Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 113 - 121)

Nhóm kỹ năng thứ 3 nằm trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm là kỹ năng điều khiển cảm xúc. Trong kỹ năng này, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu trên hai phần: Tham gia trả lời theo tình huống và tự đánh giá. Kết quả tổng hợp của hai phần được thể hiện ở biểu đồ 3.5

Biểu đồ 3.5. Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy: Kỹ năng điều khiển cảm xúc của sinh sư phạm chủ yếu tập trung ở mức khá và trung bình. Sinh viên tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn là sinh viên trả lời tình huống. Cụ thể:

Ở phần tham gia tình huống, tỉ lệ sinh viên đạt mức “trung bình” chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 54,7%, mức độ “khá” chiếm 43,3%, trong khi đó mức độ “tốt” chỉ có 0,6%, mức độ “yếu” là 1,4% và khơng có sinh viên nào ở mức “kém”.

Ở phần sinh viên tự đánh giá, sinh viên đạt mức “khá” chiếm tỉ lệ cao nhất 50,8%, mức “trung bình” đứng vị trí thứ 2 chiếm 33,6%, trong khi đó 12,2% là mức “tốt” và chỉ có 3,1% là mức “yếu” và 0,3% là mức “kém”.

Với kết quả trên một lần nữa cho thấy sinh viên tự đánh giá kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân cao hơn kết quả khi tham gia thực hành qua tình huống. Một điều cho thấy khi đánh giá mức độ kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân sinh viên tự đánh giá khác với thực tế trải nghiệm, thực hành qua các tình huống.

3.1.4.1. Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm thơng qua giải quyết các tình huống

Tình huống

Kỹ năng điều khiển cảm xúc

ĐTB Khơng bao giờ (%) Hiếm khi (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xun (%) Rất thường xun (%) Tình huống 1

1.Tức điên lên, quát tháo ầm ĩ và đuổi em đó ra khỏi lớp để làm gương cho các em khác 2,94 23,1 21,1 18,3 13,3 24,2 2. Nghiêm mặt thể hiện khơng hài lịng, nhưng tiếp tục giảng dạy

2,97

10,3 24,2 31,4 26,7 7,5

3. Bình tĩnh và nói với học trị đó cuối giờ ở lại để nói chuyện 2,96 16,7 21,9 24,2 23,1 14,2 Tình huống 2 Tức giận, phản ứng ra mặt và nói với Nga đã nhầm và ứng xử như thế là không được.

2,98

14,7 22,2 26,4 23,3 13,3

Hoa ngạc nhiên, không biết chuyện hiểu lầm này là như thế nào. Cố giải thích cho Nga hiểu

3,10

10,0 24,2 26,7 24,4 14,7

3. Bình tĩnh, lắng nghe và hỏi lại kỹ những thông tin liên quan đến việc mất tiền của Nga 3,11 14,7 20,8 21,9 23,9 18,6 Tình huống 3

1.Gọi điện chia sẻ với mẹ

những niềm vui của mình 3,10

23,1 16,1 15,3 18,9 26,7

2. Bình tĩnh và khơng thể hiện cảm xúc nữa vì Ngọc

nghĩ đó là cảm xúc tức thời, 2,98

Tình huống 1: Trong lúc đang quay lên viết bảng, chợt có tiếng nổ lớn từ một chiếc bật lửa ga được học trò cá biệt trong lớp ném lên bảng. Khi đó bạn làm gì?

Ở tình huống 1 các mức độ được chọn có tương đồng nhau. Cụ thể:

Với phản ứng: “nghiêm mặt thể hiện khơng hài lịng nhưng tiếp tục giảng dạy” là phản ứng được chọn nhiều nhất với ĐTB=2,97, số sinh viên thường xuyên chọn là 24,2%, còn số sinh viên không bao giờ chọn là 7,5%.

Với phản ứng: “Bình tĩnh nói với học trị đó cuối giờ ở lại để nói chuyện” có ĐTB=2,96 và những sinh viên rất thường xuyên chọn là 16,7%.

Với phản ứng “tức điên lên, quát tháo ầm ĩ và đuổi em đó ra khỏi lớp để làm gương cho em khác” có ĐTB= 2,94 nhưng rất thường xuyên chọn là 23,1% và khơng bao giờ cũng là 24,2%. Có nghĩa là với phản ứng này có nhiều sinh viên thường xuyên chọn và cũng có nhiều sinh viên không bao giờ chọn phản ứng này. Đây là phản ứng tức thời, với những người thường xuyên chọn là những sinh viên tự nhận thấy kỹ năng kiểm soát cảm xúc không cao.

