Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 71 - 79)

2.2.2.1. Phương pháp chuyên gia.

- Mục đích: nhằm xác định sự cần thiết của các kỹ năng nhận diện, kỹ

năng kiểm soát, kỹ năng điều khiển, kỹ năng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

- Cách thức tiến hành: xin ý kiến một số chuyên gia về lĩnh vực cảm

xúc để xác định các kỹ năng quản lý cảm xúc, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. (Phụ lục 8)

2.2.2.2. Phương pháp điều tra viết

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài chúng tơi xây dựng 2 loại phiếu điều tra:

Phiếu số 1: Dành cho sinh viên đánh giá về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Phụ lục 1)

Phần I: Gồm các câu hỏi từ 1 đến 15, tìm hiểu:

- Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

Phần II: Tìm hiểu một số thông tin về bản thân của sinh viên bao gồm:

giới tính, độ tuổi, lớp, trường.

Phiếu số 2: Dành cho sinh viên tự đánh giá về các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Phụ lục 2)

Mở đầu: Giới thiệu sơ bộ về mục đích của bảng hỏi Phần I: Gồm các câu hỏi từ 1 đến 56, tìm hiểu:

- Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

Phần II: Tìm hiểu một số thơng tin về bản thân của sinh viên bao gồm:

giới tính, độ tuổi, lớp, trường.

- Mục đích: Đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm bao gồm 04 kỹ năng: nhận diện cảm xúc, kiểm soát cảm xúc, điều khiển cảm xúc, sử dụng cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

- Nội dung phiếu điều tra viết: phiếu tập trung khai thác các vấn đề sau: + Mức độ thực kỹ năng nhận diện cảm xúc

+ Mức độ thực hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc + Mức độ thực hiện kỹ năng điều khiển cảm xúc + Mức độ thực hiện kỹ năng sử dụng cảm xúc

+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể và các yếu tố bên ngoài đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

+ Một số vấn đề về nhu cầu được đào tạo kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

- Cách thức tiến hành: Các khách thể tham gia điều tra được trả lời độc lập, theo nhận định của cá nhân. Tiến hành điều tra theo từng nhóm nhỏ để có thể làm sáng tỏ các câu hỏi của người điều tra nếu cần thiết.

2.2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm

- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm khí chất của từng sinh viên

* Cơng cụ nghiên cứu:

- Bảng các câu hỏi trắc nghiệm Eysenck (Phụ lục 3) - Phiếu ghi kết quả theo mẫu (Phụ lục 3)

- Bút viết

* Cách tiến hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn chung: giới thiệu về bảng các câu hỏi trắc nghiệm và phiếu ghi mẫu kết quả. Yêu cầu người làm trắc nghiệm đánh dấu + nếu trả lời CÓ, đánh dấu – nếu trả lời KHƠNG vào phiếu trả lời ở vị trí tương ứng với câu hỏi trong bảng các câu trắc nghiệm.

Yêu cầu:

 Làm các câu hỏi theo thứ tự, khơng bỏ sót

 Sử dụng các câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu

 Gặp câu hỏi về vấn đề khơng quen, cố gắng trả lời theo cách hiểu của mình

 Thời gian trả lời trung bình 5 giây/1 câu

Tiến hành: Người tham gia thực nghiệm đọc từng câu trong bảng câu

hỏi trắc nghiệm. Trong thời gian 5 giây, sinh viên đánh dấu tương ứng, phù hợp với suy nghĩ của mình vào phiếu ở dịng của câu tương ứng.

Xử lý phiếu trả lời:

Kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (theo cột S – trong khoá của trắc nghiệm – Phụ lục 5). Số câu trả lời trùng với S không quá 4 câu. Nếu quá 4 câu, phiếu trả lời khơng có giá trị.

Tính điểm yếu tố hướng nội – hướng ngoại theo cột « HN »: những câu trùng dấu được tính 1 điểm, những câu khơng trùng dấu – được tính 0 điểm. Cuối cùng tính tổng điểm bằng cách cộng tất cả các điểm lại với nhau.

Tính điểm của yếu tố ổn định theo cột KOD. Những câu trả lời + tính 1 điểm, những câu trả lời – tính 0 điểm. Cuối cùng tính tổng điểm bằng cách tính cộng tất cả các điểm lại với nhau.

2.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.

- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn.

- Khách thể: 30 sinh viên

- Nguyên tắc phỏng vấn:

Khách thể được trả lời tự do dựa trên những câu hỏi mở, có gợi ý.

Trong q trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.

- Cách thức tiến hành:

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Sau đó gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã chuẩn bị trước đó.

Sinh viên chia sẻ những nội dung sau qua phỏng vấn sâu

+ Sự cần thiết của KNQLXC đối với hoạt động học tập và các hoạt động khác; đối với giao tiếp và ứng xử và đối với đời sống tinh thần của cá nhân.

+ Tự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong kỹ năng nhận diện cảm xúc

+ Tự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong kỹ năng kiểm sốt cảm xúc

+ Tự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong kỹ năng điều khiển cảm xúc

+ Tự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong kỹ năng sử dụng cảm xúc + Những yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

- Trình tự nội dung cần phỏng vấn: khơng cố định theo trình tự đã chuẩn bị, nó có thể khá linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch câu chuyện của từng khách thể. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng phỏng vấn.

2.2.2.5. Phương pháp quan sát.

- Mục đích: Quan sát trực tiếp những biểu hiện cảm xúc qua hành vi, cử

chỉ, lời nói nét mặtcủa sinh viên trong các tình huống trong giờ học trên lớp làm căn cứ bổ sung thông tin về KNQLXC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách thể: 30 Sinh viên

- Nội dung: Quan sát các hành vi thể hiện trong khi tham gia các hoạt

động học tập ở giờ học

- Cách thức tiến hành: Chúng tôi thực hiện quan sát trực tiếp một số

giờ học.

