1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững du lịch Nha Trang

143 2,1K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Phát triển bền vững du lịch Nha Trang

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN ĐỨC TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

Trang 2

cứu để hoàn thành luận văn

 Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồng nghiệp công ty Polaris đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Xu thế toàn cầu hoá đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm

vi toàn cầu phát triển nhanh, đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia đồng thời cũng góp phần làm trầm trọng hơn nạn ô nhiễm môi trường khiến các hệ sinh thái bị huỷ hoại Không những vậy, đôi khi du lịch còn là tác nhân gây mất ổn định về đời sống văn hoá, xã hội Chính vì vậy, các nhà du lịch thế giới đang tỏ ra quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu các tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi trường và đề xuất một chiến lược phát triển mới đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, du lịch ở Việt Nam được chú ý đầu tư phát triển, góp phần quan trọng làm tăng trưởng kinh tế - xã hội của nước nhà Thành phố biển Nha Trang với tiềm năng và khả năng phát triển du lịch đã nhanh chóng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng đồng thời kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường Do đó, để đạt tới sự hài hoà giữa phát triển mạnh ngành du lịch mà không làm tổn hại đến môi trường sinh thái thì chúng ta đặt ra mục tiêu phát triển du lịch bền vững Đây là một đề tài nóng hổi trong giai đoạn hiện nay và được nhiều người quan tâm, ủng hộ

Xuất phát từ cơ sở lý luận và những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển du lịch bền vững trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, cũng như do tính cấp

thiết của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển bền vững du lịch biển Thành phố Nha Trang”

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài tập trung vào việc vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam soi sáng cho việc đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch này tại Nha Trang, góp phần phát triển du lịch tại thành phố biển xinh đẹp này theo hướng bền vững

Trang 4

3 Nhiệm vụ của đề tài

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn vế phát triển du lịch bền vững

trên thế giới và Việt Nam, vận dụng vào thực tế phát triển du lịch biển tại thành phố Nha Trang

- Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch biển ở Nha Trang theo

hướng bền vững

- Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, các định hướng chiến lược

phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, của khu vực, kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang

4 Nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung vào việc tổng quan các cơ sở lý luận cho việc phát triển bền vững du lịch biển thành phố Nha Trang Phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững du lịch biển ở thành phố Nha Trang

động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard tourism) để chỉ kiểu du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược du lịch mới tôn

trọng môi trường

Trang 5

Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng định về Trái đất (The Earth summit) Tại hội nghị này 182 chính phủ đã thông qua Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21), một chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỷ XXI Chương trình nghị sự 21 đã nêu ra các vấn để liên quan đến môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy hại về kinh tế

và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn

Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch thay thế, du lịch mạo hiểm, … đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững

Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự phát triển

về môi trường” Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, các chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại

và người đi du lịch

Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững

Trang 6

6.2 Ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về du lịch mới được quan tâm nhiều từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du lịch nước ta Các công trình nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2000, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Du lịch sinh thái,…

và nhiều công trình khác, tập trung nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên và xã hội đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và thu hút

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Điều đó cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển du lịch bền vững

Các cuộc hội thảo như Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam do tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998),… du lịch bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập, thảo luận

Qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững, chúng ta có thể khái quát thành những điểm sau:

- Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và du lịch bền vững đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu Các ấn phẩm về lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch bền vững là những tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia bắt đầu tham gia tìm hiểu về loại hình du lịch này

- Ở Việt Nam, du lịch bền vững là một lĩnh vực còn mới mẻ, các vấn đề về

lý luận của du lịch bền vững đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống nhất về nhận thức và quan điểm trong các nhà nghiên cứu và điều hành du lịch Từ đó, tiến hành đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển Việt Nam nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng dựa trên quan điểm phát triển bền vững

Trang 7

Tiếp thu các nghiên cứu đi trước, tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu còn khá

mới mẻ này: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang với mong muốn được

đóng góp một phần nhỏ bé của mình, cũng như hy vọng đề tài của mình thực sự có

ý nghĩa thực tiễn nhằm làm cho du lịch ở thành phố quê hương phát triển ngày một bền vững hơn, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước

7 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cơ sở phương pháp luận

và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu luận văn

Du lịch biển Nha Trang là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống lãnh thổ du lịch Việt Nam và đồng thời cũng chính là một hệ thống lãnh thổ du lịch gồm nhiều thành phần

7.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các đối tượng nghiên cứu của địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch

vụ cho du lịch Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ du lịch Nha Trang, kết hợp có quy luật trên cơ sở phân tích, tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những điểm đặc thù của chúng

Trang 8

7.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đồi và phát triển Nghiên cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo các xu hướng phát triển Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ

7.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể thiếu của chính sách sinh thái toàn vẹn Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững

Với quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đối với khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển du lịch trên cơ sở môi trường được bảo vệ một cách có hiệu quả và bền vững

7.2 Cơ sở phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp thống kê

Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch và các tài liệu có liên quan khác Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc để thực hiện các nghiên cứu trong luận văn

7.2.2 Phương pháp biểu đồ, bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn được thể hiện một cách rõ nét hơn thông qua ngôn ngữ phi lời của hệ thống các bản đồ, biều đồ

Trang 9

7.2.3 Phương pháp khai thác thông tin địa lý (GIS)

Đây cũng là một trong những phương pháp đặc thù của địa lý Phương pháp này được sử dụng trong việc xây dựng các cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu, cập nhật,

xử lý các dữ liệu và thiết kế các bản đồ phục vụ cho nội dung đề tài nghiên cứu

7.2.4 Phương pháp điều tra thực địa

Đây cũng là một phương pháp truyền thống và đặc trưng của địa lý Phương pháp này được xem là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích luỹ

tư liệu thực tế về đặc điểm hình thành, phát triển của lãnh thổ du lịch Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được chú trọng thực hiện để đạt được tính thực tiễn về đặc trưng của lãnh thổ Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến

và quan điểm của các du khách, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan

7.2.5 Phương pháp đánh giá tổng hợp

Các tài liệu đã được tác giả thu thập, điều tra, thống kê sẽ được tổng hợp, phân tích với quan điểm hệ thống để làm cơ sở nghiên cứu nội dung đề tài

7.2.6 Phương pháp điều tra và lấy ý kiến chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu tác giả luôn tranh thủ ý kiến của giáo viên hướng dẫn đồng thời cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, các nhà điều hành du lịch ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà

8 Những nội dung cơ bản của luận văn, dự kiến các chương mục

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng phát triển bền vững du lịch biển thành

phố Nha Trang

Chương 3 : Định hướng và một số giải pháp phát triển bền vững du lịch

biển ở thành phố Nha Trang

Kết luận và kiến nghị

Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người, rời khỏi nơi

ở của mình trong khoảng thời gian ngắn, đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh

Năm 1985, I.I Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”

Ở Việt Nam, theo luật Du lịch ban hành vào tháng 6 – 2005, có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 01 năm 2006, “du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”

Trang 11

WTO định nghĩa “Du lịch theo nghĩa hành động, được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí, tiêu khiển”

