1.2.4.1. Khái niệm “Sinh viên sư phạm” * Khái niệm
Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ chữ Latinh “ Student” nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác tri thức. Nó được dùng nghĩa tương đương với “Student” trong tiếng Anh để chỉ người theo học ở bậc đại học và sau đại học, những người đang học tập và rèn luyện để lĩnh hội một trình độ chuyên môn cao. Theo quy định của trường đại học thì lứa tuổi sinh viên hiện tại thường là 17 đến 23 tuổi, nghĩa là họ trùng với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi).
Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi hiện nay và được các nhà nghiên cứu chấp nhận với nghĩa: Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, đặc biệt là những người đang trong q trình tích lũy tri thức nghề nghiệp để trở thành chun gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội.
Sinh viên sư phạm: là những sinh viên đang học tập rèn luyện trong các
trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm, được đào tạo theo một chương trình chuyên biệt. Sinh viên sư phạm có nhiệm vụ học tập, tích lũy tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những nhà giáo trong tương lai.
Tóm lại, sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, là những người thuộc tri thức trẻ, là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển của xã hội. Họ là những người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mong muốn đem những hiểu biết của mình đóng góp cho xã hội.
* Những đặc điểm xã hội của tầng lớp sinh viên sư phạm + Về vị thế và vai trò xã hội
Giống tầng lớp thanh niên lao động, sinh viên là công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trước Bộ luật hình sự, Luật nghĩ vụ qn sự, Luật hơn nhân gia đình v.v. Như vậy, xã hội đã thừa nhận họ là thành viên chính thức- người trưởng thành về phương diện cơng dân.
Tuy nhiên, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra sản phẩm xã hội nên SV chưa phải là một người hoàn toàn tự lập về mọi mặt so với những thanh niên cùng độ tuổi sớm phải vào đời. Ở đây, tính chất trưởng thành của người thanh niên có những nét đặc trưng riêng, và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh của từng SV.
+ Sự trưởng thành mặt xã hội
So với lớp thanh niên lao động, sinh viên trưởng thành về xã hội muộn hơn. Theo một số cơng trình nghiên cứu, nếu lấy mốc từ tuổi dậy thì, thời gian trưởng thành sẽ được tính như sau:
- Với thanh niên cơng nhân: tuổi dậy thì cộng thêm 4,8 năm; - Với cán bộ kĩ thuật: tuổi dậy thì cộng thêm 6,4 năm;
- Với các nhà chun mơn: tuổi dậy thì cộng thêm 8,4 năm.
Như vậy, sự trưởng thành về mặt xã hội phải được xem xét như một quá trình có nhiều mức độ, có tính năng động và phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau trong những điều kiện hoàn cảnh rất cụ thể.
* Các hoạt động cơ bản của sinh viên sư phạm - Hoạt động học tập
+ Ở tầng lớp sinh viên, hoạt động học tập nghề nghiệp là hoạt động chiếm ưu thế (hoạt động chủ đạo)
Hoạt động học tập của sinh viên khơng mang tính phổ thơng mà mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đào tạo những người lao động có tri thức, có thái độ và kỹ năng phù hợp với các lĩnh vực lao động nghề khác nhau của xã hội.
Sự thành công chỉ đến với những sinh viên khi họ vẫn tiếp tục coi hoạt động học tập là hoạt động quan trọng nhất trong quãng đời sinh viên của họ.
Như vậy, trong hoạt động học tập, sinh viên cần thiết phải lĩnh hội tri thức của các chuyên ngành khoa học, đồng thời phải nắm được nguyên tắc, cách thức, chuẩn mực và kỹ năng nghề nghiệp để trở thành một chun gia. Đó chính là những nét đặc trưng trong hoạt động học tập của những thanh niên sinh viên trên giảng đường các trường đại học.
+ Do tính chất của đào tạo nghề nghiệp (nhất là ở bậc đại học và cao hơn) hoạt động học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu. Nói cách khác, ngồi học tập, xuất hiện một hoạt động rất đặc trưng là nghiên cứu khoa học (NCKH). Thực ra, hoạt động này đã có mầm mống và được hình thành từ các bậc học trước đây nhưng hình thái của nó cịn mờ nhạt. Chỉ đến sinh viên, do những đòi hỏi bức bách đối với các chuyên gia tương lai, hoạt động NCKH đang dần dần trở thành hình thái chính thức của nó và ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
- Hoạt động chính trị xã hội.
