Đối tượng thứ 2: Những người nghèo và trung lưu

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 66 - 70)

Người nghèo ở đây không phải là nghèo quá mà có thể hiểu rộng hơn một chút, đó là những người thu nhập cá nhân có dư đôi chút. Họ thường đi theo nhóm, cá nhân hoặc gia đình.

Phương châm phục vụ cho đối tượng này là: giá rẻ – bổ ích – thoải mái. Đối tượng này nhu cầu học hỏi không cao bằng đối tượng trên, nhưng về ẩm thực và chỗ ở yêu cầu cao hơn. Họ thích ăn những món ăn gia đình ngon, bổ, rẻ và ở nhà trọ bình dân theo kiểu gia đình, tốp hay cá nhân. Chính vì thế, CG nên bố trí cho đối tượng này ở nhà trọ bình dân của huyện hoặc nhà trọ trong dân (Chúng tôi sẽ nói rõ trong phần phương hướng.). Họ thích tham quan các điểm DL tự nhiên, các làng nghề, đến các trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn mua sắm với giá bình dân và buổi tối có thể xem ca

nhạc hoặc cải lương hay đàn ca tài tử. Phương tiện đi lại của họ là những loại bình dân với giá cả phải bình dân như: xe ôm, xuồng nhỏ, xe daihatsu….

Nên bố trí hướng dẫn viên là người đứng tuổi, tâm lý, tính tình điềm đạm và không yêu cầu cao về kiến thức sinh thái môi trường như đối tượng 1, vì đối tượng này chỉ cần biết chứ rất ít khi thắc mắc “tại sao lại thế?”. Tuy nhiên, hướng dẫn viên cũng cần phổ biến những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học giúp họ hiểu về tự nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.

Cần đặt Văn phòng xúc tiến du lịch tại thị trấn Cần Thạnh để khi đối tượng này xuống thì tư vấn, bố trí cho họ những tour, tuyến, điểm tham quan, chỗ nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất.

+ Đối tượng th 3: Khách nước ngoài, người giàu có, cá nhân an

dưỡng và những nhà khoa học.

Đối tượng này thu nhập cá nhân rất cao, do đó nhu cầu đòi hỏi cũng rất cao ở tất cả các khâu và dịch vụ chăm sóc đón tiếp. Đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ cho họ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, trẻđẹp và kinh nghiệm lâu năm.

Họ thích đưa đón bằng những xe xịn nhất, đắt tiền, sang trọng nhất (thường thì DK có xe du lịch riêng), món ăn cầu kì lạ mắt, bổ dưỡng, giá cạnh tranh và nơi ở là những khách sạn sang trọng nhất. Đối với loại khách này chúng ta phải bố trí loại hình dịch vụ: massage, sông hơi, giải trí… 24/24.

Riêng khách nước ngoài, ngoài tham quan về tự nhiên thì cần cho họ tham gia lễ hội, tham quan làng nghề. Ngược lại, các nhà khoa học, an dưỡng phải có khu cao cấp dành riêng cho họ. Nên bố trí những khu nhà yên tĩnh, cao cấp, sát biển, ven rừng phục vụ cho an dưỡng và nghiên cứu khoa học (có thể là những nhà trọ cao cấp trong dân hay của huyện).

Nói chung, nhu cầu cho đối tượng này là: tham quan, giải trí, học tập, an dưỡng, nghiên cứu nhưng giá thành phải cạnh tranh.

3.2.4. Nguyên tắc 4: Làm hài lòng DK tối đa.

Phát triển du lịch điều tối kị nhất là: để DK bị bơ vơ, lạc lõng, hắt hủi… nếu điều này xảy ra thì thật tai hại cho du lịch huyện nhà. Chính vì vậy, phải chăm sóc, tiếp đón các vị “Thượng đế” sao cho mọi người khách đều cảm thấy mình là người “quan trọng nhất” trong tour, trong tuyến hay trong đoàn họ đi chung. Họ phải cảm nhận được, du lịch CG quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ nhu cầu thì khi đấy họ mới cảm thấy sự hài lòng nhất, vui vẻ nhất, thoải mái nhất. Hay, nói một cách nôm na rằng: DL CG phải làm cho DK hài lòng khi đặt chân đến, vừa lòng trong quá trình ở lại và lưu luyến ấn tượng mong muốn quay lại nơi đây sau khi kết thúc hành trình. Và đương nhiên, khách DL sẽ sẵn sàng móc “hầu bao” chi tiêu đến những đồng tiền cuối cùng nếu ngành DL của địa phương này có thể làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ.

