1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam

87 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 509 KB

Nội dung

Scott định nghĩa hoạt động sáp nhập doanh nghiệp là sự kết hợp giữahai hay nhiều công ty mà toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên bán bên bịsáp nhập được chuyển sang cho bên mua

Trang 1

CHƯƠNG I Tổng quan về hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) của doanh nghiệp

I Hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

1 Khái niệm hoạt động sáp nhập doanh nghiệp

1.1 Định nghĩa hoạt động sáp nhập doanh nghiệp

1.1.1 Theo quan niệm của thế giới

- David L Scott định nghĩa hoạt động sáp nhập doanh nghiệp là sự kết hợp giữahai hay nhiều công ty mà toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của (các) bên bán (bên bịsáp nhập) được chuyển sang cho bên mua (bên nhận sáp nhập) Mặc dù bên nhận sápnhập sẽ có cơ cấu hoàn toàn khác sau vụ sáp nhập, nhưng nó vẫn duy trì sự tồn tại củamình.1

- Từ điển Các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia thì có định nghĩa sau:

“Sáp nhập xảy ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng ý tiến tớithành lập doanh nghiệp mới hơn là duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thànhphần Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ được xóa bỏ và doanh nghiệp mới sẽphát hành chứng khoán thay thế.”

Hai cách định nghĩa trên tuy có sự khác nhau ở chỗ còn hay chấm dứt sự tồn tạicủa bên nhận sáp nhập, nhưng đối với quan niệm của thế giới, ở cả hai trường hợp họvẫn chỉ dùng từ “Merger” Định nghĩa thứ ba sau đây cho thấy một cách hiểu tổng quáthơn:

“Hoạt động sáp nhập xảy ra khi hai hay nhiều công ty kết hợp lại thành mộtpháp nhân”.2

1 Andrew J Sherman and Milledge A Hart (2006), Merger and Acquisitions From A to Z

-Second Edition, AMACOM, trang 11.

2 Barb Bloemhof, Economics 2N03 - Concentration & Mergers.

Trang 2

1.1.2 Theo quan niệm của Việt Nam

- Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005 quy định về hoạt động “sáp nhập pháp nhân”tại Điều 95: “Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sápnhập) vào một pháp nhân khác cùng loại (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập) theo quyđịnh của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền” Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt hoạtđộng và chuyển các quyền, nghĩa vụ dân sự cho pháp nhân sáp nhập

- Điều 153 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định: “Một hoặc một sốcông ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công tykhác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tạicủa công ty bị sáp nhập”

- Luật Cạnh tranh 2004 cũng đưa ra khái niệm Sáp nhập tại Điều 17 như sau:

“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”

Khái niệm “pháp nhân cùng loại” hay “công ty cùng loại” được hiểu theo nghĩa

là các công ty cùng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanhnghiệp Như vậy, điều kiện tiên quyết để xảy ra một cuộc sáp nhập là các doanh nghiệpphải cùng loại hình (cùng là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh)

1.2 Đặc điểm

Theo quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam thì hoạt động sáp nhập là mộthình thức tích tụ nguồn lực của doanh nghiệp trên thị trường nhằm hình thành một chủ

Trang 3

thể kinh doanh lớn hơn Đó cũng là cách nhìn nhận chung của thế giới; nó là một chiếnlược cạnh tranh của doanh nghiệp để có sức mạnh thị trường Vì vậy, hoạt động sápnhập mang một số đặc điểm như sau:

- Về chủ thể: Phải có ít nhất hai doanh nghiệp tự nguyện hoặc thỏa thuận thamgia sáp nhập Các doanh nghiệp này độc lập với nhau về mặt tài chính và hợp lại vớinhau để có được quy mô lớn hơn và sức cạnh tranh cao hơn Sau khi sáp nhập, thươnghiệu của doanh nghiệp cũ vẫn duy trì và phát triển Khi những điều kiện khách quancủa thị trường đòi hỏi, các doanh nghiệp có thể tự nguyện thỏa thuận sáp nhập nhưngcũng có lúc xuất hiện sáp nhập mang tính thù địch (hostile takeover) Ở Việt Nam, hầuhết các trường hợp sáp nhập xảy ra do quyết định mang tính hành chính của cơ quanquản lý nhà nước

- Về mục đích: Việc sáp nhập là để có thể tận dụng được lợi ích kinh tế theoquy mô khi các doanh nghiệp kết hợp với nhau thành một pháp nhân duy nhất (thôngqua việc trao đổi các loại tài sản, trong đó cổ phiếu là loại tài sản thường được cácdoanh nghiệp sử dụng), nhờ sản xuất trên quy mô lớn mà cắt giảm được chi phí sảnxuất trung bình Hay mục đích đó có thể là tận dụng lợi ích kinh tế của kênh phân phối

để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới Đối với thông lệ quốc tế thì trong các giao dịch nàysau khi bên bán bị sáp nhập, nó có thể trở thành một chi nhánh (subsidiary) hoặc một

bộ phận của bên nhận sáp nhập chứ không nhất thiết phải xóa bỏ sự tồn tại của cả haidoanh nghiệp để thành lập một doanh nghiệp mới Tựu chung lại, mục đích cơ bản củahoạt động sáp nhập là nhằm sở hữu toàn bộ một hoặc một số doanh nghiệp khác, giảmbớt số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường và gây hạn chế cạnh tranh.3

1.3 Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp

Quy định của pháp luật Việt Nam tại Bộ Luật dân sự 2005, Luật Doanh nghiệp

2005, Luật Cạnh tranh 2004 hay Luật Đầu tư 2005 đều không phân loại cụ thể các hình

3 Andrew J Sherman and Milledge A Hart (2006), Merger and Acquisitions From A to Z

-Second Edition, AMACOM trang 11.

Trang 4

thức sáp nhập doanh nghiệp mà chỉ đưa ra khái niệm, nhưng trên thế giới có ba kiểusáp nhập như sau:

1.3.1 Sáp nhập hàng ngang (Horizontal Merger)

Đây là loại sáp nhập xảy ra giữa hai công ty hoạt động trong cùng một ngành.Sáp nhập hàng ngang hay được tìm thấy trong lĩnh vực ngân hàng, ví dụ như các vụsáp nhập giữa Chemical Bank và Chase, Nations Bank với BankAmerica, Daimler-Benz’s với Chrysler…4 Nhiều tài liệu còn phân loại hoạt động sáp nhập thành “Sápnhập mở rộng thị trường” và “Sáp nhập mở rộng sản phẩm” Sáp nhập mở rộng thịtrường xảy ra giữa hai doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản phẩm nhưng ởnhững thị trường địa lý khác nhau; sáp nhập mở rộng sản phẩm là loại sáp nhập mà cácdoanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm khác nhau nhưng trong cùng một thị trường

Từ việc phân tích loại hình sáp nhập hàng ngang, có thể thấy sáp nhập mở rộng thịtrường cũng chính là sáp nhập hàng ngang Còn sáp nhập mở rộng sản phẩm là biểuhiện cụ thể của hoạt động sáp nhập tổ hợp tập đoàn kinh tế sẽ được đề cập ở mục sau

Sáp nhập hàng ngang mang lại một số lợi ích như sau:

- Tạo ra vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền: một doanh nghiệp có được vị trí thốnglĩnh hay độc quyền chứng tỏ nó có sự vượt trội so với các doanh nghiệp khác Đặc biệttrong trường hợp độc quyền tự nhiên – kết quả của quá trình cạnh tranh, tác động tíchcực của vị trí đó là đào thải những chủ thể yếu kém trên thị trường Tuy nhiên, khi đạtđược vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền, doanh nghiệp có xu hướng lợi dụng vị trí đó đểlàm giảm cạnh tranh, đặt giá hàng hóa ở mức giá độc quyền nhằm kiếm lợi về mặt kinh

tế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và tạo ra một rào cản gia nhập ngành cao cho cácdoanh nghiệp nhỏ Đây lại là một tác động xấu đến nền kinh tế, đó chính là lý do cácquốc gia đều phải có các đạo luật quy định cấm những hành vi hạn chế cạnh tranh,cạnh tranh không lành mạnh để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng

Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tài

Trang 5

- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Lợi ích này có được nhờ sự cắt giảm chi phíhoạt động khi đóng cửa những chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, cắt giảm lao động

dư thừa, cắt giảm chi phí tiếp cận thị trường…

1.3.2 Sáp nhập hàng dọc (Vertical Merger)

Sáp nhập hàng dọc xảy ra giữa những doanh nghiệp hoạt động trong một chuỗicung ứng, ví dụ như giữa một công ty với nhà cung cấp hoặc nhà phân phối của mình.Mục đích của loại sáp nhập này là doanh nghiệp muốn tự cung cấp phương tiện chonhững loại dịch vụ của mình Trong lĩnh vực viễn thông đã xảy ra vụ sáp nhập hàngdọc giữa công ty AT&T và Tel-Communication Inc (TCI) trong đó AT&T mua TCI –một công ty truyền hình cáp – để cải thiện hệ thống cáp của TCI cung cấp dịch vụ điệnthoại trực tiếp đến khách hàng.5

Trong nhiều trường hợp như ví dụ trên, sau khi sáp nhập các doanh nghiệpthường có xu hướng hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công

ty nhận sáp nhập đóng vai trò là công ty mẹ và giữ lại những hoạt động kinh doanhsinh lời chính Bằng hình thức này, các doanh nghiệp vẫn đạt được mục tiêu liên kếtnguồn lực để nâng cao hiệu quả mà không làm thay đổi quyền chủ động trong điềuhành

1.3.3 Sáp nhập tổ hợp tập đoàn kinh tế (Conglomerate Merger)

Đây là dạng sáp nhập giữa những công ty không liên quan gì đến nhau Kiểu sápnhập này có thể đem lại những lợi ích như sự đa dạng hóa ngành nghề hay lưu chuyểnnguồn vốn nội bộ từ khu vực có tốc độ tăng trưởng cao sang khu vực có tốc độ tăngtrưởng thấp hơn Tuy nhiên rủi ro có thể gia tăng do có sự khác biệt sâu sắc giữa quytrình sản xuất, thị trường tiêu thụ, văn hóa doanh nghiệp, v.v Để khắc phục những rủi

5 http://www.itgate.com.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=84&id=27355: Những vụ sáp nhập

bất thành lớn nhất trong lĩnh vực CNTT-TT.

Trang 6

ro và cải thiện hoạt động, xu hướng gần đây của loại hình sáp nhập này là chia táchdoanh nghiệp thành nhiều công ty con độc lập với công ty mẹ

Nếu đem so sánh định nghĩa này với định nghĩa hoạt động sáp nhập doanhnghiệp thì có thể thấy sự phân biệt hai hoạt động này theo quan điểm của các nhà lậppháp chỉ là tương đối Đối với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp, khi công ty A vàcông ty B sáp nhập lại với nhau, sẽ không còn sự tồn tại của công ty A nữa, chỉ còn tồntại pháp nhân B mà không hình thành pháp nhân mới Còn khi A và B tiến hành hoạtđộng hợp nhất thì hai công ty này sẽ cùng chấm dứt sự tồn tại của mình mà kết hợpthành một pháp nhân mới là công ty C Công ty B sau khi mua lại công ty A sẽ tựquyết định sự tồn tại của công ty A và chính mình Như vậy, hợp nhất thực chất là mộttrường hợp đặc biệt của sáp nhập

2 Khái niệm hoạt động mua lại doanh nghiệp

2.1 Định nghĩa hoạt động mua lại doanh nghiệp

2.1.1 Theo quan niệm của thế giới

- “Mua lại (Acquisition) là một giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp,trong đó diễn ra hoạt động mua bán các loại tài sản bao gồm cơ sở vật chất, một bộ

Trang 7

phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp” (Theo David L Scott, Wall Street Words: An A to ZGuide to Investment Terms for Today’s Investor).6

- Một định nghĩa khác từ Từ điển Các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopiachỉ ra rằng: “Mua lại là hoạt động thông qua đó, các công ty tìm kiếm lợi thế kinh tếnhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường Khác với sáp nhập, các doanhnghiệp đi mua sẽ mua doanh nghiệp mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoánhoặc sự hợp nhất thành một công ty mới.”

Ví dụ: Tháng 9 năm 2008, Bank of America đã mua lại ngân hàng MerrillLynch với giá 50 tỷ đôla Mỹ, sở hữu toàn bộ tài sản của ngân hàng này và trở thànhngân hàng môi giới lớn nhất thế giới.7

2.1.2 Theo quan niệm của Việt Nam

Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 không đưa ra khái niệm mua lại doanhnghiệp mà chỉ có quy định doanh nghiệp tư nhân được phép bán doanh nghiệp củamình tại Điều 145: “Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phảichịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thựchiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuậnkhác” Bên cạnh đó, Điều 145 cũng quy định thêm người mua doanh nghiệp tư nhânphải tiến hành đăng ký kinh doanh Điều 17 khoản 3 của Luật Cạnh tranh 2004 đã bổsung và làm rõ khái niệm mua lại doanh nghiệp thông qua định nghĩa:

“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tàisản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề củadoanh nghiệp bị mua lại”

6 Andrew J Sherman and Milledge A Hart (2006), Merger and Acquisitions From A to Z

-Second Edition, AMACOM, trang 11.

7 http://dantri.com.vn/c76/s76-391109/bank-of-america-lai-lon-nho-merrill-lynch.htm: Bank of

America lãi lớn nhờ Merrill Lynch.

Trang 8

2.2 Đặc điểm hoạt động mua lại doanh nghiệp

- Về chủ thể: Nếu như trong hoạt động sáp nhập hay hợp nhất, có thể có hơn haicông ty cùng kết hợp lại thì đối với mua lại doanh nghiệp, chỉ có hai chủ thể là bên bán

và bên mua Nếu như công ty A cùng lúc mua lại hai công ty là B và C thì đó đều làmua lại doanh nghiệp nhưng là những giao dịch thương mại khác nhau

- Về mục đích: Mục tiêu của bên đi mua là nhằm đạt được lợi thế kinh tế theoquy mô, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị phần thông quaviệc thâu tóm một phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp nào đó Hình thức thanh toántrong các vụ mua lại có thể là tiền mặt, chứng khoán hoặc tài sản khác đem lại giá trịcho bên mua Bên mua chuyển tài sản có được từ bên bán vào phần vốn tăng thêm vàotài sản của mình và mong đợi giá trị tài sản đó sẽ gia tăng tính thanh khoản cho doanhnghiệp

2.3 Các hình thức mua lại doanh nghiệp

2.3.1 Mua lại cổ phần, vốn góp

Đối với trường hợp này, bên mua phải đáp ứng đủ các điều kiện về đầu tư, kinhdoanh đối với tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp mục tiêu Ở Việt Nam, những điềukiện đó được điều chỉnh chủ yếu bằng pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật đầu tư.Bên mua có thể mua lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác bằng tiền mặt Như vậy,bên bán sẽ chỉ còn lại tiền mặt và nợ (nếu có), và nó sẽ phải tự thanh lý mình hoặc đầu

tư vào một lĩnh vực khác

2.3.2 Mua lại tài sản với tư cách là một hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi mua lại một phần tài sản doanh nghiệp (bao gồm tài sản vật chất, hợp đồng,các mối quan hệ kinh doanh) để vận hành một lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì bên đimua chỉ phải đáp ứng những điều kiện đòi hỏi cho lĩnh vực của bộ phận bị mua lại đó

“Hàng hóa” trong hình thức này có thể là các tài sản hữu hình (các hợp đồng, nhà

Trang 9

xưởng, máy móc, đất đai…) hoặc tài sản vô hình (bản quyền, kênh phân phối, đội ngũnhân sự…)

2.3.3 Tiếp quản ngược (Reverse Takeover)

Trên thế giới có một hình thức mua lại doanh nghiệp khác được gọi là “Tiếpquản ngược”, tức là một doanh nghiệp mua lại một công ty đã niêm yết trên thị trườngchứng khoán để thay đổi mình và trở thành một công ty đại chúng được phát hành cổphiếu mà không phải trải qua quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng –IPO Công ty đã niêm yết phát hành một số lượng lớn cổ phiếu cho công ty mua, khi

