Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 105 - 113)

3.1.3.1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tình huống.

Kiểm sốt cảm xúc bản thân có phổ rộng bao gồm từ sự bột phát mang tính vơ thức đến sự kìm nén phản ứng vơ thức và kiểm sốt cảm xúc của mình. Để xác định các mức độ của kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm, chúng tôi đề nghị sinh viên giải quyết 6 tình huống, mỗi tình huống chứa đựng 3 phản ứng đặc trưng: Phản ứng thể hiện bằng vô thức và phản ứng bằng sự kìm nén, phản ứng bằng sự kiểm soát. Trên cơ sở kết quả các phản ứng giải quyết tình huống của 360 nghiệm thể, kết quả thể hiện ở biểu bảng sau:

Biểu đồ 3.4. Đánh giá chung về mức độ kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Nhìn vào biểu đồ xét ở tỉ lệ % cho thấy kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên ở mức Trung bình và mức Khá. Cụ thể:

Khi tham gia giải quyết tình huống có 57,5% sinh viên đạt mức Khá, trong khi đó có 25,8% sinh viên đạt mức Trung bình và 15,3% ở mức Tốt. Chỉ có 1,4% mức Yếu, trong khi đó khơng có sinh viên nào ở mức Kém.

Cịn khi tự đánh giá bản thân về kỹ năng kiểm soát cảm xúc, sinh viên đạt mức Trung bình chiếm 45,3% và Khá chiếm 46,1% là chủ yếu. Trong khi đó mức Tốt chiếm 4,2% và mức Yếu là 1,4%, khơng có sinh viên nào ở mức Kém.

So sánh kết quả giữa đánh giá qua tình huống và tự đánh giá cho thấy, sinh viên tham gia tình huống giải quyết tốt hơn quá trình tự đánh giá, nhìn nhận bản thân khi kiểm sốt cảm xúc. Kết quả khi tham gia giải quyết tình huống được thể hiện và khẳng định bản thân rõ hơn là việc tự mình đánh giá mình trong q trình kiểm sốt cảm xúc.

Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng kiểm sốt bản thân chúng tơi có tiến hành đưa tình huống để sinh viên tự giải quyết với 3 mức độ kiểm sốt giống như trên: Vơ thức, kìm nén và kiểm sốt. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc thơng qua giải quyết tình huống

Các tình huống thể hiện cảm xúc

ĐTB Phản ứng vô thức

Biết kìm nén Biết kiểm sốt

Tức giận 2,61 24 6,7 92 25,6 244 67,8 Ngạc nhiên 2,18 79 21,9 136 37,8 145 40,3 Sợ hãi 2,28 111 30,8 35 9,7 214 59,4 Đau khổ 2,56 32 8,9 92 25,6 236 65,6 Khinh bỉ 2,13 99 27,5 113 31,4 148 41,1 Vui vẻ 2,60 31 8,6 79 21,9 250 69,4

Khi trả lời 06 tình huống tương đương với 03 mức kiểm sốt khác nhau: Mức thấp là những cách giải quyết bột phát, ngay lập tức, theo vơ thức và theo bản năng; mức trung bình là mức các sinh viên biết kìm nén cảm xúc ( nén cảm xúc này diễn ra trong đầu); mức 3 là kiểm sốt được những cảm xúc của mình, có nghĩa là khi có cảm xúc diễn ra, thay vào việc thể hiện bột phát ngay bên ngồi thì đã biết kìm nén, lắng nghe, quan sát nhận diện được cảm xúc đó. Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy:

Nếu xét ở điểm trung bình: Có 3 dạng cảm xúc cơ bản là tức giận (ĐTB=3,61), vui vẻ (ĐTB=2,60) và đau khổ (ĐTB=2,56) có điểm trung bình cao hơn. Trong khi đó các dạng cảm xúc ngạc nhiên (ĐTB=2,18), sợ hãi (ĐTB=2,18), khinh bỉ (ĐTB=2,13) có điểm trung bình thấp hơn.

Nếu xét ở tỉ lệ %: Trong 6 tình huống thể hiện 6 dạng cảm xúc cơ bản là: tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, đau khổ, khinh bỉ, vui vẻ, qua điều tra cho thấy: tỉ lệ sinh viên chọn chủ yếu ở mức cao, tương đương với khả năng kiềm chế cảm xúc tốt.

Tình huống 6: Khi biết tin mình đạt được kết quả học tập cao nhất trong học kì này, bạn đã:

a. Cười lớn/Hét to/Ịa khóc

b. Thơng báo cho bố mẹ với giọng đầy hãnh diện

c. Mỉm cười và cho rằng đây là kết quả xứng đáng và tự nghĩ mình phải liên tục cố gắng.

