giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh

82 709 0
giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã thức tỉnh cả một dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ giành lấy Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, đã đi xa hơn bốn mươi năm qua, nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của dân tộc ta. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thì tư tưởng đạo đức của Người có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người đã chỉ rõ vị trí, vai trò của đạo đức và những phẩm chất đạo đức của người cách mạng đối với sự hình thành nhân cách cá nhân và giá trị đạo đức dân tộc. Đồng thời, Người thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam trong đó có giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và trưởng thành gắn liền với cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ vừa là người lãnh đạo cách mạng, vừa là người trực tiếp lao động sản xuất xây dựng xã hội. Cho nên, lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân là một vấn đề quan trọng, nhất là trong thời kỳ giai cấp công nhân giành được chính quyền, trở thành chủ thể của xã hội mới. Người dạy: “Về đạo đức vô sản, công nhân phải hiểu mình làm chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô, lãng phí, bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm” [30, tr.298]. Người nhấn mạnh: “công nhân trẻ tốt lắm, họ nghe và làm theo Đảng” [34, tr.570] nên cần phải giáo dục, bồi dưỡng cho họ về “phẩm chất đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân” [34, tr.570]. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang đi đầu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hóa và tay nghề còn thấp, chính trị tư tưởng còn hạn chế. Để khắc phục những nhược điểm này Đảng ta đặc biệt chú trọng xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị tư tưởng, có trình độ học vấn, tay nghề cao để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân” [9, tr.49]. Chính vì vậy, Đảng ta đã coi việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong đó có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ công nhân ngành Dệt May Việt Nam. Là ngành thu hút một lượng lớn lao động của xã hội, có doanh thu xuất khẩu nhiều nhất cả nước, ngành Dệt May Việt Nam vừa góp phần tăng tích lũy cho xã hội, vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Song, bên cạnh những điểm tích cực đó, ngành Dệt May Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường, không ít công nhân ngành Dệt May Việt Nam đã phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ không thích lao động, bỏ nghề chạy theo các nghề đang là trào lưu của xã hội, bất chấp giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, sa vào con đường tội lỗi cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp của công… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân ngành Dệt May nói riêng. Nhận thức được sự nghiêm trọng của sự suy thoái đạo đức trong đội ngũ công nhân nhằm khắc phục, sửa chữa tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống, về tư tưởng chính trị, về niềm tin, lý tưởng cách mạng, lãnh đạo ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng đã thường xuyên quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân. Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm giáo dục nghề nghiệp và đạo đức cho đội ngũ công nhân. Trong đó nội dung tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn. Chính vì những điều trình bày trên đây nên tôi đã chọn “Giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM HIỆN NAY 11 1.1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 11 1.1.1. Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 11 1.1.2. Đặc điểm và bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 15 1.1.3. Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 21 1.2. Yêu cầu về việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam 31 1.2.1. Đặc điểm công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam 31 1.2.2. Yêu cầu về việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt may Việt Nam 35 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 43 2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay 43 2.1.1. Thực trạng đạo đức của đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam 43 2.1.2. Những nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 48 2.1.3. Những kết quả và hạn chế trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam 53 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam 65 1 2.2.1. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay 65 2.2.2. Xây dựng môi trường làm việc trong các công ty, xí nghiệp thực sự trong sạch, lành mạnh, thường xuyên đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí trong ngành 68 2.2.3. Tăng cường và kết hợp nhiều hình thức giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trong đoàn thanh niên, chi bộ Đảng và tổ chức Công đoàn tại các công ty 69 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 80 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã thức tỉnh cả một dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ giành lấy Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, đã đi xa hơn bốn mươi năm qua, nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của dân tộc ta. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thì tư tưởng đạo đức của Người có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người đã chỉ rõ vị trí, vai trò của đạo đức và những phẩm chất đạo đức của người cách mạng đối với sự hình thành nhân cách cá nhân và giá trị đạo đức dân tộc. Đồng thời, Người thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam trong đó có giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và trưởng thành gắn liền với cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ vừa là người lãnh đạo cách mạng, vừa là người trực tiếp lao động sản xuất xây dựng xã hội. Cho nên, lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân là một vấn đề quan trọng, nhất là trong thời kỳ giai cấp công nhân giành được chính quyền, trở thành chủ thể của xã hội mới. Người dạy: “Về đạo đức vô sản, công nhân phải hiểu mình làm chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô, lãng phí, bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm” [30, tr.298]. Người nhấn mạnh: “công nhân trẻ tốt lắm, họ nghe và làm theo Đảng” [34, tr.570] nên cần phải giáo dục, bồi dưỡng cho họ về “phẩm chất đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân” [34, tr.570]. 