Theo đó, cácvấn đề về ĐC, TCLĐTT trong DN FDI đûợc nghiên cứu ở trạng thái vận động vàphát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.Trong quá tr
Trang 1VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN HƯNG
VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2019
Trang 3VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN HƯNG
VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Mã số : 9 3 4 0 4 1 0
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hà Nội, Năm 2019
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC HỘP
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7 Kết cấu của luận án
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÌNH CÔNG
1.1 Các khái niệm, đặc điểm đình công và các vấn đề liên quan
1.1.1 Các khái niệm
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp lao động và đình công:
1.1.3 Các chủ thể trong quan hệ lao động
1.1.4 Cơ chế tương tác trong quan hệ lao động
1.1.5 Những đặc điểm trong quan hệ lao động
1.1.6 Thể chế quan hệ lao động
1.1.7 Luật pháp và các vấn đề giải quyết TCLĐ và đình công
Trình tự giải quyết TCLĐTT
Tổ chức và lãnh đạo đình công
Cơ chế giải quyết đình công
1.1.8 Công ước của ILO về tranh chấp lao động và đình công
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đình công ở Việt Nam và Thế giới
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đình công trên Thế giới
Trang 51.2.2 Các nghiên cứu liên quan đình công ở Việt Nam
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Kết luận chương 1
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 Các học thuyết về đình công và quan hệ lao động
2.1.1 Các học thuyết về đình công
2.1.2 Lý thuyết Marx
2.1.3 Lý thuyết hệ thống và mô hình quan hệ lao động của Dunlop
2.1.4 Lý thuyết thay đổi thế chế tích luỹ dần dần
2.1.5 Hệ thống lý thuyết hành vi và thoả mãn trong công việc
2.2 Kinh nghiệm giải quyết đình công và thúc đẩy QHLĐ hài hoà trên Thế giới và bài học cho Việt Nam
2.2.1 Thực tiễn giải quyết đình công và xây dựng QHLĐ tại Trung Quốc
2.2.2 Thực tiễn giải quyết đình công và xây dựng QHLĐ tại Hàn Quốc
2.2.3 Thực tiễn giải quyết đình công và xây dựng QHLĐ tại Nhật Bản
2.2.4 Thực tiễn giải quyết đình công và xây dựng QHLĐ tại Đức
Bài học kinh nghiệm trong xử lý đình công cho Việt Nam
Bài học kinh nghiệm trong xây dựng QHLĐ hài hoà cho Việt Nam
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đình công
2.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc Nhà nước
2.3.3 Nhóm các nhân tố nội quy – quy tắc
2.3.4 Nhóm các nhân tố người sử dụng lao động
2.3.5 Nhóm các nhân tố thuộc công đoàn
2.3.6 Nhóm các nhân tố thuộc người lao động
2.4 Phương pháp nghiên cứu
i
Trang 62.4.1 Thiết kế nghiên cứu 68
2.4.2 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi nháp cho phân tích định lượng 71
2.4.3 Kiểm định thang đo 74
2.4.4 Giải thích phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo 75
2.4.5 Tiêu chuẩn kiểm định CFA 76
2.4.6 Phân tích hồi qui binary logistic 77
Kết luận chương 2 79
3 CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÌNH CÔNG TRONG DN FDI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
3.1 Tình hình kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trong điểm phía nam
3.1.1Phạm vi và tiềm năng của VKTTĐPN
3.1.2Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại VKTTĐPN
Những đóng góp và những hạn chế của DN FDI tại VKTTĐPN
3.1.3Những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của Vùng
3.1.4Những tồn tại
3.2 Thực trạng các chủ thể trong quan hệ lao động trong Vùng
3.2.1Đại diện nhà nước
3.2.2Người sử dụng lao động và đại diện
3.2.3Người lao động và đại diện
3.3 Thực trạng đình công trong các DN FDI tại VKTTĐPN
3.3.1Số lượng các cuộc đình công
3.3.2Địa bàn xảy ra đình công
3.3.3Một số đặc điểm của đình công của các DN FDI trong VKTTĐPN
3.3.4Thiệt hại do đình công gây ra
3.3.5Những ảnh hưởng tích cực của đình công
3.4 Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến đình công
3.5 Phân tích sự ảnh hưởng của nhà nước và thể chế pháp luật đến ĐC
3.5.1Giai đoạn từ đổi mới 1986 đến khi có Bộ luật LĐ đầu tiên 1994
3.5.2Giai đoạn từ 1995 đến khi chỉnh sửa BLLĐ lần 1- 2002
3.5.3Giai đoạn từ 2003 đến khi sửa Bộ luật LĐ lần 2,3 – 2006, 2007
3.5.4Giai đoạn 2007 đến khi sửa Bộ luật lao động lần 4 năm 2012
3.5.5Giai đoạn từ 2012 – nay (đầu 2018)
3.6 Phân tích sự ảnh hưởng của NSDLĐ, NLĐ, CĐ và Nội quy – quy tắc đến ĐC
3.6.1Thu thập số liệu và phân tích khám phá
3.6.2Kết quả và mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu
3.6.3Ước lượng hồi qui
3.6.4Phân tích cấu trúc đa nhóm
3.6.5Phân tích những đặc trưng của NLĐ ảnh hưởng đến ĐC
3.6.6Kết quả khảo sát nguyên nhân gây ra tranh chấp LĐ và ĐC
3.7 Tổng kết các nguyên nhân ảnh hưởng đến đình công
3.7.1Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
3.7.2Nguyên nhân từ nhóm nhân tố Nhà nûớc – pháp luật
3.7.3Nguyên nhân từ phía công đoàn
3.7.4Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động
3.7.5Nguyên nhân từ phía người lao động
Kết luận chương 3:
4 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HOÀ VÀ HẠN CHẾ ĐÌNH CÔNG
4.1 Cơ sở đề ra giải pháp
4.1.1Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN
4.1.2Những thách thức về quan hệ lao động trong thời gian tới
4.2 Quan điểm và định hướng
4.3 Giải pháp
4.3.1Về phía nhà nước
4.3.2Về phía công đoàn
Trang 74.3.3 Về phía người sử dụng lao động 149
4.3.4 Về phía người lao động 151
Kết luận chương 4: 152
KẾT LUẬN 154
HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN 155
GỢI Ý CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 156
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
6 PHỤ LỤC 175
6.1 PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 175
6.1.1 Phụ lục: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến ĐC trên Thế giới 175
6.1.2 Phụ lục: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đế ĐC tại Việt Nam 178
6.1.3 Phụ lục trình tự giải quyết TCLĐTT về quyền và lợi ích theo BLLĐ 2012 185
6.2 PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 186
6.2.1 Xây dựng thang đo và Bảng câu hỏi nháp cho mô hình phân tích định lượng 186
6.2.2 Kiểm định thang đo 204
6.2.3 Giải thích phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo 204
6.2.4 Tiêu chuẩn kiểm định CFA 206
6.3 PHỤ LỤC CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÌNH CÔNG 208
6.3.1 Thực trạng vốn FDI đăng ký và giải ngân nguồn vốn Cả nước 208
6.3.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại VKTTĐPN 208
6.3.3 Thuế và các khoản nộp ngân sách phân theo loại hình DN theo Địa phương 209
6.3.4 Mức tăng GDP toàn quốc và VKTTĐPN từ 2000-2017 209
6.3.5 Số lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên VKTTĐPN và cả nước (1000 Người) 210
6.3.6 Tình hình hoạt động của các KCN và KCX Trong VKTTĐPN 210
6.3.7 Danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo vốn đầu tư và theo Quốc gia đứng đầu Việt Nam qua các thời điểm (ĐVT: Triệu USD) 210
6.3.8 Các tổ chức phi chính phủ về lao động (NGO) 211
6.3.9 Số lượng các cuộc đình công 212
6.3.10 Kết quả nghiên cứu định lượng (Mô hình Cấu trúc tuyến tính SEM) 214
6.3.11 Kết quả phân tích hồi qui binary logistic 237
6.3.12 Phụ lục Danh sách chuyên gia và kết quả khảo sát chuyên gia 241
6.3.13 Thống kê mô tả các biến thang đo của mô hình nghiên cứu chính thức 258
iii
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hûởng đến ĐC của Vương Vĩnh Hiệp 32
Bảng 2-1: Các giả thuyết nghiên cứu cho phương pháp Binary logictic 78
Bảng 3-1: Các chỉ tiêu QHLĐ (2014 so với 2017) 93
Bảng 3-2: Kiểm định KMO 111
Bảng 3-3: Kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến Đình công 116
Bảng 3-4: Kết quả nghiên cứu định lượng nhân tố CĐ ảnh hưởng đến Đình công 127
Bảng 3-5: Kết quả nghiên cứu định lượng nhân tố NSDLĐ ảnh hưởng đến ĐC 128
Bảng 3-6: Kết quả nghiên cứu định lượng nhân tố NLĐ ảnh hưởng đến ĐC 132
Bảng 6-1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến ĐC trên Thế giới 175
Bảng 6-2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đế ĐC tại Việt Nam 178
Bảng 6-3: Thang đo cho các nhân tố thuộc Nội quy – quy tắc trong DN 186
Bảng 6-4: Thang đo cho cho các nhân tố thuộc về NSDLĐ 187
Bảng 6-5: Thang đo cho cho các nhân tố thuộc về NLĐ và CĐ 188
Bảng 6-6: Danh sách vốn FDI đăng ký và thực hiện từ 1988-2018 208
Bảng 6-7: Vốn FDI hàng năm theo địa phương trong VKTTĐPN từ 2007-2017 208
Bảng 6-8Thuế và các khoản nộp ngân sách theo loại hình DN (Nghìn tỷ đồng) 209
Bảng 6-9: Mức tăng GDP toàn quốc và VKTTĐPN từ 2000-2017 209
Bảng 6-10: Số lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên VKTTĐPN và cả nước (1000 Người) 210
Bảng 6-11: Danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong tóp 15 210
Bảng 6-12:Danh sách các tổ chức NGO về QHLĐ tại Việt Nam 212
Bảng 6-13: Bảng số liệu ĐC VKTTĐPN và cả nước từ 1995 – 2017 212
Bảng 6-14: Bảng số liệu ĐC theo Loại hình DN trên cả nước 1989-2018 213
Bảng 6-15: Thống kê mô tả các biến đo lường trong Nghiên cứu khám phá (Pilot) 214
Bảng 6-16: Tổng phương sai trích được của phân tính nhân tố khám phá 216
Bảng 6-17: Kết quả xoay ma trận dữ liệu (pilot) 217
Bảng 6-18: Kiểm định KMO 218
Bảng 6-19:Thống kê đáp viên thuộc các khu vực khác nhau tham gia trả lời câu hỏi 219
Bảng 6-20: Thống kê công từ các loại hình khác nhau tham gia trả lời câu hỏi 219
Bảng 6-21: Thống kê đặc điểm cá nhân của đáp viên tham gia trả lời câu hỏi 219
Bảng 6-22:Thống kê về nguồn gốc DN 220
Bảng 6-23: Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo theo lý thuyết 221
Bảng 6-24: Kiểm định KMO 223
Bảng 6-25: Tổng phương sai trích được của phân tính nhân tố khám phá (EFA) 223
Bảng 6-26: Kết quả xoay ma trận dữ liệu (chính thức) 224
Bảng 6-27: Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa trong phân tích nhân tố khẳng định CFA 226