Đây là tình huống nói về cảm xúc “vui vẻ”, trong tình huống này có sinh viên lựa chọn ở mức cao nhiều nhất, có 250 sinh viên (chiếm 69,4%) lựa

chọn phương án là “Mỉm cười và cho rằng đây là kết quả xứng đáng và tự

nghĩ mình phải liên tục cố gắng. Trong khi đó chỉ có 79 sinh viên (chiếm

8,6% ) chọn phương án “Cười lớn hoặc hét to hay ịa khóc” và 79 sinh viên (chiếm 21,9%) chọn phương án “thơng báo cho bố mẹ đầy hãnh diện”. Chủ yếu sinh viên chọn phương án ứng xử biết kiểm sốt, ít thể hiện bằng vô thức. Phản ứng bột phát, vơ thức là rất ít. Dường như khi càng trưởng thành sự kiểm sốt cảm xúc được thể hiện rõ hơn. Thông thường niềm vui thể hiện ra, nỗi buồn che dấu đi.

Tuy nhiên, kết quả ngược lại với tình huống 3:

Tình huống 3: Lần đầu đi thực tập tại một trường phổ thông, buổi đầu tiên lên lớp, cả lớp đứng lên chào và nhìn chằm chằm vào Hoa. Tất cả học sinh nam đã được ngồi hết lên bàn đầu và nhìn Hoa như chiếu tướng. Lúc đó Hoa cảm thấy rất sợ và lo lắng. Hoa đã:

a. Khóc ngay trên lớp, bỏ ra khỏi lớp và khơng dạy nữa b. Hít thở sâu và cố gắng bình tĩnh để giảng bài

c. Nói một câu hài hước để tạo bầu khơng khí tâm lý vui vẻ

Ở tình huống 3 thể hiện cảm xúc “sợ hãi” có tới 111 sinh viên (chiếm 30,8%) chọn mức 1 phương án “khóc ngay trên lớp, bỏ ra khỏi lớp và khơng

dạy nữa”. Có 9,7% là sinh viên thể hiện sự kìm nén cảm xúc sợ hãi “hít thở sâu và tiếp tục giảng bài”. Trong khi đó có 59,4% là biết kiểm sốt cảm xúc

sợ hãi khi “nói một câu hài hước để tạo bầu khơng khí tâm lý vui vẻ”. Với cảm xúc sợ hãi, sinh viên lựa chọn phương án phản ứng bột phát theo vô thức. Cảm xúc sợ hãi liên quan đến sự an toàn của bản thân nên khi cảm xúc này diễn sinh viên thường phản ứng để phịng vệ như khóc, bỏ ra khỏi lớp. Trong thực tế ở độ tuổi sinh viên cần phải học cách thích ứng, điềm tĩnh để thích nghi với nghề nghiệp trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phỏng vấn em N.T.Tr (sinh viên năm 3) lý do gì mà em lại chọn phương án “khóc ngay trên lớp, bỏ ra ngồi và khơng dạy nữa”. Em Tr cho

rằng: “đây là cách đơn giản nhất bởi nếu em ở lại lớp chắc em sẽ không thể

đứng nổi vì run sợ”.

Tình huống 1:Trong giờ kiểm tra, Khánh thấy một số bạn quay bài. Khánh nghĩ các bạn đang vi phạm quy chế. Khánh báo cáo với giám thị nhưng giám thị nói chẳng thể làm gì được vì đó là tình trạng chung. Khánh cảm thấy rất khó chịu và tức giận với hành động của các bạn và thái độ của giám thị. Lúc đó Khánh đã:

a. Bật dậy, phản ứng ra mặt với hành động của giám thị và các bạn. b. Thở dài, tiếp tục làm bài nhưng khơng tập trung

c. Tiếp tục làm bài và sau đó báo cáo lại với ban chủ nhiệm khoa.

Trong tình huống 1 nói về cảm xúc “tức giận” khi sinh viên chứng kiến các sinh khác quay bài mà giám thị thì khơng có hành động gì ngăn chặn. Đây là tình huống cho thấy sinh viên lựa chọn nhiều ở phương án C- phương án kiểm soát những cơn tức giận (67,8%), trong khi đó 6,7% là thể hiện sự tức giận, bột phát khi chọn phương án A. Có 25,6% chọn phương án B là kỹ năng kìm nén cảm xúc khơng để cảm xúc tức giận diễn ra. Ở lứa tuổi sinh viên, việc kiểm soát những cơn tức giận tốt hơn là phản ứng bột phát. Theo em L.M.D: “Sinh viên ở lứa tuổi chúng em có nhiều

trải nghiệm, dù biết là chưa có đủ sự chín chắn nhưng với khả năng và trải nghiệm bản thân, em nghĩ việc kiểm sốt cơn tức giận tốt hơn và ít khi bộc lộ ra bên ngồi, bởi khi bộc lộ mà chưa có suy nghĩ chín chắn thì khó khăn trong giao tiếp của cuộc sống”.

