Để tìm hiểu kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân qua hình ảnh chúng tơi tiến hành nghiên cứu trên hai phương diện: Nghiên cứu trên kết quả nhận diện cảm xúc qua 06 hình ảnh với 06 dạng cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, đau khổ, sợ hãi, ngạc nhiên, tức giận, khinh bỉ và phương diện thứ hai là nghiên
cứu khả năng nhận dạng cảm xúc qua tình huống và tự đánh nhận dạng cảm xúc qua tình huống. Kết quả chung được thể hiện ở biểu đồ 3.2 như sau:
Biểu đồ 3.2. Kết quả mức độ kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy: Sinh viên tự đánh giá kỹ năng mình nhận diện cảm xúc tốt hơn khi tham gia các tình huống và nhận diện các hình ảnh. Cụ thể: Ở mức độ “Tốt” có 49,2% tỉ lệ sinh tự cho mình có khả năng nhận biết chính xác các dạng cảm xúc, trong khi đó khi thơng qua tình huống và hình ảnh chiếm 35,3%. Trong khi đó ở mức độ “Khá” sinh viên tự nhận diện cảm xúc chiếm 33,1% cịn thơng qua giải quyết tình huống và gọi tên cảm xúc qua hình ảnh chiếm 40,6%. Tiếp đến là mức độ “Trung bình” có 13.9% sinh viên tự nhận diện được cảm xúc bản thân trong khi đó thơng qua giải quyết tình huống và nhận diện qua hình ảnh chiếm 23,6%. Cịn một số ít tự đánh giá bản thân và thơng qua giải quyết tình huống và nhận diện các hình ảnh biểu lộ ở mức “Yếu” và “Kém” chiếm 0,3% và 0,6%.
Với kết quả trên cho thấy kỹ năng nhận diện cảm xúc của sinh viên ở mức cao. Trong kỹ năng này, sinh viên nhận diện tốt 06 dạng cảm xúc cơ bản. Dù ở nhận dạng bằng hình ảnh hay qua tình huống hoặc qua tự đánh giá với kết quả ở mức cao. Tuy nhiên so sánh giữa tự nhận diện cảm xúc với thơng qua giải quyết tình huống và nhận diện qua hình ảnh, sinh viên tự nhận cảm xúc bản thân ở mức cao hơn. Kết quả này tương đồng với kết quả ở bảng 3.1 với ĐTB= 3,90
của sinh viên tự nhận diện cảm xúc cịn qua tình huống và nhận diện qua hình ảnh có ĐTB=3,88. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy, sinh viên tự đánh giá ln có kết quả cao hơn khi trải nghiệm qua các tình huống hoặc nhận diện qua hình ảnh. Điều này nói lên một điều tự nhận diện cảm xúc ở mức cao, trên thực tế khi thực hành, khi trải nghiệm lại khó khăn hơn nhiều.
Dưới đây là những kết quả chi tiết về kỹ năng nhận diện cảm xúc bằng các biểu hiện trên khn mặt qua hình ảnh, nhận diện cảm xúc qua tình huống và sinh viên tự nhận diện cảm xúc của bản thân.
3.1.2.1 Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc qua hình ảnh
Có 06 khn mặt thể hiện 06 dạng cảm xúc khác nhau: vui vẻ, đau khổ, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, khinh bỉ (câu 1-Phụ lục 1).Yêu cầu sinh viên nhận diện chính xác các dạng cảm xúc. Kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận diện chính xác dạng cảm xúc thơng qua hình ảnh
Xét theo điểm trung bình khi sinh viên được khảo sát nhận diện hình ảnh để xác định dạng cảm xúc là tương đối tốt (bằng chứng là xét theo 360 em được khảo sát thì chủ yếu các em trả lời được 4/6 hình ảnh với ĐTB=3,93).