đó công ty mua nắm cổ phần chi phối và trở thành chủ sở hữu mới Hình thức này tiếtkiệm được nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp vì quá trình IPO có thể kéo dài

cả năm và phức tạp về thủ tục Đồng thời, sau khi trở thành công ty đại chúng, doanhnghiệp sẽ có được nhiều kênh huy động vốn khác như phát hành thêm cổ phiếu ở lầnchào bán thứ cấp, hay chào bán riêng lẻ…

3 Phân biệt hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

3.1 Sự giống nhau

Điều dễ nhận thấy nhất từ những phân tích trên về điểm giống nhau của hai hoạtđộng này là ở mục đích đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô, nâng cao năng lực sảnxuất kinh doanh và mở rộng thị phần Do giao dịch giữa các doanh nghiệp diễn ra chủyếu trên thế giới là giao dịch trên thị trường chứng khoán, phương thức mua bán cũng

có những đặc điểm giống nhau, có thể gồm những phương thức sau đây:

- Tham gia mua cổ phần để thâu tóm một phần doanh nghiệp nhưng vẫn đủ đểquản trị, điều hành một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp

- Chào thầu: bên mua đề nghị các cổ đông hiện hữu của bên bán bán lại cổ phầncủa những cổ đông đó với giá cao hơn thị trường (premium price) Phương thức nàythường được sử dụng trong những vụ thôn tính lẫn nhau mang tính chất cạnh tranh thùđịch

Trang 10

- Lôi kéo cổ đông bất mãn: bên bán lợi dụng tình cảnh bên mua kinh doanh thua

lỗ và có một bộ phận cổ đông bất mãn muốn thay đổi ban quản trị để lôi kéo họ Banđầu, bên mua sẽ mua một lượng tương đối lớn cổ phần của bên bán nhưng chưa đủ đểchi phối doanh nghiệp Từ đó, bên mua khôn khéo lấy được sự ủng hộ của những cổđông bất mãn để kết hợp đủ số cổ phần có quyền kiểm soát mà buộc loại bỏ ban quảntrị cũ

- Thương lượng tự nguyện: khi các doanh nghiệp nhận thấy được lợi ích củamột thương vụ M&A, họ sẽ ngồi lại với nhau để trao đổi việc mua bán, nhất là khi mộtcông ty làm ăn thua lỗ sẽ có xu hướng bán lại để rút lui khỏi thị trường hoặc tự nguyệntiến hành sáp nhập

3.2 Sự khác nhau

Trước khi phân tích sự khác nhau giữa hai hoạt động sáp nhập và mua lại, cầnphải thấy rằng khái niệm về M&A của Việt Nam chưa phù hợp với thông lệ quốc tế,nếu xét về mặt pháp lý Ở Việt Nam, khi hợp nhất hai doanh nghiệp nghĩa là hìnhthành một pháp nhân hoàn toàn mới, còn khi sáp nhập thì bên nhận sáp nhập vẫn duytrì sự tồn tại của mình Vậy, có thể rút ra “công thức” so sánh như sau:

Nghiên cứu này xin được phân tích sự khác nhau mà quan niệm thế giới vẫnhiểu.:

- Khi một công ty đi mua lại một công ty khác để giành quyền kiểm soát haythôn tính công ty đó thì đây được coi là “Mua lại” Bên mua không nhất thiết phải mualại toàn bộ công ty mục tiêu mà chỉ thâu tóm một phần, ví dụ như một lĩnh vực kinhdoanh của công ty mục tiêu Nếu mua lại toàn bộ, công ty bị mua không còn tồn tại vàchứng khoán của bên mua vẫn giao dịch bình thường, không bị ảnh hưởng

Trang 11

- Sáp nhập thường xảy ra đối với những công ty có cùng quy mô tiến tới thànhlập một công ty duy nhất, chứng khoán của công ty mới thay thế cho chứng khoán củacác công ty cũ Trường hợp này được gọi là “Sáp nhập ngang bằng” (Merger of equals)

và về mặt bản chất, nó là “Hợp nhất” theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Việt Nam

2005 Nhưng trên thực tế có rất ít những vụ sáp nhập ngang bằng như thế mà thườngthì doanh nghiệp này sẽ mua lại một doanh nghiệp khác và họ cùng thỏa thuận rằng đó

là một vụ sáp nhập

Cuối cùng, để biết được đâu là một thương vụ mua bán, đâu là một thương vụ sáp nhập thì lại phải dựa vào thỏa thuận có đạt được giữa các bên hay không Về bản chất, hoạt động sáp nhập và mua lại là giống nhau Nó chỉ khác nhau về mặt ngữ nghĩa và các bên truyền thông ra bên ngoài như thế nào Hơn nữa, việc phân biệt giữa sáp nhập và mua lại có ý nghĩa đối với các nhà làm luật hơn là đối với chủ kinh doanh

4 Đánh giá hoạt động M&A của doanh nghiệp

4.1 Ưu điểm của hoạt động M&A

M&A là một phương tiện đem lại hiệu quả cao để các doanh nghiệp thực hiệnđược mục tiêu chiến lược của mình Các mục tiêu chủ yếu bao gồm:

4.1.1 Mục tiêu của bên mua

- Giảm chi phí: các công ty kết hợp lại với nhau sẽ làm giảm bớt những cơ sở,

bộ phần trùng nhau hoặc không còn cần thiết nữa Những chi phí như chi phímarketing, chi phí đào tạo đội ngũ nhân viên… sẽ trở thành không cần thiết và từ đógiảm đi để làm tăng lợi nhuận

Trang 12

- Mở rộng sản xuất kinh doanh: nhờ vào việc nắm được chuỗi cung ứng từ nhàphân phối cho đến người cung cấp, hay những lĩnh vực kinh doanh mới.

- Đa dạng hóa khu vực địa lý: đây là một mục tiêu giúp cho doanh nghiệp kiếmđược thu nhập ổn định hơn, từ đó tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư

- Giảm cạnh tranh và tạo vị thế trên thị trường: khi tiến hành M&A với đối thủ,chẳng những có thể loại bỏ được chính đối thủ của mình và doanh nghiệp còn tạo nênlợi thế cạnh tranh lớn hơn và có một sức mạnh thị trường nhất định, gây ra quyền lựcđàm phán đối với nhà cung cấp và khách hàng

- Mục tiêu về thuế: khi mua lại một công ty thua lỗ, doanh nghiệp được hưởngmột khoản khấu trừ thuế

- Khả năng tiếp cận thị trường: việc gia nhập một thị trường nào đó đòi hỏi rấtnhiều thời gian và chi phí M&A là một phương thức nhanh chóng và hiệu quả để rútngắn thời gian và giảm chi phí do tận dụng được những nguồn lực hỗ trợ sẵn có

4.1.2 Mục tiêu của bên bán

Mục tiêu của bên bán chủ yếu xuất phát từ việc thiếu vốn và không có khả năngphát triển kinh doanh, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Khi được mờichào với một mức giá hợp lý và hấp dẫn, M&A là con đường đúng đắn để họ chia sẻrủi ro trong kinh doanh, bảo vệ chính mình trong làn sóng tự do hóa

4.2 Nhược điểm của hoạt động M&A

Tuy mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng hoạt động M&A cũng

ẩn chứa những rủi ro rất dễ mắc phải

- Thứ nhất, sự khác biệt về văn hóa giữa những doanh nghiệp M&A có tác động

Trang 13

từ cách doanh nghiệp nhìn nhận về giá trị cốt lõi, mục tiêu sứ mệnh của mình cho đếnphong cách quản lý Vì vậy, văn hóa của các doanh nghiệp tham gia M&A khác nhauhoặc không có tổ chức, thứ tự rõ ràng đều có nguy cơ làm lệch lạc mục tiêu chiến lượcchung của các bên khi cả hai đã trở nên xung khắc

- Thứ hai, vấn đề định giá doanh nghiệp không hề đơn giản Bên bán thì luônmuốn định giá công ty mình ở một mức cao nhất có thể trong khi bên mua sẽ cố gắng