Các cảm xúc “ngạc nhiên”, “đau khổ”, “khinh bỉ” là những cảm xúc mà các sinh viên chủ yếu chủ yếu chọn các phương án kìm nén cảm xúc và kiểm soát các cảm xúc của bản thân.

Ở kết quả trên chúng ta nhận thấy, hầu hết sinh viên chọn các phương án “Kiểm soát cảm xúc”, phương án bộc lộ cảm xúc được chọn thấp hơn. Kết quả này chứng tỏ một điều, khả năng kiểm soát cảm xúc của sinh viên sư

phạm là cao. Để tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng kiểm sốt cảm xúc của bản thân được thể hiện qua mức độ xử lý tình huống, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.7 Mức độ thể hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên trong các tình huống. Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc ĐTB Mức độ thể hiện Không bao giờ (%) Hiếm khi (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xuyên (%) Rất thường xuyên (%) Các cảm xúc tiêu cực Phản ứng vô thức 3,65 0,3 1,7 18,6 56,7 22,8 Kìm nén 3,30 0,0 6,1 35,8 46,1 11,9 Kiểm sốt 3,24 0,0 5,8 39,4 45,6 9,2 Các cảm xúc tích cực Phản ứng vơ thức 3,00 1,4 16,4 47,2 28,6 6,4 Kìm nén 2,90 0,0 8,9 55,3 33,1 2,8 Kiểm soát 2,96 0,8 12,2 50,6 32,5 3,9

Kết quả ở bảng 3.7 thể hiện ở hai phần chính: Các dạng phản ứng thể hiện các cảm xúc tích và các dạng phản ứng thể hiện các cảm xúc tiêu cực.

Nếu xét theo điểm trung bình: Nhìn tổng thể sinh viên lựa chọn các dạng phản ứng theo “vơ thức” có điểm trung bình cao nhất. Ở tình huống thể hiện cảm xúc tiêu cực có phản ứng vơ thức ĐTB=3,65, cịn tình huống thể hiện cảm xúc tích cực có cách kiểm sốt theo vơ thức ĐTB=3,00. Những phản ứng vơ thức khi có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực thường sinh viên như: khóc to, hét to, hoặc có những sinh viên hát hoặc có sinh viên khóc vì xúc động. Đây là những hành động có phản xạ khơng tự nhiên và thường theo vơ thức. Sinh viên chưa kiểm sốt những hành động mà tự bộc phát ra bên ngoài theo cảm xúc tự nhiên.

Mức thứ hai là “kìm nén” đây là mức cao hơn vơ thức vì sinh viên biết được những cảm xúc đang diễn ra trong cơ thể để kìm nén, xử lý những cảm xúc ra bên ngồi. Ở tình huống có dạng cảm xúc tiêu cực (ĐTB=3,30) cao hơn dạng tích cực (ĐTB= 2,90). Chủ yếu ở mức này sinh viên lựa chọn các dạng kiểm soát như: Viết nhật ký, chia sẻ trên mạng xã hội, tâm sự với người khác...

Mức thứ ba “kiểm soát” đây là mức cao nhất trong kỹ năng kiểm soát cảm xúc của sinh viên sư phạm nhưng có điểm trung bình thấp hơn tất cả. Cụ thể ở tình huống có dạng cảm xúc tích (ĐTB=3,24) cực thấp hơn tình huống có dạng cảm xúc tiêu cực (ĐTB= 2,96), sinh viên chủ yếu chọn các cách như: tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố tác động, ngồi thở sâu và tĩnh lặng, pha trị hài hước hoặc tìm cách giúp đỡ những người xung quanh.

Nếu xét ở tỉ lệ %: Ở những tình huống tiêu cực các phản ứng thể hiện ở dạng vơ thức và dạng kìm nén chiếm tỉ lệ cao chủ yếu ở mức Thỉnh thoảng, thường xuyên hoặc rất thường xuyên. Cụ thể ở dạng vô thức: mức độ thường xuyên chiếm 56,7%, mức rất thường xuyên là 22,8% trong khi đó mức thỉnh thoảng là 22,8%. Cịn ở dạng biết kìm nén có 46,1% sinh viên chọn ở mức thường xuyên, 35,8% chọn mức thỉnh thoảng và 11,9% chọn mức rất thường xun. Trong khi đó, dạng kiểm sốt chủ yếu tập trung ở mức thỉnh thoảng chiếm 45,6% và thỉnh thoảng chiếm 39,4%, còn các mức độ khác chiếm tỉ lệ thấp hơn và khơng có sinh viên nào chọn ở mức khơng bao giờ với dạng “kìm nén” và dạng “kiểm sốt”.