Bảng 6-28Hệ số hồi qui chuẩn hóa trong phân tích nhân tố khẳng định CFA 227
Bảng 6-29: Hệ số độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích (hiệu chỉnh mô hình) 228
Bảng 6-30: Tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu 228
Bảng 6-31: Trọng số hồi qui phân tích CFA (hiệu chỉnh mô hình) 229
Bảng 6-32: Trọng số hồi qui chuẩn hóa trong phân tích CFA (hiệu chỉnh mô hình) 230
Bảng 6-33: Hệ số độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích (hiệu chỉnh mô hình) 231
Bảng 6-34: Hệ số tương quan 231
Bảng 6-35: Ước lượng cho mô hình nghiên cứu 231
Bảng 6-36: R2 của các biến phụ thuộc trong mô hình 232
Bảng 6-37: Ước lượng cho mô hình nghiên cứu (sau khi hiệu chỉnh) 233
Bảng 6-38: Kiểm định khác biệt giữa mô hình bất biến và khả biến cho các nhóm 234
Bảng 6-39: Kiểm định các mô hình binary logistic 237
Bảng 6-40: Các chỉ số của các mô hình binary logistic 238
Bảng 6-41: Kết quả dự báo của các mô hình binary logistic 238
Bảng 6-42: Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui trong mô hình binary 239
Bảng 6-43: Danh sách Chuyên gia được khảo sát 241
Bảng 6-44: Kết quả khảo sát chuyên gia 242
Bảng 6-45: Thống kê mô tả các biến đo lường (chính thức) 258
Bảng 6-46: Thống kê kết quả đánh giá các nguyên nhân gây ra ĐC (công nhân) 259
v
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Sơ đồ chủ thể đối thoại xã hội tại DN có công đoàn 14
Hình 1-2: Sơ đồ chủ thể đối thoại xã hội tại DN không có công đoàn 14
Hình 1-3: Sơ đồ quan hệ lao động và cô chế hình thành các tiêu chuẩn lao động 15
Hình 2-1: Mô hình QHLĐ của theo hệ thống của Dunlop 1958 47
Hình 2-2: Mô hình tái tạo không hoàn hảo 49
Hình 2-3: Quy trình nghiên cứu của Luận án 68
Hình 2-4: Khung khái niệm do tác giả đề xuất 69
Hình 2-5: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ĐC trong DN FDI 69
Hình 2-6: Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐC từ môi trường tổng quan 70
Hình 2-7Mô hình phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đình công 71
Hình 3-1: Một số tiêu chí phản ảnh đóng góp của DN FDI cả nước và FDI của Vùng 82
Hình 3-2: Các chỉ số KT-XH quan trọng trong VKTTĐPN so với cả nước 84
Hình 3-3: Tỷ lệ DN có TLTT và DN có CĐ 88
Hình 3-4:Thống kê tỷ lệ ĐC theo thành phần kinh tế (%) 89
Hình 3-5: Biểu đồ ĐC trên Cả nước từ 1995 - 2017 90
Hình 3-6: Biểu đồ ĐC các tỉnh thành phố từ 1995-2017 91
Hình 3-7: Tỷ lệ DN FDI đình công theo quốc gia: 1995 – 2016 91
Hình 3-8: Tỷ lệ DN ĐC theo quốc gia: 2017-2018 -Hình 3-9: Tỷ lệ DN ĐC ngành nghề 92
Hình 3-10: Tỷ lệ các cuộc ĐC xảy ra trong các tháng của năm 94
Hình 3-11: Tỷ lệ bình quân số ngày ĐC trong các cuộc ĐC trong thời gian qua 94
Hình 3-12: Tỷ lệ ĐC chia theo Tỉnh, TP từ 1995-2017; 94
Hình 3-13: Tỷ lệ đình công phân theo thành phần kinh tế 94
Hình 3-14: Biểu đồ tương quan số cuộc đình công và tỷ lệ lạm phát 99
Hình 3-15: Biểu đồ lương tối thiểu vùng qua các năm (2009-2018) 101
Hình 3-16: Biểu đồ đình công theo sự điều chỉnh của BLLĐ 103
Hình 3-17: Biểu đồ số cuộc đình công các tỉnh thành theo (hiệu lực của BLLĐ) 107
Hình 3-18: Các giả thuyết về mối quan hệ tác động của các nhân tố đến ý định ĐC (ĐC) 113
Hình 3-19: Kết quả phân tích CFA (hiệu chỉnh mô hình) 114
Hình 3-20: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 115
Hình 3-21: Mô hình điều chỉnh 116
Hình 3-22: Thống kê tần suất yêu sách ĐC 120
Hình 3-23: Nguyên nhân gây ra tranh chấp và ngừng việc (NLĐ/chuyên gia) 121
Hình 6-1: Sô đồ trình tự giải quyết TCLĐ tập thể về quyền và lợi ích 185
Hình 6-2: Kết quả phân tích CFA 228
Hình 6-3: Kết quả phân tích CFA (hiệu chỉnh mô hình) 229
Hình 6-4: Ước lượng cho mô hình nghiên cứu 232
Hình 6-5: Mô nghiên cứu theo nhóm có nhà ở 234
Hình 6-6: Mô hình nghiên cứu theo nhóm ở trong công ty 235
Hình 6-7:Mô hình nghiên cứu theo nhóm ở thuê 235
Hình 6-8: Mô hình nghiên cứu theo nhóm có hợp đồng ngắn hạn 235
Hình 6-9: Mô hình nghiên cứu theo nhóm có hợp đồng dài hạn 236
Hình 6-10: Mô hình nghiên cứu theo nhóm có gia đình 236
Hình 6-11: Mô hình nghiên cứu theo nhóm lứa tuổi 236
Hình 6-12: Mô hình nghiên cứu theo nhóm thu nhập 237
Trang 11DANH MỤC HỘP
Hộp 3-1 123
Hộp 3-2 124
Hộp 3-3 124
Hộp 3-4 125
Hộp 3-5 125
Hộp 3-6 126
Hộp 3-7 127
Hộp 3-8 127
Hộp 3-9 129
Hộp 3-10 129
Hộp 3-11 130
Hộp 3-12 131
Hộp 3-13 131
Hộp 3-14 131
Hộp 3-15 132
Hộp 3-16 133
Hộp 3-17 133
Hộp 3-18 134
Hộp 3-19 134
vii
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mộtcách sâu, rộng, đã tạo điều kiện cho nhiều DN thành lập, đặc biệt là DN có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) DN FDI đã đóng góp lớn trong thành tựu đổi mới kinh
tế của Việt Nam cũng như góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sốngNLĐ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế Nhưng mặt khác vốnFDI đã và đang tạo nên tính đa dạng trong cấu trúc kinh tế cũng như tính phức tạptrong QHLĐ do đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau Mỗi quốc gia có nền văn hoá vàcách thức tổ chức quản lý khác nhau, dẫn đến tranh chấp LĐ và ĐC ngày càng phứctạp và gia tăng Theo BLĐTBXH, từ năm 1995 đến cuối năm 2017, cả nước có hơn
ĐC VKTTĐPN và cả nước từ 1995 – 2017) Các cuộc ĐC tập trung chủ yếu ởVKTTĐPN và chủ yếu xảy ra ở các DN FDI, chiếm 74% [98][63] Điều này đã ảnhhưởng lớn đến sự ổn định tình hình kinh tế chính trị và môi trường đầu tư của ViệtNam
VKTTĐPN bao gồm 8 tỉnh – thành thuộc cả miền Đông và miền Tây nam bộ,chiếm gần 17,7% dân số; 9,2% diện tích, sản xuất hơn 42% GDP; 40% kim ngạchxuất khẩu cả nước; 60% ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp2,5 lần; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng luôn cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần; Tỷ
lệ đầu tư trên GDP chiếm 50%, cao gấp 1,5 lần so với cả nước [71][60] Vùng thuhút hàng triệu LĐ đến từ các địa phương khác đến làm việc trong các DN FDI ở cácKCN, KCX Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về các thành phần kinh tế làm choQHLĐ cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mà biểu hiện của những vấn đề đó làtranh chấp về quyền và lợi ích trong DN dẫn đến các cuộc ĐC ngày càng gia tăng.Điều đặc biệt là tất cả các cuộc ĐC trong DN FDI nói riêng và DN Việt Nam nóichung chưa tuân thủ các quy định của PLLĐ, mặc dù BLLĐ ra đời năm 1994 và đãtrải qua 4 lần chỉnh sửa vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012 Việc xem xét cácđặc trưng, nguyên nhân, các yếu tố tác động và tác hại của ĐC trong DN FDIVKTTĐPN là nhiệm vụ cần được quan tâm chú ý đặc biệt, từ đó xây dựng và thựchiện các biện pháp góp phần xây dựng QHLĐ hài hoà, hạn chế những xung đột,
giảm thiểu các tranh chấp và đẩy lùi ĐC Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Vấn Đề
Đình Công Trong Các Doanh Nnghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Vùng Kinh
Tế Trọng Điểm Phía Nam” làm Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý
Kinh tế
Trang 132 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng khung phân tích và mô hìnhnghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đình công trong DN FDI và vận dụng đểnghiên cứu, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến đình công trong các DN FDI tạiVKTTĐPN Các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:
ĐC trong DN FDI tại Việt nam
VKTTĐPN
thiện chức năng và hoạt động của mình để phòng ngừa, giảm thiểu ĐC
Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đật ra, luận án đûợc thực hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
diễn ra như thế nào?
QHLĐ lành mạnh, hài hoà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
thể luận án tập trung nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đìnhcông trong DN FDI tại VKTTĐPN
VKTTĐPN
trong các DN FDI vùng VTTĐPN; các đối tượng liên quan như CQQLNN về
LĐ, quản lý vốn FDI; Quản lý các KCX, KCN; Lãnh đạo VCCI; Lãnh đạoLĐLĐ cấp Tỉnh; Phòng quản lý LĐ trong KCN, KCX; Chuyên gia ILO, Quản lý
2
Trang 14trong các DN FDI; Các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành… tác giả khảo sát dưới dạng chuyên gia.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận:
Phương pháp luận là phương pháp tạo ra giá trị khoa học, xem xét cách thứctiến hành nghiên cứu và các lý thuyết được xây dụng và kiểm định như thế nào [65].Luận án đûợc nghiên cứu dựa trên phûông pháp luận của học thuyết Mac – Lenin,bao gồm phép biện chứng duy vật và phûông pháp luận duy vật lịch sử Theo đó, cácvấn đề về ĐC, TCLĐTT trong DN FDI đûợc nghiên cứu ở trạng thái vận động vàphát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn dựa trên cô sở PLLĐ, CĐ, các quan điểm,định hûớng của Đảng và Nhà nûớc về đình công, QHLĐ trong nền kinh tế thị trûờngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án được nghiên cứu bởi phương phápđịnh tính và định lượng kết hợp Các phûông pháp nghiên cứu cụ thể đûợc sử dụng
để thực hiện luận án bao gồm:
Phûông pháp hồi cứu các tài liệu: nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, kết quảcông trình nghiên cứu trong và ngoài nûớc về ĐC trên các phûông diện khác nhau vềmâu thuẫn lợi ích, luật học, tâm lý học lao động, khoa học quản lý LĐ, tập quántruyền thống của các đối tác trong QHLĐ nhû: NLĐ, NSDLĐ, CĐCS, CQQLNN…
bày và đánh giá về nguyên nhân ĐC, đánh giá các mối QHLĐ trong DN FDI
phát cho NLĐ của các DN FDI trong các KCX, KCN tại VKTTĐPN
vấn qua email và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý LĐ, xử
lý ĐC, quản lý các KCN, KCX, quản lý các DN FDI; các chuyên gia chuyên ngànhQHLĐ trong và ngoài nûớc; những NSDLĐ, ngûời quản lý cấp cao và các quản lýnhân sự của các DN FDI, các vị chuyên viên và lãnh đạo của các CQQLNN, TCCĐ,
và VCCI…
Trang 15- Phûông pháp mô hình hóa: tác giả sử dụng phûông pháp mô hình hóa và đềxuất mô hình nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hûởng đến ĐC cũng như mức độảnh hưởng của từng nhân tố đến ĐC.
