Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 44 - 49)

1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân

Khái niệm “Quản lý cảm xúc” được phân tích nhiều trong khái niệm trí tuệ cảm xúc. Theo J. Mayer và P. Salovey đưa ra khái niệm về trí tuệ cảm xúc là: “Quản lý cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình” [54, tr.99].

Trong một quyển sách xuất bản năm 1996, H. Nicky cũng đưa ra định nghĩa với các tác giả trên. Theo ơng: “Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kỹ năng quản lý cảm xúc có được nhờ vào việc tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống” [33, tr.176]. Ơng cho rằng: trí tuệ cảm xúc là một tiềm năng bẩm sinh để cảm nhận, sử dụng, giao tiếp, nhận biết, ghi nhớ, mô tả, xác định, học hỏi, quản lý hiểu và giải thích cảm xúc.

Năm 1990, J. Mayer và P. Salovey lần đầu tiên đưa ra mơ hình trí tuệ cảm xúc, cho đến nay đã có một số mơ hình trí tuệ cảm xúc được đề xuất: mơ hình của D. Goleman (1995), R. Bar - On (1997), Robert K.Cooper và Ayman Sawaf (1997), Hendrie Weisinger (1998)… Nhìn một cách tổng qt có thể phân thành hai nhóm mơ hình trí tuệ cảm xúc bao gồm: mơ hình trí tuệ thuần năng lực và mơ hình cảm xúc hỗn hợp.

Đại diện tiêu biểu cho mơ hình trí tuệ cảm xúc theo quan điểm này là P. Salovey và J. Mayer. Ban đầu hai ơng cho rằng mơ hình trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn loại khả năng, trong đó các tác giả có đưa ra khái niệm về quản lý cảm xúc:

- Tiếp nhận cảm xúc - khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói và các nền văn hóa (cultural artifact). Tiếp nhận cảm xúc đại diện cho một khía cạnh của trí tuệ cảm xúc.

- Sử dụng cảm xúc - khả năng khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành vi nhận thức, ví dụ như nghĩ và giải quyết vấn đề. Trí tuệ cảm xúc

cá nhân có thể tích lũy đầy đủ ngay lúc con người thay đổi tâm trạng để phù hợp nhất với công việc.

- Hiểu cảm xúc - khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Đơn cử như hiểu cảm xúc, khả năng nhạy bén trước các thay đổi rất nhỏ giữa các cảm xúc, và khả năng nhận biết, mơ tả các cảm xúc tiến hóa theo thời gian.

Như vậy: Quản lý cảm xúc là quá trình điều chỉnh cảm xúc của bản thân

cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân được phân thành những mức độ có sự liên hệ và tùy thuộc vào những khả năng đã có trước đó:

- Kỹ năng cảm nhận, đánh giá, biểu lộ cảm xúc một cách chính xác, bao gồm các khả năng cá nhân nhận thức được cảm xúc của họ và suy nghĩ của họ về cảm xúc đó.

- Kỹ năng truy cập và phát hiện những cảm xúc theo nhu cầu để có thể dễ hiểu bản thân và người khác. Việc đánh giá cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc đó đều liên quan đến sự thấu cảm.

- Kỹ năng hiểu những cảm xúc và những nguyên nhân của nó. Đề cập tới kinh nghiệm cảm xúc của cá nhân và những xử sự để thay đổi, điều hoà cảm xúc.

- Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và trí tuệ. Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Vì vậy việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc.

Như vậy: Kỹ năng quản lý cảm xúc là sự vận dụng tri thức, kinh

nghiệm, hiểu biết vào việc nhận diện, kiểm soát, điều chỉnh và sử dụng những rung động của cá nhân khi có những kích thích tác động nhằm giúp con người đạt được những gì mong muốn.

Có rất nhiều yếu tố tâm lý tham gia vào quá trình triển khai kỹ năng quản lý cảm xúc của cá nhân. Tuy nhiên, nếu phân tích khái niệm quản lý cảm xúc có thể xác định được các thành phần tâm lý cốt lõi của kỹ năng quản lý cảm xúc như sau:

* Kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân.

Đây là thành phần tâm lý đầu tiên của kỹ năng quản lý cảm xúc. Nhận diện cảm xúc là nhận ra được các dạng cảm xúc hiện thời của bản thân. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, các cảm xúc của cá nhân được biểu lộ trên khuôn mặt và trong các điệu bộ, cử chỉ và các trạng thái khác của cơ thể (run, tốt mồ hơi v.v). Nhận dạng các xúc là thông qua các biểu hiện trên khuôn mặt, điệu bộ và sắc thái biểu cảm của cơ thể, có thể phán đốn được các trạng thái cơ bản của cảm xúc của mình hay của mình hay của người khác; phát hiện ra mức độ, cường độ của các cảm xúc đó; gọi được tên các cảm xúc được phát hiện và mô tả được các dấu hiệu đặc trưng, cũng như vai trị (tích cực hoặc tiêu cực) của nó đối với hoạt động và đời sống của cá nhân. Trong các công trình nghiên cứu của mình, Carroll. E. Izard [1992] đã xác định được 10 cảm xúc cơ bản của cá nhân: 1) Hứng thú hồi hộp; 2)Vui sướng; 3) Ngạc nhiên; 4) Đau khổ, đau xót; 5) Căm giận; 6) Ghê tởm; 7) Khinh bỉ; 8) Khiếp sợ; 9) Xấu hổ; 10) Tội lỗi. Trong đó có 6 loại cảm xúc nền tảng: Vui sướng; Ngạc nhiên; Đau khổ; Căm giận; Khinh bỉ: Khiếp sợ. Trong thực tế, nhận diện cảm xúc là phải nhận ra được các dạng cảm xúc nêu trên.

* Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc của bản thân: kìm nén, kiềm chế những cảm xúc

tích cực hay tiêu cực

Hầu hết các nhà tâm lý học đều thống nhất, so với các chức năng tâm lý khác của cá nhân, cảm xúc của cá nhân liên hệ trực tiếp tới các kích thích tức thời từ phía mơi trường và phản ứng của hệ thần kinh cá nhân. Các nhà tâm lý học B.Skinner [1953], S.Freud [2002], A.Maslow [1970], Carrol E. Izard [1992], Goderfroid [1998], Richard J. Gerrig và Philip G.Zimbardo [2013], Daniel Goleman [2002, 2007], Virender Kapoor [2012], Strongman K.T

[1987], Maurice Reuchlin [1995]… cho rằng cảm xúc là một động lực thúc đẩy cá nhân hành động. Nếu để cảm xúc trực tiếp của cá nhân sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Trong nhiều trường hợp, cá nhân sẽ khơng có đủ độ tỉnh táo cần thiết để xử lí tình huống, theo kiểu “cả giận mất khơn”, vì vậy, cá nhân cần phải kiểm sốt được các cảm xúc của mình.

Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc thực chất là sự “dõi theo” của ý thức đối với dòng chảy cảm xúc của cá nhân; cố gắng hình dung được hậu qủa sức mạnh tác động của cảm xúc nếu được tự do phát động, từ đó cá nhân có thể dùng sức mạnh của ý thức hay ý chí để kìm nén cảm xúc đó, bằng các động tác mang tính phong tỏa hay giải tỏa như im lặng, thở sâu, tập trung vào công việc khác v.v.

Việc kiểm sốt cảm xúc khơng chỉ là kỹ năng kìm nén cảm xúc khi có kích thích tương ứng (Kích thích tích cực hoặc tiêu cực), mà còn là kỹ năng giám sát sự thúc đẩy của cảm xúc đối với một hành động nào đó của cá nhân. Sự giám sát này giúp cá nhân làm chủ được cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau, nhất là trong các tình huống địi hỏi phải có các phản ứng với sự tỉnh táo, bình tĩnh của cá nhân.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân một mặt phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hệ thần kinh, vào khí chất, vào đặc điểm lứa tuổi, mặt khác kỹ năng kiểm sốt cảm xúc cũng được hình thành và phát triển thơng qua học tập và trải nghiệm trong q trình hoạt động và giao tiếp hàng ngày của cá nhân.

* Kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là cơ sở để cá nhân triển khai các kỹ năng điều khiển cảm xúc của mình nhằm mang lại hiệu quả hành động. Điều khiển cảm xúc bản thân biểu hiện trước hết ở kỹ năng duy trì cảm xúc ở mức “cân bằng” tránh sự thái quá trong việc thúc đẩy hành động, khi có những kích thích từ bên trong hoặc bên ngồi. Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc là người ln giữ được bình tĩnh trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, trước những kích thích có thể gây ra những cảm xúc với cường độ cao và

khơng bị những cảm xúc đó làm biến dạng. Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc đồng thời là người biết “bộc lộ cảm xúc” và biết “che dấu cảm xúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực ” của mình trước người khác bằng các điệu bộ, cử chỉ, cơ thể và ngôn

ngữ, trong những trường hợp cần thiết, để mang lại hiệu quả hành động hay hiệu quả ứng xử.

Để điều khiển được cảm xúc bản thân, cá nhân một mặt, phải nhận dạng được các loại cảm xúc nền tảng, sự tác động của chúng đối với nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của mình, mặt khác phải có kỹ năng kiểm sốt được cảm xúc thực khi xuất hiện, đồng thời phải biết sử dụng các phương tiện biểu cảm để bộc lộ hoặc che dấu cảm xúc đó trong tình huống cụ thể.

* Kỹ năng sử dụng cảm xúc của bản thân

Sử dụng cảm xúc của mình như là một phương tiện để đạt mục đích nào đó trong nhận thức, thái độ hay hành động là mức độ cao nhất, đồng thời cũng là thành phần quan trọng trong cấu trúc tâm lý của quản lý cảm xúc của cá nhân. Nhận dạng, kiểm soát và điều khiển cảm xúc là cá nhân sử dụng tri thức, ý thức, ý chí để nhận ra và kiểm soát, giám sát và điều khiển những cảm xúc thực của bản thân, duy trì cường độ của nó cho phù hợp với hồn cảnh cụ thể. Trong khi đó, sử dụng cảm xúc, là cá nhân khơng chỉ dừng lại ở mức nhận dạng, kiểm soát, giám sát và điều khiển cảm xúc thực đang diễn ra, mà còn biết làm “tăng lên”, hoặc “giảm bớt” cường độ của cảm xúc khi cần thiết. Thậm chí phải biết “tạo ra” những cảm xúc và biết “thể hiện” cảm xúc đó một cách “như thật” để đạt mực đích nhất định. Thực chất của “tạo ra cảm xúc” ở đây chính là cá nhân biết sử dụng các biểu cảm tương ứng với mỗi loại cảm xúc để thể hiện ra “cảm xúc của mình” để người khác biết.

Kỹ năng sử dụng cảm xúc của bản thân được ít gắn với các yếu tố thần kinh, khí chất, mà chủ yếu được hình thành qua trải nghiệm của cá nhân hay qua học tập. Hình thành kỹ năng sử dụng cảm xúc là một trong

những điều kiện cần thiết của hoạt động gắn với yếu tố con người, trong đó có nghề dạy học

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 44 - 49)