Xét theo tỷ lệ %: Số sinh viên trả lời đúng 5 hoặc 6 hình rất nhiều, với 20,0% trả lời đúng 6 hình, 19,2% trả lời đúng 5 hình. Số sinh viên khơng trả lời đúng hình nào là 3.6%, có 15,9% sinh viên nhận được 3,4 hình và 17,5%
nhận được 3 hình ảnh biểu lộ cảm xúc. Như vậy, với kết quả trên cho thấy mức độ nhận diện được các dạng cảm xúc cơ bản của sinh viên tương đối cao. Chủ yếu là mức 5 hoặc 6 hình ảnh. Có thể thấy việc sinh viên nhận diện được các hình ảnh thể hiện cảm xúc cơ bản là tương đối tốt. Tương ứng với lứa tuổi và đặc điểm tâm lý của sinh viên, việc nhận diện các hình ảnh cảm xúc cơ bản là điều khơng khó khăn đối với lứa tuổi.
Tuy nhiên việc nhận diện hình ảnh các dạng cảm xúc cịn có nhiều sinh viên nhận diện chưa đúng, có những sinh viên nhận diện sai và khơng chính xác cịn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
Bảng 3.2. Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc trên hình ảnh
Các loại cảm xúc Đúng Sai N % N % Vui vẻ 210 58,3 150 41,7 Đau khổ 206 57,2 154 42,8 Sợ hãi 269 74,7 91 25,3 Tức giận 240 66,7 120 33,3 Ngạc nhiên 310 86,1 50 13,9 Khinh bỉ 174 48,3 186 51,7
Có rất nhiều sinh viên đã trả lời đúng những dạng cảm xúc, nhưng trong bảng 3.2 số liệu cho thấy có 3 dạng cảm xúc là: khinh bỉ, vui vẻ và đau khổ là những cảm xúc sinh viên khó nhận diện ra nhất và cũng khó nói được từ biểu lộ cảm xúc trên khn mặt.
Cụ thể có 186 sinh viên (chiếm 51,7%) nhận diện sai về cảm xúc khinh bỉ, 154 sinh viên (chiếm 42%) nhận diện sai cảm xúc đau khổ, có tới 150 sinh viên (chiếm 41,7%) nhận diện sai cảm xúc đau khổ. Trong khi đó cảm xúc ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận sinh viên nhận diện chính xác nhiều hơn. Chỉ có 50 sinh viên (chiếm 13,9%) nhận diện sai cảm xúc ngạc nhiên, 91 sinh viên (chiếm 25,3%) nhận diện sai cảm xúc sợ hãi, cịn có 120 sinh viên chiếm 25,3% nhận diện sai cảm xúc tức giận.
Có thể lý giải thêm, trong số sinh viên nhận diện sai các dạng cảm xúc trên có những sinh viên nhận diện sai, có những sinh viên nhận diện chưa chính xác và có những sinh viên khơng nhận diện được cảm xúc nào. Cụ thể:
Với khuôn mặt biểu lộ cảm xúc khinh bỉ trong 186 sinh viên trả lời chưa đúng thì có 140 sinh viên (38.9%) trả lời sai, 24 sinh viên (6.7%) trả lời khơng chính xác và 22 sinh viên (6.1%) khơng trả lời được dạng cảm xúc nào. Với khuôn mặt biểu lộ cảm xúc vui vẻ trong 150 sinh viên trả lời chưa đúng thì có 24 sinh viên (6.7%) trả lời sai, 119 sinh viên (33.1%) trả lời chưa đúng và 7 sinh viên (1.9%) không biết.
Với khuôn mặt biểu lộ cảm xúc đau khổ trong 154 sinh viên có 34 sinh viên (9.4%) trả lời sai, 114 sinh viên (31.7%) trả lời khơng chính xác, và 6 sinh viên (1.7%) khơng trả lời được.