Các bước thực hiện và việc vận dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu và phân tích được trình bày chi tiết trong phần thiết kế nghiên cứu của Chương 2
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Nam
bốn nhóm nhân tố CĐ, NLĐ, NSDLĐ và Hệ thống các nội quy, quy tắc trongDN
FDI
NLĐ trong DN FDI tại VKTTĐPN
của CQQLNN, từ khảo sát thực tế Chuyên gia và NLĐ
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận của luận án
đặc biệt là đã chỉ ra được khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đình công
và QHLĐ ở Việt Nam
QHLĐ hai bên và ba bên từ bốn nhóm nhân tố CĐ, NLĐ, NSDLĐ và Hệ thốngcác nội quy, quy tắc trong DN FDI
xác suất ĐC trong DN FDI
thống kê của CQQLNN, Chuyên gia và NLĐ
các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
4
Trang 16Từ các phát hiện mới, những đóng góp về mặt lý luận, luận án có những đóng góp về mặc thực tiễn như sau:
VKTTĐPN
động và người lao động dựa trên việc phân tích rõ nguyên nhân, thực trạng, bốicảnh mới; trên nền tảng đề xuất quan điểm, định hướng có tính thực tiễn, giúphạn chế ĐC và xây dựng QHLĐ hài hoà, lành mạnh
trong một số trường đại học
sinh, nhà nghiên cứu khi nghiên cứu vấn đề đình công
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, phần Kết luận và 4 chương:
Mở đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đình công, quan hệ lao động và tổng quan
nghiên cứu.
Chương 2: Cở sở lý luận – thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến đình công trong DN FDI tại Vùng Kinh
tế Trọng điểm Phía Nam Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp
Kết luận và đề xuất nghiên cứu tiếp theo
Trang 17CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÌNH CÔNG
Trong nhiều năm qua, BLLĐ liên tục sửa đổi bổ sung vào các năm (2002),(2006), (2007), (2012) với mục đích là ngăn ngừa và hạn chế hậu quả của các cuộc
ĐC cũng như thúc đẩy và tạo những nền tảng cơ bản về quyền và nghĩa vụ của cácbên khi tham gia vào QHLĐ để từng bước hướng các quan hệ này vào quỹ đạo chếtài từ luật Tuy nhiên, quá trình xây dựng và hoàn thiện QHLĐ cũng đang gặp phảinhững khó khăn và thách thức lớn Trong chương này, luận án giới thiệu, hệ thốnghoá các khái niệm về LĐ, ĐC cũng như những đặc trưng, tương tác của các chủ thểtrong QHLĐ; lược khảo các nghiên cứu liên quan về ĐC và QHLĐ của các học giả
hành thị trường LĐ trong thời kỳ mới; cuối cùng là tóm tắt các mô hình quản lýQHLĐ và bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa và hạn chế ĐC ở một số Quốc gia.Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về ĐC và QHLĐ, tác giả tìm rakhoảng trống nghiên cứu cho luận án
1.1 Các khái niệm, đặc điểm đình công và các vấn đề liên quan
1.1.1 Các khái niệm
Đình công không phải là khái niệm mới, mà có từ khá sớm Vào ngày14/11/1152 trûớc Công nguyên, thời Vua Pharaoh Ramses Ai cập cổ đại, nhữngngûời công nhân làm việc ở nghĩa trang Hoàng gia tại Deir el-Medina đã tổ chứccuộc ĐC đûợc ghi nhận là lần đầu tiên trong lịch sử loài ngûời Sự kiện này đã đûợccác sử gia ghi chép lại và lûu trữ tại Turin, Italia Mexico đûợc xem là quốc gia đầutiên trên thế giới công nhận quyền ĐC trong hiến pháp vào nâm 1917 [125]
Đình công là quyền cơ bản của con người, của NLĐ, được thừa nhận từ lâutrong các văn bản pháp lý của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế (ILO), cácnước trên thế giới và Việt Nam Việc quy định quyền ĐC là một tiến bộ của BLLĐ,
cụ thể hóa hiến pháp, phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, bảo đảm để NLĐ cóthêm điều kiện tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình
Theo Điều 209, BLLĐ (2012) quy định “(1) ĐC là sự ngừng việc tạm thời, tựnguyện và có tổ chức của TTLĐ nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết
6
Trang 18TCLĐ (2) Việc ĐC chỉ được tiến hành đối với các TCLĐTT về lợi ích và sau thờihạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này”.
Khoản 3 điều 206 quy định: “Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồngtrọng tài LĐ lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏathuận đã đạt được thì TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục để ĐC Trong trường hợpHội đồng trọng tài LĐ lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày,TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục để ĐC”
Quy định trên đã nêu được những khía cạnh căn bản của ĐC: (1) ĐC là sựngừng việc tạm thời; (2) ĐC có tính tự nguyện và có tổ chức của TTLĐ; (3) ĐCnhằm mục đích là đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết TCLĐ Đồng thời, quyđịnh rõ ĐC được thực hiện sau thời hạn nhất định khi giải quyết TCLĐTT về lợi ích
BLLĐ (2012) cũng giải thích cụ thể các vấn đề liên quan ĐC trong Điều 3 như:
Người lao động: “là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng LĐ, làm việc
theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ”
Người sử dụng lao động “là DN, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình,
cá nhân có thuê mướn, sử dụng LĐ theo HĐLĐ; nếu là cá nhân thì phải có năng lựchành vi dân sự đầy đủ”
Tập thể lao động “là tập hợp có tổ chức của NLĐ cùng làm việc cho một
NSDLĐ hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của NSDLĐ”
Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở “là Ban chấp hành CĐCS hoặc
Ban chấp hành CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập CĐCS”
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động “là tổ chức được thành lập hợp
pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong QHLĐ”
Tranh chấp lao động “là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh
giữa các bên trong QHLĐ Tranh chấp LĐ bao gồm tranh chấp LĐ cá nhân giữaNLĐ với NSDLĐ và TCLĐTT giữa TTLĐ với NSDLĐ”
Tranh chấp lao động tập thể về quyền “là tranh chấp giữa TTLĐ với
NSDLĐ phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật
về LĐ, TƯLĐTT, nội quy LĐ, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác”
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích “là tranh chấp LĐ phát sinh từ việc
TTLĐ yêu cầu xác lập các điều kiện LĐ mới so với quy định của pháp luật về LĐ,TƯLĐTT, nội quy LĐ hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình
TL giữa TTLĐ với NSDLĐ Trong luận án này, tác giả dùng từ TCLĐTT là để chỉTCLĐTT nói chung cho cả tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích”
Trang 19Theo quan điểm của ILO: “ĐC là một trong những biện pháp thiết yếu màNLĐ và các tổ chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế
xã hội của mình, không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc cónhững yêu cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà còn nhằm tìm ra những giải phápcho các vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và các vấn đề LĐ bất kỳ loại nào mà NLĐtrực tiếp quan tâm” [20]
ra trong một khoảng thời gian bất kỳ, ngay cả khi chỉ là trong một tiếng đồng hồ[155] Ở các quốc gia việc thừa nhận ĐC của NLĐ có thể quy định trong Hiến pháp(Công hòa liên bang Đức, Pháp) hoặc trong BLLĐ như Liên bang Nga, Philippin,Thái Lan Luật LĐ 1981 của Nauy: “ĐC là việc NLĐ ngừng việc toàn bộ hay mộtphần công việc một cách kết hợp hay đồng thời nhằm ép buộc giải quyết TC giữa
CĐ với NSDLĐ hay với tổ chức của NSDLĐ; bất kỳ hành động ngăn chặn DN liênquan đến LĐ do ĐC sẽ được coi là một phần của cuộc ĐC” [15]
Theo CIRD, BLĐTBXH, “ĐC là một sự ngừng việc tạm thời có dự tính hoặcsự bỏ việc của một nhóm công nhân trong một DN hoặc một vài DN để biểu thị mộtmối quan tâm hoặc gây áp lực bắt DN thực hiện các đòi hỏi về tiền lương, giờ làmviệc và điều kiện LĐ” Các vụ ĐC được đặc trưng bởi các mức độ khác nhau về hìnhthức và cách thức tổ chức, về mức độ tham gia và khởi xướng của CĐ hoặc cácnhóm công nhân Chúng cũng khác nhau về thời gian và ý nghĩa từ những cuộc biểutình ngắn nhằm mục đích thương lượng cho tới đấu tranh LĐ và chính trị lâu dài.Những người tham gia ĐC vẫn cho rằng họ là những NLĐ của DN với quyền đượctrở lại làm việc khi vụ việc tranh chấp được giải quyết [20]
Phaa̛n biẹa̛t đình cơng với lãn cơng: hiện có hai quan điểm: (i) Quan điểm thứ
nhất cho rằng, lãn công (ngûời lao động không rời khỏi nôi làm việc nhûng khônglàm việc hoậc làm việc cầm chừng, lô là, “lûời biếng”) là biểu hiện ra bên ngoài củangừng việc tập thể, ĐC Trong trûờng hợp này ngûời ta xem lãn công cũng là mộtbiểu hiện của ĐC Ví dụ, pháp luật của một số nûớc nhû Philippines ghi nhận: ĐCkhông chỉ bao gồm sự ngừng làm việc có phối hợp mà gồm cả lãn công, nghỉ việchàng loạt, bãi công ngồi, có ý đồ hủy hoại hoậc tiêu hủy, phá hủy thiết bị, cô sở kinhdoanh và các hoạt động tûông tự (Điều 226a BLLĐ Philippines); (ii) Quan điểm thứhai cho rằng, lãn công không phải là ĐC vì nó là sự ngừng việc không hoàn toàn,không triệt để của một số NLĐ nhằm phản đối NSDLĐ khi thực hiện các điều khoảncủa HĐLĐ hay TÛLĐTT Nó không làm ngừng hẳn hoạt động lao động mà chỉ làkhông tuân thủ nghĩa vụ lao động, và nhû vậy là hành
8
Trang 20vi vi phạm kỷ luật lao động (ví dụ nhû: Pháp, Nga, Thái Lan )[115].