Tuy có khá nhiều các quan điểm khác nhau về du lịch nhưng vẫn chưa có sự thống nhất chung Do đó, tác giả mong muốn được áp dụng một quan điểm mới của

Ts Nguyễn Đức Tuấn với nội dung khá đầy đủ về du lịch như sau: “Du lịch là sự

ra đi của các cư dân và tạm trú cách xa (khoảng 600m) nơi ở thường xuyên của mình để tạo ra các mối quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền

và dân địa phương nơi đến, nhằm mục đích phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí, tham quan các danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đoàn tụ gia đình,

và thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thể thao có tác dụng nâng cao chất lượng cuốc sống của con người Ngoài ra, du khách phải nghỉ đêm và mua các dịch vụ ở nơi đến”

1.1.2 Quan niệm về phát triển bền vững

Từ thế kỷ XIX, qua thực tiễn quản lý rừng ở Đức, người ta đã đề cập tới sự

“phát triển bền vững” Nhưng mãi đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khái niệm này mới được phổ biến tương đối rộng rãi

Năm 1980, IUCN cho rằng “phát triển bền vững” phải và cân nhắc đến việc khai thác các tài nguyên có khả năng phục hồi và không phục hồi, cần xem xét các điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức xen kẽ các hoạt động ngắn hạn và dài hạn

Đến năm 1987, Ủy ban môi trường và phát triển thế giới WCED do bà Grohalem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ “phát triển bền vững” trong

bản báo cáo “Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”

Trang 12

Theo ơng Jordan Ryan – đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam thì

“phát triển bền vững là một quá trình đảm bảo tăng tối đa phúc lợi của xã hội và xĩa bỏ đĩi nghèo thơng qua việc quản lý ở mức tối ưu và cĩ hiệu quả tài nguyên thiên nhiên” Ơng khẳng định phát triển bền vững nằm ở phần giao nhau của 3 vịng

trịn: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về mơi trường Cũng theo ơng, chúng ta khơng nên coi phát triển bền vững như một phương tiện thuận lợi để gom tất cả các vấn đề về kinh tế, xã hội và mơi trường lại với nhau, mà cần

cĩ một quan điểm tồn diện để đảm bảo các chính sách cĩ tác dụng hỗ trợ thay vì mâu thuẫn nhau

Hình 1.1 Mơ hình phát triển bền vững mơ phỏng theo quan điểm của Jordan Ryan

Trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro,

“phát triển bền vững được hình thành trong sự hịa nhập, xen cài và thỏa hiệp giữa

ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”

Bà Nguyễn Ngọc Lý (Trưởng ban Phát triển bền vững – UBND thành phố

Hà Nội) cũng đồng ý với các định nghĩa về phát triển bền vững của hội nghị Rio De Janeiro, cho rằng khái niệm về phát triển bền vững cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng thời điểm lịch sử, từng nền kinh tế - xã hội khác nhau và tùy theo những nền văn hĩa khác nhau của các quốc gia

Ngồi ra, cịn cĩ một số tác giả cho rằng: “phát triển bền vững bên cảnh yếu

tố là bền vững về kinh tế, xã hội và mơi trường, cần phải cĩ cả sự bền vững về an

Hệ kinh tế

Hệ tự nhiên Hệ xã hội

Phát triển bền vững

Trang 13

ninh, chính trị và bảo đảm công bằng xã hội Khái niệm phát triển bền vững mang tính chất toàn cầu nên không thể hiểu phát triển bền vững chỉ trong phạm vi một nước mà phải tính đến những yếu tố hợp tác quốc tế, yếu tố phối hợp phát triển giữa các quốc gia, nhất là những ảnh hưởng trong lĩnh vực môi trường

Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến “phát triển bền vững” trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển

Tuy hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu trung, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau:

“ Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: Kinh tế - xã hội môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”

Như vậy, để PTBV thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển

có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau Thể hiện qua hình 1.2

và hình 1.3 sau đây:

Mục tiêu kinh tế

Phát triển bền vững

Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank

Trang 14

Giá trị máy móc Cạnh tranh quốc tế

Nông nghiệp bền vững

Bảo vệ nguồn nước

Kiểm soát thuốc BVTV

Bảo vệ cuộc sống, văn hóa

trong nông nghiệp

Phát triển

Hệ thống quata Hợp tác nông trại

Chính sách thu nhập Nghiên cứu phát triển

Phát triển bền vững

Bả o v ệ habitat Du lịch sinh thái Bình ổn giá

Chất lượng cảnh quan Quản lí và bảo vệ MT

vùng nông thôn Chất lượng nước

Đa dạng sinh học Sức khỏe và sự an toàn

Các giá trị giải trí Chống thất nghiệp

Hình 1.3: Mô hình phát triển bền vững của Villen, 1990

1.1.3 Quan niệm về phát triển du lịch bền vững

Xu thế phát triển du lịch thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đang đứng trước sự bắt buộc phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn

Khái niệm “phát triển du lịch bền vững” xuất hiện khoảng từ 10 năm trở lại đây trên cở sở cải thiện và nâng cấp khái niệm “du lịch mềm” (soft tourism), được nhiều quốc gia và hiệp hội du lịch lớn trên thế giới ủng hộ Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất và đầy đủ về “du lịch bền vững”

Năm 1992, Tổ chức du lịch thế giới (WTO – the World Tourism

Organisation) định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự vẹn toàn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển

Trang 15

của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”

Năm 1996, Diễn đàn lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp lữ hành – du lịch (WTTC – The World Travel and Tourism council) đưa ra khái niệm:

“Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch

mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch mai sau”

Du lịch bền vững đòi hỏi các cấp và các đơn vị kinh doanh du lịch quản lý tất

cả các dạng tài nguyên du lịch theo một cách nào đó để một mặt đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ thống sinh thái đảm bảo sự sống (Theo Hens.L, 1998)

Ở Việt Nam, phát triển bền vững được thể hiện trong chỉ thị 36CT của bộ

Chính Trị, ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25 tháng 6 năm 1998: Mục tiêu

và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một bộ phận cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững

Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng và quản lý theo phương châm: Kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tránh hiện đại hóa hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng

và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn

xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch

Theo điều 5, luật Du lịch Việt Nam:

“Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng

du lịch – văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch

Đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội

Trang 16

Đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh,

an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

Đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch

Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

Từ đó, chúng ta có thể thấy mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là:

- Phát triển bền vững về kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế nên phát triển du lịch bền vững cần phải bền vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi phí, phải đạt được

sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóa đóng góp của ngành du lịch thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

- Phát triển bền vững về môi trường: phải sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên

- Phát triển bền vững về xã hội: thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

1.2 Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Hệ sinh thái

Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và hệ sinh thái

Tiêu chuẩn này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng phải phù hợp với các điều kiện của môi trường

Trang 17

Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian, do vậy mà các loại hình du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường của mỗi vùng

1.2.2 Hiệu quả

Đánh giá các phương thức và biện pháp phát triển về mặt đo lường chi phí, thời gian, tiền và lợi ích của xã hội và cá nhân

Trong phát triển du lịch phải đạt được hiệu quả về lượng vốn và lao động bỏ

ra trong hoạt động kinh doanh

1.2.3 Cân bằng

Đảm bảo sự phát triển bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân và

hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và tương lai, giữa con người và thiên nhiên