Lý giải hiện tượng trên cho thấy khi nhận diện các dạng cảm xúc, sinh viên thường chỉ nhìn vào một biêu hiện trên khn mặt như cười, khóc hay nhếch mũi ... mà không nhận diện tổng thể các biểu hiện trên khn mặt như: vui vẻ thì miệng cười, giãn rộng, mắt mở to, hai lông mày kéo căng, cơ mặt giãn rộng nhìn tươi tỉnh và thoải mái... Nhận diện cảm xúc bằng các biểu hiện trên khuôn mặt là một cơ sở để làm nên cho quá trình giao tiếp. Sinh viên cảm thấy khó khăn khi nhận diện các cảm xúc. Khi phỏng vấn em T.N.M (sinh viên năm thứ 2) về việc nhận diện sai cảm xúc, em M cho biết: “Em rất thường xun nhận diện sai hoặc khơng chính xác các biểu lộ cảm xúc trên khn mặt vì em khơng quan sát được hết các biểu hiện trên khuôn mặt . Em rất hay vội vàng và không để ý đến các biểu hiện nhỏ. Lý giải điều này là em hay ngại khi nhìn vào một ai đó để giao tiếp nên khó biết được chính xác cảm xúc của họ”.
Có thể lý giải càng ngày khi đã trưởng thành những cảm xúc của con người khó bộc lộ ra bên ngồi mà họ thường che đậy những cảm xúc bằng những biểu lộ khác nhau trên khuôn mặt. Cho nên những cảm xúc ở người trưởng thành thường
khó quan sát. Yêu cầu đối với người sinh viên sư phạm là phải có sự quan sát và phán đốn để nhìn rõ cảm xúc của mình và mọi người.
3.1.2.2. Kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân qua giải quyết tình huống Bảng 3.3 Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc qua tình huống
Các loại cảm xúc Đúng Sai
N % N %
1.Khi gặp một sự kiện/ biến cố dẫn đến những tổn thất, nuối tiếc, thất bại về vật chất hoặc tinh thần, chúng ta thường gọi đó là: .....
299 83,1 61 16,9
2. Khi gặp một sự kiện diễn ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng và mang đến điều gì đó đặc biệt cho cá nhân vượt ngoài sự mong đợi của bản thân, chúng ta gọi đó là: .........
354 98,3 6 1,7
3. Khi có những kích thích tạo ra sự sảng khối, thoải mái, hài lịng, chúng ta gọi đó là: ...........
358 99,4 2 0,6
4. Khi xuất hiện những kích thích tác động làm khó chịu, bực dọc, khơng hài lịng chúng ta gọi đó là: ...
352 97,8 8 2,2
5. Khi có những kích thích dẫn đến việc có thể đe dọa sự nguy hiểm và bản thân muốn chạy trốn hoặc chống lại, chúng ta thường gọi đó là: ....
347 96,4 13 3,6
6. Khi có những kích thích gây ra những cảm giác coi thường và không muốn hợp tác, chúng ta gọi đó là: ..
354 98,3 6 1,7
Xét theo tỉ lệ % các cảm xúc: Thơng qua các tình huống cho thấy tỉ lệ sinh viên nhận diện đúng, chính xác các dạng của cảm xúc rất cao. Có 285 sinh viên (chiếm 99,4%) nhận diện đúng cảm xúc vui vẻ, có 354 sinh viên (chiếm 98,3%) nhận diện được cảm xúc khinh bỉ và ngạc nhiên, có 352 sinh viên (chiếm 97,8%) nhận diện được cảm xúc tức giận và 347 sinh viên (chiếm 96,4%) nhận diện được cảm xúc sợ hãi. Tuy nhiên, vẫn cịn có đến 61 sinh viên chiếm 16,9% khơng nhận diện chính xác được cảm xúc đau khổ.
Khi phỏng vấn sinh viên về quá trình nhận diện cảm cảm xúc qua tình huống. Sinh viên T.L.A (sinh viên năm thứ 1 trường ĐHSPKTHY) cho biết: “Em cảm thấy nhận diện các dạng cảm xúc qua tình huống rõ
hơn vì dễ dàng đọc các biểu hiện để đưa ra kết quả, cịn việc nhận diện qua hình ảnh thì thật là khó vì khi nhìn hình ảnh phải để ý mắt, mũi, miệng, lơng mày. Trong cuộc sống em có cảm nhận được những cảm xúc của mình đang diễn ra, đơi khi em khơng phán đốn được những cảm xúc đó nhưng em vẫn có thể nhận ra. Quan trọng hơn cả làm thế nào để tiếp nhận và kiểm sốt nó”
Có thể kết luận rằng kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tình huống đạt ở mức cao. So với nhận diện qua hình ảnh mức độ cao hơn nhiều. Như vậy có thể kết luận nhận diện cảm xúc bằng tình huống tốt hơn nhận diện bằng hình ảnh. Bởi ở tình huống có thể hiện chi tiết các biểu hiện cảm xúc qua ngơn từ, trong khi đó qua hình ảnh phải phỏng đốn các biểu hiện mới thể chính xác các dạng cảm xúc. Đây là cơ sở để có biện pháp tác động cho kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. Để chi tiết hơn về sự khác biệt này chúng ta cùng nhìn nhận kết quả ở bảng 3.4. Bảng 3.4: So sánh nhận dạng cảm xúc bằng hình ảnh và tình huống Cách nhận dạng cảm xúc SL ĐTB ĐLC P Nhận dạng cảm xúc qua hình ảnh 360 3.91/6 1.60 0,00 Nhận dạng cảm xúc qua tình huống 360 5.73/6 0.53
Xét theo điểm trung bình thì nhận diện cảm xúc qua tình huống rất cao với ĐTB=5,73/6 hình ảnh chứng tỏ khi qua giải quyết tình huống sinh viên dễ dàng nhận diện các dạng cảm xúc cao hơn nhận diện những biểu hiện nét mặt qua hình ảnh. Với nhận diện bằng hình ảnh ĐTB= 3,93/6 thấp hơn nhiều so
với nhận diện cảm xúc bằng tình huống. Ví dụ khi nhận diện cảm xúc vui vẻ giữa nhận diện qua hình ảnh có mức thấp hơn so với nhận diện qua tình huống. Khi phỏng vấn em K.T.T (sinh viên năm 2 trường ĐHSPNTTƯ) cho biết: “khi đọc tình huống em trả lời được chính xác cảm xúc hơn là nhận diện
qua hình ảnh vì qua hình ảnh có nhiều những dấu hiệu trên nét mặt để tổng hợp thành một dạng cảm xúc. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi trưởng thành việc bộc lộ cảm xúc qua hình ảnh thường khó hơn và dễ che đậy hơn”.
So sánh giữa hai dạng nhận dạng cảm xúc của hình ảnh ra khn mặt và nhận dạng cảm xúc qua ngôn từ cho thấy sự so sánh này có ý nghĩa (P=0,00<0,01) Sinh viên nhận diện qua ngôn từ tốt hơn qua hình ảnh. Có nghĩa là hiểu định nghĩa bằng ngơn từ khi mô tả cảm xúc dễ hơn khi nhận dạng những biểu hiện của cảm xúc trên khuôn mặt. Tất cả sinh viên đều hiểu các tác nhân gây ra những dạng cảm xúc nhưng hiểu khái niệm của từng biểu lộ cảm xúc bằng hình ảnh lại chậm hơn
Để nghiên cứu sâu hơn và so sánh sự khác biệt chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiếp 6 dạng cảm xúc qua tình huống để tìm hiểu mức độ của cảm xúc.