Ở những tình huống thể hiện tích cực hầu hết sinh viên tập trung ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Cụ thể, dạng vơ thức có các mức độ chiếm tỉ lệ cao nhất là 47,2% sinh viên chọn mức thỉnh thoảng và 28,6% sinh viên chọn mức thường xuyên. Ở dạng kìm nén các mức độ thỉnh thoảng chiếm 55,3% và thường xuyên là 33,1%. Ở dạng kiểm soát các mức độ thỉnh thoảng chiếm 50,6% và 32,5% mức thường xuyên. Còn lại các mức độ khác có tỉ lệ % thấp.

Với kết quả trên cho thấy kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm qua hai dạng tình huống tích cực và tiêu cực có những dạng phản ứng chủ yếu tập trung vào phản ứng vô thức chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó các phản ứng theo kìm nén và kiểm sốt mức độ thấp hơn. Kết quả trên có thể cho thấy sinh viên sư phạm mức độ kỹ năng kiểm sốt cảm xúc qua tình huống chưa cao. Cách lựa chọn của sinh viên chủ yếu theo cảm tính. Đây là một khó khăn bởi sinh viên sư phạm, tương lai là giáo viên có nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nhưng khả năng kiểm sốt chưa cao chủ yếu phản ứng theo vơ thức. vì vậy cần phải có sự hỗ trợ tác động để sinh viên ý thức và thực hành được kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân được tốt hơn.

Tuy nhiên để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi tiến hành điều tra trên phiếu bằng các câu hỏi tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng kiểm soát cảm xúc

3.1.3.2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá

Ở mục này chúng tơi có tiến hành điều tra bằng bảng hỏi sinh viên tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc theo các mức độ khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá.

Các yếu tố của kiểm

soát ĐTB Phân phối các mức độ Không bao giờ (%) Hiếm khi (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xuyên (%) Rất thường xuyên (%) Phản ứng theo vô thức 2,62 19,4 25,8 24,4 13,6 6,7 Kìm nén 3,17 8,9 16,7 38,1 21,1 15,3 Kiểm sốt 3,12 5,3 21,9 38,9 32,1 10,8

Xét theo điểm trung bình: sinh viên tự đánh giá kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân mức “kìm nén” ở mức cao nhất (ĐTB=3,17), tiếp đến là mức “kiểm sốt” đứng thứ 2 (ĐTB=3,12), trong khi đó mức “phản ứng theo vơ thức” thấp nhất (ĐTB=2,62). Kết quả trên cho thấy sinh viên khi tự đánh giá cho rằng kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân là cao, có nghĩa là sinh viên biết cách kiểm sốt cảm xúc của mình và ít khi thể hiện bằng những hành động bột phát, vô thức.

Xét theo tỉ lệ %: Với dạng “phản ứng theo vơ thức” sinh viên có sự lựa chọn ở mức “không bao giờ” là 19,4%, mức “Hiếm khi” là 25,8%, mức “thỉnh thoảng” là 24,4, trong khi đó mức “thường xuyên” là 13,6% và “rất thường xun” là 6,7%. Với dạng “kìm nén” cảm xúc có tới 38,1% ở mức “thỉnh thoảng”, 21,1% mức “thường xuyên”, 15,3% mức “rất thường xuyên”, trong khi đó có 16,7% là mức “hiếm khi” và “không bao giờ” là 8,9%. Đối với dạng “Kiểm sốt” có tới 38,9% là mức “thỉnh thoảng”, 32,1% mức “thường xuyên” , có tới 21,9% là mức “hiếm khi”, 10,8% là mức “Không bao giờ”.

Với kết quả trên cho thấy sinh viên lựa chọn chủ yếu ở mức “Hiếm khi”, “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên”, tập trung nhiều ở mức “thỉnh thoảng”. Điều này cũng chứng minh sinh viên sư phạm tự đánh giá kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở mức cao.

Tuy nhiên so sánh kết quả ở bảng 3.7 với bảng 3.8 cho thấy giữa kết quả của kỹ năng kiểm soát cảm xúc qua tình huống có khác biệt với kỹ năng kiểm soát cảm xúc qua tự đánh giá. Khi tự đánh giá sinh viên có kết quả kiểm sốt cảm xúc ở mức cao, cịn khi tham gia giải quyết tình huống sinh viên có kết quả ở mức thấp hơn. Kết quả này cũng cho thấy sinh viên tự tin với bản thân mình, tự đánh giá mình ở mức cao nhưng khi áp dụng vào tình huống và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 105 - 113)