Hoàng Thúy M

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 134 - 141)

* Đặc điểm bản thân

- Ngày tháng năm sinh: 10/10/1993.

- Sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Khí chất hướng ngoại thuộc nhóm nóng nảy

- Tính cách: Nói nhanh, phịng vệ trong giao tiếp với người lạ. Có quan điểm riêng trong từng sự việc, có lí lẽ thuyết phục cho quan điểm của mình tương đối lôgic, phù hợp. Tuy nhiên hay che dấu sự việc khi hỏi về quá khứ.

- Nhận diện cảm xúc bản thân khó khăn, nhận diện hình ảnh cảm xúc khó, miêu tả cảm xúc khơng chính xác. Hay nổi nóng và hay khóc vì xúc động hoặc vì giận dữ.

- Khó tập trung thư giãn. Khó bắt chước theo hành động. Ít khi ngồi tĩnh tâm hoặc tập trung cao độ để giải quyết vấn đề.

* Hồn cảnh gia đình: Em có hồn cảnh gia đình đặc biệt hơn các bạn

cùng lớp khác: Bố mất sớm, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, khi M mới học lớp 5. Từ đó đến nay M khơng thấy mẹ liên lạc gì. M ở với ơng bà nội. Hàng ngày M phụ ông bà bán hàng và chăm chỉ học tập. Gia đình khơng có điều kiện nhưng M đã học rất nỗ lực để đỗ vào trường trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, M bị ảnh hưởng tâm lý bởi từ nhỏ M bị các bạn trêu đùa là đứa khơng cha khơng mẹ. Chính những sự trêu đùa đó làm cho M cảm thấy hận mẹ của mình. Khi học cấp 3 M biết được mẹ lấy chồng và ở một gia đình rất điều kiện. M đã muốn gặp và muốn tìm hiểu về mẹ nhưng M lo lắng và sợ gặp mẹ và nếu gặp khơng biết nói gì. Nhưng trong lịng muốn gặp vì muốn biết cuộc sống thực tế của mẹ như thế nào khi mẹ bỏ đi. M hay thể hiện sự nóng nảy và bực bội, thường tức giận vô cớ. Điều bận tâm nhất là tại sao mẹ lại bỏ đi mà không ni M. Bởi chính lý do này mà M thường xun có hành động đập phá một thứ gì đó khi khơng kiểm sốt được cảm xúc.

*Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân

- Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi: Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân: Kỹ năng nhận diện cảm xúc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng điều khiển cảm xúc đạt mức “kém” là đều chỉ đạt 1 điểm trong mức 5 điểm. Ví dụ: Nhận diện hình ảnh cảm xúc chỉ nhận 1 hình ảnh và trong tình huống cũng chỉ trả lời đúng 1 tính huống.., kỹ năng sử dụng cảm xúc đạt mức “trung bình”.

- Khi thực hiện phỏng vấn: M thể hiện e ngại và ít khi bộc lộ cảm xúc ra bên ngồi. Theo M tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là khơng tốt nhất là khi có những cảm xúc tiêu cực.

- Khi thực hiện quan sát: Cách thể hiện cảm xúc của M thường chủ yếu thể hiện ở 2 dạng là buồn hoặc tức giận. Ít khi có thể hiện cảm xúc tích cực là vui hay thoải mái thư giãn. Khi tham gia các hoạt động M cũng ít khi thể hiện cảm xúc riêng của mình mà thường che dấu cảm xúc.

- Qua nhu cầu: khi được hỏi có muốn tham gia vào lớp học kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân không? M đã trả lời rất mong muốn. Vì thực tế M gặp khó khăn nhiều trong việc quản lý cảm xúc của mình, ít khi bộc lộ hay che dấu và nếu có những sự kiện gây cảm xúc tức giận thì có thể bùng phát sự tức giận đó bằng các hành động đập phá. Cho nên M muốn tham gia lớp học để biết các kiểm soát các cảm xúc của bản thân.

Sau khi thu thập kết quả từ phiếu điều tra bảng hỏi, qua quan sát, phỏng vấn trò chuyện và trao đổi trực tiếp với M. Chúng tơi có 1 buổi (trước khi tham gia vào lớp học) để trị chuyện nhằm biết hồn cảnh thực tế của M (như ở mục hồn cảnh gia đình). Ban đầu M khá e dè và ít chia sẻ về cá nhân nhưng với những kỹ năng khai thác thông tin, chia sẻ, thấu cảm cuối cùng M cũng chia sẻ hoàn cảnh của cá nhân. Khi giải tỏa được cảm xúc của bản thân như là trút đi được nỗi lòng. M cảm thấy thoải mái hơn. Nỗi băn khoăn lớn nhất của M là muốn gặp mẹ và hỏi tại sao mẹ lại bỏ M đi và muốn biết cuộc sống hiện tại của mẹ. Sau đó tham gia M đã tham gia vào lớp học nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

- Buổi học đầu tiên: Tìm hiểu cảm xúc và ý nghĩa của cảm xúc: M đã hiểu và thấy ý nghĩa của bày tỏ cảm xúc.Ví dụ: trong phiếu trả lời kết thúc

buổi học M chia sẻ “Em cũng biết cảm xúc rất quan trong đối với cuộc sống

tuy nhiên em khơng nghĩ nó quan trọng đến mức làm cho cuộc sống trở thành tốt đẹp hơn”.