3 Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang đi đầu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hóa và tay nghề còn thấp, chính trị tư tưởng còn hạn chế. Để khắc phục những nhược điểm này Đảng ta đặc biệt chú trọng xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị tư tưởng, có trình độ học vấn, tay nghề cao để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân” [9, tr.49]. Chính vì vậy, Đảng ta đã coi việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong đó có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ công nhân ngành Dệt May Việt Nam. Là ngành thu hút một lượng lớn lao động của xã hội, có doanh thu xuất khẩu nhiều nhất cả nước, ngành Dệt May Việt Nam vừa góp phần tăng tích lũy cho xã hội, vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Song, bên cạnh những điểm tích cực đó, ngành Dệt May Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường, không ít công nhân ngành Dệt May Việt Nam đã phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ không thích lao động, bỏ nghề chạy theo các nghề đang là trào lưu của xã hội, bất chấp giá trị 4 đạo đức truyền thống của dân tộc, sa vào con đường tội lỗi cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp của công… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân ngành Dệt May nói riêng. Nhận thức được sự nghiêm trọng của sự suy thoái đạo đức trong đội ngũ công nhân nhằm khắc phục, sửa chữa tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống, về tư tưởng chính trị, về niềm tin, lý tưởng cách mạng, lãnh đạo ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng đã thường xuyên quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân. Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm giáo dục nghề nghiệp và đạo đức cho đội ngũ công nhân. Trong đó nội dung tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn. Chính vì những điều trình bày trên đây nên tôi đã chọn “Giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề đạo đức nói chung và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ lâu. Kể từ khi Đảng ta xác định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, các tác phẩm viết về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức của Người nói riêng không thể thống kê hết được. Tuy nhiên, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn là vấn đề lý luận phức tạp và có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống xã hội hiện nay, nên những năm gần đây càng có nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này hơn. 5 Công tác giáo dục tuyên truyền tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chỉ thực sự được phát triển mạnh mẽ, sâu rộng kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001. Nhằm phục vụ công tác giáo dục trong các nhà trường, cung cấp cho người học một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời: Tác phẩm:“ Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1997), tác giả đã phân tích những điều kiện lịch sử quê hương và gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng cũng như nhân cách và đạo đức của Người. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” của hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin ban hành năm 2003 với 12 chương; chương mở đầu trình bày khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, các chương tiếp theo tập trung luận chứng các nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, chương cuối là việc vận dụng, phát triển tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Cuốn Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” do Bộ Giáo dục - Đào tạo biên soạn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản 2004 đã trình bày một cách có hệ thống toàn bộ nội dung tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, các tác giả cũng đã giành một phần cho việc trình bày tư tưởng đạo đức và nội dung học tập tư tưởng đạo đức của Người. Nghiên cứu về tình hình đạo đức ở nước ta trong nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung cũng như thực trạng suy thoái đạo đức của giới trẻ trước những du nhập của các luồng văn hoá mới và một số biện pháp khắc phục sự suy thoái đó nói riêng, thời gian gần đây có nhiều công trình đề cập: Chẳng hạn: Tác phẩm "Sự thay đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" của PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1999; tác giả đã chỉ ra sự suy thoái đạo đức của cán 6 bộ và đưa ra một số biện pháp xây dựng đạo đức mới trên cơ sở kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán năm 1999, tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của việc giáo dục đạo đức đối với sinh viên Việt Nam và xây dựng một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm giúp sinh viên hình thành và phát triển nhân cách. "Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay" Luận văn thạc sĩ của Doãn Thị Chín năm 2004, đã tập trung làm rõ vai trò của đạo đức truyền thống đối với sinh viên. "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay" Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Kim Dung năm 2009, tác giả đã đưa ra tiền đề và nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu sự cần thiết phải giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trên một số tạp chí những năm qua các bài viết về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và học tập, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được nhiều tác giả khai thác: Bài viết: "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học số 5, 1998 tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh tác động của đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục, rèn luyện đạo đức với sự phát triển con người nói chung và nhân cách con người nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của tác giả Lê Trọng Ân, tạp chí Triết học số 1, 2005 đã phân tích giá trị nhân sinh quan trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tác dụng của nó đối với người cách mạng. Đồng thời bài viết cũng khái quát tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và khẳng định sự cần thiết của việc học tập tư tưởng đạo đức của Người. 