1.2.4 Bản sắc văn hóa

Đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa

1.2.5 Cộng đồng

Du lịch phải tạo cơ hội cho công đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường thông qua đầu tư vào các hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp,…

1.2.6 Công bằng

Đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng và hài hòa giữa các yếu tố (chẳng hạn như giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch, …)

1.2.7 Phát triển

Thực hiện các tiềm năng, thông qua đó mà khả năng được thúc đẩy để cải thiện chất lượng cuộc sống Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển nhưng không đồng nghĩa với khai thác triệt để và phá hủy môi trường

Trang 18

1.3 Những nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững

1.3.1 Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý

Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém so với cái mà các thế hệ trước đã được hưởng, ngăn ngừa trước những thay đổi mà có thể tránh được đối với những tài nguyên môi trường không thể tái tạo, thay thế, tính vào chi phí các hoạt động kinh tế, dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là “hàng hóa cho không”

Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn Chúng ta cần trân trọng các nền văn hóa địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai mà người ta dựa vào để sống

Việc sử dụng tiết kiệm, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày càng được nhìn nhận như là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính toàn cầu và nó cũng khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài

1.3.2 Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải

Sự tiêu thụ tài nguyên quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch Kiểu tiêu thụ quá mức này là một đặc trưng của các nước có nền công nghiệp phát triển

và đã lan rộng rất nhanh trên toàn cầu như là phong cách sống phương Tây Các dự

án du lịch được triển khai mà không có các đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi các kiến nghị về tác động môi trường của các dự án đó đã dẫn tới sự tiêu dùng lãng phí, vô trách nhiệm đối với các tài nguyên môi trường Chính điều này đã gây ra sự ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và xáo trộn về mặt văn hóa và xã hội

Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát lượng chất thải

từ du lịch góp phần dẫn đến suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung

Việc giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải ra ngoài môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại môi trường và góp phần nâng

Trang 19

cao chất lượng du lịch

1.3.3 Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng

Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách về các sản phẩm du lịch Đa dạng cũng là sự sống còn khi tránh được việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn lực sinh tồn

Phát triển bền vững cho chủ trương ủng hộ việc để lại cho thế hệ mai sau sự

đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn

đa dạng nguồn gen, từ đó, mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hóa

Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là yêu cầu rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch

1.3.4 Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế - xã hội

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, chính vì vậy, mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng kinh tế Du lịch được thiết lập đúng đắn sẽ tăng cường các giá trị về tài sản môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương Những nơi mà du lịch không kết hợp với các ngành khai thác thông qua quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra nhanh chóng và khó kiểm soát được nền kinh tế địa phương

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch

1.3.5 Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương

Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh

tế nói riêng, việc khai thác các tài nguyên là tất yếu Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có

Trang 20

sự chia sẻ, phối hợp với các ngành khác và không quan tâm đến lợi ích kinh tế chung cũng như quyền lợi của người dân địa phương thì tất yếu sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của người dân địa phương Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của ngành đó mà còn đẩy người dân địa phương vào thế phải tăng cường khai thác các tài nguyên sẵn có của mình để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển kém ổn định, bền vững của địa phương Do đó, du lịch phải làm nền cho sự đa dạng hóa kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực Sự đầu tư có kế hoạch đúng đắn về hạ tầng cơ sở như đường sá, điện nước, thông tin liên lạc, … có thể phục vụ cho sự phát triển tổng thể, thông qua đó, thúc đẩy sự phát triển nhanh của du lịch

Du lịch cũng cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng

và hợp nhất các giá trị môi trường trong các quyết định đầu tư

Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương

và tránh được sự tổn hại về môi trường

1.3.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch Người dân địa phương với nền văn hóa bản địa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với một điểm

du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ; và sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du lịch

Hơn nữa, khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng sở tại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách du

Trang 21

lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho thuê nhà ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm

Khuyến khích cộng đồng địa phương cùng làm du lịch không chỉ qua những việc làm có thu nhập thấp, theo mùa và những việc phục vụ như bồi bàn, dọn phòng

mà nên có những công việc ở mức cao hơn và những công việc quản lý có thu nhập cao thường do người nước ngoài làm thì người dân địa phương cũng có thể đảm đương bởi họ cũng có kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt về địa phương mình để góp phần không nhỏ cho sự phát triển du lịch của địa phương mình

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch

1.3.7 Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương

và các đối tượng liên quan

Tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa Ý kiến của người dân địa phương là cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương

Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân địa phương và những thay đổi tiềm ẩn do sự thay đổi nhanh chóng của ngành du lịch Tham khảo ý kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng như người dân để khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi ích của cá nhân

và quần chúng

1.3.8 Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm du lịch đối với du khách, chủ nhà và ngành du lịch

Trang 22

Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khác nhau về văn hóa và làm cho nhân viên du lịch và học viên nắm được nhu cầu của khách và cả chủ nhà Điều đó cũng góp phần loại bỏ các thành kiến không tốt và tư tưởng bài ngoại

Lợi ích lâu dài cho mọi người đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, điều này được áp dụng đặc biệt đối với các cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng có kiến thức sâu rộng và mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ Đào tạo nhân viên người địa phương không nên chỉ hạn chế trong những công việc đơn giản, có

vị trí thấp và mức lương thấp

Việc đào tạo nhân viên, trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch

1.3.9 Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành công bất cứ sản phẩm nào Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả các tác động của chúng đối với nhân viên và môi trường Điều đó nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân tạo và mức sống có tính đến giá thành của các giá trị môi trường có xét đến nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai

Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá

và luôn rà soát lại mặt cung của những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và

cá nguồn lực khác cũng như khía cạnh cung – cầu

Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch đặc biệt có tính cạnh tranh Nó mang tính độc nhất và người tiêu dùng

“nhắm mắt” mua sản phẩm vì người ta không thể khảo sát điểm tham quan trước khi mua, do đó, người tiêu dùng đến với sản phẩm và tiêu thụ nó ngay tại nguồn Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng văn hóa và môi trường địa phương và làm tăng sự

Trang 23

thỏa mãn toàn diện của du khách

1.3.10 Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu

Để ngành du lịch tồn tại và phát triển một cách bền vững, điều cốt yếu là cần

có sự dự đoán vấn đề và nắm trước các chi phí giải quyết vấn đề Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và

xã hội Những môi trường này thường có ít số liệu do khó khăn trong việc thu thập Điều đó cho thấy nhu cầu cấp thiết cần thực hiện các nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà còn cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa ngành du lịch với các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ

Tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn

đề còn tồn đọng và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho cộng đồng địa phương, cho du lịch và cho du khách

Kết luận chương 1

Cuộc sống con người ngày càng nâng cao thì các nhu cầu để thỏa mãn cuộc sống cũng ngày càng được cải thiện, trong đó, hoạt động du lịch cũng đòi hỏi phải được phát triển bền vững để không chỉ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà cho cả trong tương lai Hiện nay đã có một số nguyên tắc và yêu cầu được đưa ra để làm kim chỉ nam hoạt động nhằm đảm bảo cho sự phát triển được bền vững Việt Nam nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng, đã và đang tiếp thu kinh nghiệm trong phát triển du lịch, gắn du lịch với các hoạt động kinh tế - xã hội khác cũng như gắn với cộng đồng dân cư để tạo nên một tổng thể hoàn thiện phát triển bền vững