DK tham gia du lịch CG thì chi phí cho chuyến tham quan phải phù hợp với túi tiền, mục đích và nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau. Qua chuyến đi, khách tham quan phải biết được: ăn gì mà ngon rẻ, xem gì mà hấp dẫn và độc đáo, chơi gì để xả stress, mua gì mà không tiếc tiền và học được những gì giúp nâng cao kiến thức hay kinh nghiệm sống.

Như vậy, theo nguyên tắc này thì phương châm kinh doanh là: “hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi” và “uy tín quý hơn vàng, khách hàng là thượng đế” - yếu tố sống còn, nuôi dưỡng, phát triển cho ngành du lịch huyện nhà.

3.3. Phương hướng, giải pháp cho thời gian trước mắt và những việc cần làm ngay làm ngay

3.3.1. Nhanh chóng hoàn thành tuyến đường Rừng Sác và làm cầu Bình Khánh Bình Khánh

Đường Rừng Sác rộng tới 6 làn xe chạy, nối phà Bình Khánh và thị trấn Cần Thạnh, tuyến đường này khởi công cách nay 3 năm và dự định hoàn thành vào cuối năm 2008, nhưng hiện nay mới chỉ hoàn thành được giai đoạn hạ nền giải tỏa. Vì lẽ trên, CG cách thành phố không đầy 60 km mà phải chạy xe máy tới 3 tiếng đồng hồ (tính cả thời gian đợi phà), do đó gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển của DL huyện nhà. Việc cấp thiết hiện nay là nhanh chóng hoàn thành tuyến đường huyết mạch này mới có thể đưa DL CG phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Muốn vậy, CG phải dồn vốn đầu tư cho dự án này và đôn đốc, xử phạt những nhà thầu, gói thầu không hoàn thành thi công đúng thời hạn.

Bên cạnh đó, tiến hành xây cầu Bình Khánh nhằm chấm dứt tình trạng khách đến CG phải đợi phà rất lâu như hiện nay.

3.3.2. Nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường ống dẫn nước ngọt từ

Tp. HCM về CG

Cần nhanh chóng hoàn thành hệ thống dẫn nước ngọt từ thành phố về CG. Dự án này đã tiến hành mấy năm nay, nhưng hiện nay công trình vẫn còn dang dở, gây không ít phiền hà cho DK đến CG vào những ngày tết, lễ, cuối tuần do thiếu nước ngọt.

Hệ thống dẫn nước tối thiểu phải đến được các nhà trọ trong dân, nhà trọ tập thể đặt gần Trung tâm giải trí Thanh thiếu niên thành phố, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ cho DK. Khi chưa tiến hành xong dự án trên, các cơ quan chức năng của huyện phải tăng cường biện pháp quản lý giá cung cấp nước sinh hoạt, dịch vụ và nước dành cho sản xuất, kinh doanh tại các khu

vực trên địa bàn, không để tình trạng tiểu thương ép và đẩy giá lên quá cao như hiện nay (năm 2007, vào mùa khô giá nước lên tới 50.000đ/m3).

Trong điều kiện hiện nay, huyện và thành phố chỉ cần góp tiền làm đường ống dẫn nước ngọt về trung tâm các xã, thị trấn còn người dân phải tự bỏ tiền ra làm đường ống nhánh dẫn vào thôn, ấp và gia đình mình.

3.3.3. Phát triển hệ thống đường giao thông đến các điểm DL, xây dựng bến đò, bến xe ôm, bến xe daihatsu phục vụ cho DK dựng bến đò, bến xe ôm, bến xe daihatsu phục vụ cho DK

- V đường b: Nhanh chóng cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đến các điểm DL mà ô tô có thể đi được hay tối thiểu xe gắn máy cũng vào được.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 66 - 70)