1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững du lịch ở Hà Tây.

27 607 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững du lịch ở Hà Tây.

Trang 1

Bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vữngdu lịch ở Hà Tây.

LỜI GIỚI THIỆU

gày nay không một Quốc gia nào trong quá trình hoạch địnhchính sách và quản lý phát triển kinh tế lại không có nội dungphát triển bền vững Trên lý thuyết, phát triển bền vững là nhằmđáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đápứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau Nó liên quan đến phát triển và sửdụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung phải được đảm bảo mộtcách thống nhất và đồng thời trên ba mặt: Kinh tế, Xã hội và Môi trường.Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra những tác động của môi trường đến du lịch vàngược lại.

Trên lĩnh vực du lịch, ở Việt Nam ta quá trình phát triển phải được địnhhướng và quản lý theo phương châm kết hợp hài hoà nhu cầu của trước mắtvà lâu dài ở cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch nhằm đạt tới mộtmục đích bảo tồn và tái tạo được tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huyđược bản sắc văn hoá dân tộc.

Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường trong thờiđại hiện nay có liên quan trực tiếp đến du lịch Việc phát triển du lịch khôngthể không chú ý đến môi trường và do vậy trong đề tài này của tôi tôi sẽ chútrọng đưa ra những giải pháp góp phần vào việc bảo vệ môi trường trong dulịch, cụ thể là ở Hà Tây.

Trang 2

Hà Tây với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa hệ, nhiều ditích lịch sử mà chỉ Hà Tây mới có Điều đó có thể nói Hà Tây là một điểmdu lịch thăm quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn đối với du khách trong và ngoàinước Trong những năm vừa qua, du lịch Hà Tây đã đạt được những kết quảcao trong du lịch cả nước như: Cơ sở hạ tầng được nâng cao, các điểm dulịch, sản phẩm du lịch mới ra đời đáp ứng yêu cầu của khách Tuy nhiên bêncạnh đó, một vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các nghành, các cấp của địaphương quan tâm và tìm ra biện pháp để giải quyết Đó là: môi trường và sựphát triển bền vững của du lịch Hiện nay, vấn đề môi trường của Hà Tâyđang rất nhức nhối cần phải có biện pháp để giải quyết ngay như: Không cóhệ thống gom thu nước thải cho khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thôkệch Do đó phát triển bền vững là giải pháp duy nhất khắc phục được tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, hạn chế việc sử dụng cạn kiệt tài nguyên, làmsuy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng hoá sinh học cho Hà Tây.

Nhận thức rõ được những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội Trongnhững năm gần đây Hà Tây đang cố gắng tự khẳng định mình, đang cố gắnggìn giữ môi trường tự nhiên – là điều kiện cốt lõi của du lịch Hà Tây.

Do các yếu tố nêu trên, bắt buộc chúng ta phải có một cách nhìn nhận đúngđắn hơn về việc phát triển các hoạt động du lịch Phát triển du lịch nhằm đạthiệu quả cao nhưng phải bền vững Đồng thời qua đây chúng ta có thể giảiquyết được những vấn đề đang bức súc hiện nay ở Hà Tây Vì vậy tôi đãchọn đề tài “ Bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững ở Hà Tây” đểlàm đề tài nghiên cứu môn Kinh tế du lịch.

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:

1) Môi trường và sự phát triển du lịch bền vững của Hà Tây hiện nayđang phát triển như thế nào ?

Trang 3

2) Hà Tây cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển du lịch bềnvững?

Tóm lại khi nghiên cứu đề tài trên Tầm quan trọng nhất, mục đích lớn nhấtcủa tôi trong đề tài này là: đưa ra được giải pháp đúng nhất, hiệu quả nhất.Góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường với phát triển du lịch bềnvững ở Hà Tây nói riêng và môi trường chung của toàn xã hội.

Tuy nhiên khi nghiên cứu đề tài này, do kiến thức còn hạn chế để có được sựthành công trong bài viết em xin chân thành cảm ơn cô: Trần Thị Hạnh đãgiúp đỡ em trong quá trình viết Xin được cảm ơn cô rất là nhiều.

