Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 Phê duyệt Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 78 - 83)

II. Đánh giá xu hướng phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực BCVT tại Việt Nam

37 Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 Phê duyệt Chiến lược phát triển

riêng thì văn bản đó khó có thể bao quát hết được các lĩnh vực, ngành nghề, và rất nhanh bị thay đổi.

Tuy vậy, hệ thống VBQPPL điều chỉnh hoạt động M&A cần phải được bổ sung và làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, các khái niệm pháp lý được quy định tại những văn bản pháp quy cần

phải được thống nhất. Đầu tiên là khái niệm M&A phải thống nhất với quan niệm của thế giới. Khi thị trường BCVT đã mở cửa cũng là lúc những giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài tăng lên, cần phải điều chỉnh khái niệm này cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau đó là làm rõ khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài. Nếu doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài mà mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn được coi là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần phải làm rõ nếu doanh nghiệp có 1% vốn đầu tư nước ngoài thì có được xem là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được coi là nhà đầu tư nước ngoài hay không. Bên cạnh đó, những khái niệm pháp lý mới hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể cần phải được xây dựng như: doanh nghiệp cùng loại, thị trường liên quan, kiểm soát TTKT.

Thứ hai, bổ sung những quy định nhằm tạo thuận lợi để xúc tiến hoạt động

M&A:

- Một là, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp. Những quy định về thủ tục tiến hành M&A trong Nghị định số 108/2006/NĐ-CP đã rất chi tiết ở Điều 56 nhưng lại chưa đầy đủ vì mới chỉ quy định thủ tục dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần bổ sung quy phạm pháp luật cho phép doanh nghiệp Việt Nam được sáp nhập và mua lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp ở nước ngoài, hoán đổi cổ phiếu với các doanh nghiệp ở nước ngoài, niêm yết trên thị trường nước ngoài…

- Hai là, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A phải có nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập, mua lại giữa các doanh nghiệp trong nước. Việc gia nhập WTO làm giảm đáng kể sự bảo hộ của Nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh trực tiếp của các đối thủ nước ngoài. Riêng trong lĩnh vực BCVT, dù đây là lĩnh vực đạt mức độ tăng trưởng và lợi nhuận cao nhưng các doanh nghiệp vẫn luôn phải quan tâm tới quá trình tích tụ tư bản và cơ sở vật chất để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Ba là, phối hợp chặt chẽ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan: cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh và cơ quan đăng ký kinh doanh. Các cơ quan này cần nắm bắt số liệu của các thị trường cụ thể nhằm chủ động trong việc kiểm soát TTKT thay vì chờ đợi các doanh nghiệp khiếu nại rồi mới điều tra. Thẩm quyền của mỗi cơ quan thể hiện ở những công đoạn pháp lý khác nhau trong quá trình kiểm soát TTKT, vì vậy sự phối hợp giữa các cơ quan này là rất cần thiết để kiểm soát hiệu quả.

- Bốn là, các nhà làm luật nên quy định cụ thể các hình thức thực hiện việc sáp nhập, mua lại. Bởi mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở một mức độ nhất định chứ không phải hoạt động đầu tư thông thường của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nếu nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần không đủ để quyết định những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp thì không được coi là hoạt động M&A.

- Năm là, cần thu thập ý kiến đóng góp nên hay không nên cho phép các doanh nghiệp khác loại hình được tiến hành M&A với nhau để ra quyết định quy định hiện tại. Việc quy định các công ty cùng loại được phép sáp nhập và hợp nhất với nhau như Bộ Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp đang hạn chế nhiều cơ hội của các doanh nghiệp.

- Sáu là, phải xây dựng kênh thông tin minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động M&A nói riêng. Đây là yếu tố mà thị trường Việt Nam còn rất yếu kém trong khi đối với hoạt động M&A, những thông tin về giá cả, thị phần, thương hiệu… là rất cần thiết cho cả bên mua và bên bán.

1.2. Tiếp tục xây dựng và phát triển lĩnh vực BCVT

1.2.1. Thống nhất những quy định của pháp luật về BCVT với những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A

- Điều 17 về Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Luật Viễn thông quy định: “Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Vậy, cần phải làm rõ khái niệm “Nhà nước nắm cổ phần chi phối” và cách thức nắm giữ. Nắm cổ phần chi phối thông thường được hiểu là tham gia vốn chủ sở hữu, nhưng trên thực tế có những loại tài sản rất khó định giá như tài nguyên, thương hiệu, hệ thống khách hàng… Thực chất, khái niệm cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp BCVT liên quan đến quyền chi phối. Nhà nước không cần phải góp vốn chi phối mà vẫn có quyền chi phối. Những quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được xây dựng trên tinh thần của Luật Cạnh tranh 2004, vì thế Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thiết lập những tiêu chí để xác định thị trường kết hợp trong lĩnh vực viễn thông trong từng thời kỳ.

- Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho từng dịch vụ cụ thể. Đồng thời đổi mới chính sách giá cước đảm bảo thiết lập được môi trường cạnh tranh thực sự, tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ.

- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, thiết lập các liên minh, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

- Về vốn trong nước: đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư phát triển. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phương tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học.

- Về vốn ngoài nước: Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành.

1.2.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển

- Tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nhằm nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và khu vực.

1.2.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Hiện đại hoá các trung tâm đào tạo chuyên ngành; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đổi mới giáo trình; cập nhật kiến thức mới. Tiếp tục xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông theo hướng tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, Nhà nước nên chú trọng hỗ trợ xây dựng những chương trình phổ biến kiến thức về hoạt động M&A để các

doanh nghiệp không những nhận thức được lợi ích của hoạt động này mà còn chủ động tiến hành M&A và thực hiện một cách thành công.

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w