7 Bên cạnh đó nhằm phục vụ cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã có nhiều tác phẩm xuất bản với nội dung đa dạng: Tác phẩm “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2007, tác phẩm đã phân tích thực trạng suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và chỉ ra yêu cầu của việc giáo dục đạo đức trong thời kỳ đổi mới. Tác phẩm “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ban Tuyên giáo Trung ương 2007, đã sưu tầm những câu chuyện kể về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ lời kể của nhiều người và từ nhiều cuốn sách khác nhau. Tác phẩm “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008 đã khai thác nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh theo ba phần: phần một là đoạn trích và bài viết về đạo đức cách mạng, phần hai là tư tưởng đạo đức của Bác với nhiều bài viết của nhiều tác giả, phần ba là những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Người. Những năm gần đây, sự suy thoái đạo đức trong xã hội nước ta nói chung và đạo đức của công nhân nói riêng càng trở nên nghiêm trọng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X năm 2008: Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân đã ra đời: Tác phẩm “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” do TS. Đặng Ngọc Tùng chủ biên, Nhà xuất bản Lao động (2010), tác phẩm đã nêu rõ ai là công nhân; những đặc trưng và bản chất của giai cấp công nhân nước ta hiện nay; vai trò, nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam, quan điểm, phương 8 hướng, giải pháp xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2011-2020). Tác phẩm:“Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Nguyễn Văn Nhật chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2010; nội dung tác phẩm phản ánh khá toàn diện về thực trạng đời sống văn hoá của công nhân Việt Nam hiện nay, trên cơ sở tham khảo đời sống văn hoá công nhân tại một số nước, các tác giả đã đưa ra quan điểm và các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Tác phẩm:“Bác Hồ với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và Công đoàn, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2010; tác phẩm tập hợp các bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chí Minh về công nhân và công đoàn cùng các bài nghiên cứu của các nhà khoa học, các cán bộ công đoàn viết về quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, sự vận dụng tư tưởng của Người vào sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết của các tác giả khác nhau viết về nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt vai trò của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ. Nhưng nhìn chung chưa có tác phẩm nào tập trung nghiên cứu riêng về vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân ngành Dệt May. Vì vậy qua luận văn này, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và phân tích một cách hệ thống những luận điểm trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả 9 giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Dựa trên những quan điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, luận văn phân tích thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: - Trình bày khái quát nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và những thành tựu, hạn chế của nó. - Đề xuất một số kiến nghị vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn hiện nay. 10 [...]... Việt Nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 12 Chương 1 TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.1.1 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Mỗi học thuyết, mỗi tư tưởng đều được hình thành trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định Tư tưởng... nói chung, công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng, tư đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo vào việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam và giai cấp công nhân nước ta... Trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chỉ đề cập đến tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh thông qua những bài viết và việc làm của Người Đồng thời nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng đó vào việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay Các số liệu và tài liệu khảo sát chủ yếu tư năm 1995 trở lại đây 5 Cơ sở lý luận và phương... trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới cách mạng trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin, là đạo đức của chủ nghĩa cộng sản Thực chất của đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh đó là: suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân - đây là điều chủ chốt nhất Đạo đức cách mạng. .. kê các công trình khoa học, luận văn, luận án, bài báo trong các tạp chí, tài liệu báo cáo của tập đoàn Dệt May Việt Nam có đề cập đến đạo đức của công nhân nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra 6 Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần nhận thức đầy đủ hơn nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việ c giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân nói... điểm và bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng về đạo đức chiếm một vị trí đặc biệt, là vấn đề thường trực trong con người Hồ Chí Minh Sinh thời, Bác là một trong những lãnh tụ bàn nhiều nhất và viết nhiều nhất về đạo đức và đạo đức cách mạng Điều này được minh chứng trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập) , bàn về đạo đức Người đã có... hiện nay 11 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết: Chương 1: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May. .. động, công nghệ hiện đại Nếu ngành Dệt May nói chung quy mô lao động không lớn, thì quy mô lao động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam lại khá lớn, số công ty có từ 1000 công nhân trở lên nhiều như Công ty May 10, May Nhà Bè, May Đức Giang, May Nam Định, May Hà Nội (Hanosimex), May Việt Tiến, May Phong Phú, Dệt May Huế… Điều này cho thấy việc tổ chức lao động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam khá phức tạp Công nhân. .. Tây với tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp với phẩm chất đạo đức cá nhân Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng là kết quả của quá trình tư rèn luyện, tư giáo dục; là kết quả của quá trình học tập không ngừng nghỉ, có ý thức, trách nhiệm Tư đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống luận điểm của mình về đạo đức: về... hóa Việt Nam mới 22 1.1.3 Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh * Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là người có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mácxít Những đóng góp này đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc Do nhiều nguyên nhân, C Mác, Ph Ăngghen và Lênin nói nhiều về đạo đức song . tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, luận văn phân tích thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt. đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam. cơ bản trong tư tư ng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân nói chung, công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng, tư đó đưa ra

Ngày đăng: 20/07/2014, 17:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan