1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

155 3,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Có nhiều nguyên nhân như yếu tố xã hội, tác động của văn hóa truyềnthông, hành vi lây lan nhưng trong đó một nguyên nhân chủ yếu là lớp trẻthiếu kỹ năng quản lý các cảm xúc của bản thân.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người làmviệc bất kể họ làm gì Cảm xúc còn có thể đem lại cho cá nhân những ýtưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo Đời sống cảm xúc là lĩnh vực trong đóngười ta có thể chứng tỏ năng lực của mình Theo Caroll E Izard [1992]- nhàtâm lý học nghiên cứu hàng đầu về cảm xúc cho rằng cảm xúc tạo nên hệthống động cơ chính của con người Các cảm xúc có ý nghĩa phi thường tronghoạt động của cá nhân và hoàn toàn không nên coi chung là cái đối lập với trítuệ Đúng hơn là bản thân các cảm xúc là cấp bậc cao của trí tuệ [39]

Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cánhân hoạt động có hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lý và địnhhướng đúng đắn, cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức vàhành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trởnên “mù quáng” và sai lầm Vì vậy, quản lý và định hướng cảm xúc để trởthành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệuquả hoạt động Thực tế cho thấy, những người hiểu được các cảm xúc củamình, nắm được và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc củangười khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu, là những người có lợithế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc Ngượclại, những người không kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thườngxuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tưduy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quảhoạt động cũng như cuộc sống của họ

Cảm xúc và quản lý cảm xúc của con người hình thành, phát triển vàthay đổi trong các giai đoạn lứa tuổi Những thành công, niềm vui, hạnh phúchoặc những thất bại, khó khăn, đau khổ… của mỗi con người phụ thuộc rấtnhiều vào cảm xúc, trong đó quản lý cảm xúc của bản thân đóng vai trò rất

Trang 2

quan trọng Trong những năm cuối thế kỷ 20, nghiên cứu cảm xúc đã ngàycàng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trườnghọc Giáo dục phẩm chất nhân cách của học sinh, sinh viên là những nội dungcốt lõi đều có liên quan đáng kể đến cảm xúc và quản lý cảm xúc bản thân Ởnước ta chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã thu được một số kết quảđáng nghi nhận Các kết quả đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thíchnghi các phương pháp, kỹ thuật đánh giá và điều tra thực trạng trình độ pháttriển trí tuệ cảm xúc của học sinh, sinh viên Vấn đề hình thành và pháttriển những kỹ năng kiểm soát và kỹ năng năng biểu hiện cảm xúc chothanh thiếu niên nhằm phát triển nhân cách hài hòa, thuận lợi ít đươc quantâm nghiên cứu.

Tại Việt Nam, số liệu năm 2013 được Bộ Giáo dục và đào tạo ĐT) đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinhđánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) Cũng theo thống

(GD-kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánhnhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9trường thì có một trường có học sinh đánh nhau Đáng lo ngại hơn, theo thống

kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội Trướckia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng caonhất Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi

từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).Theo số liệu thống kê từ đường dây nóngđược Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)công bố năm 2013, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường họctăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành vớitrẻ tại gia đình tăng gấp ba lần)

Có nhiều nguyên nhân như yếu tố xã hội, tác động của văn hóa truyềnthông, hành vi lây lan nhưng trong đó một nguyên nhân chủ yếu là lớp trẻthiếu kỹ năng quản lý các cảm xúc của bản thân Từ góc độ giáo dục có thể

Trang 3

thấy, nhìn chung, các học sinh, sinh viên còn ít được quan tâm trong việc hìnhthành, nuôi dưỡng, phát triển những kỹ năng kiểm soát, kỹ năng biểu hiệnmột cách có văn hoá cảm xúc của mình Điều này làm cho họ lúng túng,vụng về trong hợp tác với những người xung quanh, trong việc bày tỏ thái

độ của mình với những người cùng giao tiếp và có thể dẫn đến những hậuquả đáng tiếc

Sinh viên sư phạm là những giáo viên trong tương lai Nhân cách của

họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của họcsinh khi họ trở thành người giáo viên thực thụ Một mặt người giáo viên phảilàm chủ cảm xúc để làm chủ các tình huống sư phạm diễn ra rất đa dạng,phong phú Mặt khác, họ phải định hướng và giáo dục cho học sinh kỹ năngquản lý cảm xúc giúp các em làm chủ cảm xúc của mình nhằm phát triểnnhân cách hài hòa, thuận lợi Vì vậy, tác động hình thành cho sinh viên sưphạm kỹ năng quản lý cảm xúc là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn Đây

là lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm”.

2 Mục đích nghiên cứu

Phát hiện thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sưphạm, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc củasinh viên sư phạm, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năngquản lý cảm xúc bản thân cho sinh viên sư phạm

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên

sư phạm

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu gồm 360 sinh viên, trong đó có: 120 sinh viên củaTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, 121 sinh viên của Đại học Sư phạm Nghệ thuậtTrung ương và 119 sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Trang 4

4 Giả thuyết nghiên cứu

4.1 Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm ở mứctrung bình với 4 kỹ năng: Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểmsoát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sửdụng cảm xúc bản thân trong đó kỹ năng nhận diện cảm xúc tốt hơn những kỹnăng còn lại

4.2.Giữa các kỹ năng có sự tương quan: sinh viên nhận diện cảm xúctốt sẽ kiểm soát, điều khiển và sử dụng tốt các cảm xúc bản thân và ngược lại.Sinh viên tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cao tuy nhiênkhi tham gia tình huống kết quả là thấp Đây là cơ sở để làm thựcnghiệm tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân củasinh viên sư phạm

4.3 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thâncủa sinh viên sư phạm như: khí chất, giới tính, năng lực học tập, khách thểgiao tiếp trong đó năng lực học tập (kết quả học tập) và khách thể giao tiếp(giảng viên và bạn bè) có ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng quản lý cảm xúcbản thân của sinh viên sư phạm

4.4 Có thể cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sưphạm bằng việc tổ chức lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thâncho sinh viên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúcbản thân của sinh viên sư phạm, xác định những khái niệm cơ bản của vấn đềnghiên cứu như: cảm xúc, kỹ năng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân củasinh viên sư phạm

5.2 Xác định thực trạng biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bảnthân của sinh viên sư phạm, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúcbản thân của sinh viên sư phạm

Trang 5

5.3 Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lýcảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiệnmức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm trong nhàtrường, chủ yếu là trong quá trình học tập qua 4 kỹ năng thành phần: kỹ năngnhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹ năngđiều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân

6.2 Về khách thể nghiên cứu

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là sinh viên của 03trường đại học sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sưphạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên).Đây là các trường Sư phạm lớn ở miền Bắc của Việt Nam, đại diện các trường

sư phạm đào tạo giáo viên về khoa học cơ bản, nghệ thuật và kỹ thuật Luận ánchỉ nghiên cứu ở sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ 3, không nghiên cứunăm thứ 4 vì quá trình nghiên cứu kéo dài nên phạm vi nghiên cứu không chophép nghiên cứu sinh viên năm thứ 4 vì tính chất sắp ra trường

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp chuyên gia

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

7.2.4 Phương pháp quan sát

7.2.5 Phương pháp trắc nghiệm

7.2.6 Phương pháp thực nghiệm

7.2.7 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trang 6

8 Đóng góp mới của luận án

Luận án đã hệ thống hóa và xác định rõ một số vấn đề lý luận về cảmxúc, kỹ năng, kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm, cụ thể hóađược 4 kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân củasinh viên sư phạm (Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểmsoát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sửdụng cảm xúc bản thân)

Luận án chỉ ra được thực trạng biểu hiện mức độ kỹ năng quản lý cảmxúc bản thân của sinh viên sư phạm ở mức trung bình với 4 kỹ năng thànhphần và những yếu tố ảnh hưởng tới các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thâncủa sinh viên sư phạm (khí chất, giới tính, năng lực học tập, khách thể giaotiếp) Kết quả của thực trạng giúp cho sinh viên sư phạm chú ý học tập vàluôn luôn cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân được tốt hơn

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cácgiảng viên, sinh viên trong giảng dạy, học tập và làm việc ở các trường đạihọc sư phạm, cao đẳng sư phạm, nhất là khi giảng dạy kỹ năng và kỹ năngquản lý cảm xúc cho sinh viên

9 Cấu trúc của luận án

Luận án bao gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC

BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

1.1 Tình hình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Cảm xúc và quản lý cảm xúc là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứutrong tâm lý học và đã thu được nhiều thành tựu Có thể khái quát thành một

số hướng chính:

1.1.1.1 Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý cá nhân

Theo hướng này quy tụ rất nhiều nhà nghiên cứu Có thể điểm qua cáccông trình của L.X.Vưgotxki [1997], X.L Rubinxtein [1989], V.A.Cruchetxki [1982], R.S.Feldman[2003], Jo.Goderfroid [1998], Richard J.Gerrig và Philip G.Zimbardo [2013], Nicky Hayes [2005], Carrol E Izard[1992] Trong các công trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu cácvấn đề về định nghĩa cảm xúc, biểu hiện, độ ổn định, sự xuất hiện và nguồngốc của cảm xúc, phân loại cảm xúc và sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm- sinh

lí cá nhân đến cảm xúc và ảnh hưởng của cảm xúc đến các hoạt động của cánhân Chẳng hạn, trong công trình “Những cảm xúc của người”, Carrol E.Izard [1992] đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về cảm xúccủa cá nhân: cảm xúc là gì? Các loại cảm xúc, biểu hiện cảm xúc qua nét mặt,điệu bộ, mối quan hệ và ảnh hưởng của cảm xúc đến nhận thức, ý thức vàhành vi của cá nhân v.v P.A Ruđich [1986], trong cuốn “Tâm lý học” đã đềcập tới định nghĩa và đặc điểm cơ bản của cảm xúc, quan hệ giữa cảm xúc vớinhu cầu, vai trò của cảm xúc trong đời sống của con người, cơ sở sinh lí củacảm xúc, những nét và biểu hiện bên ngoài của cảm xúc qua nét mặt Trongtác phẩm “Tâm lý học (nguyên lí và sử dụng)”, Stephen Worchel- Wayne

Trang 8

Shebilsue [2007], đã đề cập tới hàng loạt vấn đề về cảm xúc, từ việc đi tìmmột định nghĩa phổ biến về cảm xúc, đến việc giới thiệu hàng loạt thuyết tâm

lý học về cảm xúc như thuyết Jemce -Langer về cảm xúc và cho rằng sự xuấthiện cảm xúc là kết quả của những tác động bên ngoài, của các thay đổi nộitại trong phạm vi vận động chú ý và không chú ý Kế thừa và phát triển quanniệm cảm xúc của Darwin, S Freud [2002] cho rằng cảm xúc có nguồn gốc từcác năng lượng tính dục, bản năng Tổng hợp những cảm giác gắn liền vớinhững thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc Theo James, cảm xúc gắn vớiphạm vi rộng lớn các thay đổi ngoại biên còn Langer lại cho rằng cảm xúc vớitrạng thái phân bổ thần kinh và độ thông của các mạch máu; Thuyết Canon-Bar; các thuyết về nhận thức, thuyết xoma về cảm xúc, thuyết phản hồi củaTomkins [1962], sau đó được Izard và Ekman [1977], Friesen [1971] đào sâu

và hiện vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu năng động…

1.1.1.2 Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là một động lực thúc đẩy cá nhân trong hoạt động và trong cuộc sống