Tuy nhiên để nhận diện hình ảnh cảm xúc ở những dạng cơ bản chúng tơi có tiến hành tìm hiểu trên phương diện tự đánh giá khả năng nhận diện cảm xúc của bản thân. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
3.1.2.3 Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá
Bên cạnh việc nhận diện cảm xúc bằng hình ảnh, qua tình huống chúng tơi tiến hành tìm hiểu trên phiếu đo tự đánh giá của sinh viên. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá Tự nhận diện cảm ĐTB Thứ bậc % mức độ tự nhận diện cảm xúc của SVSP Kém Yếu Trung Khá Tốt
xúc (%) (%) bình (%) (%) (%) Vui vẻ 4,07 1 3,1 7,2 15,6 28,1 46,1 Ngạc nhiên 3,81 5 2,5 10,6 21,7 34,2 31,1 Đau khổ 4.02 2 4,4 5,8 16,9 29,2 43,6 Sợ hãi 3,94 3 4,2 6,1 20,3 30,2 39,2 Khinh bỉ 3,73 6 1,7 17,2 19,4 30,0 31,7 Tức giận 3,87 4 2,8 7,8 20,6 37,5 31,4
Bảng số liệu 3.5 cho thấy:
Xét theo điểm trung bình khi sinh viên tự đánh giá kỹ năng tự nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm cho thấy đều ở mức Khá- Trung bình (ĐTB= 3,5 trở lên). Trong 6 dạng cảm xúc cơ bản thì sinh viên tự đánh giá kỹ năng nhận diện cảm xúc vui vẻ (ĐTB=4,07) và cảm xúc đau khổ (ĐTB=4,02) là cao hơn cả, tiếp đến là cảm xúc sợ hãi (ĐTB= 3,94) và tức giận (ĐTB=3,87), trong khi đó cảm xúc “khinh bỉ” là dạng cảm xúc sinh viên khó nhận ra nhất. Đây cũng là dạng cảm xúc khó nhận diện thơng qua hình ảnh và ngơn từ. Có thể thấy việc nhận diện những cảm xúc cơ bản cũng khơng đơn giản là có thể nhận diện được hết vì các biểu hiện cảm xúc có thể che đậy bằng những hành động và hành vi khác.
Xét theo tỉ lệ % kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân được sinh viên tự đánh giá ở mức độ cao. Trong 6 dạng cảm xúc cơ bản, theo sinh viên tự nhận và xếp khả năng nhận diện những cảm xúc cơ bản của bản thân ở mức Khá- Tốt. Cụ thể:
- Với cảm xúc vui vẻ có 46,1% sinh viên cho rằng họ tự nhận ở mức độ tốt, 28,1% ở mức khá, 15,6% ở mức trung bình, và có 10,3% là mức yếu và kếm. Cảm xúc này sinh viên tự nhận diện tốt nhất khi quan sát cảm xúc bản thân. Theo em T.M.N (sinh viên năm 3): “Trong tất cả 06 dạng cảm xúc cơ
bản em nhận diện nhanh nhất và chính xác nhất là cảm xúc vui vẻ. Cảm xúc này nếu nhận diện qua hình ảnh cũng dễ và khi nhận diện qua các tình huống
và tự cảm nhận của bản thân cũng dễ dàng nhất. Có thể do cảm xúc này khó che dấu nên dễ nhận diện hơn”.
- Với cảm xúc “đau khổ” tỉ lệ sinh viên nhận diện tốt cảm xúc này chiếm tỉ lệ cao 43,6%. Đây là cảm xúc sinh viên cũng dễ dàng nhận diện được. Em L.T.N (sinh viên năm 2) cho thấy: “Khi mình đau khổ mình cảm
nhận được điều đó, tuy nhiên mình có bộc lộ ra ngồi hay khơng. Thực sự thì khi mà chia tay bạn trai em thấy mình rất đau khổ, em biết nhưng đối khi mình che dấu cố gắng khơng thể hiện ra bên ngồi”.
Đứng ở vị trí thứ ba là cảm xúc “sợ hãi” với 39,2% là mức độ tốt; có