Tiếp tục quảng bá, tiếp thị những công việc huyện đang tiến hành.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 82 - 87)

- Về đường thủy: nâng cấp các bến đò cũ và làm thêm các bến đò mới, cụ thể:

b/Tiếp tục quảng bá, tiếp thị những công việc huyện đang tiến hành.

Tiếp tục phát triển các chiến dịch quảng bá lớn hàng năm như: “CG – điểm đến 2009”, “CG – vẻ đẹp tiềm ẩn” hoặc tổ chức hội chợ DL CG hay xa hơn nữa là hướng tới chiến lược “Triển lãm DL CG’ tại các hội chợ triển lãm quốc tế hàng năm tổ chức ở Pháp, Trung Quốc, Canada…. Mô hình quảng bá tiếp thị trên rất thành công đối với DL Việt Nam trong mấy năm gần đây, con số DK đến nước ta tăng rất nhanh đã chứng minh cho điều đó (năm 2007 số DK đến Việt Nam là 4,2 triệu lượt người). Vậy, tại sao CG không áp dụng mô

hình quốc gia đó cho riêng mình? Đây là vấn đề đáng lưu tâm cho các nhà làm công tác DL ở huyện miền duyên hải này.

Thực hiện kế hoạch phổ biến rộng rãi logo DLST CG đến các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn toàn huyện, tại cổng chào bến phà Bình Khánh và thị trấn Cần Thạnh… sao cho logo DLST CG trở thành biểu tượng quen thuộc cho người dân CG và DK từng ghé thăm.

Hàng năm, Ban Quản lý khu DL 30/4 cần phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu về CG trên các phương tiện thông tin đại chúng như: internet, truyền hình cáp, sách báo, phim ảnh…. Tuy nhiên, phải cung cấp chính xác thông tin về sản phẩm DL, giá cả dịch vụ, đội ngũ hướng dẫn viên, công ty lữ hành đang khai thác nơi đây. Chú ý, các sản phẩm DL phải mang tính chất chọn lọc để không chỉ gây ấn tượng cho DK mà còn thể hiện giá trị “hàng độc” của CG không nơi nào có được. Ngoài các hình thức quảng bá trên, nên thực hiện các hình thức quảng bá khác như: xây dựng băng video tại hai đầu bến phà Bình khánh để khách đến CG khi dừng chân đợi phà có thể đứng xem; tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh đẹp; giới thiệu CG thông qua tập vở học sinh; thông qua các chương trình từ thiện; quỹ học bổng giúp các em nghèo vượt khó học giỏi….

Ở những điểm dừng chân phục vụ DK hay các nơi công cộng của huyện đến nay vẫn chưa có bản đồ tuyến, điểm DL. Thành thử, khách đến nơi đây muốn biết chỉ có cách duy nhất là hỏi thăm dân bản địa, gây khó khăn không nhỏ cho họ (đặc biệt khách ngoại quốc). Do vậy, tại bến phà Bình Khánh và các điểm DL hấp dẫn như: Đảo Khỉ, Vàm Sát, thị trấn Cần Thạnh, bãi biển 30/4, Thạnh An nên có bản đồ DL và thông tin về số lượng khách đến hàng năm.

Cũng cố lại hình thức quảng bá trên internet: trong thời đại công nghệ thông tin, vai trò của internet cực kì quan trọng. Vì thế cần lập ra các website,

trong đó phải có thông tin: bản đồ các điểm du lịch, cách đi đến các điểm, nét độc đáo của từng điểm, chỗ nghỉ ngơi, cách liên hệ, chi phí ăn ở, nếu đi cá nhân thì đi như thế nào, tốp và tập thể lớn thì đi như thế nào… để DK chỉ cần lên mạng là biết được thông tin cần thiết cho một chuyến tham quan CG.

Tóm lại: Quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm phát triển thị trường du lịch là yếu tố sống còn nuôi dưỡng, phát triển du lịch CG. Trong đó, chất lượng du lịch mang yếu tố quyết định, còn quảng bá là cầu nối đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Và, trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như giai đoạn hội nhập hiện nay thì một doanh nghiệp, công ty hay một tổ chức nào đó nếu không có khách hàng thì sớm muộn gì cũng “chết yểu”. ‘Uy tín quý hơn vàng, khách hàng là thượng đế” phương châm kinh doanh dài lâu cho tất cả cách ngành nghề.