Cảm xúc với tư cách là một động lực tâm lý được đề cập trong hầu hếtcông trình nghiên cứu tâm lý học cá nhân, tâm lý học phát triển Từ các thựcnghiệm của B.Skinner [1953], S Freud [2002], A.Maslow[1970], Carrol E.Izard [1992], Goderfroid [1998], Richard J Gerrig và Philip G.Zimbardo[2013], Nicky Hayes [2005], Helen Greathead (2007), James L Gibson[2011], Daniel Goleman [2002, 2007],Virender Kapoor [2012], StrongmanK.T [1987], Keith Oatley & Fennifer M.Jenkins [1995], MauriceReuchlin[1995]… Trong các công trình này, cảm xúc được nhìn nhận là mộtđộng lực thúc đẩy cá nhân hành động Vì vậy, vấn đề là làm thể nào để duytrì, thỏa mãn hay củng cố những cảm xúc của cá nhân Nếu S Freud quy kếtcảm xúc vào trong lĩnh vực động cơ vô thức, gắn với các yếu tố cơ thể và cầnđược thỏa mãn [2002], thì B.Skinner và các nhà tâm lý học hành vi lại chútrọng tới khía cạnh tác động xã hội tới các hành vi cảm xúc Theo đó, cáchành vi cảm xúc của cá nhân được quyết định bởi các củng cố tích cực, tiêu

Trang 9

cực hay sự trừng phạt [1953] Trong công trình “Tâm lý học và đời sống”,

Richard J Gerrig và Philip G.Zimbardo hướng đến các chức năng của cảmxúc đối với nhận thức và hành vi của cá nhân, trong đó nhấn mạnh đến chứcnăng động cơ hành động, chức năng điều chỉnh sự tương tác xã hội Cảm xúcđược ví như chất keo kết dính xã hội hoặc là tác nhân để cá nhân xa lánh, từ

bỏ xã hội Đặc biệt, cảm xúc vừa là động lực vừa là người dẫn đường cho cáchoạt động nhận thức của cá nhân [2013] Những kết quả nghiên cứu củaRichard J Gerrig và Philip G.Zimbardo cũng có thể tìm thấy trong công trình

“Những cảm xúc của người” của Carrol E Izard [1992], “Tâm lý học” của P.A Ruđích [1986],“Các con đường của tâm lý học” của Goderfroid [1998],

“Đời sống tình cảm của học sinh” của P.M.Iacopxon [1997].

1.1.1.3.Các nghiên cứu cảm xúc theo lứa tuổi

Với hướng nghiên cứu này có các công trình sau:

* Nghiên cứu sự phát triển của cảm xúc ở giai đoạn trẻ sơ sinh

Những nghiên cứu của Lewis hướng tới những thay đổi trong giai đoạnđầu tiên của sự phát triển trong tình cảm, được thể hiện ở hai nhóm cảm xúcchính, đó là cảm xúc nền tảng và cảm xúc tự ý thức Cảm xúc nền tảng là xuấthiện trong 6 tháng đầu đời còn cảm xúc tự ý thức được xuất hiện khoảng từ1,5 tuổi đến 2 tuổi (Lewis, 2002)

Các nghiên cứu về khả năng giao tiếp bằng cảm xúc và nghiên cứu cảmxúc của trẻ được thể hiện qua các cung bậc khác nhau Chẳng hạn, nghiên cứu

về như “Khóc” của Klein, & Marshall [1992]; các nghiên cứu về “cười” củaEmde, Gaensbauer, Harmon [1976]; Lewis, Hitchcock, & Sullivan [ 2004];các nghiên cứu về sự “Sợ” của Emde, Gaensbauer, & Harmon [1976] Cácnghiên cứu này đã phát hiện khá nhiều điều thú vị về cảm xúc của trẻ sơ sinh.Chẳng hạn, nhà hành vi học John Watson (1928) cho rằng cha mẹ dành quánhiều thời gian phản ứng với trẻ sơ sinh khóc, điều đó giống như phầnthưởng và càng làm tăng tỷ lệ khóc của trẻ Nghiên cứu của Jacob Gewirtz(1977) cho thấy rằng, sự đáp ứng nhanh chóng, nhẹ nhàng của người chăm

Trang 10

sóc càng làm trẻ tăng số lần khóc Ngược lại, các nghiên cứu MaryAinsworth (1979) và John Bowlby (1989) về trẻ sơ sinh cho rằng, trẻ sơ sinhđược mẹ trả lời nhanh chóng khi chúng đã khóc lúc 3 tháng tuổi đã khóc íthơn ở giai đoạn sau này trong năm đầu tiên của cuộc sống (Ainsworth, 1972).Các nghiên cứu về “cười” của Emde, Gaensbauer, Harmon [1976]; Lewis,Hitchcock, & Sullivan [ 2004] phát hiện, “cười” xã hội không xảy ra cho đến khitrẻ được 2 tháng tuổi (mặc dù một số nhà nghiên cứu tin rằng trẻ sơ sinh cười đểđáp ứng với tiếng nói khi được 3 tuần tuổi) (Sroufe & Waters[1976]) v.v

Một hướng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là nghiên cứu vềviệc điều chỉnh cảm xúc trong năm đầu tiên của trẻ Eisenberg, năm 2001;Eisenberg, Spinrad [2004], Thompson [1994], Grolnick [1996] Đến hai tuổi,trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để xác định trạng thái cảm xúc của mình vànhững yếu tố gây khó chịu (Kopp & Neufeld, 2002) Một em bé có thể nói:

"Cảm thấy xấu hoặc là cảm thấy sợ con chó" Điều này, có thể giúp trẻ emtrong việc điều chỉnh cảm xúc

* Nghiên cứu sự phát triển cảm xúc của trẻ ở lứa tuổi ấu thơ

Các nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện khả năng hiểu cảm xúc củamình ở trẻ em như nghiên cứu của Lewis [2002], phát hiện trẻ có thể hiểuđược cảm xúc của bản thân mình và biết phân biệt với những người khác lúc2,5 tuổi; Nghiên cứu của Harter [1999] cho thấy, trẻ 3 tuổi bắt đầu nhận thấy

sự xuất hiện của những cảm xúc tự ý thức như xấu hổ, tội lỗi, bối rối và tựhào Trong các nghiên cứu của Stipek [1995] cho thấy trẻ ở tuổi trước khi đếntrường đánh giá thành tích của của chúng và phản ứng cảm xúc đối với thànhcông và thất bại, biểu hiện kinh nghiệm vui thích, không hài lòng không chỉđối với nhiệm vụ mà còn đối với chính bản thân trẻ

Một hướng nghiên cứu khá phổ biến về cảm xúc trẻ em tuổi ấu thơ làcảm xúc dưới góc độ giới Các nghiên cứu của Stipek, Recchia, & McClintic[1992] cho rõ các em gái thường thấy xấu hổ hơn và tự hào hơn các em trai.Còn các nghiên cứu của Cummings, Braungart-Rieker, & Du Rocher-

Trang 11

Schudlich [2003] phát hiện khía cạnh giới của các nguy cơ rối nhiễu cảm xúctrẻ em tuổi ấu thơ Em gái có nhiều nguy cơ bị rối loạn nội tâm, chẳng hạnnhư sự lo lắng và trầm cảm, trong đó cảm giác xấu hổ và tự phê bình thường

rõ ràng (Cummings, Braungart-Rieker, & Du Rocher-Schudlich, 2003)

Các nghiên cứu về sự phát triển cảm xúc và nhận dạng các cảm xúc củatrẻ em như nghiên cứu của Kucbli [1994], Ridgeway, Waiters và Kuczaj[1985], Denham [1998]; Denham và những người khác [2003]; Bruce, Olen

và Jensen, [1999]; Havighurst, Harley [2004]; Thompson [2006] Chẳng hạn,trẻ từ 2 đến 4 tuổi, số lượng các thuật ngữ mà trẻ sử dụng để mô tả cảm xúctăng lên (Ridgeway, Waiters, và Kuczaj, 1985) Trẻ cũng học về nhữngnguyên nhân và hậu quả của cảm xúc (Denham, 1998; Denham và nhữngngười khác, 2003) Khi được 4-5 tuổi, khả năng phản ánh về cảm xúc ở trẻtăng, trẻ thấy cần phải quản lý cảm xúc của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn

xã hội (Bruce, Olen, và Jensen, 1999); phụ huynh, giáo viên, và người lớnkhác có thể giúp trẻ hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân (Havighurst,Harley, 2004; Thompson, 2006, Thompson, 2005)

Trong một nghiên cứu tiến hành trong bối cảnh tương tác cùng bạn bèhàng ngày, cho thấy sự phát triển khả năng tự điều chỉnh cảm xúc xã hội củatrẻ (Fabes & những người khác 1999) Những trẻ em kiểm soát phản ứng cảmxúc tốt có nhiều khả năng ứng xử theo tiêu chuẩn xã hội trong một tình huốngcảm xúc đầy khiêu khích (như khi một trẻ khác nói xấu hoặc lấy một cái gì đócủa trẻ)

* Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở giai đoạn tuổi nhi đồng

Một khía cạnh quan trọng của sự trưởng thành xã hội liên quan đến sựhiểu biết về cảm xúc Các nghiên cứu của P.L Harris [1994], Saarni, Mumme,

& Campos [1998] về việc sử dụng tên gọi của các cảm xúc để nói về cảm xúccủa mình; Nghiên cứu của Josephs [1994], Saarni[1998] về sự che dấu cảmxúc; Nghiên cứu của Kuebli [1994]; Wintre & Vallance [1994] về sự thay đổicảm xúc của trẻ em tuổi nhi đồng Chẳng hạn P.L Harris, Saarni, Mumme, &

Trang 12

Campos phát hiện, ở tuổi này, trẻ có xu hướng biểu lộ cảm xúc của bản thântrong mối liên quan với người, vật, hoặc sự kiện làm tăng mức độ cảm xúc vàtrẻ thường tiếp cận bằng cách nói về vui mừng vì sinh nhật Cole [1986] đãcho thấy trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cố gắng để che đậy sự thất vọng bằng cáchmỉm cười khi nhận được món quà đáng thất vọng, nhưng trẻ không thể chegiấu cảm xúc tiêu cực khi trẻ ở một mình Saarni và cộng sự [1998] cho rằng,những tín hiệu xã hội có thể hướng dẫn trẻ đưa ra phản ứng xã hội thích hợp.Trẻ 6 tuổi thường tìm đến người cho quà tặng để cung cấp một gợi ý vềnhững phản ứng cảm xúc mong đợi, ở trẻ lớn hơn đã không cần đến các tínhiệu xã hội Các nghiên cứu (Josephs, 1994, Saarni, 1998) cho thấy, trẻ từ 4 -

