Tài nguyên DLST nhân văn

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 28 - 32)

b/ Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân dân: thư viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dụ c – th ể

2.3.1.2.Tài nguyên DLST nhân văn

- Dân cư – dân tộc: Theo các nhà nhân chủng học thì CG xưa kia là nơi nơi trú ngụ của những cư dân cổ sinh, họ sống gần gũi với dân cư thời văn hóa Sa Huỳnh. Khi đến CG, DK sẽ được ngắm nhìn những hiện vật cổ xưa như: mộ chum, các công cụ sản xuất, vũ khí… tất cả các di tích này đã và đang được khai quật để triển lãm cũng như nghiên cứu khoa học.

- Di tích văn hóa khảo cổ:

+ Nhóm di tích giồng Am: nằm ở Cần Thạnh cách UBND huyện 200m về hướng Nam. Những năm gần đây, do việc đắp đường nối liền tuyến Nhà Bè – CG, nên giồng Am đã bị phá hủy một phần. Hiện di chỉ khảo cổ này có trên 6.289 hiện vật, chất liệu hiện vật được làm duy nhất từ đất nung.

+ Nhóm di tích giồng Phệt: Tọa tạc trên một giồng đất đỏ thuộc xã Long Hòa, diện tích của giồng khoảng 10.000 m2, di tích này cao hơn mực nước biển 1 – 2 m, nằm giữa rừng ngập mặn um tùm, nhiều luồng lạch.

+ Nhóm di tích giồng Cá Vồ: Diện tích khoảng 7.000 m2 nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh (Long Hòa), đây là di tích có quy mô khá lớn và khá nguyên

vẹn. Năm 1993, một hố thám sát đã được mở ở phía Bắc của giồng, phát hiện 38 mộ chum (23 mộ còn cốt) bằng gốm và nhiều đồ trang sức cũng làm từ gốm.

- Di tích văn hóa – tôn giáo – tín ngưỡng:

+ Chùa: Chùa ở đây thuộc 3 nhánh: Giáo phái Lâm Tế (chùa Thạnh Phước); Giáo phái Tịnh Độ (chùa Hưng Lợi và Hưng Cần); Giáo phái Xuất Gia.

+ Thánh thất: Hầu hết các khu dân cư ở CG đều có thánh thất – cơ sở tôn giáo của đạo Cao Đài. Các thánh thất CG, có dáng dấp và hình thức tương đối giống nhau. Biểu tượng thờ của đạo là lấy Thiên Nhãn, nhưng thực tếđạo thờ những biểu tượng hòa đồng giữa Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Nho giáo.

+ Nhà thờ: Thiên Chúa giáo du nhập vào CG khoảng thế kỉ 19 do một số người theo đạo Thiên Chúa ở nơi khác đến đây cư trú và người Pháp sau này đến truyền đạo.

+ Đình: CG có 7 ngôi đình, người dân nơi đây thờ những người có công khai phá đất hoang hay những người tổ chức, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân làng.

+ Miễu: CG có nhiều miễu như: Sua Đũa, Nhất, Nhị, Đá Giăng, Bình Khánh, Lý Nhơn…. Các miễu được xây dựng với quy mô nhỏ, kiến trúc cổ xưa và hầu hết di dời nhiều lần.

+ Lăng Ông: CG có 2 lăng (lăng Ông Thủy Tướng ở Cần Thạnh và lăng Ông ở đảo Thạnh An), thờ bộ xương cá voi (cá Ông) được ngư dân rất sùng bái, tôn kính. Họ gọi đây là thần Nam Hải Đại Tướng quân – vị thần trên biển có công cứu giúp người bị nạn và phù hộ cho con người những mùa bội thu no ấm. Ngày nay, lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng tổ chức ở thị trấn Cần Thạnh (ngày 15/8 âm lịch hàng năm) là lễ hội chính thức của cư dân ven biển.

+ Lịch sử tên gọi vùng đất CG: Theo các cụ già sống lâu năm ở gần lăng Ông Thủy Tướng kể lại: “Năm xưa, chúa Nguyễn bị nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vùng đất này. Lúc bấy giờ, dân ta chưa thể xác định được giờ giấc chính xác và cũng không có dụng cụ hay quy luật nào để đo đếm thời gian. Người dân chài lưới ở vùng biển này chỉ biết nhằm theo hai chùm sao Nam Tào và Bắc Đẩu để ra khơi, còn chúa Nguyễn cần phải biết thời gian chính xác để hội họp. Do đó, ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ theo ước lệ riêng: đồng hồ được quy ước là dùng những chiếc lu có cùng kích cỡ, đục lỗ để thoát nước với các đường kính bằng nhau, phía trên treo 1 cây thước vạch sẵn múi giờ, mực nước hạ đến đâu, giờ dựa theo đó mà tính. Sau khi giành được quyền binh, ông đặt tên cho vùng đất này là “CG”.

