Tình hình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm được tìm hiểu trên các phương diện với tư cách là một hiện tượng tâm lý, với tư cách là một động lực thúc đẩy cá nhân trong hoạt động và trong cuộc sống, nghiên cứu trên phương diện lứa tuổi.
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm là sự vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để nhận diện, kiểm sốt, điều khiển, sử dụng những rung động của bản thân khi có những kích thích nhằm đạt được những mục đích trong học tập và trong cuộc sống.
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm bao gồm 04 thành phần: Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân.
Kỹ năng năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự ảnh hưởng của 04 yếu tố: khí chất, giới tính, năng lực học tập và khách thể giao tiếp.
Ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề cảm xúc nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng đang trên bước đường hình thành và phát triển, còn là một lĩnh vực mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu về KNQLCX, đặc biệt là KNQLCX bản thân của SVSP còn chưa nhiều và các nghiên cứu mới chỉ xoay quanh thực trạng nhu cầu, hạn chế của hoạt động này ở tầm khái qt. Chính vì vậy cần thiết phải có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này để góp phần nâng cao, phát triển hoàn thiện và phong phú hơn về KNQLCX của sinh viên sư phạm.
CHƯƠNG 2