Trang 4

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.

1 Khái quát về môi trường và phát triển du lịch bền vững:1.1.Các khái niệm về môi trường:

Chúng ta biết rằng: Môi trường của một sự vật hoặc của một sự kiện là tổngthể các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự vật và sự kiện đó Khi nói đếnmôi trường thì phải nói đến môi trường của sự vật và sự kiện gì vì những đốitượng này chỉ tồn tại ở môi trường xác định vì các yếu tố bên ngoài.

Chúng ta có những khái niệm về môi trường như sau:

- Định nghĩa về Môi trường của Kalesnick (): Môi trường là một bộ phậncủa Trái đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hộiloài người có quan hệ trực tiếp với nó.

- Định nghĩa về Môi trường của UNESCO (): Môi trường là bao gồm toànbộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xungquanh mình Trong đó con người sinh sống bằng lao động của mình đểkhai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm mục đích thoảmãn nhu cầu của con người.

- Định nghĩa về Môi trường của Việt Nam (1993):

+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo cóquan hệ mật thiết với nhau do đó nó có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sựtồn tại phát triển của con người và tự nhiên.

+ Môi trường sống là tất cả các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật cóảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Trang 5

1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững:

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về sự phát triển bền vững và phát triển dulịch bền vững, trong đó tôi chỉ trích dẫn ra một số những khái niệm tiêu biểusau:

- Khái niệm về phát triển bền vững của : Là sự phát triển của cá nhân nàykhông ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân khác, cộng đồng này khôngảnh hưởng đến cộng đồng khác, quốc gia này không ảnh hưởng đến quốc giakhác Và sự phát triển của thế giới hôm nay không làm ảnh hưởng đến lợiích của thế hệ mai sau.

- Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO)đưa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại RiodeJaneriro năm 1992: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịchnhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến ngườidân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tàinguyên cho phát triển du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kếhoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế,xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn vềvăn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗtrợ cho cuộc sống con người.

- Khái niệm phát triển du lịch bền vững: Phát triển du lịch bền vững làloại hình phát triển mà sự phát triển của hiện tại không làm tổn hại đến sựphát triển ở trong tương lai Đó là bao gồm: Nguồn lực doanh nghiệp và tàinguyên, môi trường.

Trong thời đại hiện nay, phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủnhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút của khách đếncác vùng du lịch Điều cốt lõi trong phát triển du lịch bền vững là bảo đảm

Trang 6

sự cân bằng giữa cung và cầu; giữa số lương và chất lượng; giữa phát triểndu lịch quốc tế và du lịch nội địa; giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyêndu lịch; cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, trong đó nguồnnhân lực du lịch đóng vai trò then chốt.

Đối với ngành du lịch của chúng ta, thì phát triển bền vững có nghĩa là việcquản lý toàn bộ các thành phần cấu thành ngành du lịch đảm bảo phát triểncân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mangtính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bảnsắc văn hoá của điểm du lịch Quá trình phát triển du lịch bền vững phải kếthợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất vàtiêu dùng du lịch, nhằm mục đích tái tạo, bảo tồn và phát triển tự nhiên, giữgìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc Theo đó, để đảm bảo sự bềnvững của phát triển du lịch thì yếu tố tài nguyên được xem như là nhân tốquan trọng hàng đầu Tài nguyên du lịch được xem là quản lý bền vững nếutrong quá trình khai thác, phục vụ du lịch đảm bảo được hai tiêu chí sau:

+Hoạt động quản lý tài nguyên bền vững cần được thực hiện để xâydựng những sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh tổn thất, lãng phí, đemlại lợi ích nhiều mặt cho xã hội cả về vật chất và tinh thần.

+Quản lý tài nguyên bền vững đảm bảo tài nguyên không chỉ đượcbảo vệ mà còn không ngừng được tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụnglâu dài.

