Mục tiêu của luận văn là tiến hành phân tích hiện trạng hoạt động du lịch Phan Thiết để từ đó có thể đi đến việc đề xuất các giải pháp đưa du lịch Phan Thiết phát triển theo hướng bền vữ
Trang 1HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH PHAN THIẾT
Tác giả:
NGUYỄN LƯƠNG QUỲNH THANH
Khóa luận được trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
TS CHẾ ĐÌNH LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/ 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã việc truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm đại học và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS Chế Đình Lý – Phó viện trưởng viện Tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh, KS Nguyễn Hiền Thân – chuyên viên du lịch Viện Tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh đã dành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành
Xin cảm ơn các bạn lớp DH07DL cùng những người bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh tôi, cổ vũ, động viên tinh thần cũng như giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, xin cảm ơn ba, mẹ và em trai đã là chỗ dựa vững chắc, là nền tảng để tôi có thêm động lực tiến bước và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Lương Quỳnh Thanh
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phan Thiết là thành phố có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tốc độ phát triển
du lịch khá nhanh trong những năm qua đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành trong nền kinh tế địa phương Việc đánh giá hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết là phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn
Mục tiêu của luận văn là tiến hành phân tích hiện trạng hoạt động du lịch Phan Thiết để từ đó có thể đi đến việc đề xuất các giải pháp đưa du lịch Phan Thiết phát triển theo hướng bền vững
Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể tóm tắt sau đây:
Đã khái quát về Phan Thiết cả điều kiện về tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu…lẫn các điều kiện văn hóa xã hội như: dân cư, kinh tế, cơ sở hạ tầng
Khái quát các tài nguyên du lịch của Phan Thiết, bao gồm các tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn: hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các
lễ hội truyền thống và ẩm thực địa phương
Đã đánh giá, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch dựa trên việc nghiên cứu số liệu thu thập từ sở VHTTDL Bình Thuận và đợt khảo sát thực tế tại Phan Thiết được thực hiện trong tháng 3 năm 2011 Các số liệu được thu thập bao gồm tình hình về cơ sở vật chất kỹ thuật, khách - doanh thu, nhân lực du lịch và công tác đào tạo nhân lực, quy hoạch – thu hút đầu tư, khai thác tài nguyên , công tác quản
lý nhà nước
Phân tích các yếu tố có khả năng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, phân tích mức độ cạnh tranh của du lịch Phan Thiết đối với các đối thủ cạnh tranh ở các khu vực lân cận thông qua các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài bằng cách
sử dụng phương pháp so sánh lợi thế cạnh tranh
Bằng phương pháp phân tích SWOT luận văn đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với du lịch Phan Thiết và từ đó đã đưa ra được các giải
pháp phát triển bền vững cho du lịch
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan tài liệu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
1.5 Tính mới và ý nghĩa đề tài 6
Chương 2: TỔNG QUAN 7
2.1 Tổng quan thành phố Phan Thiết 7
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 7
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 8
2.2 Các khái niệm liên quan 10
2.2.1 Du lịch 10
2.2.2 Phát triển bền vững 10
2.2.3 Phát triển bền vững du lịch 11
2.2.4 Các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch 11
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Tiến trình thực hiện đề tài 13
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 14
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 14
Trang 53.3.3 Phương pháp điều tra xã hội học 14
3.3.4 Phương pháp ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh (CPM) 15
3.3.5 Phương pháp ma trận SWOT 16
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Tài nguyên du lịch TP Phan Thiết 18
4.1.1 Tài nguyên tự nhiên 18
4.1.2 Tài nguyên nhân văn 20
4.2 Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch TP Phan Thiết 25
4.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 25
4.2.2 Tình hình du khách, doanh thu 28
4.2.3 Nguồn nhân lực ngành du lịch 33
4.2.4 Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch 35
4.2.5 Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư 36
4.2.6 Tình hình khai thác tài nguyên, môi trường du lịch 38
4.2.7 Quản lý nhà nước 39
4.3 So sánh lợi thế cạnh tranh với các thành phố lân cận 41
4.3.1 So sánh lợi thế dựa vào các yếu tố bên trong 45
4.3.2 So sánh lợi thế dựa vào các yếu tố bên ngoài 46
4.4 Phân tích ma trận SWOT – Đề xuất giải pháp phát triển bền vững 47
4.4.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức 48
4.4.2 Đề xuất các chiến lược dựa trên phân tích SWOT 50
4.4.3 Tích hợp giải pháp các chiến lược 52
4.4.4 Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch 54
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOT 17
Bảng 4.1: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bình Thuận 26
Bảng 4.2: Thống kê chi tiết số lượng cơ sở lưu trú khu vực Phan Thiết 26
Bảng 4.3: Thống kê số lượt khách đến Bình Thuận 28
Bảng 4.4: Công suất buồng phòng của các cơ sở lưu trú qua các năm 29
Bảng 4.5: Thống kê doanh thu du lịch qua các năm 30
Bảng 4.6: thống kê số lượng lao động trong ngành du lịch qua các năm 33
Bảng 4.7: Thống kê chi tiết lao động du lịch theo trình độ và chức vụ 34
Bảng 4.9: Trọng số của các yếu tố bên trong và bên ngoài 44
Bảng 4.11: So sánh dựa các yếu tố bên trong 45
Bảng 4.12: So sánh dựa vào các yếu tố bên ngoài 46
Bảng 4.13: Ma trận SWOT của hoạt động du lịch TP Phan Thiết 48
Bảng 4.14: Các giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết 50
Trang 7DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 : Sản phẩm du khách thường mua làm quà khi rời Phan Thiết 27
Biểu đồ 4.2 : Mức độ hài lòng về chất lượng các dịch vụ 28
Biểu đồ 4.3 : Đối tượng du khách 29
Biểu đồ 4.4 : Thói quen đi du lịch của du khách 29
Biểu đồ 4.5: Mức độ thường xuyên du lịch của du khách 30
Biểu đồ 4.6: Mục đích khách đến du lịch Phan Thiết 31
Biểu đồ 4.7: Điểm hấp dẫn của Phan Thiết 31
Biểu đồ 4.8: Đánh giá của du khách về giá của các dịch vụ 32
Biểu đồ 4.9: Đánh giá của du khách về thái độ phục vụ của nhân viên khu du lịch 33
Biểu đồ 4.10: Kênh thông tin du khách thường dùng 36
Biểu đồ 4.11: Khả năng giới thiệu với người khác 36
Biểu đồ 4.13 : Mức độ hài lòng về tình trạng môi trường khu vực Phan Thiết 38
Biểu đồ 4.14 : Mức độ hài lòng của du khách về tình trạng an ninh 39