5 tuổi có thể che dấu người khác bằng cách áp dụng một biểu hiện gây hiểulầm khi nói dối Trẻ cũng có thể giả vờ rằng một ly nước ép trái cây đã đượcngọt, để lừa một người lớn, và cảm thấy thỏa thích dự đoán phản ứng củangười lớn như thế nào khi phát hiện ra rằng ly nước thực sự chua Nghiên cứucủa Joseph cũng cho thấy, các trẻ ở tuổi mẫu giáo thường cười khúc khíchhoặc che miệng bằng hai bàn tay để che giấu một nụ cười khi người lớn bị lừa

về nước trái cây chua

Điều chỉnh cảm xúc là khả năng theo dõi, đánh giá và bổ trợ đáp ứngcảm xúc của chính mình nhằm để hoàn thành một nhiệm vụ(Thompson,1994) Điều chỉnh cảm xúc cần phải có khả năng để định dạng,hiểu được và làm nhẹ đi cảm xúc của mình khi thích hợp Điều chỉnh cảm xúc

có thể liên quan đến việc ức chế hoặc làm dịu bớt các phản ứng cảm xúc, vídụ: trẻ có thể thở sâu, đếm đến 10 nhằm giúp trẻ bình tĩnh khi đối mặt vớicảm xúc khó chịu Điều chỉnh cảm xúc cũng có thể liên quan đến việc giatăng cường độ thức tỉnh cảm xúc nhằm để đạt được một mục tiêu Ví dụ, trẻ

có thể gia tăng sự tức giận nhằm để có được can đảm đứng trước một kẻ bắtnạt, hoặc trẻ có thể gia tăng các cảm xúc tích cực bằng cách nhớ lại hoặc táidiễn lại một kinh nghiệm vui vẻ Thực chất, điều chỉnh cảm xúc cho phép trẻ

là “ông chủ của chính mình”- theo cách nói của một thân chủ trẻ em Kuebli,

Trang 13

[1994]; Wintre & Vallance [1994] đã phát hiện trẻ ngày càng phát triển nhậnthức về quản lý và kiểm soát cảm xúc của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn xãhội và có sự thay đổi quan trọng trong sự phát triển cảm xúc: Khả năng hiểucác cảm xúc phức tạp tăng lên, như là niềm tự hào và sự xấu hổ; tăng khảnăng hiểu được có thể trải nghiệm nhiều cảm xúc hơn là một cảm xúc trongmột tình huống cụ thể; có xu hướng tăng trong việc tính đến các sự kiện dẫnđến các phản ứng cảm xúc; có những cải tiến trong khả năng ngăn chặn hoặcche giấu những phản ứng cảm xúc tiêu cực; Xuất hiện việc sử dụng các chiếnlược tự chuyển hóa cảm xúc; xuất hiện khả năng cảm xúc và sự hiểu biết cảmxúc (Thompson & Goodvin, 2005)

* Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở tuổi vị thành niên

Điểm nhấn trong nghiên cứu cảm xúc của trẻ em tuổi thiếu niên lànghiên cứu sự “biến động” trong cảm xúc của lứa tuổi này: Nghiên cứu về rốiloạn cảm xúc (Hall, 1904); trạng thái "cơn bão và căng thẳng", nhưng có sựgia tăng các cảm xúc cao và thấp trong giai đoạn đầu tuổi vị thành niên[Rosenblum & Lewis, 2003] Nghiên cứu sự mất cân bằng giữa cường độ cảmxúc của trẻ với các sự kiện Ở đây cảm xúc dường như không tương ứng với các

sự kiện gợi ra chúng [Steinberg & Levine, 1997] Nghiên cứu dưới góc độ giới,trẻ gái đặc biệt dễ bị trầm cảm ở tuổi vị thành niên [Nolen-Hoeksema, 2007]

Các nghiên cứu của Larson và Maryse Reed Richards [1994] thấy rằng,trẻ vị thành niên tự đánh giá những cảm xúc tiêu cực và những cảm xúcthoáng qua nhiều hơn so với cha mẹ chúng đánh giá ở trẻ

Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ trong độ tuổi từ lớp 5 đến lớp 9,

ở cả nam và nữ đều có trải nghiệm cảm xúc "rất hạnh phúc" bị sụt giảm 50phần trăm [Larson và Lampman-Petraitis, 1989] Cũng trong nghiên cứu này,trẻ vị thành niên có nhiều khả năng tự đánh giá trạng thái cảm xúc tiêu cựccao hơn so với trẻ ở lứa tuổi trước đó

Trong một số công trình, đã chỉ ra nguyên nhân của sự “biến động”cảm xúc của trẻ tuổi thiếu niên Chẳng hạn, nghiên cứu sự thay đổi hormone

Trang 14

của [Rosenbaum và Lewis, 2003] Khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành,cảm xúc trở nên ít khắc nghiệt hơn và điều này làm giảm sự biến động về tìnhcảm, có thể phản ánh mức độ thích ứng với hormone; nghiên cứu quan hệgiữa cảm xúc với tuổi dậy thì của Archibald, Graber và Brooks- Gunn [2003];Brooks-Gunn, Graber, & Paikoff [1994]; Dorn, Williamson, Ryan [2002].Hầu hết các nhà nghiên cứu kết luận rằng ảnh hưởng của nội tiết tố là nhỏ vànhững thay đổi về cảm xúc xảy ra ở trẻ thường được kết hợp với các yếu tốkhác như stress, chế độ ăn uống, hoạt động tình dục và các mối quan hệ xãhội (Rosenbaum và Lewis [2003]; Susman, Dorn, Schiefelhein [2003];Susman và Rogol [2004]).

Các nghiên cứu về sự điều chỉnh cảm xúc ở thanh thiếu niên Gumora

và Arsenio [2002] cho thấy, từ trẻ từ lớp 6 đến lớp 8 trẻ có những biểu hiệncảm xúc tiêu cực có điểm trung bình ở thói quen thường xuyên học tập thấphơn so với những trẻ có trải nghiệm cảm xúc tích cực hơn, ngay cả khi khảnăng nhận thức được kiểm soát

* Sự phát triển cảm xúc ở người lớn trưởng thành

Cũng giống như trẻ em, người lớn thích ứng hiệu quả hơn khi có trí tuệcảm xúc- khi họ có khả năng nhận thức và thể hiện cảm xúc, hiểu biết cảmxúc, sử dụng cảm xúc để tư duy và quản lý cảm xúc hiệu quả Sự thay đổicảm xúc tiếp tục phát triển trong những năm ở độ tuổi trưởng thànhCarstensen, Mikels và Mather [2006]; Knight và Mather [2006] Những thayđổi liên quan đến một nỗ lực để tạo ra lối sống đáp ứng, dự đoán, và quản lýcảm xúc, thông qua lựa chọn nghề nghiệp, hôn nhân và các hoạt động khác.Tất nhiên, không phải tất cả thành công trong việc làm như vậy Chủ đề củaphát triển tình cảm ở tuổi trưởng thành là sự tích hợp thích ứng của cảm xúcvào đáp ứng cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ thành công với nhữngngười khác [Thompson và Goodvin, 2005]

Cuộc sống tình cảm của người trưởng thành có khác so với khi còn trẻkhông? Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng trên mẫu nghiên cứu đa dạng,

Trang 15

Na Uy, người Mỹ gốc Phi, Trung Mỹ, châu Âu và châu Mỹ- người trưởngthành lớn tuổi có khả năng kiểm soát tốt những cảm xúc của họ và có ít cảmxúc tiêu cực hơn so với người trưởng thành trẻ tuổi các nghiên cứuCarsiensen và Lockenhoff [2004]; Carstensen, Mikels và Mather, [2006];Charles và Carstensen, [2004]; Mroczek, [2001].

Thông thường theo khuôn mẫu, chúng ta thường nghĩ rằng, ở người caotuổi, cảm xúc của họ thường mang tính ảm đạm, mà hầu hết sống buồn, cuộcsống cô đơn, nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một hình ảnh khác(Carstensen & Lockenhoff [2004]; Carstensen, Mikels, & Mather, [2006]).Một nghiên cứu của một mẫu người Mỹ cho thấy: Những người lớn tuổi trảiqua những cảm xúc tích cực hơn và ít cảm xúc tiêu cực hơn so với người lớn

ít tuổi, và cảm xúc tích cực tăng theo tuổi ở người lớn với một tốc độ gia tăng

Trong một nghiên cứu khác, với các sự kiện tích cực (ví dụ: buổi liênhoan sinh nhật của một đứa trẻ) và những cảnh tiêu cực (ví dụ: cảnh một đốtnạn nhân) được hiển thị trên một máy đo não MRI quét, thực nghiệm tiếnhành trên người lớn ở lứa tuổi khác nhau [Mather, 2004] Kết quả cho thấy:Não bộ của người trưởng thành ít tuổi hoạt động nhiều hơn để đáp ứng vớinhững sự kiện tiêu cực xảy ra, còn ở não bộ của người lớn nhiều tuổi hoạtđộng đáp ứng với những sự kiện tích cực cao hơn Sự khác biệt hoạt độngđược rõ ràng nhất trong các hạch hạnh nhân, đó là nơi đặc biệt quan trọngtrong qui trình cảm xúc

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng cuộc sống tình cảm củangười lớn tuổi là tích cực hơn so với giả thuyết Carstensen, 1998; Carstensen,Mikels, và Mather, [2006], Castensen & những người khác, [2003], Charles

& Carstensen, 2004; Mroczek, [2001]

Một lý thuyết được phát triển bởi Laura Carstensen [1991, 1995, 1998];Carstensen, Mikels, [2006]; Carstensen & những người khác, [2003]có ýnghĩa quan trọng trong suy nghĩ về những thay đổi trong sự phát triển cảmxúc ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở người lớn tuổi, đó là Lý thuyết chọn lọc

Trang 16

cảm xúc xã hội (Socioemotional selectivity Theory) Lý thuyết chọn lọc cảm

xúc xã hội cho rằng, người lớn tuổi trở nên có chọn lọc về các mạng xã hộicủa họ, bởi vì họ đặt giá trị cao về sự hài lòng cảm xúc Người cao niênthường dành nhiều thời gian hơn với các cá nhân quen thuộc, người mà họ đã

có mối quan hệ thân thiện Lý thuyết này lập luận rằng những người lớn tuổi

cố ý rút lui khỏi liên hệ với xã hội với cá nhân thuộc phạm vi bên ngoài cuộcsống của họ, trong khi họ duy trì hoặc tăng cường liên hệ với người bạn thân

và các thành viên gia đình, với người mà họ đã có mối quan hệ thú vị Sự lựachọn này thu hẹp tương tác xã hội, tối đa hóa trải nghiệm cảm xúc tích cực vàgiảm thiểu rủi ro về tình cảm khi đã cao tuổi Theo lý thuyết này, người lớntuổi trau dồi có hệ thống mạng xã hội của mình để các đối tác xã hội đáp ứngnhu cầu tình cảm của họ

từ các năng lượng tính dục, bản năng Tổng hợp những cảm giác gắn liền với những thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc Cảm xúc gắn với phạm vi rộng lớn các thay đổi ngoại biên và cảm xúc gắn với trạng thái phân bổ thần kinh và độ thông của các mạch máu.

