Đối với sinh viên.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 142 - 143)

Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư phạm. Vì vậy, sinh viên sư phạm phải có được kỹ năng này ở mức cao. Trong khi đó các kỹ năng này ở sinh viên hiện nay mới ở mức trung bình, đặc biệt là các kỹ năng kiểm soát, điều khiển và sử dụng cảm xúc bản thân. Vì vậy, sinh viên cần rèn luyện để nâng cao kỹ năng này. Với kỹ năng nhận diện cảm xúc: Sinh viên cần thực hành qua các dạng: đọc, quan sát, biểu lộ qua hình ảnh, ngôn từ, định nghĩa, tình huống trong thực tế nhiều hơn để nắm bắt được các dạng cảm xúc của chính bản thân mình. Sinh viên nên thường xuyên đặt những câu hỏi liên quan đến cảm xúc hiện tại của mình để biết được những cảm xúc hiện tại đang diễn ra; Với kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Sinh viên nên tham gia thực hành giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Biết tiết chế các cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh của bản thân; Với kỹ năng

điều khiển cảm xúc: Sinh viên cho mình trải nghiệm những trường hợp cụ thể. Điều khiển những cảm xúc tiêu cực để không ảnh hưởng đến cuộc sống và luôn làm mạnh hơn những cảm xúc tích cực; Đối với kỹ năng sử dụng cảm xúc: Sinh viên nên vận dụng cảm xúc vào hoàn cảnh cụ thể dựa trên những tình huống cụ thể. Nên sử dụng những cảm xúc tích cực làm cho cuộc sống thư giãn hơn. Ngoài ra sinh viên nên học những cách sử dụng cảm xúc để khi có tình huống xảy ra sinh viên biết cách thể hiện phù hợp.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 142 - 143)