3.3.10. Phát triển các loại hình DL phù hợp với nhiều đối tượng

Phần nguyên tắc phát triển chúng tôi đã trình bày, lượng khách đến CG tạm chia thành 3 đối tượng chính hay nói ngắn gọn hơn là hai loại đối tượng: giàu và nghèo. Thực tiễn cho thấy, CG hiện nay đang phát triển DLST theo mô hình phục vụ chủ yếu cho những người giàu có, mà quên đi lực lượng DK đầy tiềm năng chiếm số lượng lớn trong cơ cấu khách đến CG đó là những người nghèo (tức là đối tượng loại 1 và 2).

Phải phát triển DLST CG theo mô hình đa dạng các loại hình DL để phục vụ cho mọi đối tượng, nhưng trọng tâm là đối tượng 1 và 2. Ở phần nguyên tắc phát triển DL CG, chúng tôi đã phân ra làm 3 dạng và định hướng cụ thể cho từng đối tượng. Vì vậy, trong phần này chúng tôi chỉ góp ý thêm cho cách phục vụ DK thuộc đối tượng 1 và một bộ phận nhỏ của loại 3.

+ Đối với đối tượng 1:

Chọn một địa điểm gần Trung tâm giải trí Thanh thiếu niên Tp. HCM làm điểm vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cho đối tượng này. Tại đây, nhanh

chóng thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch để khi khách là đối tượng 1 xuống CG thì chỉ việc đến đây liên hệ về nơi ăn, chốn ở, tham quan tuyến nào, địa điểm nào hay mua sắm ở đâu là phù hợp….

Về nhà trọ qua đêm, nên xây dựng ngôi nhà tập thể bằng cây rừng ngập mặn, mái lợp lá dừa nước, có phên chắn 4 bên, sức chứa khoảng 100 – 150 người. Bên trong khu nhà đặt những cái sạp bằng tre chạy dọc hai bên làm chỗ ngủ cho nam và nữ. Ở giữa, đặt dãy bàn nhỏ để họ có thể ngồi sinh hoạt tập thể, hay ăn uống đêm khuya. Tùy theo số lượng khách bố trí mền, gối, chiếu còn mùng thì bắt buộc phải có (CG rất nhiều muỗi) và nên chọn mùng tập thể. Nói chung, đối tượng này chỗ ngủ không là vấn đề vì nếu tổ chức những trò chơi hấp dẫn thì họ có thể vui chơi thâu đêm mà không cần ngủ, song cũng cần phục vụ ngăn nắp, chu đáo trong ăn ngủ, nghỉ ngơi. Một đêm CG chỉ cần thu 5.000 – 10.000 đồng/người là hợp lý. Ngoài hình thức làm nhà trọ trên, thì CG nên trang bị lều tập thể sức chứa khoảng 10 – 15 người/lều để họ tự tổ chức cắm trại qua đêm nhưng giá cho thuê phải rẻ.

Tại điểm vui chơi, giải trí này nên xây một nhà kho, chuẩn bị sẵn củi khô để phục vụ cho đốt lửa trại. Ban đêm, khi tổ chức đốt lửa phải an toàn tuyệt đối và bố trí một người chuyên hướng dẫn, tổ chức các trò chơi tập thể hấp dẫn có sức lôi kéo tất cả mọi người cùng tham gia (kể cả DK đi theo nhóm, cá nhân không cùng đoàn). Ngoài ra, cần tổ chức các trò chơi, văn nghệ theo nhóm nhỏ như: nhảy sạp (Tây Bắc), khêu vũ, hát cho nhau nghe, đánh bài quệt nhọ nồi…. Tất nhiên, đêm khuya phải phục vụ cho DK 1 bữa ăn nhẹđể lót dạ.

Ban ngày, chọn hướng dẫn viên trẻ tuổi, năng động, có tính hài hước và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để hướng dẫn họ tham quan các điểm du lịch như: Đảo Khỉ, Vàm Sát, bãi biển 30/4, thị trấn Cần Thạnh, vườn cây trái Long Hòa, Thạnh An. Đối tượng này rất ham học hỏi, tìm hiểu nên hướng dẫn viên

phải giỏi về sinh thái học, rừng ngập mặn và kiến thức xã hội khác. Kết thúc các điểm tham quan, hướng dẫn viên có thể dẫn đoàn ghé vào các cửa hàng tự chọn để DK mua hàng lưu niệm về làm quà.

