Đánh giá chung về kỹ năng quản lý cảm xúc sinh viên sư phạm

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 90 - 95)

Trong mục này, chúng tơi muốn nhìn tổng thể về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân, ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân. Trên cơ sở đó để thấy được thực trạng và đi sâu nghiên cứu từng vấn đề.

3.1.1.1 Đánh giá của sinh viên sư phạm về ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

Chúng tơi có tiến hành điều tra trên sinh viên để thu thập ý kiến của các sinh viên trong 03 trường đánh giá về ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân đối với 03 lĩnh vực sau khi tính tổng của các item đã lựa chọn dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên:

+ Lĩnh vực hoạt động học tập và hoạt động khác

+ Lĩnh vực giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh + Lĩnh vực đời sống tinh thần của mỗi cá nhân

Biểu đồ 3.1. Ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc bản của sinh viên sư phạm đối với các hoạt động.

Nhìn vào biểu đồ 3.1 cho thấy: Ở cả 03 lĩnh vực đều có điểm chung là điểm trung bình của những item thể hiện những cảm xúc tích cực cao hơn những item thể hiện cảm xúc tiêu cực. Cụ thể, đối với hoạt động học tập và hoạt động khác độ chênh lệch điểm trung bình giữa những cảm xúc tích cực và tiêu cực khơng cao (cảm xúc tích cực có ĐTB=3.30 trong khi cảm xúc tiêu cực là 3.24). Tuy nhiên ở 02 lĩnh vực giao tiếp và ứng xử và đời sống tinh thần của cá nhân có sự chênh lệch cao ở điểm trung bình giữa cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Cụ thể đối với giao tiếp và ứng xử có ĐTB cảm xúc tích cực=3,66 cịn ĐTB cảm xúc tiêu cực=3.06. Đối với đời sống tinh thần của cá nhân ĐTB cảm xúc tích cực= 3,82, cịn ĐTB cảm xúc tiêu cực = 3,26.

Với kết quả trên cho thấy những cảm xúc tích cực có ý nghĩa đối với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. Đối với “hoạt động học tập và các hoạt động khác”, những cảm xúc tích cực là động lực để sinh

viên có thể học tập và làm các cơng việc khác được tốt (ĐTB=4,21), kích thích nhu cầu học tập (ĐTB=3,80), hào hứng khi học những mơn học học

mình u thích (ĐTB=2,98). Khi những cảm xúc tiêu cực xuất hiện mọi hoạt động đều giảm sút (ĐTB= 3,56). Khi được phỏng vấn sinh viên T.V.K trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Quản lý cảm xúc bản thân tốt sẽ giúp cho cuộc sống thoải mái thư giãn hơn. Em thấy khi có những cảm xúc tích cực em hăng hái và học tập tham gia nhiệt tình các hoạt động ở trên lớp. Tuy nhiên nếu bị thất bại hoặc một ai đó làm cho em có cảm xúc tiêu cực em hay mất tinh thần học tập, khó tập trung và hầu như khơng học được bài. Mỗi lần như vậy em cố gắng tránh những cảm xúc tiêu cực, tuy nhiên cuộc sống có rất nhiều tình huống khó mà xử trí tốt tại thời điểm đó”.

Đối với “hoạt động giao tiếp và ứng xử”, khi có những cảm xúc tích cực thì sinh viên cảm thấy yêu cuộc sống (ĐTB=4,02), ứng xử với mọi người hòa nhã và vui vẻ (ĐTB=3,83), làm việc hứng phấn và thoải mái hiệu quả hơn (ĐTB= 3,61), thoải mái khi tham gia các hoạt động tập thể (ĐTB=3,41). Nhưng khi có cảm xúc tiêu cực sinh viên sống khép mình (ĐTB= 3,31), ít thể hiện giao tiếp ra bên ngoài (ĐTB=3,32), thất vọng về cuộc sống (ĐTB=2,91), không giao tiếp với mọi người (ĐTB=2,72). Trong quá trình phỏng vấn em N.H.H sinh viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng n cho biết: “Em là người sống khép mình, em ít giao tiếp với mọi người, có thể do tính cách hoặc do mơi trường học của em. Từ nhỏ em đã ngại giao tiếp nhất là khi đứng trước đám đông em hay lo sợ. Em nghĩ nếu được kiểm soát được những cảm xúc của mình thì em tin em sẽ giao tiếp tốt”

Đối với “hoạt động đời sống tinh thần của cá nhân” những cảm xúc tích cực có ý nghĩa với đời sống tinh thần của cá nhân. Cụ thể: Khi có cảm xúc tích cực sinh viên suy nghĩ tích cực hơn (ĐTB=4,07), sống thư giãn và thoải mái (ĐTB=4,08), khỏe mạnh hơn (ĐTB=3,93), sống lạc quan và yêu

đời (ĐTB=3,62). Bên cạnh đó những cảm xúc tiêu cực làm cho sinh viên ln cảm thấy cuộc sống luôn căng thẳng (ĐTB=3,78), làm việc kém hiệu quả (ĐTB= 3,69), sức khỏe yếu (ĐTB= 3,52), có những sinh viên rơi vào tình trạng trầm cảm, chán nản không thiết tha mọi thứ xung quanh (ĐTB=2,98), có những sinh viên phải sử dụng thuốc chữa bệnh hàng ngày (ĐTB=2.37) ví dụ như bệnh dạ dày, viêm xoang... Khi phỏng vấn và quan sát sinh viên Đ.T.H cho biết: “Em ở trọ một mình, hàng ngày em đi học và