- Buổi thứ hai: Nhận diện cảm xúc với các bước:

+ Nhận diện 6 hình ảnh: với sự hướng dẫn đọc các biểu lộ cảm xúc trên khn mặt M đã nhận diện chính xác 6 hình ảnh cảm xúc cơ bản.

+ Nhận diện 6 dạng cảm xúc qua tình huống: trên cơ sở nhận diện hình ảnh tốt, việc nhận diện cảm xúc qua tình huống cũng dễ dàng hơn. Đóng vai tham gia tình huống khi bộc lộ cảm xúc rất đa dạng.

+ Nhận diện cảm xúc của chính bản thân bằng cách đọc, gọi tên và nói ra chính xác những cảm xúc đang diễn ra. M đã đọc, gọi tên và miêu tả bằng nét mặt và hành động các cảm xúc đang diễn ra trong cơ thể. Gọi tên được đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực.

- Buổi thứ 3: Kỹ năng kiểm soát các dạng cảm xúc. Khi tham gia các tình huống thực, M đã thể hiện kỹ năng kiểm soát và làm chủ cảm xúc của bản thân rất tốt.

- Buổi thứ 4: Tham gia các bài tập thư giãn, thở sâu và ngồi thiền. Kết quả trước khi tham gia lớp học, M thể hiện sự tập trung khó khăn. Tuy nhiên khi được hướng dẫn qua từng bài và các cách thư giãn, hít thở sâu. M đã ngồi tĩnh tâm được 30 phút và cảm thấy thư giãn như chia sẻ của M: “ngày trước

em ngủ rất khó, em ít khi tập trung được. Tuy nhiên khi tham gia lớp học em thích ngồi thư giãn hơn, đầu óc em cảm thấy thoải mái và cơ thể không thấy mệt mỏi”.

Sau khi kết thúc 4 buổi học, M được hướng dẫn về nhà ghi nhật ký lại những cảm xúc hàng ngày diễn ra, các cách kiểm sốt. M đã ghi chép cẩn thận và có liên lạc. M đã thơng báo là đã đến gặp mẹ biết cuộc sống của mẹ và hiện nay M liên lạc với mẹ thường xuyên.

* Kết luận: Từ khi tham gia vào nhóm khảo sát cho tới khi tham gia

nhóm thực nghiệm và quan sát sau này cho thấy M đã có kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân. Em tự tin giao tiếp và làm chủ cảm xúc của chính mình một

cách dễ dàng hơn. Ngồi ra em cịn giúp đỡ các bạn khác gặp khó khăn trong những tình huống khơng kiểm sốt được cảm xúc của bản thân.

3.4.2. Nguyễn Khánh H.

* Đặc điểm bản thân

- Ngày tháng năm sinh: 26/08/1994. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh viên năm thứ 1 trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Khí chất hướng nội thuộc nhóm bình thản

- Tính cách: Là một bí thư trong lớp, rất điềm đạm, hài hòa với mọi người. - Biết nhận diện cảm xúc của bản thân, biết kiểm soát cảm xúc và điều khiển cảm xúc cho phụ với tình huống.

- Tuy nhiên H gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc vì khả năng điềm đạm biết nhịn và ít khi bộc lộ cảm xúc của bản thân ra bên ngồi. Vì nhẫn nhịn nhiều nên H ít khi bày tỏ cảm xúc của mình ra bên ngồi mà thường giải tỏa cảm xúc bằng viết nhật ký.

* Hồn cảnh gia đình: Khánh H là người con thứ 3 trong gia đình có 4

chị em . Bố là kỹ sư cơ khí mẹ làm nơng nghiệp. Nhà có 3 chị em gái và một em trai. Theo như H kể thì bố mẹ rất yêu chiều em trai mà ít khi quan tâm đến H. Bố mẹ thường dạy H như một người con trai như: tính tự lập, tự làm, tự quyết định mọi việc. H đi học xa nhà từ năm lớp 6, thuê trọ đến giờ là sinh viên năm nhất. Bố mẹ ít quan tâm và lo lắng cho H. Như H kể thì bố mẹ cảm thấy yên tâm ở H hay đơi khi có thể là khơng quan tâm tới H. H hay buồn, khi tự mình phải quyết định mọi thứ, phải gồng mình giải quyết và tự lo cuộc sống của mình. Đặc biệt khi đỗ vào trường H đã được chọn làm bí thư của lớp. Trước một hoạt động hoặc nhiệm vụ nào của tập thể lớp H trao đổi trước lớp nhưng có nhiều thành viên khơng hài lịng có những lời lẽ khơng hay làm cho chính bản thân H xúc động. Chính điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của H vì H rất hay suy nghĩ.

*Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân

- Kỹ năng nhận diện cảm xúc tốt vì nhận diện chính xác các dạng cảm xúc qua hình ảnh và qua tình huống. Tuy nhiên kỹ năng kiểm sốt ở mức trung bình. Như H chia sẻ là H hay bị xúc động, hay nghĩ và hay để tâm đến

vấn đề như lời nói của bạn nào đó trong lớp, hoặc ai đó nói khơng hay về mình. H suy nghĩ và để cảm xúc đó kéo trong nhiều ngày dài. H rất muốn mình thốt ra khỏi hồn cảnh đó và muốn tham gia vào lớp học để có kỹ năng quản lý cảm xúc trước tình huống.

Sau khi thu thập kết quả từ phiếu điều tra bảng hỏi, qua quan sát, phỏng vấn trò chuyện và trao đổi trực tiếp với H. Chúng tơi có 1 buổi (trước khi tham gia vào lớp học) để trị chuyện nhằm biết hồn cảnh thực tế của H (như ở mục hồn cảnh gia đình). Mục đích chính là tham gia lớp học nhằm nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân để làm chủ bản thân mình trước tập thể lớp.

- Buổi học đầu tiên: Tìm hiểu cảm xúc và ý nghĩa của cảm xúc: H đã thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của bày tỏ cảm xúc.Ví dụ: trong phiếu trả lời kết thúc buổi học H chia sẻ “Em nghĩ không nên giữ cảm xúc tiêu cực trong

cơ thể q lâu vì nó ảnh hưởng đến chính sức khỏe của bản thân và ứng xử của mình”.

- Buổi thứ hai: Nhận diện cảm xúc với các bước:

+ Nhận diện 6 hình ảnh: với sự hướng dẫn đọc các biểu lộ cảm xúc trên khn mặt H đã nhận diện chính xác 6 hình ảnh cảm xúc cơ bản.

+ Nhận diện 6 dạng cảm xúc qua tình huống: trên cơ sở nhận diện hình ảnh tốt, việc nhận diện cảm xúc qua tình huống cũng dễ dàng hơn. Đóng vai tham gia tình huống khi bộc lộ cảm xúc rất đa dạng.

+ Nhận diện cảm xúc của chính bản thân bằng cách đọc, gọi tên và nói ra chính xác những cảm xúc đang diễn ra. H đã đọc, gọi tên và miêu tả bằng nét mặt và hành động các cảm xúc đang diễn ra trong cơ thể. Gọi tên được đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Ở phần này H đã thể hiện rất tốt những biểu hiện, trạng thái cảm xúc một cách tự nhiên nhất là cảm xúc tiêu cực: tức giận, lo lắng, sợ hãi hay khó chịu... cái cảm xúc mà khi đứng trước lớp H hay phải che dấu.

- Buổi thứ 3: Kỹ năng kiểm soát các dạng cảm xúc. Khi tham gia các tình huống thực, H đã thể hiện kỹ năng kiểm soát và làm chủ cảm xúc của bản thân rất tốt.

- Buổi thứ 4: Tham gia các bài tập thư giãn, thở sâu và ngồi thiền. Kết quả trước khi tham gia lớp học, H thể hiện sự tập trung cao nhưng chưa hiệu

quả. Sau khi được hướng dẫn qua từng bài và các cách thư giãn, hít thở sâu. H đã ngồi tĩnh tâm được và cảm thấy thư giãn như chia sẻ của H: “Hàng ngày

em tập luyện ngồi thiền và thư giãn, em cảm thấy cuộc sống thoải mái và ý nghĩa hơn. Em khơng để ý đến những lời nói của các bạn nữa”.

Sau khi kết thúc 4 buổi học, H được hướng dẫn về nhà ghi nhật ký lại những cảm xúc hàng ngày diễn ra, các cách kiểm soát. H đã ghi chép cẩn thận và có liên lạc. Hiện tại H cảm thấy tự tin khi trên vai trị là bí thư lớp.

* Kết luận: Hiện tại H làm chủ tốt cảm xúc bản thân. Như em chia sẻ,

em khơng cịn bị run hay căng thẳng khi đứng trước lớp. Em dễ dàng chia sẻ những cảm xúc của mình mà khơng phải có sự ràng buộc, dồn nén. Em cảm thấy tinh thần thoải mái và em thường xuyên ghi lại và kiểm tra những cảm xúc của bản thân diễn ra hàng ngày.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

- Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm cho thấy: phần lớn sinh viên sư phạm có kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân ở mức trung bình. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cao hơn khi sinh viên tham gia trả lời tình huống

- Các yếu tố thuộc về giới tính, khí chất có ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm nhưng sự tương quan không lớn để thấy sự rõ ràng. Ngoài ra các yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân như: năng lực học tập, khách thể giao tiếp.

- Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm cho thấy có sự thay đổi rõ rệt khi tham gia thực nghiệm cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

- Kết quả phân tích một số chân dung tâm lý của sinh viên sư phạm đã làm rõ hơn các biểu hiện về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm và có thêm thơng tin thực tiễn khẳng định kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 134 - 141)