Biểu đồ 4.15: Khả năng quay trở lại của du khách 41
Trang 8VHTT & DL Văn hóa, thể thao và du lịch
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Trang 9Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống phát triển, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người ngày càng cao do các áp lực trong đời sống, công việc, học tập… và điều tất nhiên là du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu của mỗi người Trong những năm vừa qua thì du lịch Việt Nam đã có những bước tiến nổi bật và đang dần khẳng định vai trò cũng như đóng góp một phần đáng kể cho kinh tế quốc gia Phát triển gắn liền với khai thác tài nguyên, việc khai thác quá mức đã làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và suy thoái tài nguyên Xu thế phát triển là tất yếu nhưng phải phát triển như thế nào vừa khai thác phục vụ tốt cho hiện tại mà vẫn duy trì để đảm bảo có thể khai thác trong tương lai, điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải phát triển bền vững Du lịch lại là ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết nhất với các giá trị tài nguyên, phát triển du lịch đi đôi với khai thác tài nguyên nên du lịch cũng giống như tất cả các ngành khác không thể nằm ngoài quy luật phát triển bền vững này
Từ sau sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995, Bình Thuận đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Theo số liệu thống kê năm 2010 của Sở Văn hóa thể thao
và du lịch, hiện nay Bình Thuận có 155 khách sạn, resort đang hoạt động với công suất 6.817 phòng, chưa kể hệ thống 200 nhà nghỉ với 2.000 phòng đủ tiêu chuẩn, tăng 32% số
cơ sở và 94% số phòng so với năm 2005… Sản phẩm du lịch theo đó trở nên phong phú
và đa dạng với hàng loạt khu nghỉ dưỡng, dịch vụ spa, tắm bùn, thể thao biển, golf, lặn biển mang lại cho du khách sự hấp dẫn không chỉ bằng cảnh quan thiên nhiên
Phan Thiết ngày nay là trung tâm du lịch của tỉnh Bình Thuận, doanh thu du lịch Phan Thiết chiếm 90% tổng doanh thu toàn tỉnh Ngoài hệ thống resort nghỉ dưỡng cao cấp trải dài ở khu vực Hàm Tiến – Mũi Né, Phan Thiết được nhiều người biết đến với nhiều cảnh cảnh quan xinh đẹp như: Hòn Rơm, đồi cát Trinh Nữ, bãi đá Ông Địa… Bên cạnh đó là các di tích lịch sử văn hóa: lầu Ông Hoàng, Tháp Pôsahinu, đình làng Đức
Trang 10Nghĩa, trường Dục Thanh, chùa Phật Quang…;các lễ hội truyền thống: đua thuyền truyền thống mừng xuân, Katê của người Chăm đạo Bà La Môn, hội rước đèn trung thu, Nghinh ông của người Hoa… cùng hệ thống phục vụ ẩm thực phong phú cũng góp phần mang lại
sự hấp dẫn cho du khách khi đến với Phan Thiết Tận dụng những lợi thế sẵn có đó, ngành du lịch Bình Thuận đã nỗ lực nhiều trong quá trình xây dựng, quảng bá hình ảnh của Phan Thiết Thực tế đã chứng minh, lượng khách đến tăng bình quân theo từng giai đoạn 2001 - 2005 tăng gần 20%, 2006 - 2009 tăng 12% Năm 2010, dự kiến đạt 2.500.000 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ Kéo theo doanh thu du lịch tăng bình quân từng giai đoạn, doanh thu 2010 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ năm trước
Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và những lợi thế so sánh của du lịch Phan Thiết Du lịch Phan Thiết vẫn đang đứng trước những thách thức và áp lực không nhỏ Về khách quan, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ những trung tâm du lịch nổi tiếng trong nước, khu vực và quốc tế như: Vũng Tàu, Nha Trang,
Đà Lạt (Việt Nam) hay Pa-tay-a, Phu-ket (Thái Lan), Ba-li (In-đô-nê-xi-a) v.v Về chủ quan, kết cấu hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, yếu kém, thiếu toàn diện, số dự
án chưa tác động vẫn còn nhiều Việc thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục để xây dựng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến tâm lý ngại đầu tư Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm đúng mức; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa đặc trưng của vùng chưa được khai thác
và phát huy đúng mức; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy có cố gắng song chưa thực sự hấp dẫn du khách Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn lúng túng, thiếu tính chuyên nghiệp
Căn cứ vào những tồn tại, thiếu sót và yêu cầu thực tiễn của hoạt động phát triển
du lịch Phan Thiết, việc thực hiện đề tài: “ Hiện trạng hoạt động và giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết “ là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao và phù hợp với mục tiêu xây dựng du lịch thành ngành mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận
Trang 111.2 Tổng quan tài liệu
Du lịch hiện nay là ngành kinh tế trọng điểm của một số nước trên thế giới, phát triển bền vững là xu thế chung, đã có một số công trình nghiên cứu việc phát triển bền vững du lịch có thể kể đến như sau:
Mạng lưới trung tâm nghiên cứu của APEC tại Philipin đã giới thiệu nghiên cứu
về “ Du lịch bền vững, những thách thức cho Philippin” Nghiên cứu đã nêu ra các thách
thức trong việc phát triển bền vững du lịch Philippin, so sánh các chính sách phát triển dựa trên các tiêu chí du lịch bền vững với các nước trong khu vực, đưa ra các giải pháp phát triển du lịch dựa trên các lĩnh vực: kinh tế, môi trường, xã hội, đào tạo nhân lực…
Hay trong tham luận tổng kết “Quản lý du lịch có trách nhiệm và hiệu quả” (2000)
của Hena Young, ĐH Sturt Charles có đề cập đến bản chất của phát triển du lịch và việc
sử dụng các công cụ quản lý sẽ có hiệu quả thế nào đối với sự phát triển bền vững du lịch
Năm 1995, tổ chức du lịch thế giới, hội đồng du lịch & lữ hành thế giới và hội
đồng trái đất đã thông qua một tuyên bố chung “ Chương trình nghị sự 21 cho ngành
công nghiệp du lịch và lữ hành: Hướng tới sự phát triển bền vững phù hợp về môi trường”, bản dự thảo đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững và
đặc biệt phù hợp với các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học (CBD)
Trong kho tài liệu của IUCN Việt Nam cũng có các tài liệu nói về việc “ Phát
triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (ASSET, 1998), “Hướng dẫn sử dụng công nghệ mới cho du lịch bền vững” ( Hiệp hội du lịch Úc, 1994), “Du lịch bền vững như một phương hướng phát triển: hướng dẫn các nhà quy hoạch và nhà lập chính sách địa phương” ( Liên bang hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, 1999)
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu có thể đóng góp cho sự phát triển du
lịch như: “Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động
du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa”
(GS.TS Nguyễn Văn Đính ), “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch
với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà -
Trang 12Hải Phòng” (TS Phạm Trung Lương) Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc nhân rộng
