

Trang 37

từ cái mát lạnh của rừng đến những làn gió nhè nhẹ của biển Đồng thời, cũng

là cơ hội cho các bạn trẻ thi thố tài năng sinh hoạt tập thể, với các chương

trình giao lưu văn hóa vừa sôi nổi, gắn kết, thân mật

Trung tâm này, tọa tạc tại tiểu khu 21 (nằm trên địa bàn xã Long Hòa) thuộc phân khu phục hồi sinh thái với diện tích khai thác giai đoạn một gần 1

ha Là khu vực dành riêng cho sinh hoạt dã ngoại, học tập, giải trí, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của các bạn thanh thiếu niên Tp HCM

Tại đây, DK có thể sinh hoạt lửa trại qua đêm, câu cá, chèo thuyền, tham quan rừng ngập mặn, tắm biển 30/4, viếng “Vương quốc khỉ” hay tham quan các khu di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa truyền thống của CG Địa danh này ngày càng thu hút khách DL, chủ yếu là giới học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên, công đoàn

d/ Xã Long Hòa

Từ Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố theo đường Rừng

Sác 2 km, gặp ngã ba Long Hòa rẽ phải chúng ta tới ngay Long Hòa Đến xã Long Hòa DK sẽ được tham quan di chỉ khảo cổ giồng Cá Vồ và giồng Phệt

Ở đây, DK cũng bắt gặp các vườn nặng trĩu trái cây: xoài, mãng cầu, nhãn, táo; đặc biệt, xoài cát CG cho trái quanh năm và rất thơm ngon DK vừa len qua những cành cây vừa tự mình hái những trái xoài ửng vàng để thưởng thức hương vị “ngọt lịm rất CG, mà không nơi nào có được”, thật chẳng có gì lý

thú hơn

Tham quan xã Long Hòa, khách DL còn có dịp ghé thăm các trại nuôi tôm sú giống, khu nuôi tôm sú công nghiệp Hoặc, khách DL có thể vào làng chài ở xóm đò Đông Hòa, Long Thạnh hay đến bến đò để hiểu thêm về phong tục tập quán, lối sống và sinh hoạt của người dân miền biển Nếu túi tiền rủng rỉnh, DK có thể nghỉ ngơi qua đêm tại resort Hòn Ngọc Phương Nam hay resort Tâm Ngọc

Trang 38

Đến Long Hòa, khách tham quan có thể đi ô tô, xe máy, xe bus theo đường bộ hay đường thủy đều rất thuận tiện

e/ Bãi biển 30/4

Từ Đảo Khỉ theo con lộ Rừng Sác khoảng 5 km về hướng thị trấn Cần

Thạnh chúng ta sẽ gặp điểm DL hấp đẫn thứ 3 – bãi biển 30/4 Bãi biển này

dài hơn 1km, là khu nghỉ mát yên tĩnh rất thích hợp cho người dân Tp HCM cũng như các tỉnh lân cận vào các ngày lễ, tết và dịp cuối tuần Khu vực biển 30/4 rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, an dưỡng, thể thao dưới nước, câu cá,… DK vừa có thể thưởng thức những món ăn hải sản vừa trao đổi cuộc sống cũng như phương pháp đánh bắt thủy hải sản cùng những phong tục tập quán của người dân địa phương Tuy nhiên, biển CG có một số hạn chế như: nước biển chứa nhiều phù sa nên có màu nâu đen, sóng tương đối lớn, cát không mịn lại chứa nhiều xác của động vật biển Thêm vào đó, sự thiếu ý thức của 1 bộ phận nhỏ người dân bản địa cũng như DK nên hiện nay bãi biển nhếch nhác, khá ô nhiễm

Hiện nay, CG đang tiến hành đổ cát lấp biển để thực hiện dự án xây dựng Khu DLST lấn biển rộng 600 ha

Địa danh này phần lớn khách du lịch đến CG đều ghé thăm, có lẽ do đường đi dễ dàng (cho phép ô tô đến tận nơi), không khí biển mát dịu, hải sản tươi sống, hệ thống nhà hàng, khách sạn khang trang…

g/ Thị trấn Cần Thạnh:

Qua bến phà Bình Khánh thẳng đường Rừng Sác không đầy 45 km, gặp ngã ba Long Hòa rẽ trái chạy dọc theo con đường Duyên Hải thênh thang chúng ta sẽ đến thị trấn Cần Thạnh – trung tâm huyện CG – Địa danh DL hấp dẫn thứ 4 Nơi đây, tập trung nhiều điểm di tích văn hóa đặc sắc phục vụ cho các loại hình DL, du khảo như: giồng Am, lăng Ông Thủy Tướng, đình thần, chùa Làng, bảo tàng, miếu, thánh thất, nhà thờ Đặc biệt, dãi đất biển đan xen

Trang 39

những vườn cây ăn trái xum xê: xoài, nhãn, mãng cầu… cùng những món ăn hải sản tươi sống từ các ao nuôi tôm sú, nghêu, sò…hay thuyền ghe mỗi khi cập bến sẽ hài lòng khách ghé tham quan

Tại thị trấn này, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng khá tốt nên các điểm