Chính vì vậy, coi lãn công không phải là một dạng của ĐC là quan điểm có cô
sở Bởi lẽ, lãn công phải đûợc coi là việc NLĐ không thực hiện tốt nghĩa vụ LĐ,không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ LĐ đã cam kết trong HĐLĐ Đó là hành vi viphạm, là có lỗi trong thực hiện HĐLĐ đã cam kết Nhû vậy, ĐC là quyền của NLĐnhûng lãn công không phải là quyền của NLĐ Hành vi lãn công có thể bị xem xét
kỷ luật
Phaa̛n biẹa̛t đình cơng và bãi cơng: Theo Từ điển Bách khoa Việt
Nam: “Bãi công kinh tế, chính trị, là sự ngừng việc từng bộ phận hay toàn bộ
quá trình sản xuất dịch vụ do tập thể những NLĐ đồng tâm, hiệp lực cùng
nhau tiến hành, là một biện pháp đấu tranh của NLĐ, viên chức chống lại chủ
nhà máy, hầm mỏ, đồn điền các nhà tû bản và chính phủ để đòi thực hiện
những yêu sách về kinh tế, nghề nghiệp và nhiều khi cả yêu sách chính trị”
Theo như khái niệm này thì bãi công giống như ĐC Tuy nhiên trong nhiều
trûờng hợp, ngûời ta thûờng coi những cuộc ĐC ở diện rộng, ĐC của
nhiều DN, nhiều giới lao động trong một quốc gia, là bãi công Bãi công có
tính chất một ngành (nhû ngành đûờng sắt, hàng không ) đûợc tổ chức
quy mô và có sự chuẩn bị kỹ giữa các CĐ trong ngành, tập hợp toàn bộ NLĐ
trong hệ thống ngành của quốc gia Những cuộc bãi công có tính toàn quốc
nhằm phản đối những quyết định của Chính phủ đã ảnh hûởng đến đời sống củaNLĐ trong ngành, hoậc yêu sách Chính phủ cải thiện cuộc sống và điều
kiện làm việc của NLĐ Bãi công thûờng kéo dài nhiều ngày nhằm làm tê
liệt các hoạt động thûờng ngày, và gây sức ép lên Chính phủ [115]
Như vậy ĐC là quyền, là phản ứng của NLĐ thông qua hành vi ngừng việchoàn toàn (ngừng việc triệt để) ĐC là hiện tượng phản ứng có tính tập thể được tiếnhành bởi những NLĐ Tính tập thể của một cuộc ĐC đồng thời được thể hiện ở haidấu hiệu là có sự tham gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùngngừng việc vì mục tiêu chung ĐC được thực hiện một cách có tổ chức, tính tổ chứcđược hiểu là có người lãnh đạo ĐC; ĐC có yêu sách rõ ràng và được chuẩn bị từtrước Mục đích của ĐC là nhằm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về kinh tế đểđạt được những yêu sách gắn với lợi ích của TTLĐ
Việc quy định rằng, ĐC (chỉ) được thực hiện sau khi đã tiến hành các biệnpháp giải quyết TCLĐ (khoản 3 Điều 206 của BLLĐ 2012) là căn cứ để xác địnhmột cuộc ĐC có hợp pháp hay không chứ tuyệt nhiên không phải là căn cứ xác định
đó có phải là cuộc ĐC hay không Một cuộc ĐC trong thực tiễn có thể được tổ chứcrất khẩn trương nhằm vào thời điểm “nhạy cảm” nhằm gây sức ép tốt nhất lên
Trang 21Khái niệm cưỡng bức lao động: là “việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác LĐ trái ý muốn của họ”[11]
Khái niệm bế xưởng: “Sự ngừng việc mà NSDLĐ ngăn không cho NLĐ làm
việc bằng cách đóng cửa DN Bế xưởng được thực hiện để bắt buộc NLĐ phải chấpnhận các điều kiện của NSDLĐ hoặc tuân thủ yêu sách của NSDLĐ”[34]
Khái niệm quan hệ lao động: Theo BLLĐ (2012), “QHLĐ là quan hệ xã hội
phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng LĐ, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ” (Điều3) “QHLĐ giữa NLĐ hoặc TTLĐ với NSDLĐ được xác lập qua đối thoại, TL, thoảthuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền vàlợi ích hợp pháp của nhau CĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quannhà nước hỗ trợ xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hànhcác quy định của pháp luật về LĐ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ,NSDLĐ”[11]
Khái niệm đầu tư nước ngoài: Theo điều 4 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (lần đầu tiên ra đời năm 1988, sau đó được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần saucùng vào năm 2006), các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới cáchình thức sau đây: (1) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Luật này cũng giải thích DN 100% vốn đầu tư nước ngoài" là DN do nhà đầu tưnước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam [56]
Theo Điều 23 Luật đầu tư 2014 quy định: “1 Tổ chức kinh tế phải đáp ứngđiều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoàikhi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:(a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa sốthành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợpdanh; (b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều
lệ trở lên; (c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoảnnày nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên” “2 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thựchiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu
tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốngóp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC” [56]
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp lao động và đình công:
10
Trang 221.1.2.1 Đặc điểm tranh chấp lao động:
Trong QHLĐ: Xung đột là những mâu thuẫn lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ đượcbộc lộ thành những vấn đề mà các cùng quan tâm và tìm cách giải quyết Do đó,xung đột trong QHLĐ có những đặc điểm cơ bản như sau:
thần Giải quyết xung đột thực chất là giải quyết sao cho hài hoà lợi ích giữa các bên
mâu thuẫn bộc lộ thành xung đột vì các bên nhận thức được tầm quan trọng của việcduy trì QHLĐ ổn định Phía NSDLĐ muốn duy trì sản xuất ổn định còn phía NLĐmuốn có việc làm ổn định Phía NLĐ thường là người khởi xướng cho việc bộc lộmâu thuẫn Trong DN, NSDLĐ thường là người cầm trịch, làm chủ ‘cuộc chơi” do
đó họ thường chiếm ưu thế trong “cán cân lợi ích” Người bị yếu thế hơn, phát hiệnmâu thuẫn sớm hơn là NLĐ Sức chịu đựng của NLĐ ít hơn NSDLĐ do đó họthường chủ động bộc lộ mâu thuẫn sau thời gian kìm nén nhất định
các hoạt động mang tính đơn phương trong khi bên còn lại sẽ có những hoạt độngnhằm ngăn cản Tác động ngược chiều của hành động hai bên sẽ làm cho các tiếntrình hoạt động khác bị gián đoạn hoặc chậm tiến độ Điều nảy ảnh hưởng đến lợiích của cả hai bên nên cả hai bên đều mong muốn giải quyết tranh chấp càng sớmcàng tốt Tuy nhiên trong quá trình tranh chấp, các bên sẽ tìm mọi cách để gây áp lựclên hành vi của nhau Do đó mối QHLĐ luôn có xu hướng tiến tới trạng thái căngcứng và mỗi bên đều cảm thấy bế tắc trong việc đạt được yêu sách của mình Do đó,
họ hầu như không tìm được giải pháp sáng tạo nào để chủ động giảm áp lực đối đầu.Trạng thái căng thẳng đỉnh điểm có thể dẫn đến sự xuất hiện của bên thứ ba như hoàgiải, trọng tài, toà án… hoặc có thể là bạo lực, hành động công nghiệp là
ĐC [18]
1.1.2.2 Đặc điểm của đình công
ĐC chỉ có tính tạm thời; sự ngừng việc xảy ra chỉ trong một thời gian nhất định màkhông thể là lâu dài hoặc vĩnh viễn Nếu hành động ngừng việc hẳn hoặc lâu dài sẽcoi như có sự chấm dứt QHLĐ hoặc NLĐ tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứtHĐLĐ Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào xác định về mặt thời gian để xác
định tính chất “tạm thời” trong những việc của một cuộc ĐC.
11
Trang 23- Dưới góc độ luật pháp, ĐC không thể là hành động mang tính cá nhân màphải là hành động có tổ chức (tập thể) Điều đó cho thấy, quyền ĐC là quyền pháp lýriêng của mỗi NLĐ, tuy nhiên việc tiến hành cuộc ĐC không phải là hành vi cánhân Một NLĐ hoặc một nhóm NLĐ nghỉ việc ở một phạm vi nhỏ hẹp không thểcoi là một cuộc ĐC theo đúng nghĩa của từ này Trong luận án này, ngừng việc tậpthể cũng được dùng thay thế cho từ ĐC.
mục đích kinh tế, không sử dụng ĐC với ý đồ chính trị vì đó là sự biến tướng của
ĐC hoặc lợi dụng ĐC nhằm thực hiện mục tiêu phi kinh tế Theo quan niệm chung,
ĐC là hành động công nghiệp, hành động tập thể của NLĐ nhằm gây sức ép vớiNSDLĐ, và với hành động đó buộc NSDLĐ phải lựa chọn phương án có lợi choNLĐ về các quyền, lợi ích trong quá trình LĐ, gắn với quá trình LĐ của họ BLLĐ
đã thể hiện theo tinh thần này Tuy nhiên, ĐC trong thực tế tại Việt Nam không chỉđược tiến hành khi có TCLĐTT về lợi ích mà có thể xuất phát từ một TCLĐTT vềquyền, thậm chí từ TCLĐ cá nhân Điều quan trọng là nó thỏa mãn các dấu hiệumang tính bản chất của một cuộc ĐC
thức tổ chức, về mức độ tham gia và khởi xướng của CĐ hoặc các nhóm công nhân.Chúng cũng khác nhau về thời gian và ý nghĩa từ những cuộc phản đối ngắn nhằmmục đích TL cho tới đấu tranh LĐ và chính trị nội bộ lâu dài Những người tham gia
ĐC vẫn cho rằng họ là những NLĐ của DN với quyền được trở lại làm việc khi vụviệc tranh chấp được giải quyết [20]
biện pháp đấu tranh kinh tế nên mục đích của ĐC phải nhằm đạt được những yêusách về quyền và lợi ích cho tập thể NLĐ
tûợng phần nào gây mất ổn định trật tự xã hội và có thể gây sự xáo trộn sinh hoạt vàtâm lý hoang mang của ngûời dân và cộng đồng xã hội
[32]
của một quốc gia NLĐ có thể sử dụng ĐC nhû công cụ chính trị để phản đối mộtquyết định của Chính phủ trong chính sách đối nội hay đối ngoại, mà sự thực thichính sách đó có thể ảnh hûởng đến đời sống của NLĐ ĐC có thể bị lợi dụng để đûathêm các yêu sách chính trị, hoậc một số phần tử xấu trà trộn vào cuộc ĐC hình thứckinh tế nhằm mục đích gây bất ổn chính trị xã hội
12
Trang 24Hiện nay, Việt Nam chỉ thừa nhận và cho phép ĐC vì tranh chấp tập thể về lợi ích,các cuộc ĐC khác là vi phạm pháp luật.
