Vài nét về Trƣờng trung cấp nghề cơ khí 1 Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI doc (Trang 45 - 54)

2.3.1.1. Quá trình thành lập và phát triển nhà trường

Trƣờng trung cấp nghề cơ khí I Hà nội đƣợc thành lập theo quyết định số: 1819/QĐ-UBND ngày 09/5/2007 của UBND Thành phố Hà Nội. Trên cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sở tiền thân là trƣờng Đào tạo CNKT Cơ khí I đƣợc thành lập ngày 15/11/1974 nhà trƣờng đã có 36 năm xây dựng và phát triển. Địa điểm trụ sở chính: Số 28 - Tổ 47 - TT Đông Anh - Huyện Đông Anh - Hà Nội.

2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường

- Chức năng

Trƣờng Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội có chức năng tổ chức hoặc liên doanh, liên kết tổ chức mở các lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn, dạy nghề cho các đối tƣợng thuộc các thành phần kinh tế - xã hội theo đúng chƣơng trình dạy nghề do Bộ Lao động TB&XH và các Bộ, ngành có liên quan quy định.

- Nhiệm vụ

1. Trƣờng có nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng và dạy các nghề sau:

Chuyên ngành Cơ khí hệ trung cấp

+ Kỹ thuật Tiện + Kỹ thuật Phay bào + Công nghệ Hàn

+ Sửa chữa thiết bị công nghiệp + Sửa chữa ô tô - xe máy

+ Nguội chế tạo khuôn mẫu + Kỹ thuật Mài

+ Sửa chữa bảo quản cột bơm nhiên liệu + kỹ thuật Rèn.

+ Điện: Sửa chữa điện dân dụng, Điện xí nghiệp. + Tin học văn phòng, tin học kế toán

+ Kỹ thuật máy tính.

Chuyên ngành Cơ khí hệ sơ cấp

+ Kỹ thuật Tiện + Kỹ thuật Phay bào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công nghệ Hàn + Nguội chế tạo + Tin học văn phòng + Kỹ thuật máy tính

- Đào tạo bồi dƣỡng kiến thức, tay nghề chuyên môn, ngắn hạn phục vụ xuất khẩu lao động.

- Nghiên cứu khoa học - Công nghệ và kỹ thuât phục vụ đào tạo, phục vụ lao động sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế - Xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Trong điều kiện và khả năng của trƣờng, liên kết với cơ sở hữu quan tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông và phát huy vai trò trung tâm văn hoá, khoa học công nghệ và kỹ thuật của trƣờng tại địa phƣơng nơi trƣờng đóng.

- Tổ chức bồi dƣỡng và thi nâng bậc cho công nhân các doanh nghiệp khi có yêu cầu.

- Quản lí đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên lao động hợp đồng, học sinh và quản lí đất đai, nhà xƣởng, tài sản trang thiết bị của Nhà trƣờng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và Thành phố.

- Thực hiện các nhiêm vụ khác do giám đốc Sở Lao động TB&XH Thành phố giao cho.

- Tổng số CB-CNV-GV là 85 ngƣời ngoài ra còn 30 giáo viên và CNV hợp đồng. Trong 85 CB-CNV-GV trong biên chế và HĐQL có 57 giáo viên

(08 trình độ trên đại học; 42 trình độ Đại học, 07 trình độ Cao đẳng ; 28 CB-

CNV (có 15 trình độ Đại học, 10 Trình độ cao đẳng ; 03 trình độ Trung cấp).

- Trình độ của CB-CNV-GV có nghiệp vụ cao luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, nhiều năm liền trƣờng dẫn đầu trong các Hội thi GVG và HSG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cơ cấu tổ chức của trƣờng gồm : Ban giám hiệu, 03 phòng chức năng

là Phòng HC-TC ,Phòng Đào tạo và Phòng kế toán; 05 khoa là : Khoa Lý thuyết cơ bản, Khoa Nguội- Động lực, Khoa Cơ khí chế tạo, Khoa CN Hàn, Khoa Điện - Điện tử - Tin học.

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG HC-TC PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG KẾ TOÁN KHOA CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHOA CÔNG NGHỆ HÀN KHOA NGUỘI - ĐỘNG LỰC KHOA ĐI N -ĐI N T -T IN HỌ C KHOA L Ý T HUYẾ T B ẢN CÁC LỚP HỌC SINH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1. Tổ chức bộ máy của trƣờng

- Tổ chức Đảng và đoàn thể

Tổ chức Đảng là Chi bộ trực thuộc Huyện uỷ Đông Anh gồm có 25 đ/c đảng viên (đang làm thủ tục kết nạp 04 đ/c nữa) 5 năm liên tục gần đây nhất đƣợc khen là Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Năm 2008 đƣợc Huyện uỷ Đông Anh tặng giấy khen „‟Đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá VIII về chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc‟‟.

- Tổ chức Công đoàn và đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trƣờng luôn hoạt động tích cực đƣợc các cấp tặng bằng và giấy khen.