Trang 24

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ NHA TRANG

2.1 Tài nguyên du lịch biển Nha Trang

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang là một thành phố biển nằm ở cực đông Việt Nam, là

tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng Nam Trung bộ, có diện tích là 250.692 km2,

trải dọc theo chiều dài của đất nước từ vĩ độ bắc 12o8’33’’ đến 12o25’18’’ và từ

kinh độ đông 109o6’16’’ đến 109 o14’30’’

Trang 25

Hình 2.1: Bản đồ thành phố Nha Trang – Nguồn: www.lib.utexas.edu

Trang 26

2.1.1.2 Tài nguyên địa hình, đất đai, địa chất, khoáng sản

Nha Trang có địa hình đặc trưng là các khối núi thấp bị chia cắt bởi các đồng bằng hẹp và chạy lan ra biển tạo thành những đoạn bờ biển khúc khuỷu với nhiều mũi, vịnh và đảo nhỏ Đồng bằng Nha Trang rộng khoảng 13km2, tựa lưng vào các dãy núi phía tây, bắc và nam với độ cao trung bình khoảng 700 – 900 mét, trong đó

có những ngọn núi cao khoảng 1.000 mét như núi Sông Lô, núi Chụt,… Hệ thống các đảo với số lượng khoảng 19 đảo lớn nhỏ, trong đó, đáng kể nhất là đảo Hòn Yến, Hòn Tre,… Những nét rất riêng, độc đáo về địa hình đó đã đem lại cho Nha Trang những cảnh quan đẹp, đa dạng, phong phú với đồi núi – đồng bằng – biển – đảo, tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp thu hút du khách gần xa đến du lịch, thưởng cảnh và nghỉ ngơi, giải trí

Là một đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, đất đai ở Nha Trang chỉ tương đối giàu phù sa màu mỡ ở khu vực ven sông Cái, còn lại chủ yếu vẫn là đất cát pha; đất ngập mặn chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ ở ven biển

Hệ tầng Nha Trang (K nt) gồm các đá ryolit, ryolit porphyr, felsit màu xám, xám sáng, kiến trúc porphyr với nền felsit hoặc vi khảm, cấu tạo khối Các ban tinh chiếm tỷ lệ 2 – 10 % bao gồm chủ yếu là felspat kali và ít thạch anh Nền thủy tinh núi lửa thành phần felsit bị biến đổi felsit hóa Chiều dày của hệ tầng khoảng 200m, được xếp vào tuổi Creta không phân chia (Theo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 1999)

Tài nguyên khoáng sản ở Nha Trang khá đa dạng nhưng trữ lượng không lớn Chủ yếu là than bùn ở ngã ba Thành, thân quặng dài khoảng 5km, rộng 2 – 3 km; vàng tập trung ở khu vực đèo Rù Rỳ, Đá Bàn, hàm lượng khoảng 120 – 130 g/ tấn; flourit ở Hòn Sạn; ngoài ra còn có các khoáng sản khác như cát thủy tinh, molypden,…

2.1.1.3 Tài nguyên nước

Nha Trang là thành phố biển, do đó, tài nguyên nước ở đây bao gồm cả tài nguyên nước ngọt và nước mặn

Trang 27

Nha Trang có bờ biển dài khoảng 7km và hiện đang được tiếp tục kéo dài đến khoảng 12km, theo quy hoạch thành phố trong giai đoạn 2005 – 2010 Bờ biển cong cong hình bán nguyệt với bãi cát trắng dài mịn màng và làn nước trong xanh Biển êm dịu và ít sóng suốt nhiều tháng trong năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch và thường có sóng lớn hơn vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, cũng là một điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thể thao mang tính chất mạo hiểm trên biển như lướt sóng

Là một vịnh biển kín khá rộng lớn và êm ả, biển nơi đây có độ mặn trung bình là 34o/oo với hàm lượng Iot và Brôm khá cao, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các dòng hải lưu nóng – lạnh ngoài khơi Thủy triều lên xuống hài hòa 2 lần trong ngày, biên độ dao động trung bình của mực nước là 1,5 mét, cao nhất là 2,2 mét, thấp nhất

là 0,5 mét Chính nhờ hàm lượng Iôn Brôm và Iốt trong nước biển cao nên nước biển cũng như bầu không khí ở biển Nha Trang giúp kích thích hô hấp, rất tốt cho sức khỏe con người Đây cũng chính là một trong những điểm mạnh thu hút du khách đến với thành phố biển xinh đẹp này để nghỉ dưỡng, du lịch

Con sông chính và lớn nhất ở Nha Trang là sông Cái hay còn gọi là sông Nha Trang, có chiều dài khoảng 79 km, phát nguyên từ hòn Gia Lê (cao 1.812 mét), chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, qua Nha Trang rồi đổ ra cửa Lớn hay Đại Cù Huân Sông Cái có 7 phụ lưu, bắt nguồn từ độ cao trên 900 mét, nhưng do đặc điểm địa hình núi cao ven biển nên các phụ lưu này rất ngắn, chỉ khoảng 20 km,

có độ dốc lớn và khá nhiều ghềnh thác ở thượng lưu Bên cạnh hệ thống sông Cái, ở Nha Trang còn có các con sông nhỏ hơn như sông Tắc, sông Lô, … Các con sông chính ở Nha Trang chảy qua nhiều thôn làng, mang theo dòng chảy văn hóa từ những vùng đất mà chúng đi qua, chính vì vậy cũng đã được các công ty du lịch khai thác và phát triển du lịch sông nước nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm

du lịch cho du khách

2.1.1.4 Tài nguyên khí hậu

Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, trời trong xanh, nắng đẹp,… khiến ai

đó đã từng ví von rằng như “Địa Trung Hải của Việt Nam”

Trang 28

Cũng như nhiều nơi khác trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình nơi đây khoảng 27oC (trung bình từ năm 2000 đến nay), tháng nóng nhất nhiệt độ lên đến trên 29oC, tuy nhiên, nhờ có gió nam thổi mạnh nên vẫn không quá nóng bức; nhiệt độ thấp nhất khoảng 23oC, vào những đêm mùa mưa, trời trở lạnh thì nhiệt độ thấp nhất cũng chỉ đến 18oC, hạn hữu lắm mới hạ đến mức 15oC Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, lượng mưa cũng chỉ ở mức trung bình, khoảng 1.800mm/ năm, mưa chủ yếu vào mùa thu đông Mùa mưa ở đây chỉ thật sự bắt đầu vào khoảng giữa tháng 9 đến hết tháng 12 trong năm nên du lịch có thể hoạt động tốt trong suốt 8 tháng đầu năm mà không cần phải lo sợ mưa bão, gió lốc hay cái nóng như thiêu như đốt do gió Lào mang đến như những nơi khác Độ ẩm trung bình cũng chỉ ở mức 78 – 79%