1.1.3 Các chủ thể trong quan hệ lao động
Nhà nước: Trong phạm vi quốc gia, QHLĐ là quan hệ ba bên, trong ba nhóm
chủ thể chính của QHLĐ, Nhà nûớc là chủ thể đậc biệt, tham gia vào QHLĐ với tûcách là tổ chức đại diện cho lợi ích quốc gia, lợi ích của toàn thể cộng đồng xã hội.Nhà nûớc là chủ thể duy nhất chịu trách nhiệm ban hành và đảm bảo thực thi luậtpháp Là chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi vấn đề của QHLĐ
Người sử dụng lao động: là một bên của QHLĐ NSDLĐ có thể là cá nhân
NSDLĐ hay tập thể những NSDLĐ đûợc tổ chức lại xung quanh các tổ chức đạidiện của mình Tuy vậy, việc xác định chính xác danh tính chủ thể này trong mỗi DN
là không đôn giản Về bản chất, ai là ngûời có mối quan hệ lợi ích trực tiếp vớinhững NLĐ thông qua thoả thuận thuê mûớn lao động thì đó là NSDLĐ
Người lao động: là một bên đối tác xã hội trong QHLĐ bao gồm những cá
nhân hay tập thể NLĐ do TCCĐ làm đại diện CĐ là hình thức tổ chức đại diện caonhất của NLĐ Đó là một tổ chức đại diện NLĐ có cô cấu tổ chức chật chẽ; có mụctiêu, sứ mệnh, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng được quy định trong BLLĐ
1.1.4 Cơ chế tương tác trong quan hệ lao động
Quan hệ lao động hai bea̛n: QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ (hay đại diện của
mỗi bên) ở cấp DN hoậc cấp ngành nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của mỗi bên, còngọi là quan hệ hai bên Cô chế vận hành quan hệ hai bên gọi là cô chế hai bên TheoILO, cô chế hai bên là công cụ, phûông thức, biện pháp dàn xếp, hợp tác trực tiếpgiữa NSDLĐ và NLĐ (hoậc tổ chức đại diện của họ) đûợc thiết lập, đûợc khuyếnkhích và đûợc thừa nhận [166] Cô chế hai bên là cô chế QHLĐ tích cực, trực tiếpnhằm hợp tác dàn xếp các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm Đó là xây dựng vàthống nhất các nội quy quy tắc hay các tiêu chuẩn LĐ cụ thể
Bên cạnh khái niệm cô chế hai bên còn một số khái niệm khác, nhû: “Thûônglûợng tập thể” Điều đó cũng có thể hiểu TLTT nhû là một cách thức vận hành côchế hai bên "TLTT là điều cốt yếu trong việc điều hoà
Trang 25mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ cũng nhû việc quyết định điều kiện làmviệc Nó là yếu tố cốt lõi của bất kỳ hệ thống QHLĐ nào và việc hoạt động có hiệuquả của nó đûợc coi là quan trọng nhất đối với mối QHLĐ ổn định và kinh doanh cóhiệu quả” [91].
Cô chế QHLĐ là cô chế tûông tác giữa NLĐ và NSDLĐ ở DN có thể diễn ratheo hai quá trình là: (1) Tûông tác trực tiếp giữa những NLĐ trong DN với NSDLĐ.Quá trình này có thể diễn ra ở các DN có CĐ hoậc không có CĐ
Quá trình này chỉ diễn ra ở các DN có CĐ (hay đại diện chính thức của NLĐ) Haiquá trình này không hoạt động độc lập mà hoạt động phối hợp với nhau một cáchuyển chuyển, linh hoạt Trong các DN có CĐ, chỉ có hai nhóm chủ thể QHLĐ (làNLĐ và NSDLĐ) nhûng có ba chủ thể đối thoại là: công nhân, CĐ và ngûời quản lý.Trong đó, công nhân và CĐ nằm trong một nhóm lợi ích; ngûời quản lý và NSDLĐnằm trong một nhóm lợi ích khác [68][78] Hệ thống đối thoại tại DN gồm ba bộphận cấu thành Sự thống nhất giữa hai chủ thể QHLĐ và ba chủ thể đối thoại đûợc
diễn tả trong (Hình 1-1) Trong khi đó, ở các DN không có tổ chức CĐ, cô chế đối thoại duy nhất là cô chế đối thoại trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ (Hình 1-2).
Hình 1-1: Sơ đồ chủ thể đối thoại xã hội tại DN có công đoàn
Hình 1-2: Sơ đồ chủ thể đối thoại xã hội tại DN không có công đoàn
Hình 1- 2Hình 1-1
Nguồn: Nguyễn Duy Phúc 2011
Cô chế tương tác hai bên tại DN có thể có thêm đối tác khác tham gia chẳnghạn: hội đồng hoà giải cô sở, hoà giải viên lao động địa phûông, đại diện CĐ cấptrên Tuy vậy, các cá nhân, tổ chức này chỉ tham gia trong một số vụ việc và thamgia nhû một bên thứ ba nhằm xúc tiến quá trình đối
14
Trang 26thoại diễn ra hiệu quả hôn Tiếng nói của họ không đại diện cho một nhóm lợi íchnào tại DN.
Quan hệ lao động ba bên: Để giúp cô chế hai bên vận hành hiệu quả và đảm
bảo lợi ích của cộng đồng xã hội cần thiết phải có cô chế vận hành ở cấp quốc gia(vùng, địa phûông) với sự tham dự của Nhà nûớc Đó là cô chế ba bên trong QHLĐ
Cô chế ba bên là cô chế tûông tác tích cực của Nhà nûớc, NSDLĐ và NLĐ (qua cácđại diện của họ) nhû là các bên bình đẳng và độc lập nhằm tìm kiếm giải pháp chonhững vấn đề cùng quan tâm[76] Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc thamkhảo ý kiến, thương thuyết hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đãđược nhất trí giữa các bên liên quan Những cách thức này có thể là đặc biệt theotừng vụ việc hoặc được thể chế hóa
[166]. Gần đây, theo quan điểm của ILO thuật ngữ đối thoại xã hội thường đượchiểu là cơ chế ba bên, một thuật ngữ được dùng để miêu tả không những cấu trúc babên đặc biệt là NSDLĐ, NLĐ và Chính phủ, mà còn dùng để miêu tả sự tương tácgiữa ba nhóm này, điều mà ILO muốn thúc đẩy để trở thành một yếu tố cơ bản củng
cố sự phát triển kinh tế và xã hội
Hình 1-3: Sơ đồ quan hệ lao động và cô chế hình thành các tiêu chuẩn lao động
Nguồn: Nguyễn Mạnh Cûờng và Nguyễn uuy hhcc trong Nguyễn uuy hhcc 201 1)
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, QHLĐ ở cấp độ DN, cấp độ ngành (hai bên)
và cấp độ Quốc gia (ba bên) bao gồm 10 quá trình tương tác được liệt kê chia thànhhai nhóm như sau [73]:
Bản thân QHLĐ là một quá trình hợp tác và tương tác giữa NLĐ và NSDLĐ.Sự tương tác trong QHLĐ chỉ để nhằm mục đích mặc cả (hay thỏa thuận) về ba vấnđề: Thứ nhất là những công việc mà NLĐ làm thuê phải thực hiện; Thứ hai là nhữngquyền lợi mà NLĐ làm thuê được hưởng từ việc thực hiện những công việc đó; Thứ
Trang 27ba là điều kiện để thực hiện những công việc đó Tuy nhiên, mặc cả trong QHLĐ làmột sự mặc cả không đơn giản, đặc biệt là sự mặc cả mang tính tập thể.
Tương tác thứ nhất: Tương tác đầu tiên trong QHLĐ là đối thoại, trao đổi.
Đây là sự tương tác đơn giản nhất của sự mặc cả Đến một thời điểm nhất định thìmột bên hoặc cả hai bên sẽ xuất hiện nhu cầu mặc cả thực sự Khi đó sẽ xuất hiệnhình thức tương tác thứ hai
Tương tác thứ hai: Đó là quá trình mặc cả hay TLTT về một, hai hoặc cả ba
nội dung nêu trên, trong đó nội dung thứ hai về những quyền lợi mà NLĐ làm thuêđược hưởng thường là phần cốt lõi nhất và cũng là quan trọng nhất của quá trìnhmặc cả Khi TLTT thành công thì hai bên sẽ chuyển sang hình thức tương tác thứ ba
Tương tác thứ ba: Là ký TƯLĐTT Thỏa ước có thể bao gồm một, hai hoặc
cả ba nội dung nói trên Trong quá trình diễn ra QHLĐ có thể diễn ra tranh chấp giữahai bên về quyền hay lợi ích
Tương tác thứ tư: Là tương tác trong quá trình tranh chấp lao động tập thể.
Tương tác thứ năm: Để giải quyết tranh chấp, về lý thuyết thì hai bên sẽ
chuyển sang hình thức tương tác hòa giải Hai bên có thể tự hòa giải hoặc cũng cóthể hòa giải với sự tham gia của bên thứ ba với tư cách trung gian hòa giải nhưHĐHG
Tương tác thứ sáu: Nếu hoà giải không thành sẽ đưa lên trọng tài LĐ để
phán xét, có thể coi là hình thức tương tác thứ sáu của QHLĐ
Tương tác thứ bảy: Trong một số trường hợp, vụ việc tranh chấp, đặc biệt là
tranh chấp liên quan tới quyền ĐC và thủ tục ĐC có thể đưa lên tòa án LĐ, quá trình
tố tụng có thể coi là hình thức tương tác thứ bảy
Tương tác thứ tám: Sự tranh chấp có thể dẫn tới việc tập thể NLĐ tổ chức
ĐC để gây sức ép đối với NSDLĐ, hoặc ngược lại NSDLĐ bế xưởng để gây sức épđối với tập thể NLĐ Bế xưởng trong thực tế nên để giản lược, chỉ ĐC sẽ được đềcập đến như một hình thức tương tác thứ tám
Tương tác thứ chín: Đó là quá trình giải quyết ĐC Thực ra, việc coi giải
quyết ĐC là một hình thức tương tác riêng trong QHLĐ là hơi mang tính khiêncưỡng, bởi bản thân quá trình này về lý thuyết đã bao gồm các hình thức tương tác
đã được liệt kê ở phần trên, bao gồm hòa giải, trọng tài và tòa án Tuy nhiên, trongbối cảnh ở Việt Nam, khi tất cả các cuộc ĐC đến nay đều không tuân theo trình tựthủ tục PLLĐ quy định, nghĩa là đều không qua cả ba quá trình trên thì tự nhiên hìnhthành một quá trình rất Việt Nam với tên gọi riêng là quá trình giải quyết ĐC (tựphát) với những cơ chế cũng rất đặc trưng
16
Trang 28Cuối cùng: là hình thức tương tác xảy ra trong suốt quá trình QHLĐ là tham
vấn, bao gồm tham vấn hai bên tại nơi làm việc và tham vấn ba bên ở cấp quốc gia
1.1.5 Những đặc điểm trong quan hệ lao động
Martin và Bamber (2005) xác định bốn "đặc điểm" dẫn đến sự khác biệt hệthống QHLĐ giữa các Quốc gia, đó là: Vai trò của chính phủ; Mức độ tự chủ trongquản lý cấp DN; Đặc tính của CĐ; và cuối cùng là vai trò của TLTT [191]
- Đặc điểm đầu tiên là vai trò của chính phủ trong QHLĐ Làm thế nào nhà
nước và rộng hơn là các chế độ quyết định cấu trúc, chính sách, và kết quả đầu racủa QHLĐ? Vai trò của nhà nước trong việc thiết lập khung pháp lý bao gồm phápluật (ví dụ: các quyền cơ bản về sở hữu cũng như các vấn đề LĐ, hành động cụ thể(ví dụ: tranh chấp công nghiệp) và văn hóa vận động, can thiệp của các đối tác xãhội Crouch (1993) xác định sự thâm nhập, gắn kết và chi phối giữa nhà nước và hệthống QHLĐ [142] Hệ thống kinh doanh cũng có thể tác động đến QHLĐ, thôngqua hợp pháp hóa các mô hình hành động khác nhau [240]
- Đặc điểm thứ hai là mức độ tự chủ về quản lý cấp DN trong QHLĐ Quản lý
cấp DN tự do như thế nào để phát triển theo nhận thức riêng của mình về các yêucầu chiến lược của DN? Các nhà quản lý có thể hoặc không bị hạn chế bởi nhà nước,bởi các nhà đầu tư, bởi các nhà tuyển dụng khác, bằng quyền lực CĐ, hoặc theo kỳvọng của xã hội
- Đặc điểm thứ ba liên quan đến các tổ chức tập thể NLĐ, cho dù không chính
thức thông qua hoạt động nhóm, hay chính thức thông qua các CĐ Cụ thể hơn, các
hệ thống khác nhau về mật độ của các thành viên CĐ, mức độ CĐ tập trung vào cácvấn đề chính trị, xã hội và kinh tế, và mối quan hệ giữa CĐ và đảng phái chính trị[191]
- Đặc điểm thứ tư là vai trò và khuôn mẫu của TLTT Vai trò đề cập đến việc
đánh giá liệu mức độ tập thể hay quyết định của từng cá nhân sẽ chiếm ưu thế hơntrong quy chế công việc Mô hình bao gồm mức độ tập trung hoặc phân cấp trongcác cấu trúc trong TLTT [191]
Trang 29Thực tiễn cho thấy, mỗi quốc gia, dù tự giác hay tự phát, đều hình thành nênmột hệ thống QHLĐ riêng của quốc gia đó Nếu xét về tổng thể thì các hệ thốngQHLĐ đều vận hành theo cơ chế ba bên cấp quốc gia và hai bên cấp DN và cấpngành, nhưng tính chất và sự vận hành của mỗi cấu phần trong bốn đặc điểm nêutrên lại khác nhau giữa các quốc gia.