Theo hướng nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là động lực thì cảm xúc được nhìn nhận là một động lực thúc đẩy cá nhân hành động Vì vậy, vấn đề

là làm thể nào để duy trì, thỏa mãn hay củng cố những cảm xúc của cá nhân

và cần có những kích thích tác động để cải thiện cảm xúc tiêu cực, tăng cảm xúc tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động của con người.

Trang 17

Hướng nghiên cứu cảm xúc theo lứa tuổi cho thấy, các tác giả nghiên cứu cảm xúc ở các lứa tuổi có sự phát triển cảm xúc khác nhau Kết quả cho thấy càng trưởng thành việc quản lý các cảm xúc sẽ thuận lợi hơn so với những lứa tuổi khác.

1.1.1.4 Các nghiên cứu về quản lý cảm xúc

Trong các nghiên cứu trí tuệ cảm xúc, mà trong đó hàm chứa các yếu tốnhận biết và kiểm soát, điều khiển cảm xúc của mình và của người khác, còn

có các công trình nghiên cứu quản lý cảm xúc Chẳng hạn, Fischer, Manstead,Evers, Timmers, & Valk [2004] nghiên cứu quản lý cảm xúc các hoàn cảnhkhác nhau Erber, Wegner và Therriault [1996] đưa ra thực nghiệm về việctăng cường hay ức chế cảm xúc để có kinh nghiệm và thể hiện cảm xúc mà họtin rằng sẽ tạo điều kiện thực hiện trong một tình huống cụ thể Diamond &Aspinwall [2003] kết luận rằng, cảm xúc tốt hay cảm xúc xấu không phải làbất biến và động lực điều chỉnh cảm xúc chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh

cụ thể mà trong đó cảm xúc xảy ra Hochschild [1983] chỉ ra rằng các khuônmẫu cảm xúc (được xây dựng trên quy tắc hiển thị cảm xúc ra ngoài và có thể

là kinh nghiệm cảm xúc trong một hoàn cảnh đã cho) đã tạo động lực choquản lý cảm xúc Các nghiên cứu của Rime và các cộng sự [1991], chỉ ra sựchia sẻ xã hội không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấpnhững thông tin mà có thể phục vụ chức năng quan trọng về tâm lý và xã hội.Chia sẻ xã hội, có thể làm giảm khoảng cách vật lý và các đặc điểm cá nhân

và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ gần gũi Thoits [1984], Collins vàMiller [1994] tìm thấy rằng những người chia sẻ cảm xúc của họ và cảm xúcvới những người khác có nhiều hơn những người thích giữ chúng ở lại Cácnghiên cứu của Zech & Rime [1996] đã phát hiện sự chia sẻ cảm xúc đượcđánh giá là có ý nghĩa hơn và thú vị hơn là nói chuyện một cách khách quan

và mô tả

Dưới góc độ nghiên cứu sự nghiền ngẫm hay ngăn cản cảm xúc,

Nolen-Hoeksema, McBride và Larsen [1997]; Nolen-Hoeksema và Morrow

Trang 18

[1993] kết luận cho thấy nghiền ngẫm về sự tức giận, tội lỗi và những suynghĩ lo lắng liên quan đến việc tạo ra những cảm xúc mạnh hơn (Wegner,1994) Kopel & Arkowitz [1974] nghiên cứu sự kìm hãm các biểu hiện đau,Wegner [1994] nghiên cứu sự ngăn chặn suy nghĩ về cảm xúc đau đã cho thấygiảm cảm giác do bản thân tự thông báo McCanne và Anderson [1987] chothấy sự ngăn chặn biểu lộ cảm xúc trong khi những hoàn cảnh cảm xúc dễchịu hoặc khó chịu làm suy giảm khả năng của những người tham gia để cảmnhận những cảm xúc tương ứng Giảm khả năng nhận thức cho sự ngăn chặnhành vi biểu cảm đến từ một sự nghiên cứu bởi Ginbe, Krull, và Pelham[1988] đã cho thấy sự kiềm chế cái nhìn làm suy yếu sự thực hiện hành vinhận thức Richards và Gross [1999] cho thấy, ngăn chặn biểu hiện cảm xúclàm suy yếu bộ nhớ cho thông tin gặp phải trong thời kỳ ngăn chặn Tuynhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy sự ngăn chặn biểu hiện cảm xúc tự nhiêndẫn đến suy giảm kinh nghiệm cảm xúc và kích thích sinh lý ngoài các thaotác của biểu hiện sự đau đớn

Carstensen, Gottman và Levenson[1995], Levenson, Carstensen vàGottman [1994] và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng, sự hài lòng của hônnhân tăng khi giảm biểu hiện cảm xúc tiêu cực Thành công việc sửa đổinét mặt của cảm xúc, có thể quan trọng trong mối quan hệ của con người

xã hội và hôn nhân, nhưng nó không giúp nhiều để làm giảm cảm xúc tiêucực của một người

Lazarus và Alfert [1964] cho thấy, đánh giá lại, một cách hiệu quả để

giảm bớt cảm xúc tiêu cực cũng như kích thích sinh lý đi kèm Các nghiêncứu của Kramer và các đồng nghiệp cho thấy, đánh giá lại không tiêu thụ cácnguồn lực nhận thức nó, không làm ảnh hưởng bộ nhớ Trong truyền thôngtâm lý [Bucci, 1995] sự tích tụ của những cảm xúc không thể hiện được cóliên quan đến các rối loạn tâm thần và thể chất

Trang 19

Tất cả các các giả trên khi nghiên cứu về quản lý cảm xúc cũng chỉ ranhững biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó, họ chưa đưa

ra nhưng phương pháp để quản lý cảm xúc

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc củagiáo viên, học sinh, sinh viên trên nhiều vùng miền Xu hướng chung của cácnhà tâm lý học là làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trí tuệ cảmxúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thời từng bướcthử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợp nhằm xác địnhchỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam Các tác giả Nguyễn CôngKhanh, Nguyễn Huy Tú, Trần Trọng Thủy, … được coi là những tác giả tiênphong trong lĩnh vực này

Bài viết của tác giả Nguyễn Huy Tú: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao một tiêu đề thành công” [81], “Trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương phápchẩn đoán”[82] và “Các mô hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” doNguyễn Công Khanh (dịch) [54] đã bước đầu tiếp cận đến trí tuệ cảm xúc.Gần đây, các tác giả Nguyễn Công Khanh, Đinh Thị Kim Thoa và NguyễnThành Đoàn cũng đã bàn đến phương pháp luận nghiên cứu trí thông minhcảm xúc

-Tác giả Dương Thị Hoàng Yến với đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của giáoviên tiểu học” đã rút ra kết luận: Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học làmột yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong sự nghiệp [ theo 90]

Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Nguyễn Công Khanh [theo 54]:

“Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh Trung học phổ thông” đã sử dụng trắcnghiệm MSEIT của J Mayer, P Salovey và D Caruso được Việt hóa đolường trên 17000 học sinh Kết quả cho thấy sự phát triển trí tuệ cảm xúc củahọc sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và là sản phẩm của quá trình tươngtác liên tục giữa bản thân và môi trường sống

Trang 20

Tác giả Đào Thị Oanh (2010), Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THCS trong gia đình và nhà trường hiện nay, Đề

tài khoa học cấp bộ, cho thấy [theo 59]: Nhìn chung, biểu hiện trạng thái cảmxúc của thiếu niên được nghiên cứu là tích cực và phần lớn đạt ở mức tốt.Thiếu niên nam trải nghiệm sự lo âu, căng thẳng nhiều hơn so với các thiếuniên nữ và các thiếu niên nữ thường cảm thấy tự tin hơn Có thể là do các em

nữ trưởng thành sớm hơn các em nam, các cách thức biểu hiện cảm xúc kínđáo hơn, trong khi các trẻ nam tỏ ra hồn nhiên, bộc lộ cảm xúc trực tiếp vàbột phát hơn Có sự mâu thuẫn nhất định trong tự đánh giá về trạng thái cảmxúc của học sinh ở lứa tuổi này Đó là mâu thuẫn giữa sự tự đánh giá về “tínhtích cực” của bản thân học sinh với “tâm trạng” và với những trạng thái cóliên quan tới “sức khoẻ” sinh lí thể chất: một mặt các em luôn tự cho mình là

“mạnh mẽ”, “vui vẻ”, “yêu đời”, “hạnh phúc”, “tươi tỉnh”, “sung sức”…,nhưng cùng lúc đó lại cảm thấy “thụ động”, “không muốn làm việc”, “khôngmuốn động chân tay”, “đầu óc mụ mẫm” không tập trung được Điều này cóthể lí giải bằng đặc điểm phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi này do sự chi phốicủa quy luật về tính mất cân đối tạm thời trong sự phát triển cá nhân của trẻ

Và chính đây là điều làm cho bản thân thiếu niên vấp phải những khó khănkhông nhỏ Tương tự, sự khác biệt rõ rệt giữa nữ và nam thiếu niên vừa được

đề cập ở trên cũng có thể được giải thích bằng quy luật về tính không đồngđều trong sự chín muồi giới tính, kéo theo những khác biệt về tâm lý, trong đó

có khác biệt về cảm xúc

Ngoài ra còn có các tác giả khác nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc như:

Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ

sở trong giao tiếp công vụ, Luận án tiến sĩ tâm lý học; Phan Trọng Nam (2012), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ.

Các tác giả trong nước chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và nhữngcảm xúc tiêu cực của học sinh chứ chưa nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm

Trang 21

xúc Các nghiên cứu cũng làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trítuệ cảm xúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thờitừng bước thử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợpnhằm xác định chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam.

1.2 Một số vấn đề lí luận cơ bản về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Theo Từ điển Tâm lý học [Vũ Dũng, 2000], cảm xúc: “là sự phản ánhtâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mốiquan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể,dưới hình thức những rung động trực tiếp” [10, tr.29]

Trong tâm lý học, cảm xúc được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, dướinhiều góc độ khác nhau:

Tiếp cận cảm xúc dưới góc độ nguồn gốc phát sinh có rất nhiều quan

niệm khác nhau như MC Dougall coi cảm xúc là những cái được di truyền;B.F.Skinner, J.Dolar và N.E Miller lại giải thích cảm xúc là cách thức haykhuôn mẫu phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập điều kiện hóa

Trang 22

hoặc học tập bắt chước; S.Freud lại cho rằng cảm xúc chính là sự giải tỏanhững năng lượng libido bị dồn nén.