Với khí hậu ôn hòa, dịu mát quanh năm lại thêm sự trong lành, hữu ích của không khí thiên nhiên, Nha Trang từ lâu đã được xem như là nơi an dưỡng, nghỉ mát bờ biển tốt nhất nước ta

2.1.1.5 Tài nguyên sinh vật

Nha Trang từ lâu đã rất nổi tiếng với nguồn tài nguyên sinh vật khá đặc biệt,

đó là yến sào Yến sào không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe con người mà còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế rất cao Yến sào có chủ yếu

ở các đảo Hòn Yến, hòn Nội, … và ngày nay yến đã được nuôi với quy mô lớn với nhiều hình thức khác nhau nhằm khai thác và nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này

“Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao biển rộng người thương đi về”

Khánh Hòa, cụ thể là Nha Trang là nơi người ta tìm thấy nhiều trầm hương

và kỳ nam nhất Đây là nguồn đặc sản quý hiếm, có giá trị y dược và kinh tế rất cao

Tài nguyên sinh vật ở Nha Trang không chỉ đa dạng về loài mà còn rất phong phú về số lượng Trên các dãy núi phía tây thành phố là nơi tập trung khá nhiều các loài động thực vật hoang dã như trăn, cầy hương, dê rừng, gà rừng, công, cheo cheo,… Dưới đại dương mêng mông là cả một kho báu bởi sự trù phú của các

Trang 29

nguồn tài nguyên biển như cá, mực, tôm cua, sứa, vích, rùa biển, … Nha Trang cũng thuộc một trong những ngư trường lớn nhất nước ta nên sản lượng đánh bắt thủy hải sản cũng rất lớn, riêng năm 2005, sản lượng đánh bắt là 31.393 tấn, chiếm gần 39% so với sản lượng đánh bắt toàn tỉnh; riêng sản lượng khai thác cá biển chiếm đến gần 50% so với sản lượng cá khai thác được của toàn tỉnh

Riêng ở khu dự trữ sinh thái Hòn Mun, khu bảo tồn sinh biển đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành vào năm 2001 do bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa và IUCN – tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới thực hiện, là một trong 65 khu bảo tồn biển ở khu vực Đông Nam Á và trong gần 2.000 khu bảo tồn biển trên thế giới Khu

bảo tổn biển Hòn Mun được lập ra với mục tiêu “Bảo vệ đa dạng sinh học biển và giúp cộng đồng dân cư các khóm đảo cải thiện sinh kế và cùng với các bên liên quan khác bảo vệ và quản lý hiệu quả đa dạng sinh học biển của vịnh Nha Trang và làm mô hình mẫu về quản lý bảo tồn biển có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam”, có diện tích khoảng 160 km2, trong đó có 38 km2 là mặt đất, đã có tới 350 loài san hô cứng (trên thế giới có khoảng 800 loài), trong đó có nhiều rạn san hô có tầm vóc thế giới, 196 loài cá biển, 112 loài giáp xác, 27 loài da gai, 69 loài rong biển,…

Bên cạnh nguồn tài nguyên động vật, nguồn tài nguyên thực vật cũng đa dạng và phong phú không kém, chủ yếu là các loại rong câu, rong mứt,… có giá trị kinh tế và sinh thái khá cao Nguồn thực vật trên cạn không nhiều và cũng kém đa dạng bởi đất đai nơi đây chủ yếu là đất cát pha nên chiếm đa số là các loại cây phi lao ven biển, một số loại cây rừng và một ít diện tích rừng ngập mặn

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.2.1 Tài nguyên dân cư – lao động

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nguồn dân cư lao động dồi dào với 376,215 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 1.02%/ năm, trung bình có 1,501 người/ km2 Trong đó, tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 80%

Trang 30

50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

-Dân số

(người)

1992 1996 2000 2004 2008

Năm

DÂN SỐ NHA TRANG (NĂM 1992 - 2008)

Số dân nông thôn

Số dân thành thị

Biểu đồ 2.1: Dân số Nha Trang từ năm 1992 đến 2008

(Theo số liệu của Cục Thống kê TP Nha Trang, 2009)

Nguồn lao động dồi dào tại vùng đất có lịch sử phát triển ngành du lịch khá lâu đời như Nha Trang đã tạo nên thế mạnh về nhân lực – lao động cho ngành công nghiệp không khói

Ngoài ra, với mặt bằng dân trí tương đối cao, với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, … tổng số sinh viên học ở Nha Trang năm 2008 lên đến khoảng 40,000 người Ngoài ra, ở Nha Trang còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao tính văn minh, văn hóa trong cộng đồng và xã hội, việc làm đó đã tạo nên nét đẹp văn minh của nơi đây

Bên cạnh đó, thành phần dân tộc nơi đây, ngoài dân tộc Kinh còn có dân tộc Raglai, Chơrây và một bộ phận người Hoa sống xen kẽ với người Việt, đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng; đồng thời, bản thân người dân nơi đây với bản chất hiền hòa, kiệm ước và những nét độc đáo rất riêng của mình thì chính họ cũng đã là những sản phẩm du lịch đặc biệt, góp phần thu hút du khách đến với thành phố của mình

Trang 31

2.1.2.3 Tài nguyên văn hóa – lịch sử

So với nhiều địa phương trong cả nước, lịch sử của tỉnh Khánh Hòa nói chung, thành phố Nha Trang nói riêng vẫn còn tương đối mới và cũng có nhiều biến động qua các thời kỳ

Theo nhiều tư liệu lịch sử, Nha Trang trước đây có tên là Kau Hara (nghĩa là đất của tộc Cau) thuộc bộ tộc Cau của xứ Chiêm Thành Sau đó, đến thế kỷ XVI – XVII, chúa Nguyễn vào nam mở rộng bờ cõi và sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ Việt Nam Sau nhiều biến cố lịch sử, Nha Trang đã chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa vào mùa Xuân năm 1945

Với lịch sử hình thành như thế nên ở Nha Trang ngày nay vẫn còn lưu lại các

di tích lịch sử của thời xa xưa như quần thể Tháp Bà Pônaga như hiện thân của nền văn hóa Chămpa, Nhà Thờ Núi – một công trình kiến trúc do Pháp xây dựng, dinh Bảo Đại – chốn dừng chân xa hoa cùa vị vua cuối cùng của Việt Nam,…

Ngoài ra, ở Nha Trang còn thường xuyên diễn ra các lễ hội văn hóa như lễ hội Ponagar, Festival biển Nha Trang, lễ hội Carnaval, … thu hút du khách khắp nơi đến tham dự

Không những thế, theo chiều dài thời gian và sự phát triển của nền kinh tế -

xã hội địa phương, ở Nha Trang ngày càng có nhiều các công trình, điểm du lịch đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm và cả nghiên cứu để bổ sung cho nguồn tri thức cùa mình Đó là viện Pasteur, viện Hải Dương Học, là khu bảo tồn sinh quyển Hòn Mun, là Vinpearl – Hòn Ngọc Việt,…

2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang

2.2.1 Hiện trạng kinh tế

Cùng với đà phát triển kinh tế của cả nước, thánh phố Nha Trang trong những năm gần đây cũng liên tục phát triển Trong giai đoạn 2003 – 2006, GDP hàng năm tăng trung bình khoảng 13.80%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.20 %, thương mại – dịch vụ tăng 33.19 % (theo Tổng cục thống Kê)