Những yếu tố tạo nên sự khác biệt của hệ thống QHLĐ giữa các quốc gia
Theo Nguyễn mạnh cường (2014b), Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, BLĐTBXH, cósáu yếu tố tạo nên sự khác biệt của hệ thống QHLĐ giữa các nước [74]:
- Thứ nhất là thể chế chính trị Thể chế chính trị sẽ có tác động lớn đến vị thế,
vai trò của các chủ thể cũng như sự vận hành của các thiết chế chính thức như thiếtchế tham vấn, thiết chế tài phán
- Thứ hai là hình thức tổ chức hành chính Cơ chế ra quyết định của CQQLNN
nằm trong phương thức tổ chức bộ máy hành chính chung của quốc gia đó Vì vậy,cách tổ chức và hoạt động của các thiết chế QHLĐ như trung gian hoà giải, trọng tài,tham vấn, CQQLNN, … đều phải tương thích với cách tổ chức hành chính của mỗiquốc gia hay địa phương
- Thứ ba là mức độ phát triển kinh tế – xã hội Mức độ phát triển KTXH của
mỗi quốc gia có mối quan hệ với cơ cấu kinh tế của quốc gia đó Ví dụ như tại cácnước đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH thì tỷ trọng các ngành kinh tế sửdụng nhiều LĐ giản đơn hoặc tay nghề thấp, có điều kiện làm việc khó khăn và tiềnlương thấp sẽ nhiều hơn là ở các nước công nghiệp phát triển Ngay ở các nước cóQHLĐ phát triển ngày nay như Anh, Mỹ, Bắc Âu cũng đã từng trải qua những giaiđoạn khó khăn của QHLĐ khi mới bước vào giai đoạn CNH cuối thế kỷ 19, đầu thế
kỷ 20
- Thứ tư là mức độ phát triển và trình độ tổ chức của các chủ thể trong QHLĐ.
Đây là yếu tố có tác động rất rõ Mức độ phát triển và trình độ tổ chức sẽ xác định sức mạnh của mỗi bên trong QHLĐ
- Thứ năm là yếu tố văn hóa QHLĐ là quan hệ giữa người với người nên
những hành vi ứng xử của mỗi bên sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của những giá trị,chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán, nếp suy nghĩ, tác phong ứng xử của nhữngcon người trong nền văn hóa đó Cụ thể như trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước,chính phủ Malaysia và Singapore đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu để học tập mô hìnhQHLĐ của Nhật Bản, nhưng cuối cùng đã phải từ bỏ kế hoạch này vì hệ thống
QHLĐ theo mô hình Nhật chỉ hoạt động có hiệu quả trong nền văn hoá Nhật, nơi màhành vi ứng xử của hai bên trong QHLĐ chịu sự chi phối sâu sắc bởi các giá trị vănhoá của Nhật
18
Trang 30- Thứ sáu là yếu tố lịch sử QHLĐ được phát triển theo thời gian, hàm chứa
trong nó những yếu tố lịch sử Chẳng hạn như một tổ chức CĐ có bề dày lịch sửhàng mấy chục năm sẽ tác động rất lớn đến việc định hình tính chất của hệ thốngquan hệ của quốc gia đó Các hệ thống QHLĐ phát triển ổn định ngày nay như ởnhững nước bắc âu đều là kết quả của quá trình phát triển và tự điều chỉnh của hệthống này hàng trăm năm qua, từ cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đến nay
1.1.6 Thể chế quan hệ lao động
Thể chế QHLĐ của mỗi quốc gia bao gồm hệ thống các thiết chế về QHLĐ,
là bộ khung của toàn bộ hệ thống QHLĐ Mỗi quốc gia hình thành nên một thể chếQHLĐ riêng của mình, một thể chế QHLĐ được coi là hoàn chỉnh cần có đủ 6 thiếtchế: Thiết chế đại diện; Thiết chế trung gian hòa giải; Thiết chế trọng tài; Thiết chếtòa án; Thiết chế tham vấn; Thiết chế quản lý Nhà nước [75]
- Thiết chế đại diện: Là tổ chức đại diện cho NLĐ (CĐ) và tổ chức đại diện
cho NSDLĐ Hai tiêu chí quan trọng nhất để xác định một tổ chức có phải là đạidiện trong QHLĐ hay không là: tính chất đại diện và chức năng bảo vệ
- Thiết chế trung gian hòa giải: Hoạt động hòa giải không phải chỉ cần thiết
khi đã xảy ra xung đột, tranh chấp mà cần ngay cả khi hai bên đang trong quá trìnhđối thoại
- Thiết chế trọng tài: Trọng tài LĐ ở các nước phần lớn đều là cơ quan có
chức năng bán tư pháp Vì tranh chấp LĐ có hai loại là tranh chấp LĐ về lợi ích vàtranh chấp LĐ về quyền
- Thiết chế tòa án: Một số nước có tòa án LĐ và tòa án QHLĐ Tòa LĐ thì
thiên về xét xử vi phạm luật pháp về tiêu chuẩn LĐ và QHLĐ cá nhân, còn tòa vềQHLĐ thì xét xử các vấn đề liên quan tới QHLĐ tập thể
- Thiết chế tham vấn: Trong QHLĐ thì có tham vấn hai bên và tham vấn ba
bên Cơ quan tham vấn ba bên ở các nước có thể có các tên gọi khác nhau như: Hộiđồng tư vấn LĐ quốc gia, Ủy ban tham vấn ba bên, ở Việt Nam là HĐTLQG
- Thiết chế quản lý nhà nước: Đối tượng của quản lý Nhà nước về QHLĐ ở
các nước thường bao gồm 4 nội dung chính: - Thứ nhất, là quản lý các vấn đề liênquan tới tổ chức đại diện, đặc biệt là vấn đề quyền CĐ - Thứ hai, là quản lý và hỗtrợ quá trình đối thoại, TL và TƯLĐTT, trong đó đặc biệt là việc công nhận tính hợppháp của quá trình TL, của bản thoả ước và quản lý quá trình thực hiện bản thoả ước
đã được ký kết; - Thứ ba, là quản lý trình tự, thủ tục TCLĐ và ĐC; - Thứ tư, là quản
lý Nhà nước đối với các thiết chế QHLĐ, đặc biệt là cơ quan trung gian hoà giải và
Trang 31trọng tài CQQLNN cũng thường đóng vai trò cơ quan thường trực và ban thư ký đốivới thiết chế tham vấn ba bên.
1.1.7 Luật pháp và các vấn đề giải quyết TCLĐ và đình công
Các vấn đề liên quan TCLĐ và ĐC được quy định cụ thể trong Chương XIV,gồm 41 điều, từ Điều 194 đến Điều 234, BLLĐ 2012 Cụ thể:
Trình tự giải quyết TCLĐTT
Theo Điều 203, cô quan, tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết TCLĐ tập thể
về quyền bao gồm: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch UBND cấp huyện và Tòa ánnhân dân Còn đối với TCLĐTT về lợi ích thì cô quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết bao gồm: HGVLĐ và HĐTTLĐ lao động
So với BLLĐ 2006, quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐtrong BLLĐ 2012 đã tinh gọn hôn, và định ra số ngày làm việc rõ ràng, các chủ thểliên quan sẽ dễ dàng nắm bắt và chủ động xử lý tình huống Cụ thể theo khoản 2Điều 201, “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải,hòa giải viên LĐ phải kết thúc việc hòa giải Trong trường hợp hết thời hạn giảiquyết mà HGVLĐ không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầuChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể
từ khi nhận được yêu cầu giải quyết TCLĐTT Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích”
Đối với TCLĐ về quyền: “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược đơn yêu cầu giải quyết TCLĐTT về quyền, Chủ tịch UBND cấp huyện phảitiến hành giải quyết TCLĐ Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết địnhcủa Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch UBND cấp huyệnkhông giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết” Điểm mới trongBLLĐ 2012 là qui trình đến Tòa án là kết thúc, không cho phép TTLĐ ĐC do tranhchấp về quyền
Đối với TCLĐ về lợi ích: “trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược đơn yêu cầu giải quyết, HĐTTLĐ phải kết thúc việc hòa giải Sau thời hạn 05ngày, kể từ ngày HĐTTLĐ lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên khôngthực hiện thỏa thuận đã đạt được thì TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục để ĐC”
Trong trường hợp HĐTTLĐ lập biên bản hòa giải không thành thì sau thờihạn 03 ngày, TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục để ĐC
Tổ chức và lãnh đạo đình công
20
Trang 32Theo BLLĐ 2012, để các cuộc ĐC hợp pháp, CĐ và NLĐ phải tuân thủ cácĐiều từ 210 – 213 như sau:
Tổ chức và lãnh đạo ĐC: (1) “Ở nơi có tổ chức CĐCS thì ĐC phải do Ban
chấp hành CĐCS tổ chức và lãnh đạo (2) Ở nơi chưa có tổ chức CĐCS thì ĐC do
tổ chức CĐCT tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ”
Trình tự ĐC: (1) Lấy ý kiến TTLĐ (2) Ra quyết định ĐC (3) Tiến hành
ĐC
Thủ tục lấy ý kiến TTLĐ: (1) “đối với TTLĐ có tổ chức CĐCS thì lấy ý kiến
của thành viên Ban chấp hành CĐCS và tổ trưởng các tổ sản xuất Nơi chưa có tổchức CĐCS thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của NLĐ” (2) “việc tổchức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký” (3) Nội dung lấy ý kiến
để ĐC bao gồm:
điểm ĐC; Phạm vi tiến hành ĐC
Thời gian, hình thức lấy ý kiến để ĐC do Ban chấp hành CĐ quyết định và phảithông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày Thông báo thời điểm bắt đầu ĐC:
chấp hành CĐ đưa ra thì Ban chấp hành CĐ ra quyết định ĐC bằng văn bản”
(b) Thời điểm bắt đầu ĐC, địa điểm ĐC; (c) Phạm vi tiến hành ĐC; (d) Yêu cầu củaTTLĐ; (đ) Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành CĐ và địa chỉ liên hệ đểgiải quyết”
quyết định ĐC cho NSDLĐ, đồng thời gửi 01 bản cho CQQLNN về LĐ cấp tỉnh, 01bản cho CĐ cấp tỉnh”
cầu của TTLĐ thì Ban chấp hành CĐ tổ chức và lãnh đạo ĐC”
Như vậy từ khi có TCLĐ về lợi ích đến khi ĐC đúng luật thì phải mất ít nhất
là 22 ngày làm việc, hay nói đúng hơn thì NLĐ phải mất thời gian hơn 1 tháng Xem
thêm (Hình 6-1:Trình tự giải quyết TCLĐTT về quyền và lợi ích theo BLLĐ 01 0)
BLLĐ 2012 cũng quy định cụ thể quyền của các bên trước và trong quá trình
ĐC (điều 214); Những trường hợp ĐC bất hợp pháp (điều 215); Thông báo quyết
Trang 33định đóng cửa tạm thời nơi làm việc (điều 216); Trường hợp cấm đóng cửa tạm thờinơi làm việc (điều 217); Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của NLĐ trongthời gian ĐC (điều 218); Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi ĐC (điều 219);Trường hợp không được ĐC (điều 220)[11].