Như vậy, biến một địa điểm gần Trung tâm giải trí Thanh thiếu niên Tp. HCM thành khu tiếp nhận, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cho đối tượng 1. Nếu quá tải về chỗ nghỉ ngơi, có thể cho họ nghỉ tại nhà trọ trong dân, còn vui chơi vẫn là địa điểm này. Vui, rẻ, ngon, bổ ích là phương châm phục vụ cho đối tượng trên.

+ Đối với đối tượng 3:

Ở đây, chúng tôi chỉ góp ý cho hướng dẫn viên khi hướng dẫn khách là nhà khoa học, Nghiên cứu sinh, học viên Cao học, còn những vị khách như người giàu có, cá nhân an dưỡng và khách ngoại quốc thì theo nguyên tắc phân chia trên thực hiện. Vậy, điểm lưu ý cho hướng dẫn viên khi gặp đối tượng này là gì?

Trước hết, phải bố trí hướng dẫn viên là người có đầy đủ tiêu chuẩn chúng tôi nêu ra trong phần nguyên tắc. Khi hướng dẫn, hướng dẫn viên chỉ nên nói sơ qua về sinh thái học cũng như rừng ngập mặn chứ không nói sâu vào vấn đề này. Tại sao lại thế? Vì, công bằng mà nói khách thuộc đối tượng này, họ là bậc thầy so với trình độ hướng dẫn viên về lĩnh vực sinh thái rừng ngập mặn. Nếu hướng dẫn viên cứ thao thao phổ biến những kiến thức cơ bản về tự nhiên CG sẽ gây phản cảm, ấn tượng không tốt trong lòng DK. Mà ngược lại, hướng dẫn viên phải khiêm tốn học hỏi kiến thức về sinh thái rừng ngập mặn từ đối tượng này nhằm nâng cao trình độ hướng dẫn đáp ứng các đoàn khách sau này. Nhu cầu của DK ở đây là thích nghe hướng dẫn viên kể về những câu chuyện lạ tai như: Chiến công của các chiến sĩ đặc công Rừng Sác năm xưa, những trận đánh nổi tiếng, địa điểm diễn ra trận đánh, cách đánh, ai là người chỉ huy và bây giờ họ còn sống không? nếu có hiện nay họ ở

đâu? Hay cách lấy nước ngọt trong rừng? Hoặc chỗ nào đặt phục binh của Nguyễn Huệ xưa kia đánh Nguyễn Ánh và quân Xiêm cùng nhiều câu chuyện dân gian khác về CG. Tất nhiên, cách kể chuyện cần thông minh, dí dỏm, hài hước, lôi cuốn… tạo cho người nghe luôn luôn có nhu cầu muốn nghe nữa.

Như vậy, việc phân loại khách để có phương pháp đón tiếp, bố trí chỗ ăn, chỗ ở và người hướng dẫn là việc vô cùng quan trọng cho giai đoạn phát triển du lịch hiện nay của CG.

3.3.11. Tổ chức các hình thức giải trí để thu hút khách

Các trò giải trí hiện nay ở CG rất đơn điệu, nghèo nàn, thực sự DK đến đây vẫn chưa biết tiêu khiển như thế nào. Do vậy, du lịch CG phải nghỉ ra các trò giải trí nhiều hơn nữa nhằm lôi kéo DK tham gia. Các trò chơi có thể tổ chức là:

Xiếc khỉ, xiếc cá sấu, xiếc trăn tại Đảo Khỉ, Vàm Sát: ba loại vật này sẵn có tại hai nơi đây, chúng ta chỉ cần mời chuyên gia về huấn luyện hay mời những người nổi tiếng về xiếc thú về biểu diễn. Chẳng hạn: dạy cho khỉ đá banh, đi xe đạp, nhào lộn… hay cho trăn cuốn khắp người; đưa đầu người vào miệng cho cá sấu cắn thử; nuốt rắn; tổ chức du thuyền câu cá sấu (mô hình này khá lôi cuốn khách ở Vàm Sát)…. Nói chung, càng tạo ra các trò chơi độc đáo bao nhiêu thì sức lôi cuốn khách càng cao bấy nhiêu, giai đoạn đầu có thể cho khách xem miễn phí hay thu vé vào cổng thật rẻ (2000 đồng/người).

Ngoài ra, có thể du nhập những trò giải trí từ địa phương khác về hay cuối tuần mời một số người nổi tiếng về một lĩnh vực giải trí nào đó về biểu diễn phục vụ DK.

3.4. Phương hướng lâu dài.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh (Trang 82 - 87)