Trang 32

Vào tháng 5/ 2009, Nha Trang được công nhận là đô thị loại I Đó là bước phát triển vượt bậc sau 20 năm, kể từ ngày Nha Trang được công nhận là đô thị loại III, năm 1989

Năm 2008, GDP bình quân đầu người là 1,800 usd, mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%, cơ cấu kinh tế chuyển biến tốt và cơ cấu ngành du lịch – dịch vụ chiếm 62% Tổng thu ngân sách đạt 1,400 tỷ đồng (năm 1989 chỉ được 4.56 tỷ đồng)

Phát huy thế mạnh của mình, Nha Trang ngày càng thu hút đông đảo khách

du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng Năm 2008, Nha Trang đón 1.6 triệu lượt khách, trong đó có 300,000 khách quốc tế, tăng 17.4% so với cùng kỳ năm 2007

Cũng trong năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ du lịch đạt 1,282 tỷ đồng, tăng 31.4% so với cùng kỳ năm 2007

Tổng mức bán lẻ xã hội là 6,726 tỷ đồng (năm 1989, con số này chỉ là 113.2

tỷ đồng), chiếm 80% tổng giá trị thương mại, dịch vụ toàn tỉnh

Cùng với kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng có nhiều khởi sắc Tổng số học sinh – sinh viên trên địa bàn thành phố đến năm 2008 đạt 40,000 người Quy mô đất đô thị bình quân đầu người là 87.6m2/ người

Với những lợi thế của mình, “Nha Trang sẽ tiếp tục chuyển mình đi lên để xây dựng thành phố thành một đô thị lớn xanh – sạch – đẹp, là trung tâm kinh tế - văn hóa – du lịch trong khu vực Nam Trung Bộ Con thuyền Nha Trang sẽ “vươn buồm căng gió lộng khơi xa” vươn lên mang tầm vóc khu vực và quốc tế”

- Trích lời chúc của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong lễ công bố quyết định công nhận Nha Trang là đô thị loại I

(Theo Báo Khánh Hòa ngày 1/7/2009)

2.2.1.1 Nông – lâm – ngư nghiệp

Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây vẫn luôn ổn định và tăng đều, tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu ngành không có nhiều thay đổi

Trang 33

Cơ cấu ngành Nông nghiệp Tp Nha Trang

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành nông nghiệp ở Nha Trang năm 2005

(Theo Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2006)

Với cơ cấu như trên, chúng ta có thể nhận thấy nông nghiệp ngày nay không đơn thuần chỉ gồm trồng trọt và chăn nuôi mà còn bao gồm cả các dịch vụ nông nghiệp Trong đó, trồng trọt vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng với khoảng 74% giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm

Tham khảo số liệu của cục Thống kê thành phố Nha Trang, chúng ta dễ dàng nhận ra một thực tế là diện tích đất trồng cây lương thực (lúa, ngô,…) đang bị thu hẹp (lúa mất khoảng 34%, ngô mất khoảng 40% diện tích) nên năng suất cũng theo

đó giảm đi một cách đáng kể Lúa và ngô hiện nay được trồng nhiều ở các xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thái và một số phường nội thành như Phước Hải, nhưng số lượng rất

ít ỏi Sự suy giảm diện tích canh tác cây lương thực do nhiều nguyên nhân như: đất nhiễm mặn, thiếu nước và cả sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư khi xu hướng đô thị hóa đang ngày càng nhanh và mạnh mẽ ở thành phố

du lịch xinh đẹp này Do đó, tuy đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ cùng với việc đưa vào sử dụng các giống mới năng suất cao, có khả năng kháng bệnh cao, chịu hạn,… nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng sự suy giảm diện tích canh tác vẫn để lại hậu quả là sản lượng lương thực bình quân đầu người cũng giảm

đi nhiều, năm 2003 là 33.80 kg/người/năm; năm 2005 chỉ còn 26.54 kg/người/năm

Diện tích và sản lượng các loại cây rau đậu, trái cây vẫn tăng nhẹ đều đặn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân thành phố và các vùng lân cận

Trang 34

Riêng các loại cây công nghiệp thì cả diện tích và sản lượng cũng gần như ổn định, không thay đổi nhiều

Chăn nuôi tuy không chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Nha trang, nhưng theo số liệu thống kê, số lượng đàn trâu bò, heo cũng có xu hướng tăng nhẹ, dần đều từ năm 2002 đến 2005 Trâu bò được nuôi nhiều ở các xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc,… trâu được nuôi để lấy sức kéo ở một số địa phương, còn bò lại chủ yếu được nuôi để lấy thịt cung ứng cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân Số lợn được nuôi cũng tăng đều và khá nhanh cũng không ngoài mục đích cung ứng nguồn thực phẩm cho tiêu dùng Lợn được nuôi chủ yếu ở các xã Vĩnh Ngọc, Phước Đồng, Phước Long, Vĩnh Nguyên,…

Lâm nghiệp:

Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng ở Nha Trang được quản lý khá chặt chẽ

và sát sao để đem lại một kết quả rất đáng kể, đó là diện tích rừng năm 2005 đã tăng đến 26.86% so với năm 2000, đồng thời giá trị kinh tế mà rừng đem lại cũng tăng cao đến 54.50% so với năm 2001

Thành quả đó là kết quả của sự nỗ lực kiểm tra phòng chống cháy rừng và thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ thị 12/2003/ CT – TTg của Thủ tướng chính phủ và việc nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ sử dụng than gỗ rừng theo chỉ thị 19/2003 CT – UB của UBND tỉnh Khánh Hòa; tổ chức thông báo tình hình nguy cơ cháy rừng và xây dựng các bảng dự báo cấp cháy rừng tại các địa phương để nhân dân biết và thực hiện; tổ chức ký bản cam kết thực hiện phòng chống cháy rừng đến từng hộ gia đình

ở những xã có rừng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khu vực rừng trọng điểm và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, chế biến lâm sản nên đã góp phần hạn chế nạn phá rừng trên địa bàn thành phố

Ngư nghiệp:

Với lợi thế đường bờ biển dài, lại là một vịnh kín với nguồn tài nguyên biển

đa dạng, phong phú, Nha Trang có tiềm năng dồi dào về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản

Trang 35

Năm 2005, số lượng các phương tiện đánh bắt có động cơ ở Nha Trang là 2,105 chiếc, phương tiện thủ công là khoảng 964 chiếc, chiếm đến gần 40% tổng số phương tiện đánh bắt của toàn tỉnh Kết hợp các yếu tố tài nguyên và các phương tiện đánh bắt đã đem đến cho Nha Trang nguồn hải sản nhiều và không ngừng gia tăng trong suốt những năm qua Chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005, sản lượng cá biển đánh bắt được đã tăng 62.61%

Sản lượng cá biển Nha Trang

năm 2000 - 2005

10,000

-20,000

30,000

1 2 3 4 5 6

Cá biển (tấn)