đi làm thêm, tối về em mệt quá nên đi ngủ. Cuộc sống như vậy em cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán nhất là khi kết quả học không như mong muốn làm cho em cảm thấy chán học, đôi khi tự ti và cảm thấy bị bế tắc. Em khơng thấy cuộc sống có giá trị mà chỉ thấy cơ đơn. Em muốn thay đổi để em cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn”

Kết quả kiểm định tương quan giữa kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm với ý nghĩa của việc quản lý cảm xúc đối với kết quả học tập, giao tiếp ứng xử và hoạt động tinh thần của cá nhân thì thấy có tương quan thuận, chặt chẽ, tương hỗ với nhau. Cụ thể r = 0,157** và p=0,00<0,01. Kết quả này khẳng định cảm xúc tích cực có ảnh hưởng tốt đối với đời sống tinh thần, giao tiếp và học tập của sinh viên, những cảm xúc tiêu cực làm cho sinh viên bế tắc và suy nghĩ tiêu cực. Vậy làm thế nào để có cảm xúc tích cực nhiều hơn trong cuộc sống, cần địi hỏi phải có kỹ năng quản lý cảm xúc thật tốt. Đây là cơ sở và lý do nghiên cứu tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm trong phạm vi trường học đặc biệt là vấn đề học tập của sinh viên.

3.1.1.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Khi tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm chúng tôi nghiên cứu trên hai mảng: Nghiên cứu trên tình huống và nghiên cứu qua tự đánh giá của sinh viên. Kết quả cho thấy ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tình huống và qua tự đánh giá

Kỹ năng Tình huống Tự đánh giá r

ĐTB Mức độ ĐTB Mức độ KNNDCX 3,88 TB 3,90 TB 0,095 KNKSCX 3,34 TB 3,09 TB 0,091 KNĐKCX 2,98 TB 3,27 TB 0,780 KNSDCX 3,51 TB 3,12 TB 0,119 KNQLCX 3,43 TB 3,34 TB 0,114

Xét theo điểm trung bình qua bảng số liệu cho thấy:

Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm chủ yếu tập trung ở mức trung bình hoặc trên trung bình (ĐTB≤3.00). Ở kỹ năng nhận diện cảm xúc: Kết quả xử lí tình huống cho điểm (TB=3,88), thấp hơn qua phiếu tự đánh giá (ĐTB=3,90). Ở kỹ năng kiểm sốt cảm xúc: Qua tình huống (ĐTB=3,34) điểm trung bình cao hơn phiếu tự đánh giá (ĐTB=3,09); Kỹ năng điều khiển cảm xúc: Qua tình huống (ĐTB=2,98) thấp hơn so với phiếu tự đánh giá (ĐTB=3,27); Kỹ năng sử dụng cảm xúc: Đánh giá qua tình huống (ĐTB=3,51) có điểm cao hơn kết quả của phiếu tự đánh giá (ĐTB= 3,12). Như vậy, khi so sánh kết quả ở phiếu đánh giá qua tình huống với kết quả ở phiếu tự đánh giá có sự khác nhau. Phần lớn sinh viên tự đánh giá bản thân có kỹ năng quản lý cảm xúc cao, trong khi đó khi tham gia vào tình huống kết quả lại thấp hơn với tự đánh giá. Kết quả trên cho thấy tự đánh giá là khác với thực tế (r=0,114). Tuy nhiên, cả hai nguồn tư liệu đều cho thấy kỹ

năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm đạt mức trên trung bình.

Nếu xét theo tỉ lệ % số sinh viên phân phối vào các mức độ kỹ năng cho thấy, hầu hết ở mức trung bình sau đó là khá và yếu. Hay nói cách khác đa số sinh viên có kỹ năng ở mức từ khá- trung bình- yếu. Số sinh viên có mức tốt và kém đều rất ít.

Khi trị chuyện và phỏng vấn về việc tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân, sinh viên L.T.H (sinh viên năm thứ 3) cho biết: Em

tự nhận thấy kỹ năng quản lý cảm xúc của mình đạt ở mức thứ 3 trong thang 5 bậc, nghĩa là em biết cách quản lý cảm xúc của bản thân mình nhưng khơng phải là tốt lắm. Cụ thể là em hay bức xúc và khó kiểm sốt tính vội vàng, bộc trực và nóng nảy của em khi có một chuyện gì đó xảy ra. Em thường lo sợ, tim đập nhanh và hồi hộp. Em biết được cảm xúc của mình đang diễn ra là gì nhưng em khơng kiểm sốt được nó để khơng thể hiện ra bên ngoài một cách vội vàng”.

Em T.N.L (sinh viên năm thứ 1) cho biết: “Gia đình em khơng hồn

thiện, mẹ em bỏ bố con em đi một nơi xa mà hiện tại em cũng biết mẹ đang ở đâu. Tuy nhiên, từ khi mẹ bỏ đi em cảm thấy rất chán nản, em chỉ biết học và cố gắng loại bỏ tất cả những lời trêu đùa của các bạn. Tuy nhiên thực tế em kiểm soát cảm xúc rất kém, khi rơi vào tình huống nào đó em ln suy nghĩ tiêu cực đầu tiên và luôn không tin vào bản thân mình. Em chỉ muốn mình thay đổi bản thân mình, nhưng rất khó”.

Những kết quả trên cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể là kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm ở mức Khá- Trung bình- Yếu, tập trung cao nhất ở mức Trung bình, nghĩa là sinh viên sư phạm có khả nhân quản lý được cảm xúc bản thân nhưng chưa cao. Trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân sinh viên tự đánh giá bản thân ở mức cao nhưng trên thực tế khi tham gia tình huống kết quả có được lại thấp hơn thực tế. Đây là một cơ sở để tiến hành thực nghiệm.

Sau đây là kết quả nghiên cứu chi tiết cụ thể của các kỹ năng cấu thành kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w