Hiện trạng kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch Nha Trang (Trang 31 - 35)

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ NHA TRANG

2.2.1.Hiện trạng kinh tế

Cùng với đà phát triển kinh tế của cả nước, thánh phố Nha Trang trong những năm gần đây cũng liên tục phát triển. Trong giai đoạn 2003 – 2006, GDP hàng năm tăng trung bình khoảng 13.80%, trong đĩ, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng 13.20 %, thương mại – dịch vụ tăng 33.19 % (theo Tổng cục thống Kê).

Vào tháng 5/ 2009, Nha Trang được cơng nhận là đơ thị loại I. Đĩ là bước phát triển vượt bậc sau 20 năm, kể từ ngày Nha Trang được cơng nhận là đơ thị loại III, năm 1989.

Năm 2008, GDP bình quân đầu người là 1,800 usd, mức tăng trưởng kinh tế

bình quân đạt 13%, cơ cấu kinh tế chuyển biến tốt và cơ cấu ngành du lịch – dịch vụ

chiếm 62%. Tổng thu ngân sách đạt 1,400 tỷ đồng (năm 1989 chỉ được 4.56 tỷ đồng).

Phát huy thế mạnh của mình, Nha Trang ngày càng thu hút đơng đảo khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Năm 2008, Nha Trang đĩn 1.6 triệu lượt khách, trong đĩ cĩ 300,000 khách quốc tế, tăng 17.4% so với cùng kỳ năm 2007.

Cũng trong năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hĩa và dịch vụ phục vụ du lịch

đạt 1,282 tỷđồng, tăng 31.4% so với cùng kỳ năm 2007.

Tổng mức bán lẻ xã hội là 6,726 tỷđồng (năm 1989, con số này chỉ là 113.2 tỷđồng), chiếm 80% tổng giá trị thương mại, dịch vụ tồn tỉnh.

Cùng với kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng cĩ nhiều khởi sắc. Tổng số học sinh – sinh viên trên địa bàn thành phốđến năm 2008 đạt 40,000 người. Quy mơ đất đơ thị

bình quân đầu người là 87.6m2/ người.

Với những lợi thế của mình, “Nha Trang sẽ tiếp tục chuyển mình đi lên để xây dựng thành phố thành một đơ thị lớn xanh – sạch – đẹp, là trung tâm kinh tế - văn hĩa – du lịch trong khu vực Nam Trung Bộ. Con thuyền Nha Trang sẽ “vươn buồm căng giĩ lộng khơi xa” vươn lên mang tầm vĩc khu vực và quốc tế”.

- Trích lời chúc của Phĩ Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong lễ cơng bố quyết

định cơng nhận Nha Trang là đơ thị loại I. (Theo Báo Khánh Hịa ngày 1/7/2009). 2.2.1.1. Nơng – lâm – ngư nghiệp

Nơng nghip

Giá trị sản xuất nơng nghiệp trong những năm gần đây vẫn luơn ổn định và tăng đều, tỷ trọng đĩng gĩp trong cơ cấu ngành khơng cĩ nhiều thay đổi.

Cơ cấu ngành Nơng nghiệp Tp. Nha Trang năm 2005 74% 20% 6% Trồng trọt Chăn nuơi Dịch vụ NN

Biu đồ 2.2: Cơ cu ngành nơng nghip Nha Trang năm 2005

(Theo Cục thống kê tỉnh Khánh Hịa, 2006)

Với cơ cấu như trên, chúng ta cĩ thể nhận thấy nơng nghiệp ngày nay khơng

đơn thuần chỉ gồm trồng trọt và chăn nuơi mà cịn bao gồm cả các dịch vụ nơng nghiệp. Trong đĩ, trồng trọt vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng với khoảng 74% giá trị sản xuất nơng nghiệp trong năm.

