Đánh giá hiện trạng DLST CG 1 Tiềm năng

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 53 - 58)

d/ Về phát triển hệ thống cửa hàng lưu niệm:

2.3.4.Đánh giá hiện trạng DLST CG 1 Tiềm năng

2.3.4.1. Tiềm năng

- CG xứng đáng là “lá phổi xanh” của thành phố với hệ sinh thái phong phú, đa dạng: thực vật có 159 loài, động vật 103 loài (trong đó nhiều loài được ghi vào Sách Đỏ) rất thuận lợi cho việc phát triển DLST. Đặc biệt, nơi đây đang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với số loài chiếm tới 34%

tổng số loài chim nước Việt Nam, trong đó có 9 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Bên cạnh đó, CG cách thành phố không xa, lại được thế giới công nhận là KDTSQTG. Hơn nữa, văn hóa của cộng đồng người dân nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc bản địa gắn liền với các làng nghề truyền thống như: làng chài, làng chiếu, làng muối, làng rừng. Đây cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á phát hiện ra khu mộ chum cổ với trên 300 ngôi – di chỉ có giá trị về nền văn hóa Óc Eo. Chính vì lý do trên, Cần Giờ có đầy đủ tiềm năng về tự nhiên, nhân văn cho việc phát triển DLST góp phần cải thiện đời sống dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

- Với nhiều loại hình DL phù hợp với nhiều đối tượng DK khác nhau trên nhiều lĩnh vực cảm thụ khác nhau, CG đã thu hút khách bằng sự chọn lọc thế mạnh vốn có của mình: tham quan Đảo Khỉ, sân chim (Vàm Sát) dành cho những người yêu thích thiên nhiên, thích nghiên cứu động thực vật; Hay, thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có ở Đầm Dơi với hàng nghìn chú dơi con treo lủng lẳng trên cành; Hoặc tìm về chốn xa xưa, khi DK ghé chân tham quan khu mộ cổ giồng Cá Vồ, chiến khu Rừng Sác. Thế mạnh DL CG đã và đang là điểm nhấn để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

- Bước đầu huyện đã quy hoạch được 3 khu DLST với 3 chức năng riêng biệt: DLST biển 600 ha, DLST rừng 38.663 và DLST nông nghiệp (số diện tích tự nhiên còn lại).

- Trong những năm qua huyện đã đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy DLST phát triển. Đặc biệt, việc đẩy nhanh tiến độ thi công đường trục chính Rừng Sác, khu DL, khu dân cư thì trong tương lai không xa CG là điểm hẹn cuối tuần cho DK là điều có thể.

- Số vốn đăng kí đầu tư tính đến cuối 2007 đã lên tới gần 1000 tỷ đồng, đầu tư chủ yếu vào hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu dân cư cao

cấp, hệ thống giao thông. Trong khi đó, khâu yếu nhất của DL CG thuộc về những yếu tố trên. Nếu các dự án này hoàn thành thì DL CG có nhiều điệu kiện thuận lợi hơn để đón và giữ chân DK.

- Đời sống người dân ngày càng được quan tâm, chăm sóc: nhà ở, điện, nước, vệ sinh môi trường, giáo dục… góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là điều kiện thuận lợi cho DL phát triển. Số lượng người tham gia vào hoạt động DL tăng, chính lực lượng dân địa phương là người bảo vệ rừng hiệu quả nhất.

2.3.4.2. Hạn chế

- Về giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ từ trục chính đến các thôn, xã, thị trấn còn nhiều hạn chế gây trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của huyện cũng như việc khai thác DL. Mặc dù, đường Rừng Sác đã khởi công hơn 3 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thành giai đoạn 1 (giai đoạn đền bù, giải tỏa, hạ nền). Hơn nữa, đơn vị tổ chức thi công chưa quan tâm đến sựđi lại của DK nên làm cho môi trường ô nhiễm (mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội), nhiều ổ voi, ổ gà ảnh hưởng không nhỏ đến sự đi lại (Từ thành phố đến trung tâm huyện không đầy 60 km mà phải mất tới 3 tiếng đồng hồ; trong khi đó từ thành phố về trung tâm huyện Củ Chi gần 70 km mất hơn một tiếng.).

Cầu Bình Khánh chưa có, đây là thiệt thòi lớn cho DL huyện nhà, khách qua phà Bình Khánh phải chờ rất lâu (có khi hơn một tiếng đồng hồ) lại không có chỗ nghỉ tạm khi chờ phà.

- Về giao thông đường thủy: CG có thế mạnh về kênh, rạch, sông, biển nhưng thế mạnh ấy đến nay vẫn chỉ là tiềm năng chưa được khai thác. Nguyên nhân chủ yếu do chưa có bến tàu lớn nên hạn chế phương tiện đường thủy neo đậu; phương tiện đường thủy quá thô sơ….

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế (toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh nhà nghỉ khách sạn với tổng số 432 phòng), mặc dù gần đây có Công ty DLST CG, Công ty DL Vàm Sát và bà Nguyễn Thị Hồng Vân đã đầu tư xây dựng 3 khu resort. Tuy nhiên, những ngày nghỉ lễ cũng không đáp ứng nhu cầu (Ông Hồ Bạch Long – Phó Trưởng Ban quản lý Khu du lịch 30/4 cho biết: “Ngày 30/04/08 có tới 25.000 DK đến tham quan CG, gây quá tải về nhà nghỉ, khách sạn; vệ sinh bị hạn chế do thiếu nước ngọt dẫn đến DK phàn nàn.”).

- Các khu vui chơi, giải trí: CG rất hạn chế về khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác (đặc biệt là dịch vụ về đêm) để phục vụ DK. Do vậy, khách đến nơi đây vẫn chưa biết mua gì, xem gì, ăn gì, chơi gì cho thỏa mãn chuyến đi.

- Các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội rất nhiều nhưng chưa được đầu tư và đưa vào khai thác phục vụ DK.

- Mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, do vậy đời sống gặp nhiều khó khăn nên họ chưa ý thức vấn đề bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng. Những hộ sống bằng nghề rừng vẫn chưa tìm được mô hình sản xuất phù hợp để nâng cao đời sống và bám giữ nghề rừng tốt hơn.

- Các nhà quản lý, các công ty tổ chức chương trình, tuyến và tour DL chưa hợp lý. Đồng thời, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng để xây dựng những sản phẩm DL mang tính đặc trưng cho vùng.

- Vấn đề môi trường: Có thể nói, môi trường là vấn đề thời sự hiện nay của CG. Mức độ ô nhiễm đáng báo động, vì CG là nơi hứng toàn bộ nguồn nước thải từ Tp. HCM ra nên độ ô nhiễm rất cao. Tại CG, hệ thống xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường nghèo nàn, lạc hậu, cả huyện chỉ lác đác vài xe thu gom rác cũ của công ty dịch vụ Công Ích nên rác hàng ngày được đổ thẳng ra sông, biển. Hơn nữa, DK đến CG ngày một đông nên lượng rác thải

tăng nhưng lại thiếu thiết bị chứa rác. Hậu quả là đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề do việc đổ rác thành đống (bãi biển 30/4 điển hình cho vấn nạn ô nhiễm).

- Nước ngọt rất khan hiếm và giá cao hơn nội thành nhiều lần (năm 2007, vào mùa khô giá nước lên tới 50.000đ/m3), vẫn chưa có hệ thống dẫn nước từ thành phố ra mà chủ yếu vận chuyển bằng ghe, tàu từ Đồng Nai xuống và từ thành phố ra. Vì vậy, vào những ngày lế lớn hệ thống nhà hàng khách sạn không đủ nước cung cấp cho DK – điều đáng tiếc trong cung cách phục vụ các vị “Thượng đế”.

Tóm lại: Tài nguyên DLST CG phong phú, đa dạng, nhưng hiện tại mới khai thác một phần nhỏ của tài nguyên tự nhiên (hầu như chưa khai thác tài nguyên nhân văn). Cần khắc phục hạn chế và đẩy mạnh khai thác DLST hơn nữa để xứng đáng với vị thế và vai trò của KDTSQTG.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 53 - 58)