Biểu đồ 2.3: Sản lượng cá biển Nha Trang năm 2000 - 2005

(Theo cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2006) Ngoài cá, biển còn đem đến cho Nha Trang những sản vật khác như mực, tôm, cua,… có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là yến sào, có giá trị dinh dưỡng và kinh

tế rất cao, không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn là nguồn hàng xuất khẩu giá trị, đem lại khoảng 2,535 nghìn USD năm 2005

Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú, tôm hùm và cá Tuy tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, song thời gian gần đây đã có dấu hiệu chững lại, trong khi cá và tôm hùm tăng đáng kể do nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của người dân tăng lên cả về vốn lẫn

kỹ thuật

2.2.1.2 Công nghiệp

Hiện nay Nha Trang có 06 cụm công nghiệp chính: cụm cong nghiệp Tây Bắc, Đồng Đế - Đông bắc, Bình Tân, Hòn Khô, Tây nam Hòn Rô, hòn Rô

Trang 36

Dựa trên số liệu đưa ra trong quy hoạch thành phố Nha Trang đến năm 2010, chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu ngành công nghiệp ở Nha Trang khá đa dạng, song chủ yếu là ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm

Tính đến năm 2005, số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp tại Tp Nha Trang đã lên đến 1,627 đơn vị, chiếm 27.27% số doanh nghiệp trong toàn tỉnh Khánh Hoà, trong đó, doanh nghiệp cá thể chiếm đến 85.93%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé, chỉ 0.43%, nhưng lại chiếm đến 4.83% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung đầu tư vào những ngành như: Khai thác đá, chế biến thuỷ sản, chế biến thức ăn tôm, sản xuất bia, nước ngọt các loại, nhà hàng, khách sạn, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ,… Tuy hoạt động đầu

tư của các doanh nghiệp nước ngoài không có tính chất lâu dài, nhưng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nền công nghiệp hiện đại cũng như giải quyết được nhu cầu việc làm cho nhân dân địa phương cũng như đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước

2.2.1.3 Ngành thương mại – dịch vụ

2.2.1.3.1 Hiện trạng ngành thương mại – du lịch Nha Trang

Nha Trang vốn là một thành phố du lịch nên các hoạt động thương mại, dịch

Du lịch Nha Trang trong những năm qua liên tục phát triển, đó không chỉ là

sự tăng trưởng về lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về nguồn vốn đầu tư mà là sự phát triển về chất để tạo nên một Nha Trang phát triển mạnh mẽ về du lịch

Trang 37

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, số doanh nghiệp thương

mại du lịch khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ cá thể không ngừng tăng lên,

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân địa phương và du khách trong nước,

quốc tế Sự gia tăng các doanh nghiệp cũng cho thấy nguồn vốn trong dân cũng

đang ngày càng được huy động nhiều vào sản xuất, kinh doanh với nhiều mặt hàng,

dịch vụ đa dạng

Với những bước khởi sắc và thành công trong ngành du lịch, đến năm 2006,

tổng số khách sạn ở Nha Trang đạt 350 khách sạn, đến đầu năm 2009 đã tăng lên

388 khách sạn, dự kiến đến năm 2010 con số đó sẽ tăng lên là 400, trong đó, số

khách sạn từ 2 sao trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 14%

Chỉ riêng trong năm 2008, ở Nha Trang đã kịp ra đời thêm một khách sạn –

khu nghỉ dưỡng 5 sao mới, đó là Diamond Bay Sự ra đời của chúng đã làm dài

thêm danh sách những khách sạn 5 sao ở thành phố biển nhỏ nhắn xinh xắn này

Bảng 2.1 Thống kê số khách sạn 5 sao ở các thành phố Nha Trang, Hà Nội

và Hồ Chí Minh năm 2009

1 DIAMOND BAY DAEWOO CARAVELLE

2 EVASON ANAMANDARA HÀ NỘI HORIZON EQUATORIAL

3 VINPEARL RESORT AND SPA HILTON OPERA LEGEND

4 SUNRISE BEACH RESORT INTERCONTINENTAL MAJESTIC

7 SHERATON PARK HYATT

8 SOFITEL METROPOLE RENAISSANCE RIVERSIDE

9 SOFITEL PLAZA REX (2009)

Trang 38

Sự lựa chọn điểm đầu tư của các chủ tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới hẳn

đã được xác định dựa trên việc nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ cũng như khả năng thu hút du khách và khoản lợi nhuận có thể đạt được từ việc đầu

tư phát triển du lịch ở Nha Trang

SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ TM - DVDL KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG

TẠI TP NHA TRANG NĂM 2000 - 2005

Biểu đồ 2.4 Doanh nghiệp cơ sở thương mại – dịch vụ du lịch – khách sạn,

nhà hàng tại TP Nha Trang năm 2000 – 2005

(Theo cục Thống kê tỉnh Khánh Hoà, 2006)

Theo thống kê của cục Thống kê tỉnh Khánh Hoà, đến cuối năm 2007, toàn tỉnh đã có 361 khách sạn với tổng số phòng là 7,270 phòng Trong đó, thành phố Nha Trang chiếm hơn 90% về số lượng khách sạn và số phòng cũng như lượng khách đến lưu trú, nghỉ ngơi, du lịch hàng năm Hiện nay Nha Trang có 4 khu nghỉ mát – khách sạn 5 sao là Vinpearl (Bãi Trũ – Đầm Già) và Sunrise Beach resort; Diamond bay resort & spa, Evason Anamandara, 3 khách sạn 4 sao là Ana Mandara, Yasaka Saigon – Nha Trang, Nha Trang Lodge; và nhiều khách sạn 3 sao,

2 sao, 1 sao, nhà nghỉ, … để phục vụ cho lượng du khách đến Nha Trang ngày càng nhiều

Du lịch ở Nha Trang đã phát triển không ngừng và không chỉ tập trung vào một loại hình duy nhất là du lịch tắm biển mà còn phát triển cả về du lịch nghỉ

Trang 39

dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hội nghị (MICE), du lịch đồng quê… nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch địa phương

Nếu du lịch tắm biển là loại hình truyền thống quen thuộc ở Nha Trang thì du lịch hội nghị (MICE) thực sự vẫn còn khá mới mẻ Song với nỗ lực phát triển toàn diện, đa chiều ngành du lịch tại Nha Trang, trong những năm gần đây MICE đã dần trở nên phổ biến và ngày càng có nhiều chương trình hội nghị diễn ra tại thành phố biển yên bình này

Các tour du lịch văn hóa, sinh thái cũng đang ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước đến Nha Trang Với lợi thế là vùng đất còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa xưa độc đáo như di tích Tháp bà Ponagar, nhà thờ Chánh tòa, chùa Long Sơn,… Nha Trang đã thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan, thưởng lãm

và tận hưởng không khí trong lành giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình

Là địa phương có địa hình, cánh quan đa dạng, Nha Trang ngày nay cũng đồng thời phát triển du lịch đồng quê Du khách được thỏa sức đắm mình trong làn gió mát dịu nhẹ từ dòng sông Cái uốn mình ra biển, hai bên bờ sông cây cối xanh tươi đẹp đẽ Những con thuyền rẽ nước chầm chậm lướt qua những làng quê thanh tịnh, hiền hòa đem lại cho du khách cảm giác yên bình, thanh thản sau những bộn

bề lo toan của cuộc sống thường ngày Không chỉ vậy, du khách còn được ghé thăm những làng nghề truyền thống của người dân nơi đây với nghề làm nước mắm, đan chiếu, chằm nón, nghề mộc, …