Đây là một hoạt động đặc trưng của sinh viên. Sinh viên là lớp người quan trọng của đất nước. Họ là những người có trí tuệ, nhạy bén, mẫn cảm đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế. Họ có chính kiến đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và những tổ chức cầm quyền. Do vậy, hoạt động chính trị xã hội là nhu cầu, là nguyện vọng của thanh niên sinh viên. Việc tham gia của sinh viên vào các tổ chức chính trị đồn thể xã hội vừa có ý nghiã quan trọng trong sự phát triển nhân cách tồn diện của họ, vừa góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của các thể chế xã hội.
Ngồi những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, thanh niên sinh viên cũng là nhóm người tích cực tham gia các hoạt động khác như: văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao. Các câu lạc bộ văn thơ, hội họa, âm nhạc, thể hình…
ln hấp dẫn, lơi cuốn sự tham gia của nhiều sinh viên để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, giao lưu phong phú, cũng như nhu cầu rèn luyện tồn diện của họ.
Như vậy, có thể nói, bao trùm lên tất cả các hoạt động phong phú, đa dạng của sinh viên các trường đại học là những quan hệ giao lưu với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen nhau. Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa cá nhân người sinh viên với các bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp. Hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lý, nhân cách của sinh viên.
* Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên sư phạm. - Sự thích nghi với cuộc sống và hoạt động mới.
Trong thời gian đầu hoạt động trong mơi trường đại học sư phạm, SV phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội, với sinh hoạt tập thể. Q trình thích nghi này diễn ra chủ yếu ở các mặt:
+ Nội dung học tập mang tính chuyên ngành
+ Phương pháp học tập mang tính nghiên cứu khoa học + Mơi trường sinh hoạt mở rộng
+ Nội dung, cách thức giao tiếp với những người xung quanh trở nên phong phú, đa dạng, phức tạp, nhiều mâu thuẫn.
Một số cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy, thời gian để người sinh viên thích nghi với những vấn đề trên là tùy thuộc vào những đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể của họ. Sinh viên đại học sư phạm đến từ các môi trường khác nhau: thành phố, nông thôn, vùng núi, vùng biển v.v, nên q trình thích ứng của họ có những nét riêng. Theo đó, ngồi khó khăn chung đối với tất cả sinh viên đại học thể hiện ở sự kém thích nghi với nội dung, phương pháp học tập mới, thì phần lớn họ còn
lúng túng, thiếu tự tin trong giao tiếp với bạn bè, hoặc sống khép kín, thiếu hịa đồng.
Khó khăn trong việc thích nghi với nội dung, phương pháp học tập mới và những khó khăn trong giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, làm cho sinh viên gặp một loạt mâu thuẫn cần giải quyết (giữa kì vọng với khả năng và điều kiện; giữa ý thích cá nhân muốn nghiên cứu sâu bộ mơn u thích với u cầu của chương trình học; giữa lượng thơng tin phong phú với khả năng và thời gian có hạn, giữa kiến thức chun mơn với rèn luyện nghiệp vụ...). Những mâu thuẫn này sẽ tạo ra ở sinh viên rất nhiều áp lực trong học tập và cuộc sống đại học. Để phát triển, sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một cách hợp lí. Với tất cả sinh viên, đây là điều không dễ làm. Ở đây, một mặt, người sinh viên phải tích cực hoạt động, biết
sắp xếp công việc và sắp xếp thời gian khoa học; Mặt khác, việc tổ chức dạy
và học ở trường đại học sư phạm cần quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên giải quyết các mâu thuẫn trên. Vì, suy cho cùng, nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được phát triển trong chính q trình họ giải quyết được các mâu thuẫn một cách biện chứng. Nếu sinh viên không biết cách ứng phó, thì có thể bị stress, thậm chí trầm cảm, vì thế cần giúp sinh viên biết làm thế nào để tự thúc đẩy/tự tạo động lực hành động cho bản thân.
Ngoài ra, phần lớn sinh viên sống độc lập ở các thành phố, xa gia đình. Ngồi việc học tập, đa số các em cịn tìm việc làm thêm để tự trang trải phần nào cho cuộc sống. Thời gian đầu các em có thể gặp những stress do thay đổi mơi trường sống, với các mối quan hệ mới và áp lực của học tập ở đại học và các em chưa thích ứng kịp. Mơi trường đơ thị cũng nhiều cám dỗ và tiềm tàng các tệ nạn xã hội cũng gây nhiều nguy cơ rủi ro đối với các em...
- Đời sống cảm xúc, tình cảm của sinh viên sư phạm.
Tuổi sinh viên là thời kì phát triển mạnh nhất các tình cảm cao cấp như
tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu.
Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên, có tính hệ thống, tính bền vững và sâu sắc do đó làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của họ.