để trả giá thấp nhất Có rất nhiều phương pháp để định giá doanh nghiệp, vấn đề làphải biết lựa chọn và kết hợp các phuơng pháp như thế nào để đưa ra một mức giá thỏađáng Hơn nữa, giá trị của doanh nghiệp không chỉ nằm ở tài sản hữu hình mà nó cònchứa đựng cả những giá trị về thương hiệu hay văn hóa của doanh nghiệp đó

Ngoài ra, còn rất nhiều rủi ro khác nữa như thời điểm thích hợp để thâu tóm mộtdoanh nghiệp, tính quyết đoán hay hiếu thắng của nhà quản lý… cũng là vấn đề cácdoanh nghiệp cần quan tâm khi tiến hành M&A

Vì hoạt động M&A có những nhược điểm như vậy nên nó không phải con đường duy nhất để tìm kiếm sự tăng trưởng Các doanh nghiệp có thể tìm thấy một số lựa chọn thay thế khác:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): đây là một hình thức đầu tư thể hiện ởdạng văn bản, hợp đồng giữa các bên mà không thành lập pháp nhân mới Đây là conđường mà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã từng rất thành công khi

ký kết với Tập đoàn Telstra của Úc: dễ dàng huy động nguồn vốn, phát triển mạnglưới, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh viễn thông cho quốc gia

- Liên doanh: khi hai hay nhiều bên hợp tác với nhau dựa trên cơ sở hợp đồngliên doanh, họ vẫn tận dụng được những lợi ích của sự cộng hưởng nhưng không có sựdịch chuyển về sở hữu

- Nhượng quyền thương mại: đối với hình thức này, cả hai bên nhượng quyền

và nhận nhượng quyền đều có lợi Bên nhượng quyền thì thu được một khoản phí

Trang 14

nhượng quyền và phần trăm doanh thu định kỳ, bên nhận nhượng quyền thì có quyềnphân phối sản phẩm, nhận hỗ trợ từ phía bên nhượng quyền, tiếp cận với hệ thốngthông tin kinh doanh và đặc biệt là “đi theo” danh tiếng của bên nhượng quyền màkhông phải mất nhiều thời gian gây dựng Những ví dụ điển hình của hình thức nhượngquyền thương mại là Gà rán KFC, Café Trung Nguyên, Phở 24…

- Cấp phép chuyển giao công nghệ: đây là phương pháp phát triển và khai thác

sở hữu trí tuệ bằng cách chuyển quyền sử dụng mà không chuyển quyền sở hữu Lợiích mà bên nhận chuyển giao có được là giảm rủi ro và chi phí phát triển, giảm thờigian nghiên cứu để tập trung vào sản xuất, tránh kiện tụng về tranh chấp quyền sở hữucông nghiệp… Tuy nhiên, phương thức này cũng bộc lộ một số yếu điểm về những thủtục pháp lý phức tạp

4.3 Vai trò của hoạt động M&A

4.3.1 Vai trò tích cực

a Đối với nền kinh tế

- Ngoài vai trò tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động M&A còn tái cơ cấu nềnkinh tế Thông qua hoạt động M&A, những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ bịđào thải, hoặc khả quan hơn sẽ được tổ chức lại theo hướng tích cực hơn Vậy, khôngnhững năng lực sản xuất của cả nền kinh tế được nâng cao mà còn tiết kiệm đượcnhiều chi phí

- M&A không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ một quốc gia mà nó còn trở thànhmột hiện tượng xuyên quốc gia Hoạt động M&A xuyên quốc gia cũng có một số vaitrò tích cực đối với nền kinh tế như:

 Gia tăng nguồn vốn cho nền kinh tế

 Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật

 Nâng cao trình độ quản lý, văn hóa doanh nghiệp

Trang 15

b Đối với doanh nghiệp

Từ những phân tích ở trên về ưu điểm của hoạt động M&A, vai trò của nó đốivới các doanh nghiệp có thể được rút ra như sau:

- Cải thiện tình hình tài chính: tăng thêm vốn sử dụng, nâng cao khả năng tiếpcận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro

- Củng cố vị thế trên thị trường: tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, tậndụng khả năng bán chéo (tận dụng khai thác dịch vụ của nhau để gia tăng tiện ích chokhách hàng), nâng cao năng lực cạnh tranh

- Giảm chi phí ngắn hạn: giảm thiểu những bộ phận trùng nhau, tiết kiệm một

số chi phí hoạt động, tiết kiệm chi phí hành chính và quản lý

- Tận dụng quy mô dài hạn: tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ, tận dụng kinhnghiệm của các bên, giảm thiểu chi phí chung cho từng đơn vị sản phẩm

4.3.2 Một số mặt hạn chế

a Đối với nền kinh tế

- Không phải hoạt động M&A nào cũng mang lại giá trị thị trường và gia tăngnăng lực sản xuất Trái lại, M&A ồ ạt và thiếu suy tính còn có thể gây hoang mangtrong thị trường của hoạt động M&A đó

- Hoạt động M&A tạo ra một thị trường cạnh tranh không lành mạnh cho cácdoanh nghiệp nhỏ Tập trung kinh tế là nguyên nhân dẫn đến vị trí độc quyền và vị tríthống lĩnh thị trường Các doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A mà chiếm một thịphần áp đảo sẽ gây không ít khó khăn đến sự phát triển cân bằng của thị trường

- Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, chính sựnăng động và sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ đóng góp một phần rất lớn vào độnglực tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, hoạt động M&A, nhất là M&A xuyên quốc gia sẽ

Trang 16

là một nguy cơ tiềm tàng triệt tiêu nội lực phát triển quốc gia Hoạt động M&A còn tạo

ra những vấn đề xã hội như dư thừa lao động sau khi các công ty đã cơ cấu lại

b Đối với các doanh nghiệp

- Vì làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp nhỏ còn ít cơhội hơn để phát triển

- Bên mua có thể định giá không đúng doanh nghiệp mục tiêu của mình mà trảgiá quá cao do họ mong đợi những cộng hưởng mà M&A mang lại

- Những khác biệt về văn hóa tổ chức kéo theo hiệu quả kinh tế thấp Sự lệchpha trong phong cách quản lý có tác động không nhỏ đối với hoạt động M&A Mộtchiến lược quan trọng cho các doanh nghiệp tiến tới sáp nhập là phát triển các chươngtrình đào tạo và xây dựng hệ thống thông tin nhất quán trong toàn doanh nghiệp đểtruyền tải tầm quan trọng của văn hóa tổ chức tới tất cả nhân viên Bên cạnh đó, sựkhác nhau về văn hóa giữa các doanh nghiệp cũng có thể trở thành yếu tố cần khai thác

để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động Ví dụ điển hình của sự hòa hợp giữa hai nét văn hóatrái ngược chính là cuộc sáp nhập Exxon – Mobil: Exxon được đánh giá không đượctốt về mặt quản lý quan hệ với truyền thông trong khi Mobil lại dễ dàng chấp nhậnnhững ý tưởng mới và có quan hệ công chúng rất tốt; Exxon có một quy trình ra quyếtđịnh chậm chạp và tập trung vào cắt giảm chi phí, phía Mobil lại ưa thích rủi ro.8

II Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A của doanh nghiệp tại Việt Nam

1 Khái quát chung

Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời, các loại hình doanh nghiệp được quy định cụthể, rõ ràng Theo đó, các cổ đông, các thành viên của các công ty được phép chuyểnnhượng cổ phần, phần vốn góp, các nhà đầu tư được tự do mua lại cổ phần, phần vốn

Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tài

Trang 17

góp Điều này đã tạo đà cho hoạt động M&A trở thành một công cụ để thâu tóm doanhnghiệp

Tại Việt Nam, hoạt động M&A được quy định cơ bản trong các văn bản BộLuật dân sự 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Đầu tư 2005

và rải rác ở các văn bản luật chuyên ngành Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềM&A không chỉ quy định những vấn đề về hình thức và nội dung của hoạt động này

mà còn hướng dẫn cả những vấn đề liên quan đến thủ tục như đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế, thủ tục đầu tư…

1.1 Những quy định về hoạt động M&A trong Luật Doanh nghiệp 2005

Trong Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệpđược quy định lần lượt tại Điều 152, Điều 153 Mua bán doanh nghiệp tư nhân đượcquy định tại Điều 145 trong Chương VI – chương về doanh nghiệp tư nhân, theo đóchủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác

Về chuyển nhượng cổ phần, phần góp vốn: điểm d Điều 79 quy định về Quyềncủa cổ đông phổ thông: Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đôngkhác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84của Luật này (khoản 5 Điều 84 quy định về trường hợp hạn chế chuyển nhượng đối với

cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh, cổ đông sánglập muốn chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập trongcông ty thì phải được sự chấp thuận của các cổ đông còn lại) Việc chuyển nhượngphần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tạiĐiều 41 Luật này

1.2 Những quy định về hoạt động M&A trong Luật Cạnh tranh 2004

Luật Cạnh tranh 2004 xem xét hoạt động M&A dưới góc độ TTKT TTKT lànhững hình thức tích tụ, tập trung nguồn lực của doanh nghiệp trên thị trường nhằmhình thành những chủ thể kinh doanh lớn hơn hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp

Trang 18

thông qua những con đường khác nhau để hình thành một chủ thể kinh doanh thốngnhất.9 Pháp luật về cạnh tranh quy định: “Tập trung kinh tế là hành vi của doanhnghiệp bao gồm: 1 Sáp nhập doanh nghiệp; 2 Hợp nhất doanh nghiệp; 3 Mua lạidoanh nghiệp; 4 Liên doanh giữa các doanh nghiệp; …” (Điều 16 Luật Cạnh tranh2004).

Điều 18 và Điều 19 Luật Cạnh tranh cấm TTKT nếu thị phần kết hợp của cácdoanh nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ các trườnghợp:

- Doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ vàvừa theo quy định của pháp luật (Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, DNNVV lànhững doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu DNNVV

có thể chia làm ba loại là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệpvừa Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc có sốlượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là DNNVV và không cótiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa)

- Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâmvào tình trạng phá sản

Việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế

-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Về việc thông báo TTKT, Điều 20 Luật Cạnh tranh có quy định các doanhnghiệp TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đạidiện hợp pháp của doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh (hiệnnay là Cục quản lý cạnh tranh, VCAD, trực thuộc Bộ Công thương) trước khi tiến hànhTTKT Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp TTKT thấp hơn 30% trênthị trường liên quan hoặc sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại DNNVV thì không

Trang 19

cần thông báo Ngoài việc quy định về điều kiện thông báo, Luật Cạnh tranh 2004 cònquy định rất chi tiết về thủ tục thông báo TTKT.

Tiêu chí “thị trường liên quan” vẫn chưa có ý nghĩa thực tế để xác định thị phần,bởi hai lý do: thứ nhất, Luật Cạnh tranh 2004 chỉ đưa ra cái tên mà không giải thích cụthể thế nào được coi là “thị trường liên quan”; thứ hai, tiêu chí đó sẽ không hiệu quảbằng những tiêu chí về doanh thu của doanh nghiệp, cơ cấu thị trường, rào cản gianhập ngành… trong những trường hợp cụ thể Tại Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CPhướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, việc kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc mộtngành nghề của doanh nghiệp khác diễn ra khi một doanh nghiệp giành được quyền sởhữu tài sản của doanh nghiệp khác đủ chiếm trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng

cổ đông/Hội đồng thành viên Nhưng xác định thế nào để biết sở hữu bao nhiêu tài sảnmới đủ tương ứng với trên 50% quyền bỏ phiếu đó?

1.3 Những quy định về hoạt động M&A trong Luật Đầu tư 2005

Nếu xem xét dưới góc độ đầu tư thì M&A là một trong những hình thức đầu tưtrực tiếp, bao gồm:

- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%vốn của nhà đầu tư nước ngoài

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhàđầu tư nước ngoài

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợpđồng BT

- Đầu tư phát triển kinh doanh

Trang 20

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác

Điều 25 Luật Đầu tư 2005 về Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại quyđịnh cụ thể như sau:

- Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại ViệtNam

- Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh

Đối với mỗi một lĩnh vực, ngành nghề Chính phủ có quy định riêng về tỷ lệ gópvốn, mua cổ phần

Bên cạnh đó, dựa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư cầnchú ý đến những vấn đề lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện,lĩnh vực cấm đầu tư… trước khi xem xét thực hiện M&A

Một khía cạnh nữa cần quan tâm trong hoạt động M&A khi xem xét nó dướigóc độ đầu tư là quy định của pháp luật Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài,

mà cụ thể là tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 quy định tỷ lệ đó là tối đa 49% tổng số

cổ phiếu của công ty đại chúng (trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy địnhkhác) Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh doanh chứng khoán nướcngoài trong các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là tối đa 49% vốn điều lệ.Quyết định này cũng quy định thêm nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứngkhoán chưa niêm yết được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu/chứng chỉ quỹ/vốnđiều lệ của một công ty đại chúng, một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc mộtcông ty đầu tư chứng khoán đại chúng Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phầntại các doanh nghiệp Việt Nam thì phải có tài khoản vốn bằng đồng Việt Nam, và việcthanh toán phải thông qua tài khoản đó

Trang 21

Với một quy định như vậy, pháp luật Việt Nam nhằm hướng đến việc bảo vệnhững nhà đầu tư trong nước và bình ổn thị trường Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và

lộ trình cam kết với WTO, việc giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn, mua cổ phần như vậy

sẽ không còn phù hợp

1.4 Quy định của pháp luật thuế đối với hoạt động M&A

Một số văn bản thuế trong M&A

- Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008

- Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thihành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế

- Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫnthi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1988 của Thủ tướng Chính phủ quyđịnh về mã số đối tượng nộp thuế

- Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫnthi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về việc in, pháthành, sử dụng, quản lý hóa đơn

- Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 hướng dẫn sửa đổi, bổ sungThông tư số 120/2002/TT-BTC

- Công văn số 2926 TC/TCT ngày 14/03/2005 của Tổng cục Thuế về việcchứng từ, thuế đối với tài sản dịch chuyển, góp vốn của doanh nghiệp

- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008

- Thông tư số 134/2007/TT-BTC

- Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ

Tuy còn chưa thống nhất nhưng những quy định về thuế đối với hoạt độngM&A ở Việt Nam đã khá đầy đủ và được cho là tạo nhiều ưu đãi khuyến khích các

Trang 22

doanh nghiệp tham gia M&A, cụ thể như sự dịch chuyển tài sản trong thương vụ M&Akhông thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; tài sảnthuộc diện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì không phải đóng phí chước bạ và phíchuyển nhượng nếu như hoạt động M&A có loại tài sản đó không phải thông qua hìnhthức mua tài sản của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, để đảm bảo thu đúng và đủ thuế cho Nhà nước, pháp luật về thuếcũng quy định rõ ràng các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, ở đâu và khi nào Theo

đó, các doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi tiến hành M&A, trườnghợp chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập sauM&A có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ này Đây là một vấn đề rất quan trọng vớibên mua khi xác định giá trị chuyển dịch để tránh phải trả các khoản thuế mà bên bán

và chuyển lỗ sau khi M&A, doanh nghiệp mới hình thành phải đăng ký mã số thuếmới, doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt mọi hoạt động của mình và hoạt động theodoanh nghiệp nhận sáp nhập

Đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông sẽ phải nộp một khoảnthuế thu nhập cá nhân Còn đối với hoạt động mua lại tài sản, bên bán cần chú ý khoảnthuế chuyển nhượng tài sản phải nộp nếu là bất động sản hoặc thuộc đối tượng chịuthuế chuyển nhượng, trong khi bên mua cần quan tâm đến khỏan thuế thu nhập doanhnghiệp nếu giá bán lớn hơn giá trị tài sản khấu hao

2 Các thủ tục pháp lý khi thực hiện hoạt động M&A tại Việt Nam

Trang 23

- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liênquan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng

ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này Trong trường hợpnày, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập Hợp đồng sáp nhậpphải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua

- Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công tynhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bịsáp nhập

Tại khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005 còn đề cập đến thủ tục đăng kýTTKT theo pháp luật về cạnh tranh Ngoài ra, thủ tục thực hiện sáp nhập đối với nhàđầu tư nước ngoài cũng được pháp luật về đầu tư điều chỉnh, quy định cụ thể tại Điều

56 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Đầu tư:

Trang 24

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Namthì doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật về doanh nghiệp.

- Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạtđộng tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tưtheo quy định tại Nghị định này (cụ thể, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư đượcchia ra các cấp: Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý KCN,KCX, Khu CNC, Khu KT; nội dung Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: 1 Mẫu đăng kýđầu tư và mẫu Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, 2 Giấychứng nhận đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ của nhà đầu tư, địađiểm thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu diện tích đất sử dụng, mục tiêu, quy mô dự ánđầu tư, tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, xácnhận các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư)

 Hồ sơ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm:

 Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm các nội dung: tên,địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp;tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh bị sáp nhập,mua lại; tóm tắt thông tin về nội dung sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đề xuất (nếucó);

 Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệphoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;

Trang 25

 Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủyếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục vàđiều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điềukiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sápnhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên;

 Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại;

 Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại(nếu có sự thay đổi)

Việc nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tạiViệt Nam phải tuân thủ về điều kiện TTKT quy định trong pháp luật về cạnh tranh vàĐiều 153 của Luật Doanh nghiệp

Đăng ký thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhận sáp nhập giữ nguyên mã số thuế và chịu toàn bộ tráchnhiệm về nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp bị sáp nhập Hiệu lực mã số thuế của cácdoanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt khi có hợp đồng sáp nhập và doanh nghiệp bị sápnhập tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế Hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Hợp đồng sáp nhập (bản sao)

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thôngbáo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh,doanh nghiệp nhận sáp nhập phải làm thủ tục đăng ký thuế để được cấp mã số thuế vàgiấy chứng nhận đăng ký thuế mới Hồ sơ đăng ký đối với doanh nghiệp nhận sáp nhậpbao gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế điều chỉnh

Trang 26

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp nhận sáp nhập(bản sao có chứng thực)

- Hợp đồng sáp nhập (bản sao)

Trong thời hạn 5ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ và hợp

lệ của doanh nghiệp nhận sáp nhập, cơ quan thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tinđăng ký thuế điều chỉnh vào hệ thống thông tin quản lý thuế Nếu thông tin đăng kýthuế thay đổi có ảnh hưởng tới các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì cơquan thuế sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế với mã số thuế cũ và thu hồi Giấychứng nhận đăng ký thuế cũ Trường hợp ngược lại, nếu không có ảnh hưởng gì thìngười nộp thuế vẫn sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây

2.2 Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại Điều 152 Luật Doanh nghiệp2005

- Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải

có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên,địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sửdụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốngóp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, tráiphiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợpnhất;

- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợpnhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủtịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quyđịnh của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo

Trang 27

hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo chongười lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua

- Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thôngbáo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp phápluật về cạnh tranh có quy định khác

- Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy địnhkhác

- Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công tyhợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợchưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bịhợp nhất

Đăng ký thuế khi hợp nhất doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hợp nhất phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với

cơ quan thuế Hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Hợp đồng hợp nhất (bản sao)

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phảithông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã sốthuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hợp nhất làm thủ tục đăng ký thuế

để nhận mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực)

Trang 28

- Hợp đồng hợp nhất (bản sao)

Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, hợp lệcủa doanh nghiệp hợp nhất, cơ quan Thuế phải cấp mã số thuế và Giấy chứng nhậnđăng ký thuế mới cho doanh nghiệp hợp nhất

2.3 Thủ tục mua lại doanh nghiệp

Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về thủ tục mua bán doanhnghiệp tư nhân như sau:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho ngườikhác Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua,chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh.Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng

số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán chotừng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong

và cách thức giải quyết các hợp đồng đó

- Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừtrường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác

- Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật

về lao động

- Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại

Đồng thời, đối với nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục mua lại doanh nghiệp cònđược hướng dẫn theo Nghị định 108 như đã trình bày tại phần thủ tục sáp nhập doanhnghiệp

Thủ tục đăng ký thuế khi mua lại doanh nghiệp tư nhân

Trang 29

Doanh nghiệp được bán phải thông báo bằng văn bản kèm theo hợp đồng muabán doanh nghiệp, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế và quyết toán thuế gửi cho

cơ quan Thuế

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, doanh nghiệp mua phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế Hồ sơđăng ký thuế bao gồm

- Tờ khai đăng ký thuế

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (bản sao có chứng thực)

- Hợp đồng mua bán doanh nghiệp (bản sao)

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ và hợp

lệ của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanhnghiệp mua Doanh nghiệp bán phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

2.4 Thủ tục thông báo về việc TTKT

Thủ tục thông báo về việc TTKT được quy định tại Điều 21 đến Điều 24 LuậtCạnh tranh 2004 như sau:

Hồ sơ thông báo việc TTKT bao gồm:

- Văn bản thông báo TTKT theo mẫu do VCAD quy định;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệptham gia TTKT;

- Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp thamgia TTKT, có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

- Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia TTKT;

- Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia TTKT

và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh;

Trang 30

- Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp thamgia TTKT trên thị trường liên quan;

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo TTKT,VCAD có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủcủa hồ sơ; trường hợp chưa đầy đủ, cơ quan này có trách nhiệm chỉ rõ những nội dungcần bổ sung Trong thời hạn bốn lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báoTTKT đầy đủ, VCAD có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ

và xác nhận TTKT thuộc một trong những trường hợp

- TTKT không thuộc trường hợp bị cấm

- TTKT bị cấm (khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKTchiếm trên 50% trên thị trường liên quan), và phải nêu rõ lý do bị cấm

Thời hạn trả lời có thể được gia hạn nếu có tình tiết phức tạp nhưng không quáhai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanhnghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo,nêu rõ lý do gia hạn

Tuân thủ những quy định của pháp luật ở đây mới chỉ dừng lại ở các thủ tục,trình tự Các bên tham gia còn phải đặc biệt chú ý đến vấn đề pháp lý xung quanh hợpđồng M&A Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro, cả bên bán và bên mua nênthương thảo một hợp đồng bảo mật vì trong quá trình giao dịch có những thông tin bímật mà các bên phải tiết lộ trong khi chưa biết thương vụ có thành công hay không.Quy trình tiến hành M&A có một giai đoạn là thẩm định chi tiết (Due Diligence – DD),trong đó thẩm định pháp lý (Legal DD) mang một ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho cácbên hiểu rõ tất cả các tình trạng quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với các loại tài sản, nợ,hợp đồng… trước khi đưa ra quyết định Các bên cũng nên cẩn thận trong vấn đề hậuM&A như việc cam kết và bồi thường, lưu trữ hồ sơ…

Trang 31

CHƯƠNG 2 Thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông tại

Việt Nam

I Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam

1 Lịch sử hình thành

1.1 Sự hình thành

Trang 32

Hoạt động M&A đã diễn ra trên thế giới từ những năm đầu thế kỷ XX và trởthành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển nền kinh tế Tuy vậy,hoạt động này lại khởi đầu rất muộn tại Việt Nam, những thương vụ M&A đầu tiên cóthể coi là trường hợp Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa

mỹ phẩm P/S thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM với giá 5 triệu USD và vụ sáp nhập giữaNgân hàng TMCP Phương Nam với Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp năm

1997 Năm 1998, Colgate-Palmolive cũng tiến hành mua lại nhãn hiệu kem đánh răng

Dạ Lan với giá 3 triệu USD, lúc đó Dạ Lan đã chiếm khoảng 30% thị phần kem đánhrăng tại Việt Nam Thương vụ của P/S đã rất thành công nhờ chiến lược khôn ngoancủa Tập đoàn Unilever, khi đó P/S đã chiếm khoảng hơn 70% thị phần trong nước.Nhờ có thương vụ này mà Unilever, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu nhưng lại hoàntoàn xa lạ với Việt Nam, đã có thể thâm nhập thị trường một cách tốt đẹp.10

1.2 Quá trình phát triển

Sau những hoạt động M&A ít ỏi đó, Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, tạo cơ sởpháp lý quan trọng cho những hoạt động M&A về sau Có thể kể đến một số trườnghợp doanh nghiệp mua lại tài sản của doanh nghiệp khác như CTCP Bánh kẹoVinabico mua lại cổ phần của phía nước ngoài là Kotobuki để trở thành công ty 100%vốn trong nước; đến năm 2002, Công ty TNHH Hoa Lâm mua lại quyền sử dụngthương hiệu động cơ xe máy Daelim của Hàn Quốc Theo thống kê, năm 2003 ở ViệtNam đã có 41 thương vụ M&A với tổng giá trị là 118 triệu USD nhưng hai năm 2004

và 2005 lại giảm cả về số lượng và giá trị mua bán Cụ thể, năm 2004 xảy ra 23 vụ vànăm 2005 là 22 vụ với tổng giá trị lần lượt là 34 và 61 triệu USD.11

Luật Doanh nghiệp 1999 bộc lộ rất nhiều hạn chế và đã được thay thế bởi LuậtDoanh nghiệp 2005 với những quy định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và chủ

10 Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tài

Chính, trang 19.

Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tài

Trang 33

trương cổ phần hóa được thông qua Đồng thời, những văn bản pháp luật khác nhưLuật Đầu tư 2005, Luật Chứng khoán 2006 đã góp phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn

ra mạnh mẽ Thống kê của PwC cho thấy năm 2006 số thương vụ đã tăng lên thành 38với tổng giá trị là 299 triệu USD, năm 2007 là năm sôi động nhất của thị trường M&AViệt Nam với 108 giao dịch và tổng giá trị 1,719 tỷ USD Năm 2008, số thương vụ tiếptục tăng mạnh lên 146 giao dịch nhưng giá trị giao dịch lại giảm đi so với năm trước,chỉ còn hơn 1 tỷ USD Năm 2007 là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTO Sự kiện này giúp cho thị trường M&A Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nướcngoài do việc thực hiện các cam kết cũng như sự đổi mới thông thoáng hơn trong hệthống pháp luật và cải thiện môi trường đầu tư

Trong thời gian này, hoạt động M&A diễn ra rất nhộn nhịp trong lĩnh vực tàichính, ngân hàng mà điển hình là sự hợp tác kinh doanh giữa những ngân hàng lớnmạnh của nước ngoài với các đối tác Việt Nam (HSBC và Techcombank, DeutscheBank, ANZ và Sacombank, Standard Chartered Bank và ACB…) Từ 2007 đến nay,những ngành đứng đầu trong danh sách tiến hành M&A là các ngành tài chính, hàngtiêu dùng, công nghiệp và giải trí – truyền thông Năm 2007, CTCP Anco của ViệtNam đã mua lại nhà máy sữa của Nestlé tại Ba Vì, thừa hưởng nhãn hiệu Nestlé trongmột năm đến tháng 4/2008 rồi ra đời thương hiệu mới Trong lĩnh vực công nghiệp:năm 2008, Công ty TNHH Ximăng Holcim Việt Nam mua lại Cotec Cement thuộc tậpđoàn Cotec Việt Nam với giá trị giao dịch 50 triệu USD; đến cuối năm, Tập đoàn Dầukhí Petro Việt Nam mua thêm 49% cổ phần của Zarubezhneft để tăng lượng cổ phầncủa mình trong Rusvietpetro tới 98%

Nhờ có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán mà hoạt động M&A diễn ra rấtsôi nổi, và nó cũng không hề bỏ qua các công ty chứng khoán Cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới đã có tác động không nhỏ tới thị trường tài chính Việt Nam, kết quả là cáccông ty chứng khoán nhỏ lẻ có nguy cơ phá sản phải tìm đến con đường sáp nhập hoặc

Trang 34

mua bán Trang web www.cafef.vn của CTCP Truyền thông Việt Nam VCCorp đãthống kê một số thương vụ điển hình có thể kể đến là:

- Ngân hàng đầu tư RHB (Malaysia) hoàn tất việc mua lại 49% cổ phần Công tyChứng khoán Việt Nam

- Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Golden Bridge nắm giữ 49% vốn điều

lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhấp và Gọi

- Tập đoàn Morgan Stanley mua 14,5 triệu cổ phần, tương đương 48,33% vốnđiều lệ của GSI và đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley –Hướng Việt

- Đối tác nước ngoài Technology CX (Cayman) mua lại 4,9 triệu cổ phần,tương đương 49% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc

Theo ước tính của Avalue Việt Nam, năm 2009 đạt khoảng 287 số giao dịchM&A và giá trị giao dịch vào khoảng 1,09 tỷ USD Tuy nhiên, phần lớn những con sốthống kê của các năm kể trên là những vụ mua bán cổ phần để trở thành cổ đông chiếnlược Trong năm vừa qua, một số thương vụ M&A điển hình chủ yếu thuộc lĩnh vựccông nghiệp và hàng tiêu dùng:

- Phương án sáp nhập CTCP Ximăng Hà Tiên 1 với CTCP Ximăng Hà Tiên 2

đã được thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 29 tháng 12 năm 2009

- Tập đoàn dầu nhớt Motul (Pháp) mua 70% cổ phần còn lại chưa nắm giữ củaCTCP Hóa chất và Dầu nhờn Vilube

- BV (SA) – một doanh nghiệp do SABMiller PLC sở hữu toàn bộ - đã mua50% cổ phần trong Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam, một công ty sản xuấtbia, từ đối tác liên doanh là CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk

- Công ty International Consumer Products chính thức trở thành chủ sở hữu củaCTCP Thực phẩm Thuận Phát sau khi mua 51% cổ phần của công ty này

Trang 35

- Vào tháng 7/2009, BIDV đã hoàn tất việc thành lập CTCP Đầu tư và Pháttriển IDCC 100% vốn Việt Nam IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng chính thứcmua lại một ngân hàng tư nhân của Campuchia là Ngân hàng Đầu tư thịnh vượng PIB

và đổi tên lại thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia BIDC

Sự phát triển nóng của nền kinh tế Việt Nam đã sản sinh ra quá nhiều doanhnghiệp hoạt động trong cùng một ngành, dẫn đến cạnh tranh gay gắt Khi một lĩnh vựcnào đó đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì hàng loạt doanh nghiệp nhảy vào, điển hình

là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, tài chính Khi đã bão hòa, để tránh khỏiphá sản thì xu hướng M&A là một lựa chọn Theo thống kê, có đến 95% các doanhnghiệp Việt Nam là DNNVV Đây là nhóm doanh nghiệp có xu hướng M&A mạnh đểhợp sức trong cạnh tranh, nhất là ở vào hoàn cảnh nền kinh tế đang suy thoái Cục Đầu

tư nước ngoài (Sở Kế hoạch và Đầu tư) dự báo trong vòng 6 đến 10 năm tới, sẽ cókhoảng 35% - 50% số DNNVV tiến hành M&A

2 Các hình thức M&A phổ biến tại Việt Nam

2.1 Đặc điểm thị trường M&A Việt Nam thời gian qua

2.1.1 Thị trường M&A Việt Nam còn nhiều yếu kém

Hoạt động M&A tại Việt Nam ra đời muộn màng, tạo ra những đặc điểm khácbiệt so với hoạt động M&A của thế giới Nguyên nhân của nó có thể được hiểu nhưsau:

Trang 36

- Thứ nhất, thị trường M&A của chúng ta còn rất sơ khai Từ bảng số liệu sauđây, chúng ta thấy việc thực hiện M&A tại Việt Nam chỉ chiếm 7,07% về số lượng và1,34% về giá trị giao dịch so với khu vực Đông Nam Á, trong đó đa số là do các nhàđầu tư nước ngoài thực hiện Tuy vậy, thị trường M&A non trẻ của Việt Nam sẽ trởthành thị trường tiềm năng, sinh lợi cao cho các công ty đa quốc gia, đặc biệt là đối vớinhững ngành Tài chính, Chứng khoán.