mô hình phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh lân cận
Tại Bình Thuận, việc phát triển du lịch theo hướng bền vững cũng được các cơ quan chức năng địa phương quan tâm, đơn cử như việc tổ chức các hội thảo, xây dựng
các đề án, lập các báo cáo có liên quan đến du lịch như: hội thảo về “Quản lý và phát
triển du lịch bền vững trong giai đoạn hiện nay” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị
tỉnh vào ngày 16/9, hội thảo đã khẳng định để du lịch Bình Thuận phát triển bền vững, cần phát huy các loại hình văn hóa để tạo ra sự phong phú cho sản phẩm du lịch và mang tính đặc thù riêng, phát triển du lịch phải gắn liền với lợi ích của người dân địa phương, bên cạnh đó cũng cần một cơ chế thống nhất để không có sự chồng chéo giữa các dự án
du lịch và các dự án khác ; Nguồn nhân lực cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng, liên quan mật thiết với sự phát triển của du lịch, nhận thấy điều đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đã có được sự quan tâm, trong năm 2009, với sự phối
hợp giữa các sở quản lý chuyên ngành, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đề án “ Đào tạo
phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015 định hướng đến 2020” đã được UBND Tỉnh ban hành”; Sở VHTT&DL đã lập báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” vào năm 2007 để bổ sung những thiếu sót trong định hướng của “Quy hoạch tổng thể phát triển Bình Thuận” năm 2002 Điều này cho thấy tỉnh cũng đã có quan tâm
nhiều đến phát triển bền vững du lịch Đây là cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển bền vững
du lịch Phan Thiết diễn ra thuận lợi hơn
Ngoài các đề tài liên quan đến sự phát triển bền vững du lịch của các nhà nghiên cứu du lịch, của ban chỉ đạo tỉnh; trong các trường đại học, số lượng các đề tài nghiên cứu do sinh viên thực hiện cũng chiếm số lượng lớn, có thể điểm qua một số đề tài của sinh viên trường đại học Nông Lâm TP.HCM như sau:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Biên Hòa – Đồng Nai
Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái VQG Côn Đảo
Trang 13 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch Bình Dương
Các nghiên cứu này đã đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch tại các tỉnh, các khu du lịch và đã đưa ra các giải pháp để phát triển Tuy nhiên nhiều giải pháp đưa ra còn quá chung chung, chưa cụ thể nên chưa thể áp dụng vào thực tế
Bên cạnh đó, có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động du lịch tại Bình Thuận , nhưng các nghiên cứu này chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, như :
Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch sinh thái đối với việc quản lý khu bảo tồn và đời sống dân cư trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận
Định hướng phát triển du lịch tại cụm du lịch Phan Thiết – Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận
Nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch không phải là mới nhưng hiện nay vẫn chưa có đề tài nào đề cập đến phát triển bền vững du lịch tại Phan Thiết Nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động du lịch tại Phan Thiết và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững du lịch, đề tài sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu: “ Hiện trạng du lịch Phan Thiết hiện nay như thế nào? Và làm thế nào để du lịch Phan Thiết phát triển bền vững?”
Để giải quyết các vấn đề nêu trên thì đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1 Phan Thiết có những tiềm năng du lịch nào và hiện trạng phát triển du lịch ra sao?
2 Phan Thiết có những lợi thế du lịch nào so với các thành phố lân cận?
3 Du lịch Phan Thiết có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nào trong việc phát triển du lịch?
4 Làm thế nào để du lịch Phan Thiết phát triển bền vững?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát :
Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch Phan Thiết trong thời gian qua và đưa
ra giải pháp phát triển bền vững
Trang 14 Mục tiêu cụ thể :
1 Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch tại Phan Thiết
2 Phân tích lợi thế cạnh tranh của du lịch TP Phan Thiết so với các thành phố lân cận
3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động du lịch tại Phan Thiết
4 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn của Phan Thiết
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động du lịch tại khu vực Phan Thiết
Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011
1.5 Tính mới và ý nghĩa đề tài
Tính mới của đề tài:
Đề tài “Hiện trạng hoạt động du lịch và giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết” được thực hiện để có cái nhìn chi tiết hơn về các tiềm năng phục vụ du lịch, hiện trạng khai thác phát triển du lịch qua việc đánh giá, phân tích các số liệu, các tài liệu thu thập được trong các năm gần đây của du lịch Phan Thiết và từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững du lịch trong thời gian sắp tới
Ý nghĩa của đề tài:
Kinh tế: tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào thu nhập tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển tương xứng với tiềm năng địa phương và mục tiêu bền vững
Văn hóa – xã hội: phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa đặc thù địa phương, khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị, các di tích lịch sử, công trình văn hóa để phục vụ phát triển du lịch
Môi trường: phát triển phải gắn bó mật thiết với bảo vệ môi trường để từ đó đề ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác tài nguyên du
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
Để có cơ sở phân tích tiềm năng phát triển du lịch và có đủ cơ sở lí luận đưa ra giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết, trong chương 2 sẽ khái quát các điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội của TP Phan Thiết và tìm hiểu một số khái niệm
có liên quan đến phát triển bền vững du lịch
2.1 Tổng quan thành phố Phan Thiết
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Phan Thiết hiện nay là trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh Bình Thuận Phan Thiết
là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 196 km, cách Nha Trang 250 km, Vũng Tàu 150 km và
Đà Lạt 165 km
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc
Phía đông giáp biển Đông
Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận
Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận
Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận Với vị trí địa lý như thế này, Phan Thiết có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch trong tỉnh và các tỉnh khác Ngoài ra, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác liên vùng giữa các trung tâm du lịch Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – Vũng Tàu – TP Hồ Chí Minh
Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều giá trị thu hút khách du lịch Gồm 3 dạng chính:
Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty
Vùng cồn cát, bãi cát ven biển Có địa hình tương đối cao
Trang 16 Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm
Địa hình góp phần tạo nhiều cảnh quan độc đáo hấp dẫn khách du lịch, thuận lợi phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, vui chơi và các hoạt động trên cát ở gần biển, liên quan đến biển và còn có thể kết hợp du lịch sinh thái
Khí tượng - Thủy văn
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 °C đến 27 °C Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với các tháng khác trong năm Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt
độ có khi lên đến 29 °C Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%
Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ Lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm
Khí hậu nhìn chung khá thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhiệt độ không nóng quá cũng không lạnh quá, ít có những ngày mây mù nên có thê tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư
Dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt và một bộ phận người gốc Hoa sinh sống trong trung tâm thành phố góp phần tạo nên một số đặc trưng về văn hóa, lễ hội, ẩm thực tạo nên điểm hấp dẫn du khách
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm
2009 là 350000 người Mật độ dân số là 1699 người/km² - tuy có thấp hơn nhiều so các thành phố lân cận như Vũng Tàu (2214,3 người/km2) và Phan Rang (2228,5 người/km2) nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát triển, kinh doanh hoạt động du lịch
Trang 17thủy sản tăng bình quân 7,0%/năm; công nghiệp xây dựng tăng 16,0%/năm; dịch vụ tăng 15,1%/năm Cơ cấu các nhóm ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, cụ thể như sau: tỷ trọng nhóm nông lâm thuỷ sản
đã giảm đều đặn từ mức 42,0% năm 2000 xuống còn 20,5% năm 2010; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong thời kỳ đầu nhưng 2 năm gần đây đã chậm lại, đạt mức 34,9% năm 2010 (năm 2000 chiếm cơ cấu 25,7%); tỷ trọng dịch vụ tăng đều qua các năm, từ mức 35,3% lên 44,6% và là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, ngành du lịch đã phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong nhóm dịch vụ Các ngành Bưu chính - Viễn thông, Vận tải - Kho bãi, Thương mại, Tài chính - Ngân hàng phát triển với tốc độ khá, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương ( Cục Thống kê Bình Thuận năm 2010)
Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Đường bộ: hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, nâng cấp mới Các tuyến đường nội thị đã được nhựa hóa, đường đi từ Phan Thiết đến các khu vực nội tỉnh cũng như liên tỉnh đã được mở rộng nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại: quốc lộ 1A Bắc Nam, quốc lộ 28 đi Di Linh – Lâm Đồng…
Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua ga địa bàn tỉnh Bình Thuận, có ga chính là ga Mương Mán, hiện tuyến tàu 5 sao Sài Gòn – Phan Thiết rất thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch
Đường biển: là tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế, hiện nay cảng Phan Thiết đã được xây dựng tiếp nhận tàu 2000 tấn tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán
Đường hàng không: tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi chính phủ đầu tư khôi phục lại sân bay Phan Thiết do nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng cao
Hệ thống giao thông vận tải được hoàn thiện, phương tiện di chuyển phong phú mang lại nhiều sự lựa chọn cho du khách khi đến nghỉ dưỡng tại Phan Thiết, cũng như sự
Trang 18 Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, được nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia
và quốc tế, các dịch vụ điện thoại di động, internet được sử dụng rộng rãi, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng Điều này góp phần tích cực cho công tác quảng bá hình ảnh du lịch Phan Thiết đến nhiều nơi trên thế giới thông qua các phương tiện thông tin liên lạc
Hệ thống điện
Khu vực Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA và
sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80 – 100 MVA Hệ thống lưới điện tại Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo để đáp ứng nhu cầu của các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch giúp ổn định đời sống, hoạt động kinh doanh …
Hệ thống nước
Với công suất 25000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Phan Thiết cũng đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất Hiện nay hệ thống nước đang được nâng cấp, mở rộng bằng nguồn vốn ADB để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cả thành phố
Hệ thống dịch vụ khác
Bao gồm hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp
lý, công chứng nhà nước, nhà đất, xây dựng, vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm… khá phát triển đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tạo sự đa dạng dịch vụ cho khách hàng
2.2 Các khái niệm liên quan
2.2.1 Du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ( Luật Du lịch, 2005 )
Trang 192.2.3 Phát triển bền vững du lịch
Phát triển bền vững du lịch là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại ( Trần Văn Thông, 2002 ) Phát triển bền vững du lịch phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố:
Có mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội
Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài
Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ kế tiếp
2.2.4 Các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch
Sử dụng nguồn lực một cách bền vững:việc bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn lực phát triển du lịch là rất quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển du lịch của mỗi khu vực, quốc gia
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: điều này sẽ tránh được những phí tổn cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch
Duy trì tính da dạng: việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của cả ngành du lịch
Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch: hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch
Hỗ trợ kinh tế địa phương: ngành du lịch có hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: khi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt
Trang 20trong khu vực và vùng Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương
Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan: tham khảo ý kiến của chính phủ, ngành du lịch và cư dân bản địa là hết sức cần thiết để đánh giá các dự
án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ
Đào tạo nhân lực: một lực lượng lao động được đào tạo lành nghề không những đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên
Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ, chính xác sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn của du khách
Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát, nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là điều cần thiết để giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, ngành du lịch và
du khách
Trang 21Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch cũng như đề ra các giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết luận văn sử dụng các phương pháp cho từng nội dung theo tiến trình sau đây:
3.1 Tiến trình thực hiện đề tài
Hiện trạng hoạt động và giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết
Thu thập tài liệu Khảo sát thực địa Điều tra xã hội học
Đề xuất giải pháp phát triển
bền vững
Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phỏng vấn chuyên gia
Trang 223.2 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch TP Phan Thiết giai đoạn 2006 – 2010
So sánh lợi thế cạnh tranh của du lịch Phan Thiết với các thành phố lân cận thông qua các yếu tố quyết định thành công bên trong và bên ngoài đối với sự phát triển
du lịch
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình hoạt động du lịch
Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch cho Phan Thiết trong tương lai
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề của đề tài để hoàn thành phần đặt vấn đề và làm cơ sở lí luận cho đề tài
Thu thập các tài liệu thứ cấp tại Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Thuận về các tài nguyên du lịch chính, tình hình phát triển hoạt động du lịch trong những năm qua của khu vực Thành phố Phan Thiết
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát các khu du lịch, điểm du lịch tại Phan Thiết từ tháng 2 đến tháng 6 năm
2011 để đánh giá chung hiện trạng hoạt động trên thực tế của các điểm du lịch về tình trạng môi trường, khả năng phục vụ đáp ứng nhu cầu cho du khách của đội ngũ nhân viên, khả năng quản lý trong công tác khai thác phục vụ du lịch đã thực sự được phát huy chưa Ngoài ra, việc khảo sát còn là một cách để đưa ra các nhận xét, đánh giá tình hình
và có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với từng điểm, khu vực khảo sát
3.3.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua việc phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn và phân tích kết quả điều tra
Đối tượng điều tra: du khách tham gia hoạt động du lịch trong thời gian tháng 3 – tháng 4 năm 2011
Trang 23 Mục đích điều tra: xây dựng bảng câu hỏi (xem phần phụ lục) để khảo sát về mục đích du lịch, khả năng quay trở lại, thời điểm du lịch, hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, mức độ hài lòng về chất lượng các dịch vụ… để thu được cách đánh giá khách quan của du khách, từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục các khuyết điểm, phát huy các ưu điểm
Số phiếu: 120 phiếu được phát ra, thu lại 110 phiếu
Tổng hợp phân tích kết quả của các phiếu thu được thông qua phần mềm excel, xử
lý các số liệu, vẽ biểu đồ để có cái nhìn chi tiết hơn các vấn đề đã khảo sát
3.3.4 Phương pháp ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh (CPM)
Sử dụng phương pháp CPM để so sánh sự phát triển của du lịch Phan Thiết so với các thành phố du lịch lân cận như: Nha Trang, Phan Rang, Vũng Tàu Để thực hiện được
sự so sánh này dựa trên sự so sánh lợi thế giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài Cách thực hiện như sau:
Tìm liệt kê các yếu tố chủ đạo quyết định thành công
Gán trọng số cho mỗi yếu tố tùy vào tầm quan trọng của yếu tố đối với sự thành công của tổ chức Trọng số sẽ phân bố từ 0 đến <1 Tổng điểm trọng số bằng 1 (có thể lấy bằng 100 cho dễ tính toán)
Đánh giá điểm đáp ứng của tổ chức đối với yếu tố Điểm cho từ 1 - 4 1 = đáp ứng kém, 2= có đáp ứng , 3 = đáp ứng khá , 4 = đáp ứng rất tốt
Nhân điểm đáp ứng với trọng số để có điểm trọng số Tính tổng điểm trọng số
Trang 24 Trung bình của tổng điểm trọng số là 2,5 Nếu một tổ chức nào có tổng điểm trọng
số nhỏ hơn 2,5 thì xem là yếu trong cạnh tranh
3.3.5 Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của du lịch Phan Thiết để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhất để lựa chọn
Phân tích SWOT là một công sụ tìm kiếm tri thức về đối tượng dựa trên nguyên lý
hệ thống, trong đó:
Phân tích điểm mạnh (S=Strengths), điểm yếu (W=Weaknesses) là sự đánh giá từ bên ngoài, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu)
Phân tích cơ hội (O = opportunities), thách thức (T = threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến các mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)
Để thực hiện SWOT có sáu giai đoạn:
1 Xác định mục tiêu của hệ thống
2 Xác định ranh giới hệ thống: để xác định và không nhầm lẫn giữa điểm mạnh và
cơ hội, điểm yếu và thách thức, cần làm rõ ranh giới hệ thống Cần chú ý hai loại ranh giới là ranh giới cụ thể (là ranh giới địa lý, mang tính chất phân biệt bằng trực quan) và ranh giới trừu tượng (quy định bằng thẻ hội viên, bằng quyết định thành lập tổ chức)
3 Phân tích các bên có liên quan: gồm các bên liên quan trong hệ thống, các bên liên quan ngoài hệ thống
4 Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ thống
Trang 255 Vạch ra các chiến lược sau: chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội (S/O), chiến lược không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O), chiến lược phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T), chiến lược không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T)
Các chiến lược có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là chiến lược ưu tiên nhất
Chiến lược không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên tiếp theo
Chiến lược chỉ chứa một xung đột, mâu thuẫn nhưng khi thực hiện thì sự tổn hại đến mục tiêu là không nghiêm trọng và có thể khắc phục được
Các chiến lược còn lại thì cân nhắc sự tổn hại đến mục tiêu để quyết định giữ lại
hay bỏ đi
3.3.6 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Sau khi áp dụng các phương pháp và có được kết quả cũng như đã đưa ra được các giải pháp thì sẽ liên hệ với các chuyên viên tại Sở văn hóa – thể thao và du lịch Bình Thuận, các thầy cô để xin ý kiến nhằm đảm bảo các giải pháp được lựa chọn có tính khả thi cao
Dựa trên các đánh giá của các chuyên gia để sửa và hoàn chỉnh đề tài
Trang 26Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong chương 3 đã nêu các nội dung và phương pháp nghiên cứu đã thực hiện, chương này sẽ trình bày rõ kết quả nghiên cứu của các vấn đề như sau:
Khái quát tài nguyên du lịch Phan Thiết
Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch Phan Thiết
So sánh lợi thế cạnh tranh với các thành phố lân cận
Phân tích ma trận SWOT – đề xuất giải pháp phát triển bền vững
4.1 Tài nguyên du lịch TP Phan Thiết
4.1.1 Tài nguyên tự nhiên