Trƣờng Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội có vị trí nằm ở khu công nghiệp Huyện Đông Anh và gần các khu công nghiệp Huyện Sóc Sơn và Mê Linh do vậy rất thuận tiện cho việc tiếp cận với các thiết bị công nghệ mới, cung cấp học sinh sau khi tốt nghiệp cho các khu công nghiệp và liên doanh liên kết đào tạo việc làm.

- Trong khi thực hiện nhiệm vụ Trƣờng có những thuận lợi là đƣợc sự quan tâm của Sở Lao động TB&XH, Huyện uỷ Đông Anh, sự năng động sáng tạo của cấp uỷ và BGH, sự nhiệt tình trong công tác của CB-CNV-GV, sự tham gia tích cực của các đoàn thể… Nhƣng cũng gặp một số khó khăn là do việc tuyển dụng giáo viên có trình độ và tay nghề cao gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất Nhà trƣờng còn nghèo, thu nhập của CB-CNV-GV còn thấp, học sinh ngày càng lƣời học và trình độ đầu vào thấp.

Cơ sở vật chất Nhà trƣờng có diện tích đất là 3,14 ha có khu giảng đƣờng, nhà làm việc, xƣởng thực hành đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo, trƣờng có đủ thiết bị, vật tƣ, dụng cụ để dạy các nghề đƣợc đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.3. Đặc điểm công tác tuyển sinh

Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao là đào tạo nhân lực có trình độ Trung cấp nghề, sơ cấp nghề và nhân viên kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời giải quyết việc làm ổn định đảm bảo đời sống cho cán bộ giáo viên, CNVC nhà trƣờng, công tác tuyển sinh có vai trò hết sức quan trọng, nó có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển nhà trƣờng.

Hiện nay đất nƣớc ta đang trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, ngành cơ khí chế tạo đang phát triển rất mạnh nên rất cần lực lƣợng lao động có kỹ thuật có trình độ kỹ năng nghề cao. Học sinh của trƣờng trong những năm qua khi tốt nghiệp đi làm việc đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu dây truyền sản xuất của các công ty, doanh nghiệp, trình độ tay nghề đã đƣợc các công ty, các doanh nghiệp đánh giá cao. Uy tín và thƣơng hiệu nhà trƣờng đã đƣợc khẳng định, là yếu tố thu hút học sinh vào trƣờng.

Trƣờng đƣợc giao chỉ tiêu 700hs / năm nhƣng thực tuyển từ 850 - 900hs / năm. Đối tƣợng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT và THCS trên địa bàn Hà nội trong đó chủ yếu là các huyện ngoại thành và các khu công nghiệp Đông Anh, Khu công nghiệp Sóc sơn, Khu công nghiệp Nội Bài

Ngoài đào tạo nghề dài hạn, trƣờng còn liên kết với trƣờng Đại học sƣ phạm kỹ thuật Hƣng yên mở các lớp đào tạo Đại học tại chức liên thông, tạo điều kiện cho các em có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Ngoài ra trƣờng

còn liên tục mở các lớp đào tao nghắn hạn : 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đáp ứng

cho mọi đối tuợng học nghề. Nhà trƣờng còn đào tạo nâng bậc thợ và đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Bảng 2.1. Qui mô tuyển sinh và đào tạo

TT Nghề đào tạo Số lƣợng tuyển sinh các năm

2005 2006 2007 2008 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn II Thực tuyển 450 520 680 750 900 1 Nghề Tiện 100 150 200 250 250 2 Nghề Phay - Bào 50 50 50 70 50 3 Nghề Hàn 100 120 150 120 200 4 Nghề Điện 50 30 50 60 50 5 Nghề Nguội chế tạo 50 70 100 70 100

6 Nghề Nguội sửa chữa 20 20 25 50 50

7 Công nghệ Ôtô - Xe máy 30 30 50 80 100

8 Kỹ thuật máy tính 25 25 30 20 50

9 Tin học văn phòng, Kế toán 25 25 25 30 50

Công tác tuyển sinh trong các năm qua đều đạt và vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao, năm sau cao hơn năm trƣớc, đặc biệt tuyến sinh năm 2009 tăng gấp 2 lần (200%) so với năm 2005. Nhƣ vậy nhu cầu về học nghề của xã hội hiện nay là rất lớn để đáp ứng cung cấp nhân lực lao động có trình độ kỹ thuật cho các khu công nghiệp đang phát triển ngày càng nhiều trên khắp cả nƣớc. Tuy nhiên trong công tác tuyển sinh của nhà trƣờng trong những năm qua vấn còn

một số vấn đề cần đƣợc nghiên cứu để sớm có biện pháp khắc phục:

Một số nghề có số lƣợng ngƣời đang ký vào học ít, ở một số nghề ngƣời đăng ký vào học lại đông gây mất cân đối trong quá trình tuyển sinh giữa các nghề cũng nhƣ cân đối giờ giảng giữa các giáo viên và giữa các khoa. Đây là vấn đề cần tìm rõ nguyên nhân để sớm có biện pháp tuyên truyền nhằm tạo sự cân đối trong tuyển sinh giữa các nghành nghề đào tạo. Trong tuyển sinh lực lƣợng tuyển sinh còn mỏng, công tác tuyên truyền còn hạn chế.

