Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tà

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 32 - 35)

I. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam 1 Lịch sử hình thành

11Vietnam M&A Network (2009), Cẩm nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tà

trương cổ phần hóa được thông qua. Đồng thời, những văn bản pháp luật khác như Luật Đầu tư 2005, Luật Chứng khoán 2006 đã góp phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ. Thống kê của PwC cho thấy năm 2006 số thương vụ đã tăng lên thành 38 với tổng giá trị là 299 triệu USD, năm 2007 là năm sôi động nhất của thị trường M&A Việt Nam với 108 giao dịch và tổng giá trị 1,719 tỷ USD. Năm 2008, số thương vụ tiếp tục tăng mạnh lên 146 giao dịch nhưng giá trị giao dịch lại giảm đi so với năm trước, chỉ còn hơn 1 tỷ USD. Năm 2007 là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự kiện này giúp cho thị trường M&A Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài do việc thực hiện các cam kết cũng như sự đổi mới thông thoáng hơn trong hệ thống pháp luật và cải thiện môi trường đầu tư.

Trong thời gian này, hoạt động M&A diễn ra rất nhộn nhịp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà điển hình là sự hợp tác kinh doanh giữa những ngân hàng lớn mạnh của nước ngoài với các đối tác Việt Nam (HSBC và Techcombank, Deutsche Bank, ANZ và Sacombank, Standard Chartered Bank và ACB…). Từ 2007 đến nay, những ngành đứng đầu trong danh sách tiến hành M&A là các ngành tài chính, hàng tiêu dùng, công nghiệp và giải trí – truyền thông. Năm 2007, CTCP Anco của Việt Nam đã mua lại nhà máy sữa của Nestlé tại Ba Vì, thừa hưởng nhãn hiệu Nestlé trong một năm đến tháng 4/2008 rồi ra đời thương hiệu mới. Trong lĩnh vực công nghiệp: năm 2008, Công ty TNHH Ximăng Holcim Việt Nam mua lại Cotec Cement thuộc tập đoàn Cotec Việt Nam với giá trị giao dịch 50 triệu USD; đến cuối năm, Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam mua thêm 49% cổ phần của Zarubezhneft để tăng lượng cổ phần của mình trong Rusvietpetro tới 98%.

Nhờ có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán mà hoạt động M&A diễn ra rất sôi nổi, và nó cũng không hề bỏ qua các công ty chứng khoán. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác động không nhỏ tới thị trường tài chính Việt Nam, kết quả là các công ty chứng khoán nhỏ lẻ có nguy cơ phá sản phải tìm đến con đường sáp nhập hoặc

mua bán. Trang web www.cafef.vn của CTCP Truyền thông Việt Nam VCCorp đã thống kê một số thương vụ điển hình có thể kể đến là:

- Ngân hàng đầu tư RHB (Malaysia) hoàn tất việc mua lại 49% cổ phần Công ty Chứng khoán Việt Nam.

- Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Golden Bridge nắm giữ 49% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhấp và Gọi.

- Tập đoàn Morgan Stanley mua 14,5 triệu cổ phần, tương đương 48,33% vốn điều lệ của GSI và đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley – Hướng Việt.

- Đối tác nước ngoài Technology CX (Cayman) mua lại 4,9 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc.

Theo ước tính của Avalue Việt Nam, năm 2009 đạt khoảng 287 số giao dịch M&A và giá trị giao dịch vào khoảng 1,09 tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn những con số thống kê của các năm kể trên là những vụ mua bán cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược. Trong năm vừa qua, một số thương vụ M&A điển hình chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp và hàng tiêu dùng:

- Phương án sáp nhập CTCP Ximăng Hà Tiên 1 với CTCP Ximăng Hà Tiên 2 đã được thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 29 tháng 12 năm 2009.

- Tập đoàn dầu nhớt Motul (Pháp) mua 70% cổ phần còn lại chưa nắm giữ của CTCP Hóa chất và Dầu nhờn Vilube.

- BV (SA) – một doanh nghiệp do SABMiller PLC sở hữu toàn bộ - đã mua 50% cổ phần trong Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam, một công ty sản xuất bia, từ đối tác liên doanh là CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk.

- Công ty International Consumer Products chính thức trở thành chủ sở hữu của CTCP Thực phẩm Thuận Phát sau khi mua 51% cổ phần của công ty này.

- Vào tháng 7/2009, BIDV đã hoàn tất việc thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng chính thức mua lại một ngân hàng tư nhân của Campuchia là Ngân hàng Đầu tư thịnh vượng PIB và đổi tên lại thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia BIDC.

Sự phát triển nóng của nền kinh tế Việt Nam đã sản sinh ra quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, dẫn đến cạnh tranh gay gắt. Khi một lĩnh vực nào đó đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì hàng loạt doanh nghiệp nhảy vào, điển hình là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, tài chính. Khi đã bão hòa, để tránh khỏi phá sản thì xu hướng M&A là một lựa chọn. Theo thống kê, có đến 95% các doanh nghiệp Việt Nam là DNNVV. Đây là nhóm doanh nghiệp có xu hướng M&A mạnh để hợp sức trong cạnh tranh, nhất là ở vào hoàn cảnh nền kinh tế đang suy thoái. Cục Đầu tư nước ngoài (Sở Kế hoạch và Đầu tư) dự báo trong vòng 6 đến 10 năm tới, sẽ có khoảng 35% - 50% số DNNVV tiến hành M&A.

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 32 - 35)