Thông thường, chúng ta cho rằng cảm xúc là nguyên nhân gây ranhững biến đổi sinh lý của cơ thể con người ví dụ như khi ta sợ hãi thì timđập nhanh hơn nhưng theo nhà tâm lý học người Mỹ William James (1890)

và nhà tâm lý học người Đan Mạch Carl Lange (1922) thì cảm xúc là hệ quảcủa những thay đổi sinh lý trong cơ thể con người Hay nói cách khác là hiệntượng cảm xúc là sự phản ứng đối với những biến đổi sinh lý bên trong cơ thểhay biến đổi nội tạng (visceral changes) Các biến đổi này phát sinh như một

sự đáp ứng với những việc xảy ra trong môi trường sống Các biến đổi nộitạng được giải thích là các phản ứng cảm xúc, hay sự biến đổi nội tạng đượcxem là nguồn gốc của cảm xúc

Sợ hãi → tim đập nhanh (Cảm xúc → Thay đổi sinh lý)

Tim đập nhanh → Sợ hãi (Thay đổi sinh lý → cảm xúc)

Theo lý thuyết của James - Lange thì cảm xúc là sự cảm thụ của cơ thểđối với những biến đổi nội quan, đặc biệt là hệ tim mạch

Tuy nhiên đến năm 1890 James đưa ra giáo trình “Những nguyên lý cơbản của tâm lý học” trong đó có đề cập tới cảm xúc, nghiên cứu này độc lậpvới thuyết cảm xúc của Carl Lange Trong thuyết cảm xúc của mình, Jamescho rằng, cảm xúc là tri giác của trí tuệ và những điều kiện sinh lý học xuấtphát từ những kích thích Nói cách khác, các cảm xúc mà chúng ta cảm thấytùy thuộc vào điều chúng ta làm Thuyết cảm xúc của James khuyên chúng

thực hành “Hãy hành động theo cách mà bạn muốn, bạn cảm thấy”.

Hai nhà tâm lý học người Mỹ là Walter Cannon (1927) và Philip Bard(1934) lại cho rằng, cảm xúc và những thay đổi sinh lý xảy ra độc lập vàkhông có quan hệ hệ quả như trong học thuyết của James Lange TheoCannon Bard thì cảm xúc xuất phát từ hệ thần kinh trung ương chứ khôngnhư ở ngoại vi như James Lange

Trang 23

Cannon Bard tiến hành thực nghiệm tiêm chất hóa học chỉ định vàomáu và kết quả là hoạt động tim mạch bị biến đổi nhưng lại không thấy xuấthiện những cảm xúc tương ứng với sự biến đổi đó Từ đó ông đã rút ra đượckết luận đối lập hẳn với quan niệm của James – Lange đó là:

- Khi đem tách các cơ quan nội tạng ra khỏi hệ thần kinh trung ương sẽkhông làm biến đổi hành vi cảm xúc

- Những biến đổi nội tạng diễn ra quá chậm nên không thể giải thíchđược những hiện tượng cảm xúc vốn xảy ra quá nhanh

- Những biến đổi nội tạng được tạo nên bằng cách nhân tạo sẽ khônggây nên những cảm xúc

Trong khi đó, theo học thuyết hai yếu tố của hai nhà tâm lý học StanleySchacter và Jerome Singer (1962) lại có thêm yếu tố môi trường Điều này cónghĩa là, con người phụ thuộc vào môi trường để giải thích những thay đổisinh lý trong cơ thể và hình thành cảm xúc Học thuyết hai yếu tố củaSchacter – Singer cho thấy sự hình thành cảm xúc có sự tham gia của yếu tốmôi trường và yếu tố thay đổi sinh lý trong cơ thể Sự kết hợp của hai yếu tốnày là điều kiện cần và đủ để hình thành nên cảm xúc tích cực cũng như tiêucực ở con người

Theo T.Fesher và Russell, J.A [2003] thì cảm xúc là thứ mà tất cả mọingười đều biết nhưng không thể định nghĩa được Điều này có nghĩa là, vềmặt ngữ nghĩa, cảm xúc có thể được coi là sự trải nghiệm bằng cảm giác.Chúng ta chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ không nghĩ ra nó Khi nghe một lờinói hay chứng kiến một hành động có ý nghĩa với bản thân, các cảm xúc củachúng ta lập tức xuất hiện, đồng thời cũng xuất hiện những suy nghĩ tươngđồng, những thay đổi về mặt sinh lý và nảy sinh cảm giác thôi thúc muốnđược làm điều đó Ví dụ như khi có một người nào đó nhất quyết sai khiếnchúng ta làm một việc mà chúng ta không thích và làm cho chúng ta tức giận.Lúc đó tình trạng cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như nhịp tim tăng, áp

Trang 24

máu tăng cao hay nói cách khác là có sự thay đổi về mặt sinh lý, đồng thời lúc

đó về mặt tâm lý chúng ta cũng muốn có hành động như muốn đánh, hay cãilại người đã sai khiến mình

Tiếp cận nghiên cứu cảm xúc như là sản phẩm tất yếu của quá trình thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, ở, mặc, vận động…

Theo X.L Rubinstein [1960] khi xem xét cảm xúc về mặt nội dung thìcác cảm xúc được xác định bởi mối quan hệ xã hội của con người, bởi tậpquán và thói quen trong từng hoàn cảnh xã hội, tư tưởng của nó

Theo quan điểm của X.L.Rubinstein khi xem xét dưới góc độ hình thứcthì các cảm xúc được phân chia theo cường độ của nó: 1) cảm xúc nội tạihướng vào chủ thể hay nhân cách 2) Trạng thái cảm xúc 3) Xúc động là loạicảm xúc diễn ra rất mạnh và có tác động tổ chức hành vi Tùy theo nguồn gốcnảy sinh liên quan đến những điều kiện hoàn cảnh có thể phân ra những kiểucảm xúc khác nhau:

- Cảm xúc sơ cấp liên quan trực tiếp đến tri giác đến hoạt động hướngđích, ví dụ: giận dữ, vui vẻ hay sợ hãi

- Cảm xúc sống liên quan đến tri giác cơ thể hay đối tượng tạo ra niềmkhoái lạc hay không khoái lạc cơ thể, ví dụ: ốm, đau đớn

- Cảm xúc với môi trường bên ngoài như căm thù, yêu nước, yêungười thân…

Theo quan niệm của X.L.Rubinstein thì mọi quá trình cảm xúc chỉ có thểhiểu được nhờ quan hệ của chúng với hoàn cảnh đặc biệt nó gắn liền giữađộng cơ và nhu cầu của cá nhân và luôn luôn thay đổi trong sự biến đổi củahoàn cảnh xã hội Nội dung của cảm xúc chỉ có thể được nhận thức trong sựphụ thuộc chặt chẽ với các điều kiện xã hội Qua việc phân tích nguồn gốc, sựnảy sinh và biểu hiện dưới góc độ lý thuyết hoạt động, ông khẳng định: Cảmxúc của con người xét về nguồn gốc, chức năng hay sự biểu hiện luôn mangtính xã hội [69]

Trang 25

Các nhà tâm lý học mác xít khẳng định tâm lý là kết quả hoạt động củanão, là sự phản ánh hiện thực khách quan Trong số đó có quan điểm của nhànghiên cứu X.L.Rubinstein [1960] cho rằng: “Cảm xúc là một hiện tượng tâm

lý, là sự rung cảm của chủ thể đối với môi trường xung quanh, là trạng tháitinh thần của chủ thể trong mối quan hệ với đối tượng”.[69]

J.Mayer, P.Salovey và D.Caruso cho rằng: “Cảm xúc là một hệ thốngđáp lại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinhnghiệm, nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc vềtâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạcnhiên…” [54,tr.4]

Daniel Goleman [2002], dưới góc độ nghiên cứu cảm xúc và mối quan hệgiữa cảm xúc và trí tuệ, đã định nghĩa: “Cảm xúc vừa là một tình cảm và các

ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xuhướng hành động do nó gây ra” [27] Ông cho rằng số lượng các cảm xúc rấtphong phú do không chỉ có các cảm xúc đơn lẻ mà còn có sự kết hợp, sự biếnthể và biến đổi của các cảm xúc tạo ra

Trong cuốn sách “Thấu hiểu cảm xúc” hai tác giả Keith Oatley vàFennifer M Jenkins [106] đã định nghĩa cảm xúc như sau:

“1- Một cảm xúc hình thành từ sự lượng định chủ định hay vô tình củamột người đối với một sự kiện liên quan đến một sự việc (một mục đích) đángquan tâm Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan tâm

đó là một sự kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mangtính ngăn trở

2- Cốt lõi của một cảm xúc là sự sẵn sàng để hành động và thúc đẩynhững dự định; một cảm xúc là tác nhân để bắt đầu một hay một số cách hànhđộng nào đó

3- Một cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức phân biệtcủa trạng thái tinh thần, thường dẫn đến những hành động, phản ứng hay thayđổi của một con người.” [108]

Trang 26

Theo Carroll E.Izard [1992] nhà tâm lý học Mỹ với các công trìnhnghiên cứu về cảm xúc, không nêu một định nghĩa cụ thể của cảm xúc mà chorằng những cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người bao gồm

ba yếu tố đặc trưng sau:

- Cảm giác được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc

- Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hóa vàcác hệ khác của cơ thể

- Các phức hợp biểu cảm cảm xúc được quan sát, đặc biệt là những phứchợp phản ánh trên bộ mặt

Theo C.Izard [1992] định nghĩa cảm xúc trọn vẹn “Phải tính đến tínhchất thể nghiệm của nó, phải bao hàm những thành tố thần kinh và biểu cảm”.Khi xem xét nguồn gốc cảm xúc ông cho rằng: “Các cảm xúc nảy sinh như làkết quả của những biến đổi trong hệ thần kinh và những biến đổi này có thểđược quy định bởi các sự kiện bên trong cũng như bên ngoài”

Cùng quan niệm như vậy, Nguyễn Huy Tú định nghĩa “Cảm xúc củacon người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thỏamãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay khôngphù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ thể vớimong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta”[79; tr.117]

Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Xuân Thức đều có chung mộtnhận định về cảm xúc là những thái độ thể hiện rung cảm của con người đốivới những sự vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trongmối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người

Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm: “cảm xúc là một quá trình tâm lý,biểu hiện thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liênquan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bảnnăng” [76,tr.80]

Trang 27

Chúng tôi nhất trí với quan điểm của X.L Rubinstein, Vũ Dũng,Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Huy Tú

khi cho rằng: Cảm xúc là những rung động trực tiếp của cá nhân khi có những kích thích tác động tới cá nhân, phản ảnh ý nghĩa của chúng với nhu cầu và động cơ của con người.