Kết quả quan sát được ghi lại bằng biên bản quan sát. Kết quả xử lý được sử dụng bổ sung cho những kết quả nghiên cứu khác trong điều tra. Chúng tôi tổng hợp những biểu hiện cảm xúc và phản ứng qua lời nói, hành vi thể hiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân đúng hoặc chưa phù hợp với tình huống.

2.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm * Cơ sở thực nghiệm:

+ Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các KNQLCX chúng tơi lựa chọn ra một số kỹ năng cịn hạn chế của sinh viên để tiến hành thực nghiệm tác động nâng cao các kỹ năng đó cho sinh viên.

+ Các kỹ năng:nhận diện cảm xúc, kiểm soát cảm xúc, điều khiển cảm xúc và sử dụng cảm xúc của sinh viên chỉ ở mức trung bình. Số sinh viên được tham gia lớp đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân hoặc các lớp kỹ năng sống có nội dung tương đương việc làm chủ cảm xúc hay quản lý cảm xúc.

+ Nhu cầu được tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên hiện nay là rất lớn, bởi vì đại đa số chưa được học và sinh viên thực hiện quản lý cảm xúc bản thân dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Kết quả điều tra về nhu cầu được tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm cho thấy:

Bảng 2.2: Nhu cầu được học kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm

STT Mức độ nhu cầu SL %

1 Có 305 84,7

2 Khơng mong muốn 55 15,3

Dựa vào những cơ sở ở trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý cảm xúc qua biện pháp: “Tổ

chức lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm”.

* Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng

cao một số kỹ năng nhận dạng, kiểm soát và một số bài tập thư giãn làm chủ cảm xúc bản thân để vận dụng vào kỹ năng điều khiển và sử dụng cảm xúc. (lựa chọn từ kết quả nghiên cứu thực trạng)

* Giả thuyết thực nghiệm: Hiện nay sinh viên cịn gặp khó khăn về kỹ

sốt, điều khiển, sử dụng đó thơng qua việc tổ chức các lớp tập bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

* Khách thể thực nghiệm: 20 sinh viên ở Trường ĐHSP Hà Nội

* Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Từ tháng 02 đến tháng 9/2013,

tại phòng 704 – nhà V, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

* Biện pháp tác động: Biện pháp tác động thực nghiệm là tổ chức lớp bồi

dưỡng: “Nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. Mục tiêu biện pháp: Nâng cao hiểu biết của sinh viên về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng quản lý cảm xúc, trên cơ sở đó nâng cao mức độ thực hiện các cách nhận diện, kiểm soát và các biện pháp thư giãn để nâng cao kỹ năng điều khiển và sử dụng cảm xúc.

Nội dung biện pháp:

+ Cung cấp cho sinh những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng nhận diện cảm xúc, kiểm soát cảm xúc và thư giãn làm chủ cảm xúc.

+ Tổ chức cho sinh viên quan sát các trường hợp mẫu (giảng viên đóng vai) và thực hành các kỹ năng quản lý cảm xúc.

+ Tổ chức cho sinh viên luyện tập các kỹ năng: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nội dung thực nghiệm:(phụ lục 12)

* Các phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm:

- Sử dụng các phương pháp đã được dùng trong đánh giá thực trạng các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm như: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn đã được trình bày ở trên.

- Đánh giá thông qua một số trường hợp thực tại lớp học

- Ngoài ra chúng tơi cịn sử dụng thêm phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm được ghi lại bằng hành động, thao tác thực hành của sinh viên

* Tổ chức thực nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm.

- Xác định đối tượng bồi dưỡng: liên hệ, gặp gỡ và tìm hiểu đối tượng - Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm tập huấn.

Bước 2: Thiết kế chương trình thực nghiệm.

Xây dựng nội dung tập huấn: gồm 2 mảng nội dung chính:

- Những kiến thức về các kỹ năng quản lý cảm xúc và thư giãn bao gồm những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các kỹ năng. - Thực hành rèn luyện và nâng cao một số kỹ năng quản lý cảm xúc thực hành tại lớp.

Xây dựng quy trình rèn luyện và nâng cao kỹ năng theo 3 giai đoạn cơ bản: - Giai đoạn 1: Tiếp thu những kiến thức về nội dung, mục đích, cách

thức tiến hành các KNQLCX

- Giai đoạn 2: Quan sát và thực hành các kỹ năng quản lý cảm xúc qua

tình huống.

- Giai đoạn 3: Luyện tập các kỹ năng quản lý cảm xúc qua tình huống

thực hành trên lớp.

Bước 3: Lượng giá trước thực nghiệm.

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, quan sát và nghiên cứu sản phẩm

Bước 4: Triển khai buổi học.

Quy trình các buổi học theo các bước:

+ Cung cấp những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

+ Tổ chức quan sát cách giải quyết các tình huống mẫu (xem qua băng hình và sinh viên đóng vai) và thực hành các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân trên lớp.

+ Tổ chức luyện tập các kỹ năng quản lý cảm xúc: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp.

Bước 5: Lượng giá và kết thúc

Việc lượng giá được tiến hành ở thời điểm: trước và sau khoá học để đánh giá mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các KNQLCX thông qua bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu sinh viên.

2.2.2.7. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý

Chúng tơi xây dựng 2 chân dung sinh viên có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt và chưa tốt để thấy được rõ hơn thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm hiện nay.

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua kết quả trả lời phiếu điều tra, bài tập tình huống, quan sát hành vi, cử chỉ, các biểu hiện, trò chuyện với sinh viên trong các tình huống.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 71 - 79)