II. Thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực BCVT tại Việt Nam 1 Đặc điểm kinh doanh ngành BCVT tại Việt Nam
2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp BCVT Việt Nam
2.1. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp BCVT 2.1.1. Số lượng và quy mô doanh nghiệp
Trong bất cứ một ngành nào thì số lượng và quy mô của doanh nghiệp trong ngành cũng có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó. Khi trên thị trường có ít doanh nghiệp hoạt động và với quy mô nhỏ, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng và khai thác tài nguyên. Những đối thủ tiềm năng có ý đồ gia nhập ngành sẽ càng làm cho cạnh tranh thêm gay gắt. Ngược lại, khi con số doanh nghiệp đã nhiều, bản thân thị trường đó đã có sự cạnh tranh rất quyết liệt thì số lượng doanh nghiệp khó mà tăng lên được. Riêng trong lĩnh vực BCVT, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là không đồng đều. Điều đó có thể hiểu là do lịch sử để lại: VNPT có được lợi thế quy mô từ khi còn là doanh nghiệp độc quyền; Viettel và một số doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước khác nhận được nhiều giúp đỡ từ phía Chính phủ, nhất là về cơ sở hạ tầng… Những doanh nghiệp BCVT lớn của Việt Nam luôn giành được thị phần áp đảo trên thị trường. Mặt số lượng lại có tác động hai mặt tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một mặt, khi thị trường đang trong giai đoạn cạnh tranh, với số lượng các doanh nghiệp BCVT hiện tại, nó bộc lộ rõ kẻ mạnh người yếu. Mặt khác, khi thị trường đã bão hòa, số lượng nhiều các doanh nghiệp sẽ chẳng còn mấy ý
2.1.2. Quy mô và trình độ phát triển của thị trường
Khi thị trường có mức độ sinh lời cao và tăng trưởng ổn định, nó có tác dụng duy trì và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ số thu nhập trên tài sản ROA của ngành viễn thông năm 2008 là 17,6% - vượt trước Bất động sản, trong khi nhu cầu về các dịch vụ viễn thông ngày càng cao khiến các doanh nghiệp BCVT phải nỗ lực đáp ứng nhu cầu và đạt được mức tăng trưởng ít nhất là hơn trung bình ngành.
2.1.3. Những quy định của pháp luật về cạnh tranh
Chính sách quản lý cạnh tranh của Nhà nước thể hiện ở ba mặt chính: mở cửa cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp được tham gia thị trường; tạo dựng hành lang pháp lý để bảo đảm cho các doanh nghiệp đã tham gia thị trường có thể thâm nhập thị trường và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã được cấp phép có thể thâm nhập thị trường, Luật Viễn thông mới đã đưa ra một loạt các quy định thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ viễn thông về cơ sở hạ tầng, về kết nối, về giá và quản lý giá cước của Nhà nước, đặc biệt phải kể đến sự ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường và quy định về sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của các doanh nghiệp viễn thông khác. Ngoài việc phải tuân thủ Luật Cạnh tranh, Luật Viễn thông quy định doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường phải tuân thủ các nghĩa vụ đặc thù trong cạnh tranh viễn thông: thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ chiếm thị phần khống chế; sở hữu chéo dịch vụ;14 cấm sử dụng các ưu thế về mạng lưới để cản trở việc xâm nhập thị trường và hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khác. Ngoài ra còn có sự ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp nắm giữ phương tiện thiết yếu trong việc cung cấp dịch vụ kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp khác.