Các tài nguyên địa hình, khí hậu, nước, sinh vật đã tạo nên các tài nguyên du lịch
tự nhiên cho Phan Thiết:
Đồi cát bay – Mũi Né
Đồi Cát Bay Mũi Né nằm ở khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết Đồi cát được hình thành từ rất lâu đời, trải dài trên một diện rộng, có tổng diện tích gần 50ha Cát ở đây có nhiều màu, chủ yếu là các màu: vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt…trộn lẫn vào nhau Vì đồi cát chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như: gió mùa, khí hậu, thời tiết nên hình dáng đồi cát thường xuyên biến đổi hình dạng theo giờ, ngày, tháng, năm… điều này cũng góp phần tạo nên nét hấp dẫn, thu hút du khách Từ trên đồi cát ta có thể phóng tầm mắt nhìn thấy toàn cảnh Mũi Né được bao phủ bởi một màu xanh mênh mông của biển xen lẫn với màu vàng của cát tạo nên khung cảnh hữu tình làm lưu luyến du khách Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam
Trang 27 Bãi biển Hòn Rơm – Mũi Né
Từ Phan Thiết đi dọc theo tỉnh lộ 706B khoảng 22km là đến Hòn Rơm Bãi tắm nơi đây đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, sóng biển chạy dưới chân những hàng dừa trĩu quả Bãi tắm có hình vòng cung được tạo bởi một quả núi nhô ra biển Hàng năm vào mùa mưa, khí hậu thuận lợi, cỏ dại mọc nhiều Mùa nắng, cỏ khô vàng úa nhìn từ xa trông giống như một đống rơm khổng lồ nên nơi đây được gọi là Hòn Rơm
Suối Tiên
Suối Tiên cách trung tâm Phan Thiết khoảng 18km về hướng Đông Bắc Nằm vắt ngang trên con đường Nguyễn Đình Chiểu , với chiều dài trên 2km, từ độ cao 6m, nguồn nước mạch nhỉ tuôn trào từ những đồi, động cát tạo nên dòng suối nhỏ hiền hòa uốn lượn nép mình quanh những nhủ đất sét pha cát bào mòn theo thời gian với các sắc nâu, đỏ, vàng, trắng mang nhiều hình thù khác nhau Nơi đây là điểm du lịch dã ngoại lý thú của
du khách bản địa và du khách gần xa
Bãi đá Ông Địa
Cách trung tâm Phan Thiết khoảng 9km về hướng Đông Bắc, Đá Ông Địa là địa danh chỉ các mỏm đá nhô ra biển giữa núi Cố và Rạng Trong các tảng đá, có một tảng có hình giống ông Địa nên người dân trong vùng đặt tên bãi biển này là bãi đá Ông Địa và xây am, sơn phết thành tượng để thờ cúng Đến với Đá Ông Địa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng biển xanh, bãi đá chập chùng cùng với món mực một nắng hấp dẫn và hệ thống các khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp nơi đây
Bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh
Biển Đồi Dương Thương Chánh cũng là một trong các bãi biển có môi trường trong sạch với bờ cát thoai thoải bằng phẳng, kéo dài 3km, cát trắng, mịn, nước biển trong xanh, quanh năm nắng ấm Đây là nơi vui chơi giải trí nghỉ ngơi tắm biển cho nhân dân địa phương và du khách Hiện nay bờ biển đang được quy hoạch và xây dựng lại để phục vụ nhu cầu tắm biển và tham quan của du khách trong và ngoài nước
Trang 284.1.2 Tài nguyên nhân văn
Di tích lịch sử văn hóa
Dinh Vạn Thủy Tú
Vạn Thủy Tú được ngư dân Thủy Tú thiết lập vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Ông (cá voi) Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết Theo ngư dân Bình Thuận, cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, và là vị thần chung thủy với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng Vạn Thủy Tú từ ngày xây dựng xong đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ Hơn một nửa các bộ xương đó có niên đại trên 100 năm, trong
đó có một bộ xương cá Ông được xem là dài nhất Đông Nam Á với chiều dài khoảng 22m Cá Ông đã được vua Gia Long phong cho chức Nam hải đại tướng quân, và Nam hải cư tộc Ngọc Lân tôn thần Vạn Thủy Tú được cấp hạng di tích cấp quốc gia vào năm
1986
Khu lăng mộ Nguyễn Thông
Khu mộ Nguyễn Thông nằm trên đồi Ngọc Lâm, ở sát cạnh chân núi Ngọc Sơn
Từ trung tâm Phan Thiết theo đường Thủ Khoa Huân về hướng Đông Bắc khoảng 8km sẽ đến khu mộ nguyễn Thông Địa thế và cảnh trí nơi đây nên thơ, cùng với kiến trúc xây dựng khá bề thế trang nghiêm nơi đây được coi là điểm du lịch hấp dẫn cho những người
có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử Khu mộ đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 12 tháng 2 năm 1999
Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng, trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh thành lập Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ Khu di tích được dựng lại từ những năm 1978 – 1980 Năm 1910, trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học tại đây Những hiện vật gốc từ thời thầy Thành dạy học đến nay vẫn còn lưu giữ lại: Một bộ trường kỷ, một bộ ván, chiếc án thư, một chiếc tủ đứng, tráp văn thư, nghiên mài mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay Tất cả đều cũ kỹ nhưng được cất giữ
Trang 29bảo quản tốt Đó là những kỷ vật thiêng liêng gắn liền với thời gian và lịch sử của những ngày dạy học ngắn ngủi ở Phan Thiết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành
Bên cạnh khu di tích, Nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 Khu di tích Dục Thanh đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào ngày 12 tháng 12 năm 1986
Tháp Pô Sah Inư
Quần thể tháp Chăm Po sah Inư nằm trên đồi Bà Nài, thuộc xã Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km, được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ thứ IX Quần thể gồm 1 tháp chính và 2 tháp phụ được người Chăm xây dựng để thờ thần Shiva và công chúa Po sah Inư Mỗi tháp đều có một cửa chính quay về hướng đông và 4 cửa giả Trên cửa tháp có chạm khắc những hình ảnh của những vũ nữ Apsara Bên trong , nhiều hình ảnh chạm trổ công phu với đường nét kỳ ảo mang đậm phong cách nghệ thuật Chăm Đây cũng chính là nơi tổ chức lễ hội Katê hàng năm của người Chăm
Chùa Bà Đức Sanh
Chùa Bà Đức Sanh tọa lạc tại khu phố 1, phường Đức Thắng, Phan Thiết Chùa
Bà Đức Sanh được xây dựng lại hoàn chỉnh vào năm Quý Sửu đời vua Tự Đức năm 1853
để thờ Tam vị Thánh mẫu, Thập nhị Thiên can và Thập nhị Hoa nương
Chùa bà Đức Sanh là di tích kiến trúc nghệ thuật dân gian thờ mẫu thuộc vào hàng quý hiếm của Bình Thuận Giá trị về mặt kiến trúc của chùa được bảo lưu gần như nguyên vẹn so với thuở ban đầu mới tạo dựng Các hạng mục kiến trúc của chùa được điểm tô hoàn mỹ và sinh động hơn bởi những hình tượng, họa tiết trang trí nghệ thuật bên trên các đỉnh nóc, góc mái và bên trong nội thất
Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật và văn hóa dân gian, chùa Bà Đức Sanh còn bảo lưu nhiều di vật, hiện vật cổ có giá trị về lịch sử văn hóa để phục vụ cho việc tế tự và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương và du khách Đáng kể nhất là hai sắc phong do vua Duy Tân và Khải Định ban tặng, 7 khám thờ, 6 hương án, 3 bức bao lam, 3 bảng ghi công đức, 13 hoành phi, 5 câu đối… Chùa Bà Đức Sanh đã được Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Thuận xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp
Trang 30 Chùa Phật Quang
Chùa Phật Quang xây dựng và nửa đầu thế kỷ XVIII, tọa lạc ở Phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết Ngôi chùa cổ này là nơi lưu giữ 3 kỷ lục của Việt Nam Đầu tiên là bộ kinh pháp hoa viết trên gỗ thị đầy đụ nhất với 118 bản Đa phần trong 118 bản khắc cả 2 mặt bằng chữ Hán sắc nét bao gồm 60 vạn lời, trong đó có 7 bản khắc hoạ hình ảnh Đức Phật thuyết pháp Bên cạnh đó, chùa còn có chuông Gia Trì và mỏ Gia Trì lớn nhất Việt Nam
Trong số những ngôi chùa cổ ở Bình Thuận, chùa phật Quang ngoài kiến trúc và nội dung chứa đựng nhiều di sản văn hoá nói chung và văn hoá Phật giáo nói riêng, chùa còn có hoa viên đẹp là nơi thu hút nhiều phật tử và du khách đến tham quan, chiêm bái
Chùa Ông là công trình kiến trúc nghệ thuật quy mô, bề thế và đặc sắc của cộng đồng người Hoa ở Phan Thiết.trải qua hơn 200 năm tồn tại, nhờ có sự bảo quản và trông nom kỹ lưỡng nên đến nay các hạng mục kiến trúc của chùa từ kết cấu bộ khung cho đến các họa tiết trang trí trên nóc mái cũng như trong nội thất đều được bảo lưu khá nguyên vẹn và chắc chắn Nơi đây cũng bảo lưu khá đầy đủ các giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vốn có từ trước đến nay
Lầu Ông Hoàng
Lầu Ông Hoàng nằm trong quần thể đồi núi, sông, biển, chùa, tháp tạo thành khu thắng cảnh cách Phan Thiết 7km về hướng đông Nổi lên là ngọn núi Cố và bốn ngọn đồi nhấp nhô sát biển, xuôi ra biển là cửa sông Phú Hài và những làng chài nằm bên bờ cát trắng
Khu di tích thắng cảnh đồi lầu Ông Hoàng là địa điểm gắn với nhiều sự kiện lịch
Trang 31thập niên đầu của thế kỷ XX, đây cũng là nơi gắn liền với chuyện tình của Hàn Mặc Tử
và nữ sĩ Mộng Cầm dù cho lầu Ông Hoàng không còn , cảnh cũ người xưa cũng không còn nhưng khi nhắc đến địa danh lầu Ông Hoàng thì ai ai cũng muốn đến đó một lần để biết thực hư như thế nào Đó cũng chính là những giá trị nhân văn thu hút sự chú ý của du khách
Lễ hội truyền thống
Lễ hội trung thu
Lễ hội trung thu tổ chức vào đêm 14/8 âm lịch hàng năm tại quảng trường Nguyễn Tất Thành được bắt đầu bằng đêm khai hội với lễ rước và thi đèn Đây là lễ hội tiêu biểu của tỉnh về phát triển văn hóa du lịch địa phương, hằng năm thu hút trên hàng vạn lượt người đến tham gia các chương trình, tham quan, thưởng ngoạn, đắm mình trong không khí ngày hội hoành tráng với muôn màu sắc lung linh của đèn hoa được các em thiếu nhi diễu hành trong đêm trung thu trên các đường phố trung tâm Đêm hội rước đèn thể hiện nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn thiêng liêng đối với mỗi người
Lễ hội trung thu Phan Thiết được tạp chí Vietbooks xác lập kỷ lục Việt Nam là “ Lễ hội rước đèn trung thu lớn nhất Việt Nam” 2005 được nhận giải thưởng The Guide Awards với danh hiệu “ Lễ hội văn hóa đặc sắc và thành công nhất phục vụ trong ngành du lịch Việt Nam”
Lễ hội Katê tại Tháp Pô Sah Inư
Lễ hội Katê là lễ hội đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn Lễ hội ngoài mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi thì còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sanh sôi nảy nở của con người và vạn vật Katê là nơi hội tụ những tinh hoa của văn hóa Chăm, biểu hiện trên các lĩnh vực dân ca, dân vũ, các điệu múa dân gian trong từng lễ nghi, trang phục lễ hội đặc sắc, các loại nhạc cụ dân tộc được phát huy
Lễ hội Nghinh Ông
Đây là một lễ hội thể hiện đức tin của người Hoa tại Phan Thiết đối với Quan Thánh đế quân (Quan Công) với mong ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa
Trang 32Lễ hội được diễn ra 2 năm 1 lần và thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham dự Lễ hội đã được sách kỷ lục Việt Nam công nhận là lễ hội lớn nhất, thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương tham gia, đặc biệt là cộng đồng người Hoa Lễ hội được coi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Lễ hội Cầu Ngư
Được tổ chức 2 năm 1 lần Lễ hội cầu ngư mang đậm các yếu tố văn hóa dân gian, gắn liền với tập tục, tín ngưỡng thờ Ông Nam Hải( cá voi) của ngư dân với nét đặc trưng độc đáo là vừa thực hiện trên bờ, vừa thực hiện trên mặt biển , kết hợp với nhiều hoạt động lễ nghi đa dạng và các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc Lễ hội mang tính cố kết cộng đồng cao, thể hiện rõ ý thức của ngư dân trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống dân gian vốn có từ lâu đời
Lễ hội Đua thuyền
Là lễ hội dành cho các ngư dân của các phường trong thành phố Phan Thiết diễn
ra vào mồng 2 tết Nguyên Đán hàng năm Từ bên 2 bờ sông Cà Ty ta có thể nhìn thấy những đội thuyền đua được trang trí bằng cờ hoa và biểu ngữ hòa lẫn với tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ tạo nên một không khí sôi động mang đậm nét truyền thống của địa phương
Ẩm thực
Nước mắm Phan Thiết
Khi đi qua Phan Thiết, mùi nước mắm là một hương vị dặc trưng của địa phương này Nước mắm Phan thiết có hương vị thơm ngon với độ đạm cao và là món nước chấm không thể thiếu trong bữa cơm gia đình Những thương hiệu nước mắm như Mũi Né, Con
Cá Vàng, … ngày càng tạo được tín nhiệm cho người tiêu dùng
Mực một nắng
Đây là món đặc sản chỉ có ở Bình Thuận Du khách trong và ngoài nước đến đây không thể bỏ qua món ăn đặc biệt và mới lạ này Mực phải chọn những con còn tươi, chỉ phơi qua một nắng Khi nướng, mực vẫn giữ được độ tươi, thịt trắng thơm và dẻo Chỉ có mực lá mới có thể chế biến được món mực một nắng ngon
Trang 33 Thanh long
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Bình Thuận, mà khi nhắc đến nơi này ai cũng biết rằng đây là xứ sở của trái thanh long Từ đó, thanh long được xem như là một đặc sản riêng của Bình Thuận
4.2 Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch TP Phan Thiết
4.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Vận chuyển
Phan Thiết có quốc lộ 1A đi qua nên có nhiều sự lựa chọn để đi đến Phan Thiết Các phương tiện vận chuyển của tỉnh Bình Thuận ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách Tại tỉnh Bình Thuận, ngoài tuyến đường sắt Bắc – Nam, hiện nay còn có thêm tuyến đường sắt TP HCM – Phan Thiết, Phan Thiết – Nha Trang với đủ loại tàu chạy liên tục mọi lúc trong tuần để khách hàng có thể đi lại tiện lợi
Ngoài ra, tại bến xe Phan Thiết đã có những hãng vận chuyển xe ô tô chất lượng cao từ Phan Thiết đi TP Hồ Chí Minh như Mai Linh, Kumho Samco, Phương Trang tạo cảm giác thoải mái cho du khách
Hiện nay, hệ thống xe taxi, hệ thống xe buýt chạy trong tỉnh và đến các điểm tham quan cũng đang phát triển để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương và cả du khách Tuy nhiên, vẫn chưa có sự quan tâm về chất lượng xe buýt, các phương tiện này
đa số là xe cũ và nhỏ, ghế ngồi ít, chất lượng không được tốt; các điểm dừng chưa hợp lý gây khó khăn, nguy hiểm trong quá trình di chuyển; số lượng xe lại ít nên vào những ngày lễ, tết, lượng khách nhiều, xe buýt không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại và tạo cảm giác khó chịu cho hành khách