Tham khảo số liệu của cục Thống kê thành phố Nha Trang, chúng ta dễ dàng nhận ra một thực tế là diện tích đất trồng cây lương thực (lúa, ngơ,…) đang bị thu hẹp (lúa mất khoảng 34%, ngơ mất khoảng 40% diện tích) nên năng suất cũng theo

đĩ giảm đi một cách đáng kể. Lúa và ngơ hiện nay được trồng nhiều ở các xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thái và một số phường nội thành như Phước Hải, nhưng số lượng rất ít ỏi. Sự suy giảm diện tích canh tác cây lương thực do nhiều nguyên nhân như: đất nhiễm mặn, thiếu nước và cả sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang

đất thổ cư khi xu hướng đơ thị hĩa đang ngày càng nhanh và mạnh mẽở thành phố

du lịch xinh đẹp này. Do đĩ, tuy đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ

cùng với việc đưa vào sử dụng các giống mới năng suất cao, cĩ khả năng kháng bệnh cao, chịu hạn,… nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng sự suy giảm diện tích canh tác vẫn để lại hậu quả là sản lượng lương thực bình quân đầu người cũng giảm

đi nhiều, năm 2003 là 33.80 kg/người/năm; năm 2005 chỉ cịn 26.54 kg/người/năm. Diện tích và sản lượng các loại cây rau đậu, trái cây vẫn tăng nhẹđều đặn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân thành phố và các vùng lân cận.

Riêng các loại cây cơng nghiệp thì cả diện tích và sản lượng cũng gần nhưổn

định, khơng thay đổi nhiều.

Chăn nuơi tuy khơng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp của thành phố Nha trang, nhưng theo số liệu thống kê, số lượng đàn trâu bị, heo cũng cĩ xu hướng tăng nhẹ, dần đều từ năm 2002 đến 2005. Trâu bị được nuơi nhiều ở các xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc,… trâu được nuơi để lấy sức kéo ở một sốđịa phương, cịn bị lại chủ yếu được nuơi để lấy thịt cung ứng cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân. Số lợn được nuơi cũng tăng đều và khá nhanh cũng khơng ngồi mục đích cung ứng nguồn thực phẩm cho tiêu dùng. Lợn được nuơi chủ yếu ở các xã Vĩnh Ngọc, Phước Đồng, Phước Long, Vĩnh Nguyên,…

Lâm nghip: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơng tác trồng rừng và bảo vệ rừng ở Nha Trang được quản lý khá chặt chẽ

và sát sao đểđem lại một kết quả rất đáng kể, đĩ là diện tích rừng năm 2005 đã tăng

đến 26.86% so với năm 2000, đồng thời giá trị kinh tế mà rừng đem lại cũng tăng cao đến 54.50% so với năm 2001.

Thành quả đĩ là kết quả của sự nỗ lực kiểm tra phịng chống cháy rừng và thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ thị

12/2003/ CT – TTg của Thủ tướng chính phủ và việc nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ sử dụng than gỗ rừng theo chỉ thị 19/2003 CT – UB của UBND tỉnh Khánh Hịa; tổ chức thơng báo tình hình nguy cơ cháy rừng và xây dựng các bảng dự báo cấp cháy rừng tại các địa phương để nhân dân biết và thực hiện; tổ chức ký bản cam kết thực hiện phịng chống cháy rừng đến từng hộ gia đình

ở những xã cĩ rừng; tăng cường kiểm tra, kiểm sốt các khu vực rừng trọng điểm và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, chế biến lâm sản nên đã gĩp phần hạn chế nạn phá rừng trên địa bàn thành phố.

Ngư nghip:

Với lợi thếđường bờ biển dài, lại là một vịnh kín với nguồn tài nguyên biển

đa dạng, phong phú, Nha Trang cĩ tiềm năng dồi dào về nuơi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Năm 2005, số lượng các phương tiện đánh bắt cĩ động cơ ở Nha Trang là 2,105 chiếc, phương tiện thủ cơng là khoảng 964 chiếc, chiếm đến gần 40% tổng số

phương tiện đánh bắt của tồn tỉnh. Kết hợp các yếu tố tài nguyên và các phương tiện đánh bắt đã đem đến cho Nha Trang nguồn hải sản nhiều và khơng ngừng gia tăng trong suốt những năm qua. Chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005, sản lượng cá biển đánh bắt được đã tăng 62.61%.

Sn lượng cá bin Nha Trang năm 2000 - 2005

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch Nha Trang (Trang 31 - 35)