Cảm xúc là những rung động khi thể hiện những thái độ của mình trướcnhững kích thích tác động Những cảm xúc có thể là âm tính như: Sợ hãi, tứcgiận, tội lỗi Những cảm xúc dương tính là: vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng

Những kích thích đó là môi trường, quá trình học tập, hệ thần kinh, vănhóa giáo dục, trải nghiệm sống

1.2.1.2 Phân loại

* Từ những quan sát của mình, Arnold cho rằng trước khi cảm xúc nảysinh, có thể phải tri giác được đối tượng và đánh giá đối tượng trên cơ sở nhucầu của mình Chính sự phản ứng đáp lại sự đánh giá đối tượng đã ảnh hưởngtới chủ thể tri giác làm nảy sinh cảm xúc ở cá thể như là sự chấp nhận hay bác

bỏ, thỏa mãn hay không thỏa mãn Như vậy theo Arnold, cảm xúc được cấutạo bởi 3 thành tố: Tri giác, đánh giá, nhu cầu [89]

Trên cơ sở quan niệm của Arnold, R.S Lazarus và các cộng sự đã chorằng cảm xúc là một phản ứng đáp lại phức hợp và cảm xúc được cấu tạo bởi

3 thành tố:

- Tín hiệu hay kích thích

- Sự đánh giá – được coi như là chức năng của bộ não mà nhờ đó cá thể

đã đánh giá được tình huống kích thích so với nhu cầu của bản thân

- Phản ứng phức hợp – gồm 3 loại phản ứng: phản ứng nhận thức, phảnứng biểu cảm, phản ứng công cụ

+ Loại phản ứng nhận thức được coi như là những cơ chế tự vệ (dồnnén, từ chối) được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong bệnh lý học cảmxúc và hành vi

Trang 28

+ Loại phản ứng biểu cảm mà quan trọng nhất là biểu cảm ở nét mặtthường chia làm 2 kiểu: biểu cảm sinh vật và biểu cảm tự tại.

+ Loại phản ứng công cụ thể hiện ở 3 loại:

Kí hiệu tượng trưng có chức năng thông báo, đưa ra tín hiệu về sự tồntại, hiện diện một cảm xúc nào đó hoặc che đậy một cảm xúc nào đó.Phản ánhphương thức thể hiện ở những hành động phức tạp và có hướng (sự gây hấn,

bỏ chạy) Tập quán chính là những phản ánh công cụ bị quy định về mặt vănhóa (thủ tục đi đến hôn nhân ) [89]

* Carroll.E.Izard [1992] đưa ra thuyết các cảm xúc phân hóa và chorằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc bao gồm những cảm xúc nền tảng vànhững cảm xúc phức hợp Mỗi cảm xúc trọn vẹn phải được tạo thành bởi 3yếu tố cơ bản nhất là thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phứchợp biểu cảm nét mặt đặc trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt

Mười cảm xúc nền tảng theo Carroll E Izard gồm:

1 Hứng thú hồi hộp: Cảm xúc tích cực được thể nghiệm thường xuyênnhất tạo động cơ học tập, phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và các khát vọngsáng tạo

2 Vui sướng: Cảm xúc mong muốn tối đa, xuất hiện do đó kích thíchthần kinh được hạ thấp một cách mạnh mẽ

3 Ngạc nhiên: Trạng thái ngắn ngủi xuất hiện nhờ nâng cao đột ngộtcủa kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ nào đó

4 Đau khổ, đau xót: Cảm xúc mà khi trải nghiệm con người nản lòng,cảm thấy cô độc, không tiếp xúc với người khác, tự thương thân mình

5 Căm giận: Cảm xúc nền tảng mà việc kiểm soát sự biểu hiện của nóphải được chú ý đặc biệt trong quá trình xã hội hóa

6 Ghê tởm: Thường biểu hiện cùng căm giận, thường kích thích hành

vi phá hoại để thoát khỏi một người nào đó hay một cái gì đó

7 Khinh bỉ: Thường xuất hiện cùng căn giận hoặc cùng ghê tởm, nó là

Trang 29

cảm xúc “Lạnh lùng” dẫn tới sự mất nhân tính của cá nhân hay của một nhómngười có liên quan tới sự khinh bỉ đó.

8 Khiếp sợ: Xúc cảm mỗi người đều ít nhiều trải qua được tạo nên do

sự nâng cấp nhanh chóng mật độ kích thích thần kinh báo hiệu sự nguy hiểmhiện thực hay sự nguy hiểm tưởng tượng Thông thường cảm xúc này có tácdụng huy động năng lượng

9 Xấu hổ: Biểu hiện nhu cầu về mối liên hệ xã hội của con người nảysinh do chủ thể tự cảm nhận thấy bản thân thấp hơn điều kiện mà đáng lẽmình phải đạt tới, mình không xứng đáng Tuy nhiên cảm xúc này thường tạokhả năng bảo toàn sự tự trọng

10 Tội lỗi: Xuất hiện khi có những vi phạm có tính chất đạo đức, thẩm

mỹ, tôn giáo và hơn nữa trong những tình huống mà trong đó chủ thể cảmnhận được trách nhiệm của riêng mình [39]

C.E Izard quan niệm cấp bậc thứ hai của cảm xúc là các phức hợp cảmxúc được tạo nên từ “Những tổ hợp có biến thiên của các cảm xúc nền tảng vàcác quá trình xúc động” [1992] như là:

1 Lo lắng: như là phức hợp của các cảm xúc nền tảng, bao gồm sự khiếp

sợ, đau khổ, căm giận, xấu hổ, tội lỗi và đôi khi có cả hứng thú và hưng phấn

2 Sự trầm uất: Các cảm xúc nền tảng tham gia và trầm uất là đau khổ,căm giận, ghê tởm, khinh bỉ có liên quan tới bản thân và với người khác

3 Tình yêu: Dạng phức hợp cảm xúc đặc biệt trong mỗi con người, nhưtình yêu cha mẹ và con cái, tình bạn bè, tình yêu nam nữ, lòng yêu nước Cáichung của các kiểu cảm xúc tình yêu là sự gắn kết con người với nhau, nó có ýnghĩa tiến hóa sinh học, văn hóa xã hội và cá nhân Tình yêu có ảnh hưởng tớitất cả các ngưỡng cảm xúc khác nhau và mọi quá trình nhận thức của con người

4 Lòng thù địch: Sự tác động lẫn nhau của cảm xúc nền tảng như cămgiận, ghê tởm, khinh bỉ Nó là cơ sở của hành vi xâm lược

Trang 30

* Daniel Goleman [2002], khi bàn về vấn đề cấu trúc của cảm xúc đã chỉ

ra rằng có hàng trăm cảm xúc với những kết hợp, những biến thể và nhữngbiến đổi của chúng Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều đến mứcchúng ta không đủ từ để chỉ

Daniel Goleman chỉ ra một số cảm xúc thường được nhắc đến đối vớimột số thành phần của chúng:

1 Giận: Cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, bực tức, gay gắt, hung hăng, bấtmãn, cáu kỉnh, thù địch và có thể đạt tới độ tột cùng, thù hằn, bạo lực

2 Buồn: Buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô đơn, ủ rũ,thất vọng và trầm cảm

3 Sợ: Lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu, sợ sệt, rón rén, khiếp hãi, khủngkhiếp, ghê sợ và khi trở thành bệnh lý thì là chứng hoảng hốt, sợ hãi

4 Khoái: Sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc,hoan hỉ, tự hào, sảng khoái, ngây ngất

5 Yêu: Ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, hâm mộ, sùng kính

6 Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc

7 Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét

8 Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc.Daniel Goleman xem xét các cảm xúc theo họ hay theo các chiềukích,giống như P.Ekman và một số nhà tâm lý học khác, ông cho rằng những

họ chính của cảm xúc là: giận, buồn, sợ, thích, xấu hổ… Mỗi họ này có mộthạt nhân cảm xúc cơ bản là trung tâm, các cảm xúc có họ hàng với nó thì nằmxung quanh như những làn sóng nối tiếp nhau của vô số những biến đổi, ởngoại vi có nhưng tâm trạng mà xét về mặt kỹ thuật chúng ít sinh động hơn vàkéo dài lâu hơn những cảm xúc đích thực Sau các tâm trạng đến các tính khí,một thiên hướng gây ra một cảm xúc hay một tâm trạng nào đó, khiến tathành u buồn, nhút nhát hay vui vẻ Sau đó là những rối nhiễu tâm lý thực sựnhư sự trầm cảm lâm sàng hay sự lo hãi mãn tính

Trang 31

* Xuất phát từ tính chất và tác dụng của cảm xúc đối với đời sống, hoạtđộng của con người và căn cứ vào mục tiêu giáo dục, các nhà tâm lý học, giáodục học đã chia cảm xúc thành 2 loại: Cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực.

Theo đó, cảm xúc tích cực là những cảm xúc có tác dụng thôi thúc con người

hoạt động, mang đến cho con người nghị lực, lòng tự tin, sự lạc quan tintưởng, củng cố ý chí, làm tăng sức sáng tạo, đặc biệt làm cho mối quan hệ

người – người tốt đẹp hơn Còn cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc làm cản

trở hoạt động của con người, làm cho cá nhân trở nên yếu đuối, tự ti, bi quan,chán nản, thiếu sáng suốt dẫn đến thụ động, bất lực hoặc có thể dẫn tới nhữngcơn tức giận, nỗi sợ hãi, sự khổ tâm, làm giảm chất lượng nhận thức về thếgiới xung quanh, thiếu sự quan tâm chú ý đến những người xung quanh Phầnlớn những cảm xúc tiêu cực dẫn đến khả năng kiểm soát của ý thức kém, dễ

có hành động bột phát

Đến nay các nhà tâm lý học chưa thống nhất về định nghĩa cảm xúccũng như cấu trúc của cảm xúc có bao gồm những cảm xúc cơ sở hay khôngtheo kiểu “màu xanh, màu đỏ, màu vàng của những tình cảm, từ đó hìnhthành ra tất cả những sự pha trộn” Tuy nhiên nhiều nhà tâm lý học thống nhấtviệc sắp xếp các cảm xúc thành các họ cơ sở và có những sắc thái vô tận củađời sống

Trong luận án này chúng tôi dựa vào phân loại cảm xúc của C.E Izard[1992] và chia thành 6 loại cảm xúc điển hình sau [39]:

Trang 32

Cảm xúc và hệ thần kinh có mối quan hệ khăng khít như đã thấy ởphần cơ sở thần kinh của cảm xúc Ở một khía cạnh khác, cảm xúc có liênquan mật thiết với sự hưng phấn của các nơron thần kinh James Borg đãchứng minh rằng, sự hoạt hóa thần kinh của mọi cảm xúc đều có thể được mô

tả nhờ nguyên tắc mật độ hưng phấn thần kinh Ông đã chứng minh rằng, mộtvài cảm xúc thường xuyên xuất hiện nhờ nâng cao kích thích nơtron, một sốcảm xúc khác – nhờ giảm kích thích, và số cảm xúc thứ ba – nhờ các kíchthích đạt được độ bền vững.” [3,76]

Khi một cảm xúc xảy ra, nó làm nảy sinh một quá trình thần kinh trên

vỏ não, gây nên một hưng phấn thần kinh của chất dưới vỏ não và đượcchuyển hoàn toàn xuống hệ thần kinh thực vật Do đó hoạt động của các tuyếnnội tiết thay đổi (chẳng hạn chất đường xuất hiện trong máu và nước tiểu),chiều sâu và nhịp độ làm việc của hệ thống hô hấp và tim mạch bị rối loạn.Các đáp ứng nội tiết trong cảm xúc giúp cơ thể đối phó với các tình huốngkhẩn cấp Song nếu đáp ứng ấy diễn ra quá một thời lượng nào đó thì hoạttính của mốt số chất nội tiết cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một cảm xúc nào

có những biến đổi diễn ra trong hoạt tính điện của não, trong các hệ tuần hoàn

và hô hấp (Simonov, 1975) Khi căm giận hay khiếp sợ quá mức nhịp tim cóthể tăng lên 40 lần đập trong một phút (Tusolova và những người khác,1975) Những biến đổi mạnh của các chức năng cơ thể trong lúc cảm xúcmạnh chỉ rõ rằng, tất cả các hệ thần kinh sinh lý và những hệ cơ quan của thânthể đều tham gia ít hoặc nhiều, khi con người ở trạng thái cảm xúc Cảm xúchoạt hóa hệ thần kinh tự trị Hệ thần kinh này làm biến đổi tiến trình hoạtđộng của hệ nội tiết và hệ thần kinh – thể dịch Trí tuệ và thân thể ở trạng thái

Trang 33

hài hòa để thực hiện hành động Nếu các tri thức và hành động phù hợp vớicác cảm xúc liên kết với nhau thành một khối, thì kết quả là, có thể xuất hiệnnhững triệu chứng tâm thần cơ thể (Dunvar, 1954).