Trang 34 Lưu trú
Cùng với tình hình ngày càng phát triển của du lịch như hiện nay thì số lượng cơ
sở lưu trú cũng ngày càng tăng theo, đặc biệt tăng nhanh trong năm 2010 Theo số liệu thống kê thì toàn tỉnh năm 2010 có 155 khách sạn, resort với 6817 phòng Các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở khu vực Phan Thiết – Mũi Né, nhất là các cơ sở lưu trú hạng ba sao, bốn sao; điều này cũng gây mất cân đối đến việc phát triển du lịch rộng khắp cho toàn tỉnh
Bảng 4.1: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bình Thuận
Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nguồn: Sở VHTT & DL Bình Thuận, 2010
Tuy số cơ sở lưu trú ngày càng tăng nhưng chất lượng phục vụ tại một số cơ sở lại chưa thực sự tốt do thiếu kinh phí trong quá trình kinh doanh, nhân viên chưa được đào tạo nghiệp vụ tốt …
Bảng 4.2: Thống kê chi tiết số lượng cơ sở lưu trú khu vực Phan Thiết
Cơ sở lưu trú Đạt tiêu chuẩn
kinh doanh
Một sao
Hai sao
Ba sao
Bốn sao
Chưa xếp hạng
Khu vực Phan Thiết – Hàm Tiến – Mũi Né (tính đến tháng 10/ 2010 )
Nguồn: Sở VHTT & DL Bình Thuận, 2010
Trong 132 cơ sở lưu trú tại khu vực Phan Thiết – Hàm Tiến – Mũi Né thì có tới 48 cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng, chưa có cơ sở lưu trú được xếp hạng năm sao, điều này cũng làm ảnh hưởng một phần tới chất lượng du lịch phục vụ tại các khu vực này
Trang 35 Ăn uống, giải trí, mua sắm
Ăn uống: đến Phan Thiết có nhiều món ngon mà nhiều người thưởng thức không thể nào quên như: gỏi cá, lẩu cá, mực một nắng, cốm sữa, bánh xèo, răng mực… Ở Phan Thiết thì dù ở bất cứ chỗ nào, thực khách đều có thể tự lựa chọn quán ăn tùy theo khẩu vị và sở thích của mình với đủ món Hệ thống dịch vụ ăn uống rất đa dạng từ bình dân đến cao cấp để có thể phục vụ được hết mọi dạng thực khách
Giải trí: hệ thống các quán cà phê, phòng trà với đủ phong cách: sân vườn, hiện đại,
cổ điển, độc đáo… ngày càng được tăng về số lượng và chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân địa phương và cả du khách Bên cạnh hệ thống bar trong các khách sạn, resort…các bar cũng được đầu tư xây dựng trong nội thị Phan Thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
Mua sắm: đến hệ thống khu vực chợ Phan Thiết và siêu thị Coop.Mart khách du lịch
có thể mua cho mình các vật dụng cần thiết cũng như dễ dàng tìm kiếm các món quà, đặc sản ưng ý để làm quà cho người thân Ngoài ra, hệ thống các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quần áo, giày dép với đội ngũ nhân viên nhiệt tình cũng sẽ là sự lựa chọn để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách
Biểu đồ 4.1 : Sản phẩm du khách thường mua làm quà khi rời Phan Thiết
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, hầu hết chất lượng các dịch vụ lại chưa đem lại sự hài lòng cho du khách (biểu đồ 4.2)
Trang 36Biểu đồ 4.2 : Mức độ hài lòng về chất lượng các dịch vụ
Qua biểu đồ có tới 42% ít hài lòng, 32% hài lòng, 15% không hài lòng và 11% rất hài lòng về chất lượng các dịch vụ, tình trạng này do các nguyên nhân về giá cả, sự đa dạng về sản phẩm – dịch vụ, thái độ nhân viên phục vụ… đã mang lại sự không thoải mái, không đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của du khách
Nguồn: Sở VHTT & DL Bình Thuận, 2010
Trong năm, lượng khách du lịch đến Bình Thuận tăng trưởng khá ổn định Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh đón được 2500000 lượt khách, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 13,68%
so với cùng kỳ năm 2009, trong đó khách du lịch quốc tế khoảng 254230 lượt khách, đạt 101,6% kế hoạch năm và tăng 15,56% so với năm 2009 Khách du lịch quốc tế chủ yếu là: Nga (30,69%), Đức (11,83%, Mỹ (5,88%), Pháp (5,52%), Hàn Quốc (4,69%), Thụy Điển (4,31%), Trung Quốc (4,27%), Anh (3,95%), Hà Lan (3,07%)… còn lại là các quốc
Ít hài lòng Không hài lòng
Trang 37Qua khảo sát thực tế, khách đến Phan Thiết chủ yếu thường đi theo đoàn với công ty, gia đình hay bạn bè ( biểu đồ 4 3)
Biểu đồ 4.3 : Đối tượng du khách
Bảng 4.4: Công suất buồng phòng của các cơ sở lưu trú qua các năm
Nguồn: Sở VHTT & DL Bình Thuận, 2010
Công suất huy động buồng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú du lịch nhỉnh hơn năm trước, đạt 57- 58% Vào các dịp lễ, tết và cuối tuần số lượng khách tăng cao (biểu đồ 4.4) công suất đạt khá cao trên 80%; trong đó các khách sạn, resort hạng 3 sao, 4 sao khu vực Hàm Tiến Mũi Né có công suất phòng đạt tối đa, hầu hết đều kín phòng
Biểu đồ 4.4 : Thói quen đi du lịch của du khách
Trang 38Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế là 3,45 ngày/ khách, khách
du lịch nội địa là 1,52 ngày/ khách, so với 2009 thì thời gian lưu trú của khách quốc tế tăng 0,05 ngày
Hầu hết du khách được khảo sát đều có xu hướng đi du lịch khi rãnh, khả năng thực hiện số chuyến đi của du khách trong năm không thể xác định được (biểu đồ 4 5)
Biểu đồ 4.5: Mức độ thường xuyên du lịch của du khách
Trang 39Doanh thu tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng chi tiêu của một số lượng khách du lịch: năm 2010 có 2500000 lượt khách đến nhưng doanh thu chỉ đạt 2538985 triệu đồng, tính ra thì bình quân mỗi khách chỉ chi 1,015594 triệu đồng Điều này là do thời gian lưu trú ngắn, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, các loại hình vui chơi, dịch vụ còn ít phong phú, khách đến Phan Thiết chủ yếu là nghỉ ngơi (biểu đồ 4.6 )
và biển được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhiều nhất ( biểu đồ 4.7 )
Biểu đồ 4.6: Mục đích khách đến du lịch Phan Thiết
Biểu đồ 4.7: Điểm hấp dẫn của Phan Thiết
Khách đến Phan Thiết chủ yếu là khách đến nghỉ ngơi cuối tuần, theo kết quả điều tra thực tế, có đến 64/ 110 người lựa chọn biển là điểm đến đầu tiên khi họ đặt chân đến Phan Thiết Điều này cho thấy, có tài nguyên du lịch về biển đã là một điểm lợi thế đặc
Thắng cảnh Biển DTLS - VH Khác
Trang 40biệt cho sự phát triển du lịch Phan Thiết, và bên cạnh đó cần phải tìm các giải pháp để tăng mức độ hấp dẫn của các tài nguyên du lịch khác như di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống…
Biểu đồ 4.8: Đánh giá của du khách về giá của các dịch vụ
Hầu hết du khách đến với Phan Thiết đều có mức độ hài lòng thấp về giá cả (biểu
đồ 4.8) khi sử dụng các dịch vụ tại Phan Thiết: 39% không hài lòng, 33% hài lòng, 21%
ít hài lòng, và chỉ có 7% rất hài lòng Có kết quả như vậy có thể do các nguyên nhân sau: giá cả dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi đều cao hơn nhiều so với các địa phương khác; chất lượng dịch vụ một số nơi không tương xứng với giá cả mà du khách chi trả; tình trạng chặt chém du khách còn diễn ra … do đó các chính sách, giải pháp về giá cần được Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa
Ít hài lòng Không hài lòng