Kết quả trước và sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 131 - 134)

Kết quả thực nghiệm cũng được kiểm nghiệm qua việc trả lời các câu

hỏi sau 4 buổi tập huấn

• Kết quả thực nghiệm kỹ năng nhận diện cảm xúc

Bảng 3.19. Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên trước và sau thưc nghiệm

1 Mức độ kém 15 75 0 0

2 Mức độ yếu 5 25 0 0

3 Mức độ trung bình 0 0 0 0

4 Mức độ khá 0 0 9 45

5 Mức độ tốt 0 0 11 65

Những sinh viên trước khi tham gia thực nghiệm có kết quả nhận diện các dạng cảm xúc ở mức yếu và kém. Đây là những sinh viên gặp khó khăn trong q trình nhận diện cảm xúc qua hình ảnh và tình huống cũng như tự nhận diện cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên khi tham gia 4 buổi học, trong đó kỹ năng nhận diện cảm xúc có trải nghiệm của hình ảnh, tình huống, quan sát và miêu tả các dạng cảm xúc. Kết quả cho thấy sinh viên có kỹ năng nhận diện tốt hơn. Số liệu trên bảng 3.19 cho thấy, ở kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân sinh viên đạt ở mức khá (35%) và tốt (65%). Khơng có sinh viên nào trong 20 sinh viên có kết quả ở mức trung bình, yếu, kém.

Kết quả kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Bảng 3.20:Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên trước và sau thực nghiệm

STT Mức độ KN KSCX Trước thực nghiệmSL % Sau thực nghiệmSL %

1 Mức độ kém 10 50 0 0

2 Mức độ yếu 10 50 0 0

3 Mức độ trung bình 0 0 2 10

4 Mức độ khá 0 0 8 40

5 Mức độ tốt 0 0 10 50

Với kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có nét tương đồng với kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân. Nhìn chung mức độ kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự biến đổi rõ nét trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Trước khi thực nghiệm, 20 sinh viên sư phạm chủ yếu có kỹ năng kiểm sốt ở mức yếu và kém. Sau khi tham gia giải các bài tập tình huống, phương pháp tìm cách giải tỏa cảm xúc thì có 50% sinh viên đạt mức tốt, 40% sinh viên đạt mức khá chỉ cịn một số rất ít

(10%) sinh viên đạt ở mức độ trung bình. Điều đó cho thấy thơng qua biện pháp tổ chức lớp tập huấn có thể giúp sinh viên sư phạm cải thiện hiểu biết về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, chính xác, thành thạo và linh hoạt hơn các thao tác/biểu hiện của các kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân. Em L.H.A (sinh viên năm thứ 2) chia sẻ: “Em thấy những buổi học rất hứng thú. Qua các bài tập thực hành nhận diện trên khn mặt các bước kiểm sốt cảm xúc khi tham gia các tình huống em được trải nghiệm nhiều hơn và em học được cách bày tỏ các cảm xúc của mình cho phù hợp với hồn cảnh”. Quan sát trong quá trình sinh viên tham gia tình

huống cho thấy ban đầu sinh viên thể hiện cảm xúc chưa phù hợp với hồn cảnh nhưng sau đó, do được khích lệ và hướng dẫn sinh viên đã hịa mình và dám thể hiện mình hơn. Các em biết cách kiểm sốt từng cảm xúc của mình, hầu như khơng thấy có sinh viên thể hiện cảm xúc một cách bột phát.

• Kết quả các bài tập thư giãn

Bảng 3.21. Kết quả các bài tập thư giãn để điều khiển và sử dụng cảm xúc

bản thân trước và sau thực nghiệm

STT Các bài tập thư giãn Trước thực nghiệmSL % Sau thực nghiệmSL %

1 Mức độ kém 10 50 0 0

2 Mức độ yếu 5 25 0 0

3 Mức độ trung bình 5 25 0 0

4 Mức độ khá 0 0 8 30

5 Mức độ tốt 0 0 12 70

Trong 20 sinh viên tham gia thực nghiệm. Có những sinh viên chia sẻ họ chưa bao giờ biết đến các cách thư giãn. Tuy nhiên sau khi thực nghiệm với các bài tập thư giãn về tưởng tượng, thở và yoga, các sinh viên đã có sự cải thiện tốt hơn. Có 70% sinh viên đạt mức tốt sau khi thực nghiệm và 30% mức khá. Qua qua sát các sinh viên tham gia thực nghiệm thấy rằng họ rất chăm chỉ tập luyện các bài tập thư giãn. Đây là cơ sở để cho có có sức khỏe và cách xử lý cảm xúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, kết quả thực nghiệm tác động chứng tỏ giả thuyết của thực nghiệm là có hiệu quả. Sau thực nghiệm: mức độ hiểu biết của sinh viên sư phạm về các kỹ năng: Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm

soát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân và kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm tốt hơn trước khi tham gia thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 131 - 134)