Đánh giá vai trò của cảm xúc, nhà sinh lý học thần kinh Xô Viết nổitiếng P.K Anôkhin đã xem các cảm xúc như là một công cụ đặc biệt để duytrì quá trình sống trong những giới hạn tối ưu của nó và ngăn ngừa tính chấthủy hoại do thiếu hay thừa những yếu tố nào đó trong cuộc sống của một cơthể Nhờ những phản ứng và trạng thái cảm xúc, hệ thần kinh trung ương biết

và nhận được thông tin rằng hành vi thỏa mãn nhu cầu quan trọng nào trongcuộc sống đã xảy ra ra sao và kết quả của nó như thế nào Khi các cảm xúcnảy sinh có tính chất phản xạ có điều kiện, chúng đóng vai trò như các tínhiệu báo trước những thay đổi có thể xảy ra trong môi trường xung quanh vàchuẩn bị cho cơ thể thích nghi một cách tương ứng

Bên cạnh những cảm xúc tích cực có tác dụng thúc đẩy cuộc sống vàhoạt động các cá nhân còn có những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến các

cơ quan và các tổ chức mô, hậu quả là làm giảm sức làm việc của con người

Sợ hãi làm tim đập nhanh hơn, mạch máu hẹp lại, da xanh xao; sự khiếp sợquá mức có thể dẫn đến tử vong do bệnh đau tim mạch, vỡ động mạch; phiềnmuộn làm tim hoạt động suy yếu, tiêu hóa giảm…

Cảm xúc tác động đến đặc điểm sinh lý cơ thể, đồng thời cũng ảnh hưởng mạnh mẽ lên các quá trình tâm lý khác nhờ sức mạnh lôi cuốn và chi phối của nó.

- Cảm xúc và nhận thức

Từ lâu người ta đã biết rằng, các cảm xúc cũng như những trạng tháiđộng cơ khác, ảnh hưởng đến sự tri giác Một con người đang vui sướng cókhuynh hướng tri giác thế giới qua “lăng kính màu hồng” Còn nét đặc trưngcủa người đang đau khổ hay buồn phiền là khuynh hướng lý giải những nhậnxét của những người khác như là những lời chê bai, trách cứ Một người đang

Trang 34

sợ hãi có khuynh hướng chỉ nhìn thấy đối tượng gây khiếp đảm (hiệu ứng

“nhãn quan thu hẹp”) [39]

Các cảm xúc ảnh hưởng đến những quá trình cơ thể và lĩnh vực tri giáccũng như tới trí nhớ, tư duy và tưởng tượng của con người Hiệu ứng “nhãnquan thu hẹp” trong tri giác cũng xảy ra tương tự như thế trong lĩnh vực nhậnthức Một người đang khiếp sợ khó mà kiểm tra những khả năng lựa chọnkhác nhau Trong thâm tâm người đang căm giận chỉ xuất hiện những “ý nghĩgiận dữ” Ở trạng thái thích thú tột độ hay hưng phấn cao, chủ thể bị tính hiếu

kỳ cho phối mạnh đến nỗi không thể học và nghiên cứu được

Vai trò của cảm xúc đối với hoạt động trí tuệ, hoạt động nhận thức của

cá nhân đã được đề cập trong các công trình của nhiều nhà tâm lý học lớn nhưG.Piagie, L.X.Vưgotxki v.v Các nhà tâm lý học này đều thống nhất chorằng, trong các hành vi ứng xử của chủ thể đối với hoàn cảnh, các cảm xúc làđộng lực của các ứng xử, còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóacủa các ứng xử đó Chẳng hạn, G.Piagiê [1997] quan niệm, mỗi ứng xử baohàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức – cấu trúc Mặt năng lượng là

do cảm xúc tạo ra, còn cấu trúc hay nhận thức là kết quả của trí tuệ Như vậy,cảm xúc và nhận thức không thể tách rời nhau, mặc dù chúng khác biệt nhau

Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên haiphương diện: là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào

đó và là người hướng đạo cho hành động đó Vai trò định hướng của cảm xúcđược biểu hiện ít nhất trên 3 phương diện sau:

Thứ nhất: cảm xúc như là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quátrình hoạt động của trí tuệ, từ tri giác sự vật đến các quá trình tư duy trừutượng Toàn bộ quá trình trí tuệ này bị nhuốm màu và bị chi phối bởi cảm xúccủa cá nhân, trong từng trạng thái cảm xúc cụ thể hoặc tùy thuộc đặc trưngtình cảm của cá nhân đó

Thứ hai: trong suốt quá trình hành động trí tuệ, ngay từ những thao tácđầu tiên cho tới thao tác cuối cùng, mỗi khi xuất hiện một thao tác, thì liền

Trang 35

ngay đó xuất hiện một cảm xúc tương ứng và cảm xúc này trở thành tâm thế,dẫn dắt chuỗi thao tác tiếp theo đi theo hướng phù hợp với tâm thế đó.

Thứ ba: kết quả của mỗi thao tác, mỗi hành động trí tuệ sẽ chi phối cácquyết định tiếp theo của chủ thể, đặc biệt là trong việc lựa chọn các phương

Các nhà sinh học xã hội khi bàn về vai trò của cảm xúc đối với đờisống con nguời đã chỉ rõ những cảm xúc giúp con người đương đầu vớinhững cảnh ngộ và những nhiệm vụ quá quan trọng để có thể trao riêng chotrí tuệ nhưng mối nguy hiểm, những mất mát đau đớn, sự kiên nhẫn bất chấpnhững thất bại , việc lập kết một lứa đôi, việc tạo ra một gia đình Mỗi cảmxúc chuẩn bị cho mỗi con người hành động theo cách nào đó, nơi chỉ cho họcon đường mà trong quá khứ đã từng cho phép họ chấp nhận cách thức của sựsinh tồn

Còn theo Daniel Goleman [2008], về căn bản những cảm xúc đều lànhững sự kích thích hành động; đó là những kế hoạch tức thì để đối phó với

sự sinh tồn mà sự biến hóa đã truyền cho chúng ta Từ “emotion” (cảm xúc)được tạo ra từ động từ tiếng Latinh, motore nghĩa là “cử động” và tiền tố “e”chỉ một sự vận động ra bên ngoài và cái từ gốc ấy gọi tên rõ ràng một khuynhhướng hành động Việc các cảm xúc thúc đẩy tới hành động là đặc biệt rõ

Trang 36

ràng, khi người ta quan sát các con vật hay các trẻ em Chỉ có ở người lớn

“văn minh”, người ta mới gặp thấy sự dị thường nhất của thế giới động vậtcác cảm xúc bị cắt đứt khỏi những phản ứng mà lẽ ra chúng phải đưa tới

Ngày nay, nhờ có những phương pháp mới cho phép chúng ta quan sátnhững gì đang diễn ra bên trong thân thể và bộ não, các nhà nghiên cứu ngàycàng hiểu rõ hơn mỗi kiểu cảm xúc chuẩn bị cho thân thể mỗi kiểu phản ứngkhác nhau như thế nào Daniel Golerman đã sử dụng các kết quả nghiên cứucủa Paul Ekman, R.W.Levenson, WV.Friesen và một số tác giả khác để mô tảmột số các cảm xúc đưa tới hành vi:

Sự giận dữ: làm máu dồn tới những bàn tay, khiến cho một ngườichiếm lấy nhanh hơn một thứ vũ khí hay đánh một kẻ thù, và những hoocmonnhư adrenalin tiết ra rất nhanh để giải thoát năng lượng cần cho một hànhđộng quyết liệt

Sự sợ hãi làm tim co bóp vận chuyển máu tới các cơ chỉ huy sự vậnđộng của cơ thể như các cơ bắp chân, chuẩn bị cho sự chạy trốn và làm chomặt tái đi Đồng thời, cơ thể bị tê liệt trong một khoảnh khắc, điều đó có lẽ đểcho cá nhân có thời gian quyết định nên làm gì

Sự sung sướng được đặc trưng bằng hoạt động tăng lên của trung tâmnão nhằm ức chế những tình cảm tiêu cực và làm cho năng lượng hiện có tănglên, cũng như làm cho hoạt động của những trung tâm sinh ra sự lo lắng bịchậm lại Tuy nhiên, không xảy ra một sự thay đổi sinh lý đặc biệt nào cả, nếusau những hiệu ứng sinh học do những sự tương phản gây ra Trạng thái nàyđem lại cho cơ thể một sự nghỉ ngơi chung; cá nhân thực hiện vội vàng vàphấn khởi hơn những nhiệm vụ đặt cho mình; nó tự đặt cho mình nhữngnhiệm vụ khác nhau hơn

Tình yêu, sự âu yếm và sự thỏa mãn tình dục gây ra một sự kích thíchđối giao cảm (parasympathique) là cái ngược lại, về mặt sinh lý; của phản ứng

“trốn chạy hay đánh nhau”, của giận dữ hay sợ hãi Phản xạ đối giao cảm, gọi

Trang 37

là “sự đáp ứng thư giãn” là ở một tập hợp phản ứng thân thể đẻ ra một trạngthái chung yên tĩnh và đồng cảm thuận lợi cho sự hợp tác

Sự ngạc nhiên, làm nhướng lông mày lên, khiến cho trường nhìn mở rộng

ra và số lượng ánh sáng lọt qua võng mạc tăng lên Do đó, cá nhân nắm đượcnhiều thông tin hơn về một sự kiện bất ngờ Điều đó cho phép con người đánhgiá hoàn cảnh đúng hơn và nghĩ ra được kế hoạch hành động tốt nhất có thế

Khắp nơi trên thế giới, sự chán ghét có biểu hiện giống nhau và có ýnghĩa giống nhau: một cái gì đó gây bực mình, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Darwin đã quan sát thấy, biểu hiện trên mặt của sự chán ghét – môi trênchùng xuống ở hai cạnh của mũi thì hơi nhúm lại – dường như phản ánh một