Trang 7

2.Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch bền vững:2.1 Sự tác động của môi trường đối với du lịch:

Chúng ta biết rằng: Môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tốtự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn của từng lãnh thổ cụ thể mà trong đócác hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.

Du lịch luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường, đến sự khai tháctài nguyên Hay nói cách khác là có tài nguyên thì mới có sự tồn tại của dulịch Khi tài nguyên và môi trường được bảo vệ thì đồng nghĩa với nó là dulịch của chúng ta được bảo vệ Điều đó được nêu lên một cách rõ ràng trongbài báo: “Du lịch với nhiệm vụ bảo vệ môi trường” của TS.Phạm Văn Du,đó là: ông đã nêu ra được điều cốt lõi và vai trò của môi trường trong pháttriển du lịch Muốn phát triển du lịch thì phải phát triển và bảo vệ môitrường Ông nói rằng: “ Một quốc gia nào đó muốn có được một nền du lịchphát triển thì chắc chắn quốc gia đó đã và đang coi trọng vấn đề môitrường”.

Qua đó chúng ta thấy rằng, mọi vấn đề của môi trường đều tác động rất lớnđối với sự phát triển đặc biệt đối vời môi trường Một ngành chủ yếu là“kinh doanh” các tài nguyên du lịch Nhưng con người cũng như mọi sinhvật khác không thể đình chỉ sự tiến hoá và phát triển được, chỉ có điều phảiphát triển như thế nào đó để không làm hại đến môi trường Vì khi làm hạiđến môi trường tức là làm hại đến chính mình mà thôi.

2.2 Sự tác động của du lịch đối với môi trường:

Như chúng ta đã biết năm 2000 là mốc lịch sử đánh dấu một năm phát triểncủa ngành du lịch Việt Nam Chúng ta đã đón được người khách quốc tế thứ2 triệu và hơn 11 triệu khách nội địa, mang lại nguồn thu cho xã hội đạt trên11 tỷ USD Do vậy, hoạt động du lịch nhìn từ bất cứ góc độ nào đều gắn với

Trang 8

tự nhiên và chính các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, động thực vật,tài nguyên nước

2.2.1 Những tác động tích cực:

Ngành du lịch phát triển trong những năm gần đây đã góp phần tạo công ănviệc làm cho hang triệu lao động Nếu như năm 1990, toàn ngành du lịchmới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay du lịch Việt Nam đã có gần150.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc.

Du lịch là một hoạt động mà qua đó du khách cũng như người lao độngtrong lĩnh vực du lịch và cư dân địa phương có điều kiện tăng thêm hiểubiết, mở mang kiến thức văn hoá chung, có thêm kinh nghiệm và vốn sống.Theo tính toán của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), tốc độ tăng thu nhậpcủa du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế khác Du lịch pháttriển làm sống lại nhiều làng nghề truyền thống (nhất là các nghề thủ côngtruyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu lưu niệm, tiêu dùng củakhách như: dệt thổ cẩm, tranh dân gian, mây tre đan, mỹ nghệ ) góp phầnthúc đẩy toàn bộ xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch Ngoài ra,khi du lịch phát triển thì việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc, kíchthích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, nâng cao lòng yêu nước,yêu thiên nhiên

Đặc biệt hơn nữa, khi du lịch phát triển thì đối tượng đầu tiên “bị” tác độngmột cách trực tiếp và gián tiếp là Môi trường Những tác động tích cực củanó vào môi trường như sau:

 Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn cácdiện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn và vườn quốcgia.

 Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môitrường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm

Trang 9

tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thông qua cácchương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng, và tu dưỡng cáccông trình kiến trúc.

 Việc phát triển các cơ sở Du lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao gía trị cáccảnh quan.

 Các cơ sở hạ tầng của địa phương như: Sân bay, đường xá, hệ thốngcấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc được cải thiện thôngqua hoạt động du lịch.

 Sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương cũng được tănglên thông qua việc trao đổi và học tập với du khách

 Đó là toàn bộ những mặt tích cực của phát triển du lịch vào môitrường Dựa vào đó để chúng ta tiếp tục phát huy và nâng cao chấtlượng của du lịch mà không làm tổn hại đến nguồn cung cấp chínhcho chúng ta đó là du lịch.

2.2.2 Những tác động tiêu cực:

Bên cạnh những mặt tích cực của phát triển du lịch đối với môi trường.Bên cạnh những mặt tích cực trên, du lịch phát triển cũng nảy sinh nhiềuvấn đề bất cập, gây khó khăn trong quản lý và bảo vệ môi trường Nó baogồm các vấn đề sau:

 Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu haonguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Tuy được gọi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có

thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải, động cơ xe máyvà tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính,gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựngbằng đá vôi và bê tông.

Trang 10

 Việc tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả vàlãng phí

 Việc thiếu nước sinh hoạt cùng với hoạt động kém ý thức của một sốđông du khách đã làm cho cảnh quan môi trường và hệ sinh thái tạikhu vực lễ hội, điển hình là ở Chùa Hương, suy giảm, một số loàiđộng thực vật hiếm đang dần bị huỷ diệt.

 Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiềnhà cho cư dân địa phương và các du khách khác, kể cả các động vậthoang dã.

 Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn, nhà hàng cókiến trúc xấu xí, thô kệch, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, bảodưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triểndu lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gâysuy thoái môi trường tệ hại nhất.

 Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ làm loạnnhiều sinh thái như: Tác động lên đất làm sói mòn, sạt lở, biến độngnơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã do tiếng ồn, săn bắn, Do các kết quả đã nêu ở trên, bắt buộc chúng ta phải có một cách nhìnnhận đúng đắn hơn về việc phát triển các hoạt động du lịch Phát triển dulịch nhằm đạt hiệu quả cao là phải phát triển toàn diện, đa dạng, nhưngphải bền vững Điều đó có nghĩa là chúng ta phải quản lý tất cả các dạngtài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinhtế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quátrình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA MÔI TRƯƠNG ĐỐI VỚI DU LỊCH HÀ TÂY.

Trang 11

1.Vài nét về lợi thế du lịch của Hà Tây:

Hà Tây với dân số 2,3 triệu người, diện tích là 2.147km2, là một tỉnh nằm ởvùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vốn là vùng đất cổ của nước Văn Langxưa, liền kề với Thủ đô Hà Nội và là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi TâyBắc và Trung du Bắc Bộ qua một mạng lưới giao thông thuận tiện: Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hà Tây có một hệ thống ao, hồ, sông, suối hết sức đa dạng và phong phú Lànơi có truyền thống lịch sử lâu đời Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hoánổi tiếng như: Chùa Hương với “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, chùa Thầy vớitên tuổi thiên sư Từ Đạo Hạnh, chùa Bối Khê, chùa Tây Phương Phần lớnnhững di tích văn hoá nổi tiếng này là những công trình nghệ thuật đặc sắc,với kiến trúc cổ mang đậm nét của nền văn hoá dân tộc, lại được xây dựng ởnhững nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng với những lễ hội truyềnthống, cổ truyền nổi tiếng mang đậm nét đặc sắc của văn hoá làng, đã tạonên nguồn hấp dẫn kỳ thú đối với du khách thăm quan trong và ngoài nước.Bên cạnh đó Hà Tây còn được coi là quê hương của những làng nghề thủcông truyền thống tầm cỡ quốc gia, là “Đất trăm nghề” như: Lụa vạn phúc,nón chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, tạc tượng Sơn Đông Đây lànhững điều kiện thuận lợi để ngành du lịch Hà Tây phát triển loại hình dulịch làng nghề mang đậm bản sắc quê hương.

Với nguồn tài nguyên du lịch và đa dạng như vậy, có thể nói Hà Tây là mộtđiểm du lịch thăm quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn đối với du khách.

