Đánh giá chung thực trạng quản lí dạy học trong đào tạo nghề ở

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI doc (Trang 71 - 79)

Trƣờng Trung cấp nghề cơ khí 1 Hà Nội

Qua khảo sát thực trạng và phân tích công tác quản lí hoạt động dạy học trong quá trình đào tạo nghề ở trƣờng trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội có thể rút ra nhận định về một số ƣu nhƣợc điểm về công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động trong quá trình đào tạo nghề của trƣờng nhƣ sau.

2.3.3.1. Về quản lí mục tiêu, nội dung đào tạo, chương trình dạy học

- Ƣu điểm

+ Trƣờng đã xây dựng chƣơng trình đào tạo dựa trên cơ sở chƣơng trình khung của tổng cục dạy nghề và biên soạn giáo trình đƣa vào giảng dạy đảm bảo các mục tiêu đã đề ra.

+ Qua quá trình đào tạo tiến hành rà soát lại nội dung chƣơng trình điều chỉnh mục tiêu các ngành học các môn học. Xây dựng kế hoạch đào tạo sát với yêu cầu sản xuất, đổi mới phƣơng pháp dạy học, tiếp cận công nghệ tiên tiến khoa học kỹ thuật hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phát huy sáng cải tiến, tích cực triển khai việc nghiên cứu các đề tài khoa học. Tự làm các mô hình học cụ các trang thiết bị để phục vụ đào tạo.

- Nhƣợc điểm

+ Trong công tác quản lí lãnh đạo nhà trƣờng việc quản lí chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chƣơng trình đào tạo theo chƣơng trình khung do Tổng cục dạy nghề ban hành còn nhiều hạn chế do việc thay đổi chƣơng trình từ đào tạo nghề sang chƣơng trình khung đào tạo trung cấp nghề.

+ Việc biên soạn giáo trình mới phù hợp với chƣơng trình khung còn chậm do đội ngũ giáo viên chƣa có sự nỗ lực và còn hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ.

+ Cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị đã cũ và lạc hậu, kinh phí cho biên soạn giáo trình, chƣơng trình, nghiên cứu khoa học còn ít.

+ Các điều kiện phục vụ cho giảng dạy còn thiếu, chƣa đồng bộ nên chƣa phát huy đƣợc việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy.

+ Một số chƣơng trình còn nặng về lý thuyết. đối tƣợng học sinh trình độ văn hoá đầu vào còn thấp, không đồng đều nên còn gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nội dung, chƣơng trình đào tạo.

2.3.3.2. Về quản lí nề nếp dạy học và hồ sơ chuyên môn của giáo viên

- Ƣu điểm

+ Hầu hết giáo viên khi lên lớp đều thực hiện đúng trình tự của một tiết dạy, một ca dạy học, thực hiện đầy đủ các bƣớc: từ việc kiểm tra sĩ số học sinh, kiểm tra bài cũ, giảng bài và phƣơng pháp, nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng môn học, ngành học.

+ Việc chuẩn bị của giáo viên trƣớc khi lên lớp đƣợc thực hiện tƣơng

đối tốt nhƣ : soạn giáo án, đề cƣơng môn học, chuẩn bị mô hình học cụ, dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Hệ thống sổ sách, sổ ghi chép, sổ điểm, các loại biểu mẫu đều đƣợc giáo viên ghi chép đầy đủ và đúng qui định.

+ Nhà trƣờng thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt trong lĩnh vực này, đồng thời cũng có chính sách khen thƣởng động viên những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Nhƣợc điểm

+ Nhận thức ở một số giáo viên còn thấp cho nên vẫn còn tình trạng giáo viên khi lên lớp không thực hiện đúng các qui định các bƣớc lên lớp hay nề nếp học tập, việc ghi chép các loại biểu mẫu sổ sách còn mang tính hình thức, sơ sài.

+ Việc quản lí nề nếp học tập, và quản lí hồ sơ của giáo viên của các phòng ban chức năng còn chƣa chặt chẽ, chủ yếu để đánh giá thi đua mà chƣa đi vào thực tế, để có tác dụng làm tăng chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

2.3.3.3. Về quản lí thực hiện và đổi mới phương pháp dạy học

- Ƣu điểm

+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng hầu hết còn trẻ đƣợc đào tạo trong các trƣờng chính qui cho nên việc phát huy trình độ kiến thức, phát huy và áp dụng các phƣơng pháp dạy học tiên tiến đƣợc phát huy triệt để, đã góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

+ Ban gián hiệu, phòng đào tạo luôn luôn quan tâm tới việc đổi mới và cải tiến phƣơng pháp dạy học, trên cơ sở kế thừa và phát huy các phƣơng pháp dạy học truyền thống. Nhà trƣờng thƣờng xuyên mua sắm, bổ sung phƣơng tiện dạy học mới, hiện đại và mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn giáo viên trong nhà trƣờng tiếp cận với các phƣơng pháp dạy học mới, các trang thiết bị dạy học hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Việc thay đổi từ phƣơng pháp dạy học truyền thống sang phƣơng pháp dạy học hiện đại là một việc làm không dễ, nó đòi hỏi phải có thời gian và một quá trình vận động, nhất là đối với những giáo viên cao tuổi.