2.3.1.4. Công tác giảng dạy và học tập

Từ năm học 2007 đến nay trƣờng đã áp dụng chƣơng trình đào tạo hệ Trung cấp nghề mặc dù còn có khó khăn song hoạt động giảng dạy và học tập đều thực hiện nghiêm túc, chất lƣợng đào tạo luôn đƣợc chú trọng nâng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hoạt động học tập của học sinh nhìn chung nề nếp giữ gìn cảnh quan môi trƣờng tốt, giữ mối quan hệ thầy trò và bạn bè đúng mực do đó tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 97%, khá giỏi 5%, tỷ lệ lên lớp đạt trên 95% trong đó có 15% khá giỏi.

- Phong trào thi đua dạy tốt học tốt đƣợc triển khai tốt từ các đơn vị, lớp đến cấp trƣờng đƣợc duy trì, đánh giá từng tháng, từng quý, từng học kỳ và năm học.

- Về phong trào GVG đƣợc tổ chức rộng khắp ở các khoa, các giáo viên tham gia nhiệt tình. Kết quả 5 năm qua hàng năm có từ 10 - 15 giáo viên đạt GVG cấp trƣờng.

Trong 3 năm qua Trƣờng có 03 giáo viên đạt GVG toàn quốc (2 giải nhì, 1 giải ba) năm nào cũng có 2 đến 3 giáo viên đạt GVG cấp Thành phố. 2.3.1.5. Về bồi dƣỡng CB - GV

Từ năm 2003 Trƣờng đã xây dựng quy định hỗ trợ khuyến khích CB- GV tự học tập nâng cao trình độ, hầu hết giáo viên tự học tập nâng cao trình độ cao đẳng lên đại học, năm 2008 có 18 CB-GV tự học tập nâng cao, cuối năm đã có 14 ngƣời tốt nghiệp, có 08 ngƣời học bậc cao học và 01 ngƣời học cao cấp lý luận chính trị. Trƣờng tiếp tục quan tâm nâng cao trình độ ở bậc sau đại học và các lớp hƣớng dẫn sử dụng máy và thiết bị công nghệ cao, các lớp bồi dƣỡng và ứng dụng phần mềm mới về thiết kế bài giảng, sử dụng phần mềm tƣơng tác trong dạy học và thiết kế trình chiếu.

2.3.1.6. Công tác thực tập sản xuất - liên kết đào tạo

- Đã xây dựng cho nghề Tiện, Hàn, Nghề Nguội hệ thống bài tập ứng dụng thực tập sản xuất xuyên suốt năm học phù hợp với chƣơng trình, kế hoạch đào tạo nâng cao đƣợc kỹ năng thực hành nghề cho học sinh đồng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có hiệu quả kinh tế cao. Nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc một số hợp đồng có tiền công và vật tƣ phụ.

- Về liên kết đào tạo: thƣờng xuyên nâng bậc thợ cho Công ty Cổ phần Khoá Việt tiệp, Công ty vật tƣ đƣờng sắt Đông anh, Công ty TNHH Nhà nƣớc 1 thành viên Xích líp Đông Anh.

- Nâng bậc thợ cho Công ty Cổ phần Khoá Việt Tiệp 1.220 công nhân, đào tạo chuyển đổi nghề cho 147 công nhân, nâng bậc thợ cho Công ty vật tƣ đƣờng sắt Đông Anh 109 công nhân.

- Phối hợp với Trung tâm giáo dục Lao động xã hội số 06 Sóc Sơn đào tạo ngắn hạn cho 310 học viên, liên kết với Trung tâm GDTX Sóc Sơn đào tạo nghề 278 học sinh là con em nông thôn.

- Liên kết với trung tâm GDTX Đông Anh đào tạo 5.821 học sinh hệ Bổ túc văn hoá lớp 10,11,12.

- Năm 2008 có 04 giáo viên đạt GVG cấp Thành phố (1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba). Đƣợc UBND Thành phố tặng bằng khen đơn vị có thành tích xuất sắc trong Hội thi GVG.

- Về phong trào học sinh giỏi từ năm 2004 đến nay trƣờng đã có 42 Học

sinh đạt giải cao qua các Hội thi HSG cấp Thành phố, Trƣờng đƣợc UBND Thành phố tặng bằng khen đơn vị đạt thành tích xuất sắc phong trào HSG Thành phố Hà Nội và đặc biệt có 02 em học sinh đạt giải tại Hội thi HSG Toàn quốc đƣợc Bộ trƣởng Bộ Lao động TB&XH tặng bằng khen. 3 lần đƣợc UBND Thành phố tặng bằng khen cho phong trào HSG.

- Đào tạo nghề cho đối tƣợng sau cai từ năm 2006 đến nay đào tạo đƣợc 422 ngƣời nghiện sau cai các nghề cơ khí: Điện, xe máy, Hàn, Tin học …

- Đào tạo nghề cho con em nông dân diện giải phóng mặt bằng là 820 ngƣời các nghề cơ khí từ năm 2007 đến nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đào tạo nghề cho ngƣời thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn Đông Anh, Sóc Sơn là 60 ngƣời năm 2009.

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI doc (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)