Lại có ý kiến cho rằng: Trước kia, đây là vùng đất hoang vu, sông ngòi rậm rạp lại giáp biển, chỉ có một luồng lạch sâu để tàu lớn ra vào mỗi khi triều lên. Ngày ấy, tại đây có một ngôi nhà trắng với hai người thay nhau canh gác liên tục thông qua hệ thống đèn pha, phao câu báo nước lớn, nước ròng cho tàu bè ra vào trung tâm Biên Hòa – Gia Định. Tàu bè phải chờ đợi đến nước lớn, có đèn báo mới vào được nếu không sẽ mắc cạn, do vậy họ đặt tên cho vùng đất này là CG.

Nhưng một số lại nói rằng: Nơi đây xưa kia rừng rậm rạp, đầm lầy hoang vu, xung quanh bị bao bọc bởi sông biển. Đây cũng là nơi ẩn thân của những người nghĩa sĩ, những người chờ thời cơ đến. Họ mong mỏi từng giờ, từng phút, suy nghĩ về tình thế quân sự chuyển biến. Họ “cần giờ” chính xác để xuất trận khi thời cơđến để dành lấy thắng lợi.

+ Bến Đình: Đây là nơi thờ ông Dương Văn Hạnh, người làng Lý Nhơn vì muốn bảo vệ Trương Định nên bị giặc Pháp bắt, chém đầu tại bến sông Soài Rạp. Sau đó, nhân dân đã lập đình làng để thờ ông gọi là Bến Đình.

+ Di tích chiến khu Rừng Sác: Cần Giờ có căn cứ cách mạng như: căn cứ địa Giồng Chùa (Thạnh An), chiến khu trù mật Động Hang Nai (cạnh sông Đồng Tranh), căn cứ địa Núi Đất (Lý Nhơn)…. Đặc biệt, có khu căn cứ địa cách mạng với hệ thống hầm di động thuộc khu vực Lâm viên CG.

- Các làng nghề:

+ Làng chiếu: Làng này nằm ở xã Tam Thôn Hiệp, nơi đây có các ngôi nhà ven sông chứa những sợi cói khô được dùng để đan thành chiếu. Nguyên liệu làm chiếu là những cây cói tròn, mọc tự nhiên hay được trồng trên những cánh đồng gần đấy. Hiện làng còn không tới 10 hộ dệt chiếu, họ bỏ nghề vì nhiều lý do: đi làm ăn xa, đào ao nuôi tôm làm mất diện tích đất trồng cói, giá thành chiếu thấp không đủ cho chi phí sản xuất….

+ Làng chài (xóm lưới): Tập trung ở bến chài Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An hay các bến đò nơi có tàu, thuyền, ghe, xuồng đánh bắt cá trở về mỗi khi sáng sớm hay chiều tối.

+ Làng muối: DK về ấp Tân Điền (Lý Nhơn), gần khu DL Vàm Sát, hay đường từ Đảo Khỉ ra bãi biển 30/4 thuộc xã Long Hòa, vào mùa khô sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng muối trắng xóa. Đặc biệt, hạt muối xã Lý Nhơn vuơn cánh bay xa ra cả nước và xuất khẩu qua EU. Làng muối cần khẩn trương cải tạo, nâng cấp… không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối mà còn làm cho nghề muối trở thành điểm đến cho DK.

+ Làng rừng: gồm những hộ làm nghề rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng), tập trung ở Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Lý Nhơn.

Những làng nghề cần được giữ ghìn, tôn tạo, phát triển, vì đó là một trong những lý do DK đến tham quan hay muốn tìm hiểu về CG.

- Các lễ hội:

Hàng năm vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, cư dân từ các nơi lại lần luợt đổ về thị trấn Cần Thạnh để dự lễ hội Nghinh Ông. Các vị lão ngư tại thị trấn CG kể rằng: “Vào cuối thế kỉ 19, nơi đây xảy ra nhiều huyền thoại về cá voi như: Giúp người đi biển vượt qua nhiều tai nạn, từ việc cứu thuyền bịđắm cho đến cứu người bị nạn đang trôi dạt tìm đường vào bờ thoát chết…. Những huyền thoại này, làm cho lòng tin và sự biết ơn thành một tín ngưỡng phổ biến khắp vùng biển CG nói riêng và các miền duyên hải khác nói chung. Bà con lúc bấy giờ đã lập lăng thờ sau khi một con cá voi bị nạn và chết trôi dạt vào bờ biển CG. Sau đó, bà con xin triều đình ban sắc thần để thờ.”. Việc tổ chức lễ hội Nghinh Ông nhân dịp Tết Trung thu, chính là sự cầu nguyện cho mùa vụ sản xuất ngư nghiệp được bình yên và gặp nhiều may mắn.

+ Ngoài ra, CG còn có những lễ hội như: Lý Nhơn cúng đình thần Dương Văn Hạnh vào 16 tháng 12 âm lịch; Long Hòa tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng vào ngày 15 tháng 3 âm lịch….

- Những tập quán cổ truyền: CG có tục thờ những vị tiền hiền khai phá đất hoang, những người yêu nước và thờ cúng tổ tiên.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 28 - 32)