Em K.T.T (sinh viên năm thứ 3) cho biết: “Em cũng gặp tình huống

trên khi em đi thực tập. Sinh viên đã hét lên khi có tiếng nổ. Đối với em lúc đó là rất hoảng sợ, giật mình và lo lắng nhưng đang đứng trên bục giảng, tự nhiên em cảm thấy mình phải có hành động bình tĩnh chứ khơng thể phản ứng một cách bột phát được. Tuy nhiên em nghĩ đây có thể do tính cách của mỗi người, ai làm chủ được cảm xúc của mình thì sẽ xử lý tốt hơn”.

Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, Hoa đang ngồi nói chuyện với các bạn. Đột nhiên, Nga – bạn thân đi tới và mắng té tát vào mặt Hoa và nói rằng Hoa là kẻ ăn trộm đã lấy hết tiền của Nga. Khi đó Hoa đã phản ứng?

Với tình huống 2. Sinh viên lựa chọn phản ứng ở mức độ 3 nhiều hơn là mức độ 1: “Bình tĩnh, lắng nghe và hỏi kỹ những thơng tin về việc mất tiền của Nga” với ĐTB=3,11. “Phản ứng ngạc nhiên khơng biết chuyện hiểu lầm và cố giải thích” có ĐTB=3,10, trong khi đó “Phản ứng tức giận, phản ứng ra mặt” có ĐTB=2,98.

Với sự lựa chọn này cho thấy sinh viên sư phạm có sự lựa chọn phản ứng cao và tương đồng với kỹ năng điều khiển những cảm xúc tốt.

Tình huống 3: Ngọc cảm thấy sảng khối sau khi thi vừa rồi đạt kết quả cao trong học tập, nhất là biết thơng tin mình được học bổng. Tâm trạng của Ngọc rất thoải mái. Lúc này Ngọc đã hành động...

Với tình huống 3, sinh viên lại lựa chọn phương án ở mức độ 1- phản ứng bột phát nhiều hơn là phản ứng có kiểm sốt. Cụ thể: “Phản ứng đi mua sắm hay gọi điện chia sẻ niềm vui” (ĐTB= 3,14 và ĐTB= 3,10). Trong khi đó phản ứng “phải bình tĩnh và không để cảm xúc đó kéo dài” lại chỉ có ĐTB=2,98. Sự lựa chọn này tương đồng với những cảm xúc tích cực, thơng thường những cảm xúc này sẽ dễ bộc lộ ra bên ngoài và bằng hành động cụ thể hơn. Ví dụ trong tình huống này là đi mua sắm hay gọi điện về cho mẹ để chia sẻ cảm xúc vui. Những cảm xúc này dễ bộc lộ ra bên ngồi và khó kiểm sốt hơn.

Kết quả trên cho thấy, phần lớn sinh viên lựa chọn các điều khiển cảm xúc theo mức độ điều khiển những cảm xúc có kiểm sốt hơn là điều khiển những cảm xúc mang tính bột phát.

3.1.4.2 Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá

Bảng 3.10: Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá

Kỹ năng điều khiển cảm xúc ĐTB Khơng bao giờ (%) Hiếm khi (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xun (%) Rất thường xun (%) 1.Tơi ln tìm hiểu nguồn gốc,

ngun nhân của các cảm xúc khi xuất hiện

3,07

8,9 22,5 33,3 23,3 11,9

2. Tơi biết tìm những cảm xúc thay thế cảm xúc hiện tại cho nó phù hợp với hồn cảnh.

3,29

5,3 15,3 35,6 32,5 11,4

3. Tôi điều chỉnh những cảm xúc

của mình phù hợp với tình huống 3,43

2,8 11,1 39,2 33,9 13,1

4. Tôi biết giải tỏa những cảm xúc bằng nhiều phương cách như: ngồi tĩnh tâm, viết nhật ký, trò chuyện với người khác. 3,41 6,4 15,3 24,7 38,6 15,0 5. Tơi né tránh cảm xúc khi có sự việc xảy ra 3,24 6,7 16,1 36,9 26,9 13,3