+ Việc sử dụng các trang thiết bị dạy học tiên tiến đòi hỏi phải có sự vận động, phải có sự chuẩn bị, nhất là đối với các môn học, các ngành nghề không có phòng học chuyên môn, đã gây tâm lý ngại sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại.

2.3.3.4. Về quản lí hoạt động dạy học của giáo viên

- Ƣu điểm

+ Hoạt động giảng dạy là hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng, là hoạt

động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ giáo viên thực hiện. Quản lí hoạt động dạy học đã đi vào nề nếp, giáo viên trong nhà trƣờng thực hiện đúng qui chế, đúng qui định, đúng kế hoạch và nội dung chƣơng trình, đảm bảo chất lƣợng giảng dạy.

+ Tập thể giáo viên nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp luôn vì sự nghiệp đào tạo.

+ Phong trào thi đua dạy tốt đƣợc phát huy và có hiệu quả, giáo viên bám sát chƣơng trình môn học, module, kế hoạch giảng dạy, điều chỉnh và cập nhật kiến thức mới phù hợp thực tế để đáp ứng mục tiêu của bài học.

+ Thực hiện tích cực các hoạt động tự bồi dƣỡng dƣới nhiều hình thức nhƣ: sinh hoạt tổ chuyên môn, tự học, dự giờ trao đổi… thông qua đó các vẫn đề khó khăn trong giảng dạy đƣợc bàn bạc kỹ, thống nhất và cùng tháo gỡ.

+ Hình thức đăng ký thi đua, sáng cải tiến, nghiên cứu các đề tài khoa học đã trở thành phong trào rộng khắp trong tập thể giáo viên của nhà trƣờng.

- Giáo viên khi lên lớp hầu hết đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ các khâu của quá trình giảng dạy đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Thực hiện bài giảng trên lớp

3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Trong quá trình giảng dạy, trong mỗi bài học giáo viên đã có sự đầu tƣ cho cho bài giảng nhƣ đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện đại, chuẩn bị phƣơng tiện, mô hình học cụ, đồ dùng dạy học phù hợp, làm cho các bài học thực hành trở nên sinh động, giúp cho quá trình nhận thức của học sinh dƣợc dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.

+ Nhà trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học, động viên khuyến khích và có chế độ động viên khen thƣởng cho các giáo viên có thành tích tốt trong các hoạt động giảng dạy, nên đã có nhiều bài giảng hay, buổi dạy hay và có nhiều gƣơng giáo viên điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của nhà trƣờng.

- Nhƣợc điểm

+ Trong công tác giảng dạy vẫn còn một vài giáo viên chuẩn bị các khâu lên lớp chƣa đƣợc tốt nhƣ: đầu tƣ cho thời gian soạn giáo án, đề cƣơng bài giảng còn ít, không đầu tƣ nghiên cứu cập nhật kiến thức mới bổ xung cho bài giảng, sử dụng thiết bị học cụ trong giảng dạy còn ít, khi dạy thực hành việc làm mẫu thực hiện các kỹ năng kỹ sảo chƣa chuẩn mực do việc giáo viên không thƣờng xuyên luyện tập rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo của nghề, đặc biệt là số giáo viên còn trẻ mới ra trƣờng.

+ Công tác quản lí của các cấp đối với các hoạt động giảng dạy của giáo viên trong nhà trƣờng đôi khi còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, sâu sát tới từng giáo viên, từng lớp học. Công tác dự giờ thăm lớp còn nhiều hạn chế đôi khi còn chạy theo hình thức chỉ lấy đó làm cơ sở để đánh giá thi đua chứ chƣ thực sự đi vào chiều sâu và có chất lƣợng. Tình trạng giáo viên soạn bài, soạn giáo án sơ sài chất lƣợng giáo án thấp vẫn còn, việc giảng dạy chay hay dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không có dụng cụ, mô hình học cụ vẫn còn tồn tại ở một số giáo viên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học tập của học sinh giảm sút, chất lƣợng đào tạo thấp. Nhà trƣờng cần phải tăng cƣờng các biện pháp quản lí quả lý hơn nữa với các hoạt động giảng dạy của giáo viên.

2.3.3.5. Về quản lí hoạt động học tập của học sinh

- Ƣu điểm

+ Các tập thể học sinh tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động học tập và các hoạt động ngoại khoá do trƣờng, lớp tổ chức; các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thi đua học tốt, học vì ngày mai lập nghiệp, phát huy tính tự học, tự rèn luyện đƣợc đông đảo học sinh và các tập thể lớp tham gia nhiệt tình, sôi nổi.

+ Công tác quản lí quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh đƣợc đánh giá thƣờng xuyên, phê bình, khen thƣởng kịp thời.

+ Công tác quản lí học sinh của nhà trƣờng đƣợc thực hiện nề nếp và tuân thủ theo đúng qui trình quản lí thông qua hệ thống: sổ nhật ký lớp, hệ thống sổ điểm, kết quả học tập của học sinh từng tháng, kết quả tổng kết các môn học, module, học kỳ, năm học.

