Sở hữu chéo trong viễn thông là việc một tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn hoặc cổ phiếu trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 55 - 57)

II. Thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực BCVT tại Việt Nam 1 Đặc điểm kinh doanh ngành BCVT tại Việt Nam

14Sở hữu chéo trong viễn thông là việc một tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn hoặc cổ phiếu trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

Về liên kết giữa các doanh nghiệp viễn thông, Luật Viễn thông quy định quản lý chặt hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích hình thành cơ chế liên minh có thể dẫn tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh viễn thông thông qua hình thức một pháp nhân nắm quyền sở hữu vốn trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông; các trường hợp tập trung kinh tế trong kinh doanh viễn thông bị cấm và nếu có thì phải được sự chấp thuận của MIC.

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp BCVT tại Việt Nam hiện nay

Có thể thấy vào những năm 1995 trở đi, khi Viettel, SPT, Công ty Điện tử và Hàng hải Vishipel, Công ty Viễn thông Điện lực ETC, Hanoi Telecom được cấp phép và phá vỡ thế độc quyền của VNPT thì thị trường BCVT Việt Nam bắt đầu ở vào giai đoạn khởi đầu cạnh tranh. Trong giai đoạn phát triển nóng, lĩnh vực BCVT sẽ là mảnh đất màu mỡ cho nhiều doanh nghiệp, và cho đến nay thì thị trường này đang cạnh tranh khá gay gắt với rất nhiều doanh nghiệp lớn và vừa. Việc thâm nhập thị trường cũng không hề đơn giản với những doanh nghiệp mới, bởi những cái tên lớn như VNPT, Viettel, EVN Telecom đã chiếm giữ mảnh đất từ lâu. Thực tế, một số dự án đã thất bại, ví dụ như HT Mobile và S-Fone. Dịch vụ bưu chính Việt Nam đang phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp có tiếng của nước ngoài như FedEx, DHL nhưng thực ra họ chủ yếu hoạt động trong mảng CPN quốc tế. Còn đối với dịch vụ viễn thông cũng có sự góp mặt của những công ty lớn là Alcatel – Lucent, Hutchinson, Orange France… Nếu so sánh tương quan lực lượng, họ là những đối thủ đáng gờm về mặt tài chính và năng lực quản lý còn doanh nghiệp Việt Nam lại có được những ưu thế nhất định về việc khai thác mạng viễn thông do những cương quyết trong đàm phán các hiệp định song phương, đa phương.

Một sự kiện cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp BCVT thời gian qua đã được cải thiện rất nhiều là việc tách bạch hoạt động bưu chính với hoạt động viễn thông. Nó không những tạo nên sự thuận tiện trong quản lý mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực bằng cách tháo gỡ sự ràng

buộc của chúng về mặt tài chính. Tuy nhiên, vì vừa mới tách khỏi viễn thông nên hoạt động bưu chính những năm gần đây dường như “im hơi lặng tiếng”. Riêng với hoạt động này, rất cần có sự cải tổ của Nhà nước để bắt kịp viễn thông.

Nếu xét về góc độ pháp lý, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp BCVT hiện tại đang khá lành mạnh và hiệu quả đối với thị trường. Càng ngày ranh giới giữa viễn thông và truyền thông càng lu mờ và dần dần hội tụ. Nắm bắt được xu thế, cơ quan quản lý và điều tiết cũng phải thay đổi theo để điều tiết một cách thống nhất. Chính phủ đã hợp nhất các Bộ Bưu chính Viễn thông, Cục Báo chí và Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin cũ thành một cơ quan quản lý duy nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông, tránh được sự trùng lắp hoặc khoảng trống giữa các chuyên ngành cũng như sự méo mó trong cạnh tranh giữa các cơ chế truyền thông điện tử khác nhau. Thêm vào đó, hiệu lực của Luật Viễn thông sẽ càng cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoạt động m&a trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tại việt nam (Trang 55 - 57)