ý định ban đầu muốn bịt hai lỗ mũi lại trước một mùi khó chịu hay nhè ra mộtthứ thức ăn độc hại

Một trong những chức năng của sự buồn rầu là giúp người ta chịu đựngmột tổn thất đau đớn, khi mất đi một người thân chẳng hạn, hay một nỗi tuyệtvọng lớn Sự buồn rầu gây ra sự giảm suốt năng lượng và thiếu hứng khởi đốivới những hoạt động của cuộc sống, đặc biệt là sự giải trí và khoái lạc Và khi

nó trở nên sâu sắc hơn và gần với sự suy sụp, nó thường kèm theo sự chuyểnhóa chậm lại Việc thu mình lại là để chịu tang một người thân và để làm tiêutan một mối hy vọng đã thất bại, để ước lượng những hậu quả đối với cuộc sốngcủa mình và khi năng lượng trở lại, để phát ra một sự khởi đầu mới Khi nhữngcon người đầu tiên tỏ ra buồn rầu – do đó, dễ bị tổn thương sự mất năng lượng

ấy có lẽ đã buộc họ ở gần nơi cư trú của mình, do đó được an toàn

Những nguyên nhân sinh học của hành động cũng được văn hóa và sựsinh tồn quy định Chẳng hạn ở tất cả mọi người, cái chết của một người thângây ra buồn rầu Ngược lại, cách thể hiện nỗi buồn của mình - ở giữa đôngngười hay ở riêng tư – cũng như phạm trù “người thân” phải chịu tang, phụthuộc vào nền văn hóa trong đó người ta đang sống [39, tr30-32]

Các nhà tâm lý học đã khẳng định chính những cảm xúc thúc đẩy con người hành động, đảm bảo cho con người thích ứng với môi trường Cơ chế

Trang 38

này có tính di truyền loài, tuy nhiên nó cũng chịu sự chế ước của xã hội Con người càng phát triển thì sự điều chỉnh và chế ngự cảm xúc và sự chủ động trong hành vi tốt hơn.

1.2 2 Kỹ năng

1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng là một vấn đề được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục trong vàngoài nước quan tâm Ở các góc độ khác nhau, các tác giả có những quanniệm khác nhau về KN, nhưng tổng kết lại có 2 quan niệm về KN như sau:

- Quan niệm thứ nhất, xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hànhđộng Đại diện cho loại quan niệm này là các tác giả V A Cruchetxki, V.VTsebưseva, A.V Petrovxki… chẳng hạn, A.V Petrovxki quan niệm rằng: KN

là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kỹ xảo KN được hình thànhbằng con đường luyện tập, KN tạo khả năng cho con người thực hiện hànhđộng không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong những điều kiện

đã thay đổi Xuất phát từ chỗ coi KN là mặt kỹ thuật của hành động, các tácgiả này quan niệm rằng, khi nắm được kỹ thuật hành động, hành động đúngcác yêu cầu kỹ thuật của nó thì sẽ đạt kết quả Muốn nắm được kỹ thuật hànhđộng và thực hiện được hành động theo đúng kỹ thuật thì có phải quá trìnhhọc tập và rèn luyện Như vậy, theo loại quan niệm này, KN là phương tiệnthực hiện hành động mà con người đã nắm vững Người có KN hoạt động nào

đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành độngtheo đúng yêu cầu cần có của nó mà không cần tính đến kết quả của hànhđộng [Dẫn theo 52]

- Quan niệm thứ hai, xem xét KN nghiêng về mặt năng lực của conngười Đó là quan niệm của các tác giả: N.Đ.Levitov, X.I Kixegof, K K.Platonov, Xavier Roegiers, Kevin Barry, Ken King, Trần Quốc Thành [75],Nguyễn Quang Uẩn [83]…

Theo N.Đ.Levitov, KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đóhay một hành động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng hay lựa chọn những

Trang 39

cách thức đúng đắn, có chiếu cố đến những điều kiện nhất định KN có liênquan nhiều đến thực tiễn, đến việc áp dụng tri thức vào thực tiễn Tương tựnhư vậy, X.I.Kixegof cho rằng, KN là khả năng thực hiện có hiệu quả hệthống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống hànhđộng này Theo ông, KN bao giờ cũng diễn ra dưới sự kiểm tra của ý thứcnhiều hay ít KN đòi hỏi việc sử dụng những kinh nghiệm đã thu được trướcđây và những tri thức nhất định nào đó trong các hành động, thiếu những điềunày, không thể có KN K.K Platonov còn nhấn mạnh đến tính linh hoạt mềmdẻo của KN Theo ông, người có KN không chỉ hành động có kết quả trong mộthoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt kết quả tương tự trong những điều kiện khác.

Như vậy, khác với quan niệm thứ nhất, các tác giả theo quan niệm thứhai, coi KN không chỉ đơn thuần là kỹ thuật hành động mà nó còn là biểu hiệncủa năng lực, KN vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo Nhờ có sự mềmdẻo mà con người có tính sáng tạo hoạt động thực tiễn Ở đây các tác giả cóchú ý đến kết quả của hành động

Theo chúng tôi về thực chất hai loại quan điểm trên không phủ địnhnhau, sự khác biệt chỉ ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của KNcũng như những đặc tính của chúng Mặt khác, ở con người khi KN của mộthoạt động nào đó, đặc biệt là hoạt động nghề nghiệp bắt đầu hình thành, khi

đó cần xem xét KN ở mặt kỹ thuật của các thao tác của hành động hay hoạtđộng Còn khi KN đã hình thành ổn định, con người biết sử dụng nó một cáchsáng tạo trong các hoàn cảnh khác nhau, khi đó KN được xem xét như mộtnăng lực, một vốn quý của con người Vì vậy nếu nghiên cứu sự hình thành

và phát triển KN cần quan tâm đến cả mặt kỹ thuật cũng như kết quả của thaotác, hành động hay hoạt động

Trong những năm gần đây khi đề cập tới KN, đặc biệt là KN nghềnghiệp người ta không chỉ dừng ở tiêu chí kết quả chính xác, khả năng linhhoạt, mà còn xem xét các yếu tố thái độ, động cơ của cá nhân trong thực hiệnhành động có KN đó Cách tiếp cận này xem xét KN ở góc độ rộng hơn khi

Trang 40

nó kết nối các yếu tố kiến thức, kỹ thuật và giá trị (thái độ, niềm tin) tronghành vi của một hoạt động nhất định Cho rằng, mọi hành vi của con ngườiđều xuất phát từ cách mà người ta suy nghĩ, tác giả J.N.Richard coi KN lànhững hành vi được thể hiện ra hành động bên ngoài và chịu sự chi phối cáchthức con người cảm nhận và suy nghĩ I.Louise (1995) cũng khẳng định, KN

là yếu tố mang tính thực tiễn và là kết quả của sự nối kết giữa lý thuyết và giátrị (thái độ, niềm tin) Mặc dù ghi nhận hành vi có KN là khả năng lựa chọnnhững kiến thức, kỹ thuật thích hợp và sử dụng chúng có hiệu quả, song S.A.Morales & W.Sheator (1987) và M.Bartte Hariet (1970) nhấn mạnh sự lựachọn đó chịu ảnh hưởng của thái độ, niềm tin của cá nhân đối với hoạt động

cụ thể Đây là một xu hướng khá mới về quan niệm KN Quan điểm nàytương đối phù hợp cho nghiên cứu những KN chuyên sâu trong lĩnh vực hoạtđộng chuyên môn

Từ những phân tích các quan niệm trên, chúng tôi đi đến kết luận:

Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động

đó có kết quả theo mục đích đã đề ra.

- Người có KN hành động trong một lĩnh vực hoạt động được biểu hiện

ở những dấu hiệu sau đây:

+ Có tri thức về hành động: nắm được mục đích hành động; nắm đượccách thức thực hiện hành động và các điều kiện thực hiện hành động

+ Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của nó

+ Hành động đạt kết quả theo mục đích đề ra

+ Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện thay đổi.Nghĩa là, KN đòi hỏi, trước hết con người phải có tri thức, kinh nghiệmcần thiết về hành động Tuy nhiên tri thức và kinh nghiệm chưa phải là KN

KN chỉ có được khi con người vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đóvào hoạt động thực tiễn một cách có kết quả Có thể nói, tri thức và kinhnghiệm là những điều kiện cần để hình thành KN, việc vận dụng tri thức, kinh

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Edward de Bone (2003), 6 chiếc mũ tư duy – Phương pháp tư duy năng động và hiệu quả, NXB Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Edward de Bone (2003), "6 chiếc mũ tư duy – Phương pháp tư duy năngđộng và hiệu quả
Tác giả: Edward de Bone
Nhà XB: NXB Mũi Cà Mau
Năm: 2003
3. James Borg (Lê Huy Lâm dịch) (2009) Ngôn ngữ cơ thể- 7 bài học đơn giản làm chủ ngôn ngữ không lời, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: James Borg (Lê Huy Lâm dịch) (2009) "Ngôn ngữ cơ thể- 7 bài học đơngiản làm chủ ngôn ngữ không lời
Nhà XB: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh
4. Hồ Thanh Bình, Phạm Minh Hạc (tuyển dịch) (1988), Tâm lý học Liên xô (tuyển tập), NXB Tiến bộ Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Thanh Bình, Phạm Minh Hạc (tuyển dịch) (1988), "Tâm lý học Liên xô
Tác giả: Hồ Thanh Bình, Phạm Minh Hạc (tuyển dịch)
Nhà XB: NXB Tiến bộ Matxcơva
Năm: 1988
5. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Bình (2009), "Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009
6. V. A. Cruchetxki (1982), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, (2 tập) NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V. A. Cruchetxki (1982), "Những cơ sở của tâm lý học sư phạm
Tác giả: V. A. Cruchetxki
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1982

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu (Trang 70)
Phiếu 1: Bảng đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
hi ếu 1: Bảng đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 81)
Bảng 3.2. Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc trên hình ảnh - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.2. Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc trên hình ảnh (Trang 98)
Bảng số liệu 3.5 cho thấy: - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng s ố liệu 3.5 cho thấy: (Trang 103)
Bảng 3.6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc thông qua giải quyết tình huống - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc thông qua giải quyết tình huống (Trang 106)
Bảng 3.7 Mức độ thể hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên trong các tình huống. - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.7 Mức độ thể hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên trong các tình huống (Trang 110)
Bảng 3.8. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá. - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.8. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá (Trang 112)
Bảng 3.12 Kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của SVSP qua tự đánh giá - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.12 Kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của SVSP qua tự đánh giá (Trang 123)
Bảng 3.15. Yếu tố giới tính với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.15. Yếu tố giới tính với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 128)
Bảng 3.17 Mối tương quan giữa các yếu tố với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.17 Mối tương quan giữa các yếu tố với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 129)
Bảng 3.20:Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên trước và sau thực nghiệm - Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Bảng 3.20 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên trước và sau thực nghiệm (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w