Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 69 - 71)

I. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hoạt động M&A 1 Mỹ

3. Trung Quốc

Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2001, trước Việt Nam 6 năm. Trước đó lĩnh vực BCVT của Trung Quốc còn tồn tại rất nhiều vấn đề: các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài chiếm tỷ lệ cổ phần rất ít trong các doanh nghiệp Trung Quốc (Telefónica của Tây Ban Nha có 5% cổ phần trong China Netcom, cổ phần của Vodafone ở China Mobile chỉ có 3,23%...); nhiều quy định pháp luật trong hoạt động BCVT của Trung Quốc chưa phù hợp với các quy định của WTO. Về khía cạnh luật pháp, thống kê cho thấy sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã phải thanh lý 2.300 văn bản pháp quy, loại bỏ, đình chỉ thực hiện và sửa đổi trên 190.000 văn bản pháp quy và quy định của chính quyền địa phương. Sau quá trình cải tổ chính sách, các nhà đầu tư nước ngoài đã có thể tăng cổ phần của mình tại các doanh nghiệp của Trung Quốc. Ngay sau đó, VodaFone đã bỏ ra 3,25 tỷ USD để mua 3,27% cổ phần của China Mobile tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, SK Telecom cùng với China Unicom thành lập công ty hợp tác đầu tư ở Bắc Kinh, trong đó SK Telecom chiếm 49% cổ

phần. AT&T, Telstra, NTT DoCoMo… cũng lần lượt thành lập các công ty liên doanh khai thác viễn thông ở Trung Quốc.25

Nhìn lại lịch sử ngành BCVT Trung Quốc, năm 1993 được coi là năm với sự cải tổ mạnh mẽ của Chính phủ nhằm tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường. Bộ Công nghiệp và Thông tin, cơ quan quản lý viễn thông của Trung Quốc, đã chia China Telecom thành 6 mạng viễn thông độc lập là China Telecom, China Netcom, China Mobile, China Unicom, China Railcom và China Satcom. Sau 15 năm, đến 2008 Trung Quốc lại đưa ra kế hoạch cải tổ ngược lại là sáp nhập 6 doanh nghiệp viễn thông lại thành ba công ty bình đẳng về quy mô, nguồn lực trên thị trường. Thông cáo chung của Bộ Tài chính, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc nói rõ cuộc cải cách này được thiết kế để tăng cường cạnh tranh lành mạnh và ngăn ngừa tình trạng độc quyền, đồng thời cắt giảm các chi phí viễn thông, tránh đầu tư trùng lắp về mạng lưới.26

BCVT còn là một trong những lĩnh vực diễn ra hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài khá mạnh mẽ tại Trung Quốc, bên cạnh ngành dầu khí, hóa chất và cơ khí. Năm 2002 diễn ra hai giao dịch M&A giữa East Communication và America Interwave Telecommunication vào tháng 8 với giá trị xấp xỉ 4,5 triệu USD, giữa China Netcom và Asia Globe Crossing vào tháng 11 với giá trị là 80 triệu USD. Hoạt động M&A trong lĩnh vực BCVT Trung Quốc chủ yếu là sáp nhập hàng ngang với mục tiêu là tiếp cận nguồn lực, thị trường, thương hiệu, vốn và công nghệ của nước ngoài (East Communication tận dụng công nghệ không dây và băng thông rộng của America Interwave để tiến hành R&D). Một đặc điểm nữa của hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực BCVT là các công ty mục tiêu thường thuộc những nền kinh tế

25http://tinnhanhvietnam.net/vien-thong/vien-thong-trung-quoc-ai-thang-ai-thua.html:Viễn thôngTrung Quốc: Ai thắng – ai thua? Trung Quốc: Ai thắng – ai thua?

phát triển nhưng phải đối phó với suy thoái như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông.27

Tuy nhiên, quy định pháp luật của Trung Quốc về hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài vẫn chưa hoàn chỉnh. Những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A của các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu thể hiện trong Quyết định số 10 về “Những biện pháp quản lý hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp của Trung Quốc” (Administrative Measures Regarding M&As by Foreign Investors of Chinese Enterprises), có hiệu lực ngày 8 tháng 9 năm 2006. Tuy nhiên những quy định này tồn tại rất nhiều hạn chế và khó khăn đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện M&A đối với một doanh nghiệp viễn thông trong nước và những vướng mắc trong vấn đề thay đổi thành phần cổ đông của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi doanh nghiệp đó trước kia là doanh nghiệp 100% vốn trong nước cơ cấu lại. Cuối 2008 và đầu năm 2009, Bộ Thương mại Trung Quốc MOFCOM đã ban hành thêm một số VBQPPL khác nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường cạnh tranh. Nhưng những nhà làm luật của Trung Quốc vẫn cần phải chú ý đến vấn đề thủ tục chấp thuận dự án đầu tư được cho là quá phức tạp, có quá nhiều các cơ quan, thủ tục rườm rà, hiệu quả thấp, thời gian kéo dài (ví dụ đối với thời hạn xem xét TTKT là 180 ngày – quy định tại Luật Chống độc quyền, hiệu lực ngày 01 tháng 8 năm 200828). Thủ tục này được tiến hành qua 3 cơ quan là Cơ quan Kinh tế Thương mại (Economic and Trade Dept), Cơ quan Kinh tế và Thương mại quốc tế (Foreign Trade and Economic Dept), Cục Quan hệ Quốc tế (Foreign Exchange Management Bureau) và theo 3 cấp Trung ương, tỉnh, thành phố.

Để khắc phục những thiếu sót và hạn chế trong những quy định về đầu tư nước ngoài và nhằm thúc đẩy hoạt động M&A phát triển trong lĩnh vực BCVT, Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 69 - 71)