Cơ chế giải quyết đình công
Khi xét thấy cuộc ĐC có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tếquốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãnhoặc ngừng ĐC và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.Chính phủ quy định về việc hoãn hoặc ngừng ĐC và giải quyết quyền lợi của tập thểlao động (điều 221, BLLĐ 2012) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết địnhtuyên bố cuộc ĐC vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện khi việc tổ chức và lãnh đạo ĐC không tuân theo quy định tạiĐiều 212 và Điều 213 của BLLĐ 2012 Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận đượcthông báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấphuyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, CĐ cùng cấp vàcác cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ NSDLĐ và Ban chấp hành CĐCShoặc CĐ cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưahoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường[11]
BLLĐ (2012) cũng quy định chi tiết quy trình và các thủ tục pháp lý để yêucầu Toà án xem xét tính hợp pháp của cuộc ĐC từ điều 223 đến điều 232 Khi đã cóquyết định của Toà án về cuộc ĐC là bất hợp pháp mà NLĐ không ngừng ĐC,không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao độngtheo quy định của PLLĐ Trong trường hợp cuộc ĐC là bất hợp pháp mà gây thiệthại cho NSDLĐ thì TCCĐ lãnh đạo ĐC phải bồi thường thiệt hại theo quy định củapháp luật Trong trường hợp người lợi dụng ĐC gây mất trật tự công cộng, làm tổnhại máy móc, thiết bị, tài sản của NSDLĐ; người có hành vi cản trở thực hiện quyền
ĐC, kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ ĐC; người có hành vi trù dập, trả thù ngườitham gia ĐC, người lãnh đạo cuộc ĐC thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý
thường theo quy định của pháp luật (Điều 233)[11]
1.1.8 Công ước của ILO về tranh chấp lao đợng và đình công
Trong gần 370 Công ûớc, Kiến nghị thû, và Tuyên ngôn đûợc ILO thông qualại thiếu những điều khoản cụ thể quy định về quyền ĐC Do đó có ý kiến cho làILO không chủ trûông về quyền ĐC Thực ra nhận định này không chính xác Vềmật lý luận, trong điều kiện kinh tế thị trûờng, quyền ĐC và quyền TLTT là khôngthể tách rời nhau TLTT là mục đích trực tiếp của ĐC, tức ĐC
22
Trang 34là ‘vũ khí’ chủ yếu mà tập thể NLĐ phải lựa chọn để đảm bảo TLTT có kết quả Nếukhông có quyền ĐC thì quyền TLTT cũng khó thực hiện Cho nên trong Công ûớc số
98 quy định về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và TLTT đã ngầm ẩnchứa quyền ĐC trong đó Trong Công ûớc số 87 về Quyền tự do hiệp hội và về việcbảo vệ quyền đûợc tổ chức, cũng nói đến hành động ĐC nhằm bảo vệ hoậc tângcûờng lợi ích kinh tế xã hội Dûới đây là các công ûớc liên quan đến TCLĐ và ĐC:
– Công ûớc số 87 – Công ûớc về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền đûợc tổ chức, 1948
– Công ûớc số 98 – Công ûớc về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức
và TLTT, 1949
– Công ûớc số 105 – Công ûớc về Xóa bỏ lao động cûỡng bức, 1957
– Công ûớc số 131 – Công ûớc về Ấn định lûông tối thiểu, đậc biệt đối với các nûớc đang phát triển, 1970
– Công ûớc số 135 – Công ûớc về Việc bảo vệ và những thuận lợi dành cho đại diện NLĐ trong các DN, 1971
– Công ûớc số 154 – Công ûớc về xúc tiến TLTT, 1981
– Công ûớc số 173 – Công ûớc về Việc bảo vệ những yêu sách của NLĐ trong trûờng hợp NSDLĐ mất khả nâng thanh toán, 1992 [5]
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đình công ở Việt Nam và Thế giới 1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đình công trên Thế giới
Tài liệu QHLĐ quan tâm đến xung đột LĐ nói chung và đặc biệt là các hoạtđộng ĐC Tuy nhiên, không có một sự đồng thuận tổng quát về các yếu tố giải thích
ĐC trong suốt thời gian qua Kể từ khi nó có thể được xác định bởi một loạt các yếu
tố, không có mô hình lý thuyết bao phủ đầy đủ tất cả chúng Do đó, các nhà nghiêncứu đã cố gắng xác định một số yếu tố và lực lượng trung tâm để định hình chonghiên cứu của mình
1.2.1.1 Đình công là do thất bại trong thương lượng
Những nhà kinh tế học tân cổ điển bắt nguồn từ Hicks (1932) trong tác phẩm
Lý thuyết thương lượng về tiền công, cho rằng các cuộc ĐC là do những sai lầm haytai nạn xảy ra trong quá trình TL[168] Hicks khẳng định các cuộc ĐC như là một hệquả ngoài ý muốn của việc TL bị thất bại giữa 2 bên Tiếng vang của mâu thuẫn giaicấp trong học thuyết Max khác xa với việc TL cần thiết trong sự yên lặng, nhưng cácgiả thuyết này lại giống nhau, đó là các cuộc ĐC xảy ra từ việc tương tác qua quátrình TL nhưng thất bại giữa 2 bên [127]
Trang 35Biggs (2002), cho rằng mâu thuẫn trong QHLĐ có thể bị ngăn chặn bởi quyếtđịnh của cả hai bên, ĐC chỉ là đỉnh của một tảng băng trôi Việc kết thúc một cuộc
ĐC không nhất thiết phải chấm dứt đấu tranh, nó còn có một loạt các chuỗi hànhđộng tương tác và TL lẫn nhau, liên quan đến cả NLĐ và NSDLĐ trước khi bên nàyhay bên kia chấp nhận kết quả cuối cùng [127] Hicks (1963, 1932) lập luận rằng kếtquả TL thất bại từ sự thiếu hiểu biết của một bên hoặc bị tác động bởi các khuynhhướng khác Có hai kết quả thực tế được ghi nhận về TLTT tại khu vực Bắc mỹ: Thứnhất các cuộc đàm phán hợp đồng liên quan đến số lượng tương đối lớn LĐ trongkhu vực tư nhân ở Bắc Mỹ thì có 10-15 phần trăm thất bại và dẫn đến ĐC [168] Cụthể hai nhà nghiên cứu của Mỹ Gramm, (1987) và McConnell, (1987) đã nghiên cứuvới phạm vi lớn các cuộc TL trong phạm vi các ngành công nghiệp và ước tính xácsuất trung bình các vụ ĐC trong các cuộc đàm phán hợp đồng từ 1000 công nhân trởlên là 13% [160][193] Và tương tự, một nghiên cứu do Gunderson và các cộng sự(1986) thực hiện ở Canada bao gồm các đàm phán hợp đồng từ 200 công nhân trởlên, ước tính tỷ lệ tranh chấp 13% [161] Theo Card, (1990b) thì tỷ lệ ĐC do đàmphán thất bại ở Mỹ và Canada là từ 10% và đạt đến đỉnh 35% vào thập niên 70 thế
kỷ 20 [131]
Hick (1963), cho rằng khi ĐC xảy ra, vào thời điểm bắt đầu, CĐ yêu cầu mộtmức lương tối thiểu để đạt được thỏa thuận với công ty Nhưng khi cuộc ĐC càngkéo dài thì CĐ lại cho điều chỉnh mức lương yêu cầu tối thiểu Mối quan hệ giữa nhucầu mức lương của CĐ và thời gian của cuộc ĐC là tương quan ngược chiều Điềunày cũng được biết đến như là đường cong "chống lại CĐ" – đường cong dốc xuống(Giống đường cầu); Về phía công ty, đường cong "nhượng bộ của công ty", nó xácđịnh, cho từng khoảng thời gian của cuộc ĐC, đó là mức lương mà công ty sẵn sàngđưa ra Các công ty phải đối mặt với chi phí cao hơn khi thời gian các cuộc ĐC tăng
và điều này sẽ giải thích xu hướng tích cực cho chính sách "nhượng bộ của công ty''hay được gọi là “đường cong nhượng bộ” có xu hướng dốc lên (giống như đườngcung) Thời hạn và các thỏa thuận cuối cùng về tiền lương giữa công ty và CĐ sẽđược xác định như một điểm cân bằng giữa hai đường cong, đây là một quá trìnhmặc cả giữa hai bên Trong mô hình này trục hoành là thời gian ĐC và trục tung làmức tiền lương [168]
Theo Ashenfelter và George Johnson (1969), hầu hết các mô hình TL được đềcập đến tình trạng hai bên nói chung, ví dụ, độc quyền song phương Trong khi đó,
lý thuyết kinh tế thường không dẫn đến một kết quả có thể dự đoán các điều khoản
mà các thỏa thuận sẽ đạt được Quá trình TL sẽ phụ thuộc vào yếu tố của môi trườngnhư (1) luật cầu LĐ; độ co giãn của cầu LĐ và mức độ thay thế thâm dụng
24
Trang 36LĐ bởi thâm dụng vốn, kỹ thuật vv, cũng như (2) là một tập hợp các yếu tố chủ quannhư việc đánh giá các chiến lược TL của các bên và thái độ của họ đối với khả năngchấp nhận rủi ro; (3) Sự thất bại của đàm phán trước thời điểm hết hạn hợp đồngcũng sẽ mang lại thiệt hại cho cả hai bên (NLĐ mất lương, và công ty mất lợinhuận) Vì vậy cần có một xu hướng cho các bên để điều chỉnh vị trí của họ để điđến một thỏa thuận trong thời gian TL để ngăn chặn một cuộc ĐC [122] Cramton vàcộng sự (1999), tìm thấy ở Canada tồn tại bằng chứng những thay đổi pháp lý về quátrình TL có liên quan đến thời gian ĐC Thêm vào đó là chính sách kinh tế và LĐ cóliên quan trực tiếp đến các cuộc ĐC [139] Một cách tiếp cận hiệu quả và thực tế hơntheo Ashenfelter và George Johnson (1969), là nhận ra ngay từ đầu rằng không cóhai mà là ba bên liên quan trong cuộc đàm phán quản lý LĐ: Quản lý công ty, Lãnhđạo CĐ, và sức mạnh của CĐ và thông tin thị trường [122] Lãnh đạo CĐ nhận thứcđược khả năng của từng tình huống TL, và họ làm được nhiều hơn trong quá trìnhmặc cả chứ không chỉ là đại diện cho nguyện vọng của quyền lực và thông tin [141].