6. Tơi bình tĩnh điều khiển cảm

xúc để giải quyết các tình huống 3,11

5,3 21,4 39,7 24,4 9,2

Ở bảng 3.10. sinh viên sư phạm cho biết kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân qua tự đánh giá trên 3 phương diện: nhận thức, thái độ và hành vi, trong đó số sinh viên thể hiện ở kỹ năng điều khiển cảm xúc qua hành vi chiếm tỉ lệ cao nhất. Cụ thể:

Phương diện nhận thức: Khi điều chỉnh cảm xúc, thường sinh viên nghĩ

là “Tìm hiểu các nguồn gốc, nguyên nhân của các cảm xúc khi xuất hiện” với ĐTB= 3,07. Mức độ chủ yếu tập trung vào “thỉnh thoảng” chiếm 33,3%, mức “thường xuyên” chiếm 23,3%, mức “hiếm khi” chiếm 22,5%. Theo sinh viên L.A.T (sinh viên năm 3): “Em hay suy nghĩ đến việc cảm xúc đó xuất phát từ

hay hỏi, mình đang cảm thấy thế nào? Cảm xúc này gọi chính xác là gì? Nó xuất phát từ đâu?”. Một nội dung nữa sinh viên chọn đó là “tìm những cảm xúc tích cực để thay thế”. Đây là cách mà sinh viên chọn lựa cao với

ĐTB=3,29 mức độ chủ yếu là “thỉnh thoảng” chiếm 35,6% và mức “thường

xuyên” chiếm 32,5%, còn lại các mức chiếm tỉ lệ thấp.

Phương diện thái độ: sinh viên chọn phương án “tỏ ra né tránh cảm xúc khi có sự việc xảy ra”, mức độ tập trung chủ yếu ở mức “thỉnh thoảng”

chiếm 36,9% và mức “thường xuyên” chiếm 26,9%. Bên cạnh đó cách sinh viên chọn cách “bình tĩnh kiểm sốt cảm xúc để giải quyết tình huống” có ĐTB=3,11 thấp hơn mức né tránh cảm xúc.

Phương diện hành vi: sinh viên cho rằng khi điều khiển cảm xúc họ thường “điều chỉnh những cảm xúc của mình cho phù hợp với tình huống” với ĐTB=3,43. Có 33,9% sinh viên chọn ở mức “thường xuyên”, 39,2% sinh viên chọn mức “thỉnh thoảng”, có 13,1% sinh viên chọn mức “Rất thường xuyên” và 11,1% sinh viên chọn mức độ “Hiếm khi” chỉ có 2,8% chọn mức “khơng bao giờ”. Em H.L.T chia sẻ: “Khi có cảm xúc đang rất hưng phần và vui vẻ

nhưng khi gặp một người bạn đang buồn thì em khơng thể cười, em phải điều chỉnh cảm xúc vui đó để phù hợp với hồn cảnh”. Bên cạnh đó sinh viên chọn

phương án “giải tỏa các cảm xúc bằng ngồi thiền, thở sâu hoặc làm những việc

tĩnh” với ĐTB=3,41, chủ yếu tập trung cao ở mức “Thường xuyên” chiếm

38,6% và mức “thỉnh thoảng” chiếm 24,7%, các mức độ khác chiếm tỉ lệ thấp. Sinh viên N.T.H (sinh viên năm thứ 2) chia sẻ: “Em là sinh viên lớp Nhạc, mỗi

khi em gặp những cảm xúc thường hít thở sâu, đây là biện pháp hữu hiệu bởi việc hít thở sâu em bình tĩnh và thoải mái hơn, điềm đạm hơn”.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, khi tự đánh giá kỹ năng điều khiển cảm xúc, sinh viên sư phạm biết cách điều khiển cảm xúc trên các phương diện cả nhận thức, thái độ và hành vi. Kỹ năng điều khiển cảm xúc chủ yếu tập trung ở mức trung bình khá với điểm trung bình đều trên 3 điểm. Mức độ điều khiển chủ yếu ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Nhìn vào kết quả, chúng ta thấy sinh viên sư phạm biết cách điều khiển cảm xúc cho phù hợp

với hoàn cảnh. Kỹ năng điều khiển cảm xúc của sinh viên qua tự đánh giá cao hơn kỹ năng điều khiển cảm xúc qua tình huống.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w