Biểu 1 Hoạt động M&A tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới

2008(tr USD)

2007(tr USD)

%thay đổi

2008(SL)

2007(SL)

%thay đổiThế giới 2.935.960 41.169.960 -92,87 39.597 43.817 -9,6

Trang 37

của CocaCola Việt Nam và Công ty nước giải khát Chương Dương, Colgate –Palmolive và Kem đánh răng Dạ Lan

- Thứ ba, hệ thống thông tin về M&A tại Việt Nam còn thiếu thốn Nếu nhưtrên thế giới, nội dung thương thảo trong các giao dịch M&A được giữ bí mật tuyệt đốiđến phút chót vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả của các giao dịch thì tạiViệt Nam, thông tin chủ yếu được tìm kiếm và trao đổi thông qua một số trang web củacác công ty như “muabancongty.com” của TigerInvest hay “muabandoanhnghiep.com”của IDJ Việc thực hiện như vậy chỉ còn phù hợp với một số doanh nghiệp có ý đồ thâutóm những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ (hầu hết các giao dịch mua lại diễn ra đối với cácdoanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng)12 Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay,doanh nghiệp nên tìm đến những công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực M&Atrước khi ra quyết định mua bán

- Lật lại vấn đề trên, có thể thấy nguồn nhân lực tư vấn chuyên nghiệp tronglĩnh vực này còn rất ít ỏi Đồng thời, Việt Nam chưa có một chương trình cung cấpkiến thức bài bản nào, có chăng chỉ là tự phát Kênh thông tin minh bạch và kịp thờicũng là một điểm yếu mà thị trường M&A Việt Nam cần phải khắc phục

2.1.2 Tham gia vào thị trường M&A Việt Nam chủ yếu vẫn là những nhà đầu tư nước ngoài

Trong vài ba năm gần đây, những giao dịch M&A có yếu tố nước ngoài chiếmmột tỷ lệ rất lớn Cụ thể, trong 30 thương vụ của năm 2007 và 2008 có đến 24 vụ liênquan đến các nhà đầu tư nước ngoài, điển hình là Daichi (Nhật Bản) mua lại toàn bộCông ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, những vụ đầu tư của các ngân hàng nướcngoài ANZ – Sacombank, HSBC – Techcombank… Ngược lại, cũng có những vụdoanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngoài như Kinh Đô mua lại Kem

12 Bộ Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh, Bản tin Cạnh tranh & Người tiêu dùng số 1 – 2009, trang 6.

Trang 38

Wall’s, Vinabico mua Kotobuki Việt Nam, hay Savills và Chesterton (hai công ty vốnđầu tư nước ngoài) sáp nhập với nhau

Các công ty nước ngoài có ưu thế về tài chính, kinh nghiệm và trình độ quản lýtrong việc tiến hành M&A nên họ không khó khăn gì để trở thành một bên tham giagiao dịch Đây cũng là một con đường hiệu quả và tốn ít thời gian để họ thâm nhập mộtthị trường mới nhờ vào việc thâu tóm một công ty đã có thị phần tại thị trường đó Rất

dễ nhận ra rằng chính tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm về hoạt động M&A củacác doanh nghiệp nước ngoài giúp họ chủ động trong các giao dịch M&A, biến thịtrường M&A nước ta thành sân chơi của họ

M&A được coi là một hình thức thu hút nguồn vốn FDI nhanh chóng và hiệuquả Tuy nhiên, nếu quá lệ thuộc vào thị trường vốn nước ngoài, thị trường M&A sẽphải chứng kiến rất nhiều rủi ro Khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân dẫn đến

sự suy giảm tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Trên thực tế, các dự án được thựchiện là rất thấp so với số vốn FDI đăng ký, từ đó đánh mất tính sôi động của thị trườngM&A Việt Nam

2.1.3 Hoạt động M&A gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sau khi TTCK bùng nổ vào năm 2006 thì thuật ngữ M&A cũng được sử dụngngày một nhiều Như đã nói ở trên, hầu hết các vụ M&A ở Việt Nam diễn ra dưới hìnhthức mua lại (một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp), và hoạt động mua lại cũng chủyếu là mua một số lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp mục tiêu Những công ty dễ trởthành công ty mục tiêu thường là những công ty có thị phần tốt nhưng hệ thống quản lýlại yếu kém và phần lớn bị đánh giá dưới giá trị thực

2.2 Một số phương thức thực hiện M&A phổ biến tại Việt Nam

Do những ràng buộc về mặt pháp lý trong những quy định của pháp luật ViệtNam và tính sơ khai của thị trường M&A tại Việt Nam nên các phương thức thực hiệnM&A ở nước ta được biểu hiện như sau:

Trang 39

2.2.1 Thông qua phương thức chuyển nhượng cổ phần/phần góp vốn

- Chuyển nhượng giữa cổ đông hiện hữu và cổ đông mới: các cổ đông có thể tựthỏa thuận với nhau về phương thức chuyển nhượng hoặc theo Quy chế chuyểnnhượng cổ phần mà công ty ban hành Phương thức này chịu nhiều sự điều chỉnh củapháp luật về doanh nghiệp, theo đó bên bán phải không thuộc trường hợp bị hạn chếchuyển nhượng Nếu bên mua là nhà đầu tư nước ngoài thì phải đảm bảo được tỷ lệnắm giữ

- Tăng vốn điều lệ và dành quyền mua cho cổ đông mới: nếu mua lại cổ phầncủa cổ đông hiện hữu thì tiền sẽ vẫn về tay cổ đông cũ mà không tăng thêm lượng tiềnmặt cho doanh nghiệp, vì vậy đây là phương pháp rất phổ biến trong những trường hợp

mà doanh nghiệp muốn giải quyết vấn đề tài chính hoặc tiếp tục đẩy mạnh sản xuấtkinh doanh

- Thu gom cổ phiếu trên thị trường niêm yết: giao dịch trong phương thức nàykhá đơn giản, doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứngkhoán và đặt lệnh mua thông qua thị trường giao dịch chính thức Tuy nhiên, phươngpháp này khó thực hiện để thu gom được số lượng cổ phiếu đủ làm thay đổi tình trạng

2.2.2 Thông qua phương thức mua nợ

Trang 40

- Mua nợ trực tiếp: đây là phương thức được thực hiện khi chủ nợ (ví dụ nhưmột ngân hàng A đang là chủ nợ của doanh nghiệp B) và bên mua nợ (doanh nghiệp đithâu tóm là doanh nghiệp C) thỏa thuận về việc mua bán nợ mà có thể không cần có sựtham gia của bên nợ (doanh nghiệp B) Doanh nghiệp C có thể mua lại khoản nợ này từphía ngân hàng A và biến nó thành vốn chủ sở hữu

- Mua nợ gián tiếp: nếu như doanh nghiệp mua nợ không thể thỏa thuận đượcvới bên nợ về việc mua bán nợ thì nó có thể tiến hành thâu tóm chủ nợ rồi gián tiếp trởthành chủ nợ mới.13

2.2.3 Mua lại một dự án bất động sản

Đây là một cách thức khá phổ biến ở Việt Nam Theo khảo sát của Mạng Muabán sáp nhập Việt Nam (Vietnam M&A Network), năm 2009 có hơn 62% số lượng raobán là các dự án BĐS hoặc doanh nghiệp có vị trí thuận lợi cho việc khai thác các dự

án BĐS Cuộc khủng hoảng đã gây ra nhiều khó khăn đối với nền kinh tế, các doanhnghiệp không có đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án dẫn đến nhu cầu chuyểnnhượng/bán lại Năm 2007 trở về trước, thị trường BĐS phát triển nhanh, có rất nhiềudoanh nghiệp tham gia nhưng khi kinh tế quy đầu, khó khăn tài chính đã làm cho nhucầu chuyển nhương/bán lại tăng cao

2.2.3 Mua lại tài sản

Mua lại tài sản là cách thức điển hình đã từng diễn ra tại Việt Nam trong cácthương vụ của Kinh Đô mua lại kem Wall’s, Công ty ximăng Holcim mua lại nhà máyximăng Cotec, CTCP Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé… Trên thế giới, đây làphương thức khá phổ biến ở những nền kinh tế mới nổi

Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có một thống kê nào cho thấy mức độ hiệu quảcủa hoạt động M&A đối với doanh nghiệp nhưng xu hướng hình thành những tập đoàn

đa ngành nghề đã lộ diện và có những đóng góp không thể phủ nhận đối với nền kinh

Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tài

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu trên ước tính và dự báo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đến 2013, nó cho thấy nền kinh tế sẽ dần dần phục hồi và thoát khỏi khủng hoảng - hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam
Bảng s ố liệu trên ước tính và dự báo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đến 2013, nó cho thấy nền kinh tế sẽ dần dần phục hồi và thoát khỏi khủng hoảng (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w