Tiếp tục tìm kiếm, phát triển thành các tuyến, điểm DL mớ

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 88 - 90)

Trong khi huyện cũng cố phát triển các tuyến DL cũ thì cần tiến hành tìm kiếm, phát triển thêm tuyến, điểm, loại hình DL mới. Quá trình tiến hành phải mời chuyên gia về để họ khảo sát, phát hiện, triển khai chứ không thể tùy tiện mở tuyến, điểm hay loại hình DL theo cảm hứng hoặc một lý do nào đó.

Cần Giờ có những đốm rừng tái sinh tự nhiên phân bố rãi rác khắp rừng ngập mặn. Nên đưa một số đốm rừng loại này vào khai thác du lịch để DK có thể cảm nhận được sự giống và khác nhau giữa chúng với rừng trồng cũng như thấy được ý nghĩa của công tác bảo vệ rừng ngập mặn.

Chẳng hạn, tại khu DLST Vàm Sát thì phần lớn diện tích của sân chim và Đầm Dơi thuộc về rừng tái sinh tự nhiên. Cây rừng ở đây rất to lớn, chúng gồm nhiều loại cây, phát triển theo khả năng thích nghi của mỗi loài nên rừng gồm nhiều lớp, nhiếu tầng chứ không đều và đồng loại như rừng tái sinh nhân tạo. Chúng ta có thể đưa điểm này kết hợp với việc quan sát chim, dơi vào tour DLST rất hấp dẫn.

Hay, CG có thể lập tuyến tham quan những đốm rừng tái sinh tự nhiên kết hợp với nghỉ ngơi qua đêm thông qua hệ thống nhà nghỉ trên cây. Sau khi chọn ra điểm du lịch hấp dẫn thì mời chuyên gia thiết kế tuyến, làm đường đi trên cây vào tham quan. Tại điểm cách chỗ tham quan không xa, nơi có rừng tái sinh nhân tạo chúng ta tiến hành làm nhà kiểu “tổ chim” trên các cây cao lớn để DK nghỉ ngơi tại rừng qua đêm. Kiểu nhà nghỉ này nên tận dụng cây rừng ghép lại, giống hình chuồng chim có sức chứa từ 2 đến 3 người/nhà. Từ “nhà tổ chim” họ có thể ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan thú đêm hay cảm nhận thiên nhiên hoang sơ, trở về lối sống nguyên thủy sơ khai của loài người. Phát

triển tuyến du lịch này CG phải chú ý vấn đề môi trường như: chất thải do vệ sinh ăn uống, lượng nước ngọt phục vụ, số người tham quan nghỉ lại qua đêm không quá đông ảnh hưởng đến hoạt động của thú rừng. Nếu CG thiết lập được những tuyến như thế, thì đây quả là loại hình du lịch độc nhất vô nhị của Việt Nam và chắc chắn rằng DK khó có thể phai nhạt cho chuyến ghé thăm huyện biển duy nhất của Tp. HCM.

Hoặc, lập các tuyến theo diễn thế sinh thái: Tự nhiên CG hết sức phức tạp, hệ thống kênh rạch chằng chịt, địa hình cao thấp khác nhau hình thành nên các cảnh quan đa dạng. Chính vì lẽ đó, việc phát triển tuyến du lịch theo diễn thế sinh thái rất có ý nghĩa và sức hút cao đối với DK ưa khám phá tìm hiểu thiên nhiên. Để xây dựng được tyến này cũng cần mời chuyên gia về tiến hành khảo sát thiết kế.

Ngoài những tuyến trên, chúng ta có thể phát triển tuyến thám hiểm rừng ban đêm tại Vàm Sát và Đảo Khỉ dành cho DK thích phiêu liêu mạo hiểm đi với tính chất nhóm nhỏ vào ban đêm (từ 5 đến 10 người). Phát triển theo tuyến này, phải trang bị các phương tiện bảo hộ xuyên rừng cho DK như: thuốc chống muỗi, xuồng nhỏ, thuốc trị rắn cắn… theo phương châm an toàn là trên hết.

Khôi phục lại làng nghề dệt chiếu ở Tam Thôn Hiệp, hệ thống lô cốt, hầm di động thuộc Chiến khu An Thới Đông để phục vụ cho việc khai thác DLST. Biến đảo Thạnh An thành điểm du lịch nghỉ dưỡng trên cơ sở dời bớt dân địa phương vào đất liền và xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu giải trí, tổ chức các trò thể thao nước, đồng thời đầu tư xây dựng đưa Gồng Chùa vào hoạt động du lịch.

Trong tương lai, CG nên phát triển du lịch tại Vàm Sát, Đảo Khỉ theo hướng như: Vàm Sát chỉ nên xây khu giải trí, tổ chức các trò chơi ít gây ồn ào (vì nơi đây là địa điểm cư trú của chim, cò, dơi). Hơn nữa, cần thay thế tháp

Tang Bồng bằng xích đu xoay tròn (giống xích đu xoay của công viên Đầm Sen – Tp. HCM) để DK vừa có thể ngắm nhìn cảnh vật, hoàng hôn, chim chiều vừa nhâm nhi ly rượu nồng và tán gẫu cùng bằng hữu trên xích đu xoay, có lẽ, sẽ thi vị và ý nghĩa hơn rất nhiều so với cuốc bộ lên tháp như hiện nay. Còn Đảo Khỉ nên thay phương tiện đi ca nô vào thăm chiến khu bằng ghe, thuyền chèo bằng tay, vì tiếng ca nô gây động ảnh hưởng đến thú rừng. Đi ghe thuyền chèo bằng tay còn giúp DK có thời gian tận hưởng phong cảnh và như đang được sống lại năm tháng chiến tranh khi cùng các cô gái đội mũ tai mèo chèo thuyền. Và, tại đây, nên xây dựng các cụm nhà nghỉ với vật liệu là cây rừng ngập mặn, tránh “bê tông hóa” để DK đến đây thực sự là về với thiên nhiên hoang dã.

Cuối cùng, việc liên kết với Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Cát Tiên để mở các tuyến liên tỉnh là cần thiết. Xa hơn nữa, Cần Giờ có thể liên kết với các khu rừng quốc gia ở các địa phương khác hoặc các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 88 - 90)