Đặc biệt ngoài những hệ sinh thái rất điển hình kể trên, Hà Tâu còn có nhiềuđiểm vui chơi giải trí nổi tiếng Chỉ cách Thủ đô Hà Nội trong vòng bán kính50 – 70 km chúng ta bắt gặp một Ao Vua với 9 thác nước hùng vĩ, mộtKhoang Xanh với suối nước tiên mát lành, một Ba Vì đồi núi nhấp nhô bên

Trang 12

cạnh con suối Hai hiền hoà, thơ mộng là những địa danh thư giãn tuyệt vờicho du khách vào những ngày nghỉ cuối tuần Tóm lại vị trí địa lý, điều kiệntự nhiên đặc biệt, lịch sử văn hoá lâu đời, con người tất cả đã làm nên mộtHà Tây nổi bật là tỉnh có một tiềm năng lớn về nhiều loại hình du lịch như:Du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch xã hội, du lịch thắng cảnh, du lịchlàng nghề, du lịch làng Việt Cổ, du lịch nghỉ ngơi, du lịch cuối tuần và dulịch thể thao, vui chơi giải trí Tất cả các loại hình du lịch nói trên đều làmnên một Hà Tây hoàn toàn thú vị và khác lạ cho khách du lịch trong và ngoàinước.

2.Thực trạng kinh doanh của du lịch Hà Tây:

2.1 Thực trạng kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ du lịch Hà Tây.Những mặt được và chưa đạt được:

2.1.1 Những mặt đạt được:

Qua hơn 8 năm liên tục phấn đấu, đến nay, ngoài Quy hoạch tổng thể pháttriển Du lịch Hà Tây giai đoạn 1996 – 2010, toàn ngành đã xây dựng được32 quy hoạch và dự án đầu tư phát triển du lịch; trong đó có 9/12 quy hoạchđã phê duyệt, 12/20 dự án khả thi tại các điểm du lịch đã được phê duyệt.Nhiều dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Khu du lịch Ao Vua,Khoang Xanh, Thác Đa, sân golf

Về mạng lưới kinh doanh, toàn ngành hiện có 54 doanh nghiệp, đơn vị hoạtđộng kinh doanh du lịch, tăng 18 lần so với thời kỳ đầu (1994), với 32 kháchsạn và nhà nghỉ ( trong đó có khách sạn Sông Nhuệ đạt tiêu chuẩn 2 sao)gồm 520 buồng phòng

Những điều này đã càng ngày thu hút được nhiều khách tới du lịch nhiềuhơn Và đã thu được rất nhiều tiền cho Nhà nước.

2.1.2 Những mặt chưa đạt được:

Trang 13

Do điều kiện kinh tế chưa cao, nên hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệtlà cơ sở hạ tầng: giao thông, thông tin liên lạc, điện còn nhiều hạn chế làmnản lòng không ít nhà đầu tư Chất lượng các sản phẩm du lịch còn chưacao, chất lượng phục vụ tại các cơ sở kinh doanh còn thấp Ngoài ra do môitrường phục vụ sinh thái còn chưa đồng đều nên việc quản lý tôn tạo các khudi tích văn hoá lịch sử còn yếu Vì vậy việc khai thác để phục vụ kinh doanhdu lịch còn hạn chế Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa quan tâm chỉđạo đúng mức tới du lịch Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý các doanhnghiệp và lực lượng còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ Ngânsách hàng năm nhà nước dành cho du lịch còn quá ít.

2.2.Thực trạng về Khách du lịch ở Hà Tây:

Hà Tây với lợi thế về tài nguyên và thiên nhiên như vậy Trong thực tế mấynăm gần đây, lượng du khách đến thăm quan và du lịch tại Hà Tây đã tănglên đáng kể Theo con số thống kê của ngành, số lượng khách du lịch, thămquan là như sau:

NămSố Khách

(Lượt người)

KháchNội Địa

(Lượt người)

KháchQuốc Tế

(Lượt người)

DoanhThu(Tỷ đồng)

(6 tháng đầu năm)

>1.000.000 986.000 51.900 >116.2

Ngày đăng: 13/11/2012, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w