DL nơi đây đều cho phép các loại phương tiện đưa DK đến tận nơi

h/ Đảo Thạnh An:

Là một đảo nhỏ nằm giữa sông và biển, phương tiện đến đây là dùng ghe, tàu Ngoài các điểm tham quan làng chài truyền thống với nét đặc trưng của đảo, trong tương lai Thạnh An còn là điểm DL thích hợp với loại hình dã ngoại kết hợp với loại hình giải trí khác như: câu cá, chèo thuyền… Ngoài ra,

DK còn có thể tham quan núi Giồng Chùa – ngọn núi duy nhất ở Tp HCM Núi Giồng Chùa nhìn từ xa như một hòn non bộ giữa biển khơi, không bị ngập nước và ảnh hưởng bởi thủy triều Thổ nhưỡng ở Thạnh An là loại đất nâu vàng, thích nghi cho loại cây lá rộng, ở đây vừa được thả nuôi 100 con

khỉ, làm phong phú thêm hệ động vật tự nhiên hoang dã trên đảo

Trong tương lai, Thạnh An sẽ biến thành khu giải trí, nghỉ dưỡng biệt lập và đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo, tổ chức tàu luợn, khinh khí cầu để

DK có thể thư giản, ngắm phong cảnh sông nước mây trời từ trên cao

Hiện nay, điểm du lịch này rất ít người tham quan do chúng chưa thực

sự hấp dẫn và bất tiện về đường đi Muốn thăm điểm này chúng ta có thể theo đường bộ xuống thị trấn rồi gửi xe, đi thuyền máy (thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ) ra thăm đảo Riêng tham quan Giồng Chùa DK phải thuê ghe nhỏ và nhờ dân sống ở đảo chở đi

k/ Những đốm rừng tái sinh tự nhiên:

Sau năm 1975, tổng diện tích rừng còn sót lại 4500 ha chủ yếu là cây bụi, chúng phân bố rãi rác khắp phân khu rừng ngập mặn CG Số diện tích này, đã phát triển thành những đốm rừng tái sinh tự nhiên, rất hấp dẫn cho

Trang 40

khách lữ hành tham quan vì họ muốn được cảm nhận nét hoang sơ nguyên thủy cũng như sự khác biệt của chúng với rừng tái sinh nhân tạo Đặc điểm chính của loại rừng này là nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loài xen kẻ nhau, thân cây to lớn và thường là nơi cư trú của động vật hoang dã

Tuy nhiên, hiện nay những đốm rừng tái sinh tự nhiên chỉ dành cho khách DL là nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu Thiết nghĩ, cần chọn một vài đốm ven lộ Rừng Sác hay gần cầu Dần Xây, Vàm Sát, Đảo Khỉ, Thạnh An làm điểm tham quan để mọi DK đều có thể thưởng thức

- Ngoài ra, CG còn có một số điểm DL khác, các điểm này thường gắn với công trình kiến trúc có giá trị văn hóa – xã hội – tinh thần, bao gồm 3 nhóm cơ sở: tôn giáo, tín ngưỡng và di tích kiến trúc nghệ thuật Điển hình như 3 ngôi chùa lớn (Thạnh Phước, Hưng lợi, Hải Đức) và nhiều chùa nhỏ khác, thêm vào đó là 6 thánh thất (Cần Thạnh, Long Hòa, Đồng Hòa, Thạnh

An, An Thới Đông, Bình Khánh), 4 nhà thờ (Đồng Hòa, An Thới Đông, Cần Thạnh, Tam Thôn Hiệp) Các điểm này đều có lịch sử rất riêng, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan DL Hơn nữa, các làng nghề truyền thống như: làng chiếu (Tam Thôn Hiệp), làng chài (Thạnh An, Cần Thạnh, Tam Thôn Hiệp), làng muối (Long Hòa, Lý Nhơn) và làng rừng (An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp) ngày càng khẳng định được tính hấp dẫn của nó trong lòng người lữ thứ Khi tham quan các điểm DL nhỏ này, DK chọn phương tiện xe gắn máy (hay xe ô tô dưới 16 chỗ) là thận tiện nhất vì có nhiều điểm nhỏ lẻ không cho phép ô tô lớn đến được

2.3.2.2 Các tuyến DL

a/ Tuyến đường bộ:

- Phà Bình Khánh – Lâm viên CG – bãi biển 30/4 – thị trấn Cần Thạnh

Lượng khách theo tuyến này chiếm tới 60% trong tổng số khách đến Cần Giờ DK có thể đi theo tuyến này bằng các phương tiện: xe DL, bus, xe

Ngày đăng: 22/03/2013, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Các dự án đầu tư hoàn chỉnh và các dự án đang triển khai - Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.3 Các dự án đầu tư hoàn chỉnh và các dự án đang triển khai (Trang 45)
Bảng 2.4: Nhà nghỉ, khách sạn tại thị trấn Cần Thạnh và xã Lý Nhơn - Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.4 Nhà nghỉ, khách sạn tại thị trấn Cần Thạnh và xã Lý Nhơn (Trang 47)
Bảng 2.5: Nhà nghỉ, khách sạn, resort tại xã Long Hòa - Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.5 Nhà nghỉ, khách sạn, resort tại xã Long Hòa (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w