- Về đường thủy: nâng cấp các bến đò cũ và làm thêm các bến đò mới, cụ thể:
a/ Về ẩm thực
Nên chọn những món ăn ngon, rẻ, bổ dưỡng, độc đáo: Trước hết, chọn các món ăn mang tính đặc trưng của địa phương nhưng phải đạt được tiêu chuẩn như trên và quan trọng hơn là giá cả cạnh tranh. CG, có thế mạnh về nuôi trồng hải sản cần đẩy mạnh khai thác các món ăn được chế biến từ hải sản tươi sống. Bên cạnh đó, không ngừng sưu tầm những món ăn độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng, giá rẻ từ nơi khác về phục vụ cho DL chứ không phải nhất nhất tìm cho ra đặc sản địa phương phục vụ DK. Ẩm thực CG nên phát triển theo hướng: DK chỉ cần đến CG cũng có thể thưởng thức đặc sản của tất cả địa phương khác với giá cạnh tranh mà hương vị món ăn không thua kém với món ăn chính thống.
Thời gian đầu, khi CG du nhập món ăn từ địa phương khác, nên mời những người nấu ăn giỏi từ địa phương ấy về phục vụ, hoặc chọn vài người của huyện có khiếu về ẩm thực đến địa phương ấy học nấu những món đó.
Có thể chọn món ăn khắp đất nước, thậm chí du nhập ngoại quốc về. Chẳng hạn, chọn các đặc sản: các bống kho nồi đất của Quảng Nam, Cháo cá Nha Trang, vịt quay Bắc Kinh, bún cá An Giang, cà – ri – dê Ấn Độ, kim chi
(Hàn Quốc), rượu Bầu Đá (Bình Định), rượu cần Tây Nguyên, rượu đế Gò Công (Long An)… về phục vụ cho DK.
Trong điều kiện có thể, CG nên thí điểm một vài quán ăn theo khẩu vị cũng như phong cách phục vụ của địa phương có đặc sản đó. Đơn cử như: Huế có các món ăn cung đình và món ăn làm từ mắm rất nổi tiếng, CG nên mời đầu bếp giỏi và đội ngũ nhân viên phục vụ là người Huế. Đồng thời, xây dựng quán ăn theo nét đặc trưng của các quán ăn ngoài Huế. Nếu làm được điều đó, DK khi vào thưởng thức sẽ thấy không cần phải ra Huế nhưng cũng có thể thưởng thức món ăn Huế, hương vị Huế và do chính con người Huế phục vụ nhưng giá cả rất Cần Giờ theo mô hình ngon – rẻ – bổ dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên tiến hành mô hình này với một vài món ăn độc đáo của các tỉnh thành nổi tiếng chứ không làm đại trà vì chi phí ban đầu khá cao (làm quán, thuê đầu bếp, nhân viên phục vụ là người địa phương khác…); Hơn nữa, cần phải kiểm nghiệm xem thị trường phản ứng như thế nào để có giải pháp điều chỉnh và rút kinh nghiệm. Khi thành công và được phần lớn “Thượng đế” chấp nhận chúng ta sẽ nhân rộng.
Song song với quá trình phục vụ ẩm thực cho khách bình dân thì CG cũng không được bỏ qua đối tượng là người giàu có. Với loại khách này, tiền bạc đôi khi không thành vấn đề, mà vấn đề nằm ở chỗ món ăn có ngon, có lạ, có độc đáo, có bổ dưỡng không? Phong cách phục vụ như thế nào? Muốn đáp ứng yêu cầu đó, CG phải chủ động tìm kiếm, sưu tầm món ăn đặc trưng, độc đáo của huyện và du nhập đặc sản độc đáo của địa phương khác về phục vụ cho đối tượng nhiều tiền trên. Chẳng hạn, có thể mua cá anh vũ (Phú Thọ), ba ba sống trong môi trường tự nhiên, yến sào… và chế biến theo yêu cầu DK. Đối tượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu khách đến CG hiện nay, nhưng nếu khéo khai thác cũng có thể mang lại cho ngân sách huyện nhà số
tiền không phải quá nhỏ so với hiện trạng doanh thu du lịch hiện nay của địa phương này.
Như vậy, CG nên chọn ẩm thực là đặc sản của địa phương và nhập những món ăn, chất uống nổi tiếng, độc đáo từ nơi khác về theo phương châm phục vụ: ngon, rẻ, bổ dưỡng, cần gì cũng có, đáp ứng mọi lúc mọi nơi.