Tình yêu nam nữ tuổi SV là một lĩnh vực rất đặc trưng. Nhìn chung,
tình yêu nam nữ ở lứa tuổi này thường rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị với những biểu hiện phong phú, đặc sắc …Song, trong lĩnh vực này, SV gặp phải những mâu thuẫn nội tại (giữa mong muốn được chăm sóc, âu yếm, trìu mến một cách riêng tư với mơi trường sống tập thể; giữa thời gian vật chất có hạn và phải dành cho học tập với nhu cầu được ở bên nhau; giữa sự phụ thuộc kinh tế vào gia đình với mong muốn được sống độc lập trong hơn nhân; giữa kì vọng về tình yêu, về người mình yêu với thực tế…). Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay ở nước ta, tình u nam nữ nói chung và tình u SV nói riêng đã có những sắc thái mới do quan niệm về tình u trong giới trẻ có những thay đổi. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện ở SVSP những mâu thuẫn mới cần được giải quyết vì có những mối tình khơng được như mong muốn, thậm chí khơng ít mối tình dẫn đến bế tắc hay trở thành bi kịch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập và cuộc sống của sinh viên. Về vấn đề này, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây.
Trong khi giải quyết những mâu thuẫn đề cập đến ở trên, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đa số đã chọn cách tập trung hồn toàn cho việc học tập, học nghề trong thời gian ở trường đại học. Cách này mang lại hiệu quả trong học tập và giúp sinh viên vững vàng, chín chắn hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu có được một tình u đẹp, chân chính, sẽ giúp sinh viên rất nhiều về mặt tình cảm, bởi một trong những nhu cầu quan trọng của con người là được yêu thương, được thuộc về một ai đó. Do đó, nhu cầu này nếu được thỏa mãn sẽ giúp sinh viên vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Vì vậy, đây là một nội dung
quan trọng cần phải được tính đến trong xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm.
Sinh viên sư phạm có tất cả các đặc điểm nhân cách chung của giới sinh viên như: Khả năng lập kế hoạch và hành động một cách độc lập; Sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội-nghề nghiệp; Xác định con đường sống tích cực, bắt đầu thể nghiệm bản thân trong mọi lĩnh vực cuộc sống; Tự ý thức phát triển mạnh mẽ; Thế giới quan được hình thành rõ rệt và ngày càng phát triển.
Sinh viên sư phạm hướng vào việc hình thành, phát triển nhân cách người giáo viên tương lai, củng cố và phát triển xu hướng nghề nghiệp, hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với nghề nghiệp tương lai, thông qua hoạt động học nghề dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy, mức độ phát triển của các phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch đường đời trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự nhận thức, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp của bản thân để hướng tới tự hồn thiện nhân cách. Những sinh viên có kết quả học tập thấp thường tự đánh giá không phù hợp: hoặc quá cao (sẽ dễ bị động), hoặc quá thấp (sẽ dễ thụ động), có ảnh hưởng lớn đến việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân. Các nghiên cứu cho thấy sinh viên rất quan tâm đến mức độ đánh giá tốc độ phản ứng của bản thân trong học tập, trong giao tiếp. Phản ứng một cách chính xác và nhanh chóng các địi hỏi của hồn cảnh bên ngồi là một năng lực của nhân cách và rất có ý nghĩa đối với hoạt động của sinh viên sư phạm. Đa số sinh viên tự đánh giá kỹ năng định hướng vào người khác ở mức trung bình. Kỹ năng này bao gồm một tổ hợp hành vi như kỹ năng làm quen, kỹ năng giao tiếp với người lạ. Kỹ năng tự đánh giá này giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ngày càng rộng rãi của bản thân trong cuộc sống. Vì thế, những sinh viên này cần được giúp đỡ để trở nên lạc quan, tự tin hơn.
Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với cuộc sống và sự nghiệp của sinh viên. Ngày nay, các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị-xã hội của nước ta và trên thế giới đang có nhiều thay đổi sâu sắc, tác động đến hệ giá trị, sự định hướng giá trị trong từng cá nhân, trong từng nhóm và trong tồn xã hội. Điều này chắc chắn có tác động đến sinh viên.
Trong nền kinh tế thị trường, định hướng giá trị của SV có những thay đổi và có sự phân hóa nhất định. Chẳng hạn, một bộ phận SV có xu hướng đề cao những giá trị kinh tế, vật chất và có phần coi nhẹ những giá trị về đạo đức, chính trị, xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của những SV này là làm sao có việc làm tốt, kiếm được nhiều tiền, còn những từ như “ước mơ”, “nghiên cứu”, “sự nghiệp” ít được nhắc tới. Tuy đời sống vật chất của họ có đầy đủ