Vì lẽ đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Nha Trang đón gần 1 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, tăng 29% so với cùng kỳ năm

2006, trong đó, khách quốc tế tăng gần 12% Cũng trong năm 2007, chỉ riêng 3 chuyến tàu quốc tế Sapphire Princess cập cảng Nha Trang đã đưa đến gần 8,000 du khách đến với thành phố biển xinh đẹp này, và cũng chỉ trong 2 tháng đầu năm

2008, Nha Trang đã đón 3 chuyến tàu du lịch biển với 5,548 du khách, chưa kể lượng du khách đến bằng các phương tiện hàng không, đường bộ đến tham quan, du lịch

Trang 40

LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN NHA TRANG VÀ DOANH

Doanh thu du lịch Lượng khách du lịch

Biểu đồ 2.5 Lượng khách du lịch đến Nha Trang và doanh thu du lịch

năm 2005 – 2009 (số liệu năm 2009: ước tính)

(Theo cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2009)

Chắc chắn trong tương lai số lượng du khách đến với Nha Trang sẽ còn nhiều hơn thế nữa khi khảo sát của công ty Kbiz tại Việt Nam công bố tại Hội thảo

“Lợi thế cạnh tranh trong môi trường du lịch” ở Khánh Hoà vào ngày 17/6/2008

cho thấy 85% du khách chọn Nha Trang làm điểm đến du lịch do ở đây có lợi thế về biển, cảnh quan đẹp và vệ sinh môi trường tốt Quả thật đó là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành thương mại – du lịch Nha Trang, Khánh Hoà

Không dừng lại ở việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế sẵn có của mình, Nha Trang đang ngày càng không ngừng mở rộng các hoạt động văn hoá – du lịch để thu hút du khách đến với thành phố mình Điển hình như năm

2007 đã khánh thành hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, chương trình Festival biển 2007, chương trình Phụ nữ thế kỷ XXI, Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007, đặc biệt là cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt, Hoa hậu Trái đất 2007, … và năm 2008 lại khai trương Thuỷ Cung Vinpearl lớn nhất Việt Nam với diện tích 3,400 m2 ở công ty cổ phần du lịch và thương mại

Ngày đăng: 22/03/2013, 14:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: NXB TP.HCM
Năm: 1996
3. Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tác giả: Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
5. Đổng Trọng Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch và du lịch học
Tác giả: Đổng Trọng Minh, Vương Lôi Đình
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2001
6. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Hồng Giáp
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2002
8. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2002
9. Trần Văn Thông (2003), Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tài liệu lưu hành nội bộ trường ĐHDL Văn Lang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Văn Thông
Năm: 2003
11. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Năm: 2004
12. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
13. Trần Văn Thành (2005), Môi trường và phát triển bền vững, Tài liệu lưu hành nội bộ trường ĐHSP TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Trần Văn Thành
Năm: 2005
14. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: Nxb ĐHQG TP.HCM
Năm: 2005
15. Ban Kinh tế TW (2005), Sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch thế giới, Tài liệu tham khảo số 14/2005, Hà Nội, 25/4/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch thế giới
Tác giả: Ban Kinh tế TW
Năm: 2005
17. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập
Tác giả: Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
18. Nguyễn Đình Hoè (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hoè
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
16. Cục thống kê tỉnh Khánh Hoà, Niên giám thống kê 2005 – 2006 Khác
19. Sở Thương mại và du lịch Khánh Hoà, Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể Khánh Hoà 2001 – 2010 Khác
20. UBND tỉnh Khánh Hoà - Sở Thương mại và du lịch, số 121/BC-SDLTM, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2006 và chương trình công tác năm 2007 Khác
21. UBND tỉnh Khánh Hoà, Sở Thuỷ sản, số 399/STS – KH, Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế năm 2007, 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững mô phỏng theo quan điểm của Jordan Ryan - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững mô phỏng theo quan điểm của Jordan Ryan (Trang 12)
Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Hình 1.2 Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank (Trang 13)
Hình 1.3: Mô hình phát triển bền vững của Villen, 1990 - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Hình 1.3 Mô hình phát triển bền vững của Villen, 1990 (Trang 14)
Hình 2.1: Bản đồ thành phố Nha Trang – Nguồn: www.lib.utexas.edu - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Hình 2.1 Bản đồ thành phố Nha Trang – Nguồn: www.lib.utexas.edu (Trang 25)
Bảng 2.1. Thống kê số khách sạn 5 sao ở các thành phố Nha Trang, Hà Nội   và Hồ Chí Minh năm 2009 - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 2.1. Thống kê số khách sạn 5 sao ở các thành phố Nha Trang, Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2009 (Trang 37)
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh du lịch 8 tháng đầu năm 2009 - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh du lịch 8 tháng đầu năm 2009 (Trang 41)
Hình 2.2: Bản đồ du lịch Tp. Nha Trang - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Hình 2.2 Bản đồ du lịch Tp. Nha Trang (Trang 43)
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Khánh Hoà - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Khánh Hoà (Trang 76)
Bảng 3.2: Dự báo thu nhập du lịch của Khánh Hoà - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3.2 Dự báo thu nhập du lịch của Khánh Hoà (Trang 78)
Bảng 3.3: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006) - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3.3 Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006) (Trang 79)
Bảng 3.4: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Khánh Hoà - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3.4 Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Khánh Hoà (Trang 80)
Bảng 3.5: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hoà đến năm 2020  Đơn vị tính: Tỷ đồng - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3.5 Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng (Trang 81)
Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu phòng lưu trú của Khánh Hoà                                                                                               Đơn vị tính: Phòng - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3.6 Dự báo nhu cầu phòng lưu trú của Khánh Hoà Đơn vị tính: Phòng (Trang 83)
Bảng 2. Tiêu chuẩn bãi tắm của Trung Quốc - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 2. Tiêu chuẩn bãi tắm của Trung Quốc (Trang 128)
Bảng 4. Tiêu chuẩn, diện tích cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng khu du lịch và khách  sạn ở vùng biển - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 4. Tiêu chuẩn, diện tích cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng khu du lịch và khách sạn ở vùng biển (Trang 129)
Bảng 3.   Tiêu chuẩn diện tích trung bình các phương tiện vui chơi giải trí ở khu vui  chơi giải trí du thuyền trên nước - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 3. Tiêu chuẩn diện tích trung bình các phương tiện vui chơi giải trí ở khu vui chơi giải trí du thuyền trên nước (Trang 129)
Bảng 5: Thống kê các ngành nông – lâm – ngư nghiệp Nha Trang - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 5 Thống kê các ngành nông – lâm – ngư nghiệp Nha Trang (Trang 130)
Bảng 6: Các cụm công nghiệp ở thành phố Nha Trang - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
Bảng 6 Các cụm công nghiệp ở thành phố Nha Trang (Trang 131)
Hình ảnh sân khấu nhạc nước - Vinpearland - Phát triển bền vững du lịch Nha Trang
nh ảnh sân khấu nhạc nước - Vinpearland (Trang 142)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w