Liên minh Châu Âu – EU

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 67 - 68)

I. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hoạt động M&A 1 Mỹ

2. Liên minh Châu Âu – EU

Tại EU, những quy tắc về hoạt động sáp nhập (European Merger Regulation – ECMR) đã có hiệu lực vào năm 1990. Bên cạnh đó, những quy định điều chỉnh về cạnh tranh được thể hiện chủ yếu trong điều 81 và 82 của Hiệp ước Kinh tế EU (European Economic Community Treaty – EEC). Để thực thi các quy định pháp luật nêu trên, EU thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách cạnh tranh và giám sát hoạt động M&A là DG Competition.

22 J.Fred Wetson and Samuel C. Weaver (2001), Mergers and Acquisitions, McGraw HillCompanies Inc. Companies Inc.

Trong phần này, tác giả đưa ra điển cứu về trường hợp sáp nhập của hai công ty viễn thong lớn của Mỹ là WorldCom và MCI. Tuy là hai doanh nghiệp Mỹ nhưng cơ quan quản lý cạnh tranh của EU đã phải tham gia xem xét thông qua bởi những lý do về ảnh hưởng của vụ sáp nhập tới mức độ cạnh tranh trên thị trường khu vực.

Ngày 9 tháng 11 năm 1997, hai công ty dịch vụ viễn thông lớn của Mỹ là WorldCom và MCI đã thỏa thuận sáp nhập thành một công ty duy nhất và lấy tên MCI/WorldCom và do WorldCom điều hành. Đây là hai doanh nghiệp viễn thông lớn nhất của Mỹ lúc đó hoạt động trên phạm vi quốc tế và đặt nhiều chi nhánh ở các nước thuộc EU. Việc hai doanh nghiệp này sáp nhập với nhau được nhận định là gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường EU. Vì vậy theo bộ quy tắc ECMR, EC có thẩm quyền tham gia xem xét giao dịch thương mại này bởi trường hợp MCI/WorldCom là vụ sáp nhập mang tính quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp Internet và viễn thông ở phạm vi quốc tế. Nhiệm vụ của DG Competition và các cơ quan quản lý cạnh tranh của phía Mỹ là đo lường mức độ ảnh hưởng của cuộc sáp nhập này tới sự cạnh tranh trên thị trường khu vực. DG Competition xem xét mức ảnh hưởng đó trên ba góc độ: khai thác hạ tầng mạng, cung cấp dịch vụ Internet và số lượng kết nối Internet toàn cầu. Đối với hai yếu tố đầu tiên, MCI/WorldCom chưa thể trở thành mối lo ngại bởi các doanh nghiệp viễn thông của EU vẫn chiếm đa số thị phần, nhưng cơ quan này ước tính MCI/WorldCom có thể đạt số lượng 55% đến 68% kết nối Internet toàn cầu.

Trước trở ngại đó từ phía cơ quan quản lý cạnh tranh, để có thể được thông qua hoạt động sáp nhập này, MCI đã chấp nhận mất đi mảng kinh doanh dịch vụ Internet và chuyển toàn bộ hệ thống kinh doanh dịch vụ Internet sang công ty mới được lập độc lập hoàn toàn với MCI/WorldCom.23

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 67 - 68)