+ Xử lý thông tin, thực hiện kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả học tập và phấn đấu của học sinh theo từng đơn vị thời gian.

- Nhƣợc điểm

+ Kết quả rèn luyện, đặc biệt là rèn luyện tay nghề chƣa cao, số học sinh đỗ tốt nghiệp đạt loại khá giỏi còn thấp, chủ yếu là tốt nghiệp loại trung bình và đặc biệt là vẫn còn học sinh lƣu ban.

+ Tình trạng học sinh bỏ giờ, bỏ tiết học ở một số lớp, một số học sinh vẫn thƣờng xuyên diễn ra chƣa khắc phục đƣợc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công tác quản lí học sinh ở một số giáo viên còn lỏng lẻo. Giáo viên chƣa bám lớp chƣa nắm bắt đƣợc thực trạng thực tế học tập và tâm lý, động cơ học tập của học sinh để có phƣơng pháp sửa chữa uốn nắn kịp thời.

+ Phƣơng pháp hƣớng dẫn học thực hành còn đơn điệu chƣa đƣợc chú trọng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả học thực hành còn thấp.

+ Việc hƣớng dẫn học sinh tự học và công tác kiểm tra tự học của học sinh làm chƣa tốt chƣa thƣờng xuyên, chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

2.3.3.6. Về quản lí cơ sở vật chất -kĩ thuật dạy học

- Ƣu điểm

+ Trong những năm qua nhà trƣờng đã từng bƣớc đầu tƣ xây dựng, mua sắm các trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo đã phần nào dáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nhƣ hệ thống chƣơng trình, giáo trình, tài liệu của các môn học, module, hệ thống các phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm và hệ thống các xƣởng thực hành tƣơng đối qui mô hiện đại.

+ Việc mua sắm bổ sung các trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất ở các khu công nghiệp địa phƣơng cũng nhƣ trong cả nƣớc cũng luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm và mua sắm kịp thời. Nhà trƣờng đã mua sắm đƣợc các trang thiết bị hiện đại tiên tiến, các máy CNC nhƣ: Máy tiện CNC, Máy phay CNC, Máy mài CNC, Máy cắt dây, Máy xung định hình, Trung tâm gia công ... Đảm bảo đáp ứng tốt cho các hoạt động đào tạo của nhà trƣờng.

+ Mọi cơ sở vật chất đã từng bức đƣợc đƣa vào sử dụng phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học một cách hợp lý và có hiệu quả.

+ Công tác bảo quản bảo dƣỡng cũng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc hệ thống văn bản qui định việc sử dụng và bảo quản, bảo dƣỡng trang thiết bị phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo hiện đại nhƣng chƣa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số ngành nghề, các ngành nghề khác chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị ở một số ngành nghề.

+ Trình độ tay nghề của giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc trong việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, chƣa khai thác sử dụng hết tính năng của máy dẫn đến tình trạng lãng phí và không hiệu quả. Học sinh đƣợc tiếp cận với thiết bị hiện đại ít và sử dụng trang thiết bị còn hạn chế.

+ Thiết bị thực tập ở một số ngành nghề còn ít phải bố trí 2-3 học sinh trên một thiết bị, thời lƣợng học sinh tiếp cận với máy còn ít chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

+ Về cơ sở vật chất khác nhƣ vật tƣ, nhiên, nguyên vật liệu phục vụ đào tạo chƣa đủ để học sinh thực tập dẫn đến kết quả rèn luyện tay nghề còn thấp.

2.3.3.7. Về quản lí bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề

- Ƣu điểm

+ Đại đa số giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lí học sinh, chấp hành tốt các qui định của nhà trƣờng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của ngƣời giáo viên.

+ Lực lƣợng giáo viên đa phần còn trẻ là đội ngũ lòng cốt luôn luôn nhiệt tình say mê với nghề nghiệp, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học, đƣợc đào tạo cơ bản có trình độ cao và khả năng tiếp cận các lĩnh vực công nghệ khoa học tiên tiến, tích cực tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sƣ phạm, nâng cao kiến thức chuyên môn.

+ Hằng năm nhà trƣờng mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, mời các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đào tạo về giảng dạy, tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên trong trƣờng có cơ hội để học tập nâng cao trình độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhà trƣờng tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi tay nghề giỏi trong các khoa, trong nhà trƣờng, tạo điều kiện để các giáo viên có thể hiện khả năng của mình và nhất là cơ hội để trao đổi học hỏi tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.

+ Ban giám hiệu nhà trƣờng rất quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên tham gia các hội thi giáo viên giỏi các cấp: Hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố và hội thi giáo viên giỏi toàn quốc.

- Nhƣợc điểm

+ Việc quản lí bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ nói chung trong nhà trƣờng là tƣơng đối tốt. Song vẫn còn một số giáo viên chƣa có chí tiến thủ, đặc biệt là số giáo viên tuổi cao, có tƣ tƣởng ngại học tập, ngại tiếp cận và sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học tiên tiến, hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI doc (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)