Do đó, cách tiếp cận lý thuyết TL thông thường không phải là hữu ích trong việc giảithích nguyên nhân ĐC, nó gợi mở vấn đề kỳ vọng về lợi ích và thông tin bất côngxứng
1.2.1.2 Đình công là do mâu thuẫn về lợi ích và thông tin bất công xứng
Có một yếu tố quan trọng trong mô hình TL của các học giả là tham số thôngtin trong mô hình Ứng dụng thông tin bất công xứng trong phân tích TL và ĐC,
[179]. Kennan and Wilson (1993) cho rằng NLĐ có ít thông tin về lợi nhuận hiện tại
và tương lai hơn NSDLĐ Nếu yêu cầu của NLĐ là quá cao, song những NSDLĐkhông thể đáp ứng thì chỉ có thể chấp nhận một cuộc ĐC [181] Fernandez và Glazer(1991) thì cho rằng các cuộc ĐC như là tìm kiếm kết quả cân bằng của hành vi trongkhuôn khổ hoàn toàn hợp lý và đầy đủ thông tin [153] Trong lý thuyết thông tin bấtcông xứng của Cousineau và Lacroix, (1986) cho rằng các cuộc ĐC xảy ra trongđiều kiện nền kinh tế và chúng ta đã có thể đưa thêm các điều kiện chính trị là khônglường được Sự không chắc chắn làm cho những kỳ vọng của NLĐ và NSDLĐ trởnên khác nhau Chức năng của ĐC là để cải thiện thông tin mỗi bên và từ đó gắn kết
kỳ vọng của họ lại với nhau [135] Còn theo Kennan (1986), một cuộc ĐC được xemnhư là một cơ chế cho phép NLĐ trích tiền lương cao hơn từ lợi nhuận công ty[180]
Theo Weber (1978), môt cuộc ĐC xảy ra vì hai lý do khác nhau Thứ nhất, vìNSDLĐ hay NLĐ (hay cả hai) đã tự đánh giá cao sức mạnh của mình Nói cáchkhác, cả hai bên kỳ vọng và đánh giá về quyền lực tương đối như nhau Quyền lựctương đối không chỉ dựa vào điều kiện bên ngoài như tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp mà
Trang 37còn dựa vào những nhân tố bên trong: ví dụ như sự quyết tâm và đoàn kết của NLĐ,hay sự sắp xếp, tranh thủ sự ủng hộ của NSDLĐ với cơ quan điều tra Thông tin vềcác yếu tố liên quan được cố tình che giấu hay phóng đại lên Thứ hai là vì NSDLĐhay NLĐ (hay cả hai bên) không phản ứng lại đúng cách, gây nhầm lẫn, không phùhợp [238].
Biggs (2002), đã sử dụng số liệu thống kê bộ LĐ của Mỹ để xem xét sự tươngtác liên tục của các bên trong làn sống ĐC ở nước mỹ vào những năm 1886 Nghiêncứu đã chỉ ra rằng xung đột lợi ích giữa tư bản và NLĐ được giải quyết bằng sứcmạnh Sức mạnh là khả năng buộc người khác phải trả chi phí Điều này đã đượccông nhận vào thời điểm đó, ít nhất là bởi một số nhà hoạt động trong phong trào
LĐ Có hai ý nghĩa quan trọng cho việc phân tích thống kê các cuộc ĐC Đầu tiên,
ĐC không nhất thiết phải thiết lập nên một trạng thái cân bằng mới Thứ hai, doNSDLĐ thường thu hồi trước các nhượng bộ nên công nhân đôi khi phải đình cônglần nữa để bảo vệ lợi ích của họ Những cuộc ĐC này đều xuất phát từ một quá trìnhtương tác rất dài trước đây Tuy nhiên, phương pháp phân tích các cuộc ĐC như trìnhtự của sự tương tác để cải thiện thông tin và xung đột lợi ích có những hạn chế riêng
Nó chỉ tập trung vào sự tương tác theo chiều dọc giữa NLĐ và NSDLĐ, chứ khôngphải trên các tương tác ngang giữa các công nhân với nhau và những NSDLĐ vớinhau (ít nhất phải có nhiều hơn một cá thể liên quan) để tạo thành hành động tập thể.Hơn nữa, nó không chỉ ra được phụ thuộc lẫn nhau giữa các trình tự Trên thực tế,NLĐ và NSDLĐ sử dụng kết quả của các cuộc xung đột, ĐC khác để điều chỉnhnhững kỳ vọng của họ [127]
Theo tác giả Ige và cộng sự (2011), mâu thuẫn là một sự bất đồng mà thôngqua đó các bên liên quan nhận thức về mối đe dọa tới các nhu cầu, lợi ích hoặc mốiquan tâm của họ Nó có thể là một cuộc đấu tranh các giữa những con người tráingược nhau về nhu cầu, ý tưởng, niềm tin, giá trị, mục tiêu, niềm tự hào, tự nhậnthức, lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm hoặc mục đích Tác giả sử dụng lý thuyết
TL để làm nền tảng nghiên cứu cùng với phương pháp mô hình phương trình đồngthời (SEMT), dựa vào dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ LĐ Liên bang, Cục việclàm và năng suất, Lagos và Cục thống kê quốc gia (NBS) Lagos, Nigeria Kết quảnghiên cứu cho thấy:
làm việc và điều này có thể dẫn đến hoạt động ĐC nếu ban quản lý từ chối yêu cầucủa CĐ
26
Trang 38(b) Sự tập trung thành viên của CĐ hay nói đúng hơn là sức mạnh của CĐ trongmột tổ chức thường dẫn đến hoạt động ĐC Khi phát sinh thông tin không tốt, NLĐtập trung lại để vận động cho tập thể trước các vấn đề ảnh hưởng đến họ Do đó ĐC
có thể xảy ra như là kết quả của việc nhà quản lý từ chối các yêu cầu của NLĐ
và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khi mà tổng chi phí cho cuộc ĐC của CĐ và công
ty là quá lớn Trong mọi trường hợp, các mô hình này cho thấy sự liên quan giữathời gian ĐC, phạm vi bị ảnh hưởng và chu kỳ kinh tế, sự liên kết được chú trọngnghiên cứu thực nghiệm theo cách truyền thống trong các tài liệu về các cuộc ĐC.Sau đó là biến số như tỷ lệ thất nghiệp, giá cả và tiền lương cũng có mối liên quanbởi vì chúng được xem như là các biến số được thực nghiệm và nó có thể tác độngtrực tiếp đến khả năng xảy ra của các cuộc ĐC [179],[207] Các nghiên cứu thựcnghiệm bắt đầu từ Kennan (1980), ông sử dụng dữ liệu từ cục thống kê của Mỹ chorằng việc ĐC là không theo chu kỳ [179] Trong khi đó Harrison và Stewart, (1989)cho rằng, họ nhận thấy các cuộc ĐC có liên quan đến chu kỳ kinh tế bằng cách sửdụng dữ liệu đã được nghiên cứu rộng rãi ở Canada Kết quả đủ mạnh để khẳng địnhrằng các chu kỳ kinh doanh (GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chu kỳ sản xuất công nghiệp) là
có liên quan [164] Vroman (1989), phân tích trong lĩnh vực sản xuất từ năm 1957đến năm 1984 ở mỹ, nhận thấy rằng tỷ lệ ĐC là cao hơn nhưng thời gian ĐC ngắntrong thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp thấp [230] Và đây cũng là kết quả nghiên cứu củaBooth and Cressy (1990), và Ingram và cộng sự (1993) tại Anh [172]
Ashenfelter và George Johnson (1969) kết luận rằng tần số ĐC thường tuântheo chu kỳ kinh doanh và sự chuyển động của tình trạng thất nghiệp, cụ thể, mức độcủa tình trạng thất nghiệp càng cao, số lượng các cuộc ĐC càng thấp [122] Những
lý do cho mối quan hệ nghịch đảo này đã được kết luận bởi Rees (1952) Theo Rees,trong thời gian nhu cầu LĐ tăng cao, NLĐ có thể dễ dàng tìm thấy một công việcmới, và/hoặc tìm việc làm bán thời gian trong thờ gian ĐC và không phải sợ bị trảthù Mặt khác, NSDLĐ, trong một cuộc ĐC có thể không dễ dàng thay thế người ĐCvới một người ngoài khác và trong mọi trường hợp khó sẵn sàng để quyết định giánđoạn sản xuất, vì sợ mất thị phần của mình trong một thị trường mở rộng [208].Ngoài ra, việc tiền lương trong các DN khác tăng có khả năng tạo ra một cuộc
Trang 39ĐC bởi nhân viên Trong điều kiện toàn dụng LĐ như vậy, NLĐ được ở một vị tríthuận lợi hơn so với NSDLĐ, sẵn sàng hơn để ĐC, và đây cũng chính là kết quảnghiên cứu của học giả người pháp là Rist (1912) Chính kết quả nghiên cứu củaRist đã truyền cảm hứng cho nhà nghiên cứu người Hà lan Van Dam Van Isseltnghiên cứu tính toán hệ số phụ thuộc của số cuộc ĐC vào thất nghiệp ở sáu quốc gia:
Bỉ, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan và Áo trong những năm 1901-1912 [173] Kết quả củaông khác với các hệ số mà Rist tính toán, nhưng sự khác biệt là do kết quả của mức
độ lớn của dữ liệu hàng năm Isselt đã có sẵn Nói chung, cả hai tác giả đều nhìn thấysự mong đợi của họ về mối quan hệ giữa ĐC và thất nghiệp như đã được xác nhận.Theo sự mong đợi của họ, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến hoạt động ĐC giảmxuống, và kết quả giảm thất nghiệp tương tự làm giảm sự sợ hãi trong công nhân bị
sa thải hoặc bị phạt, và do đó có nhiều hoạt động ĐC hơn [209]
Từ quan điểm thực nghiệm trên, một số tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng củacác chính sách kinh tế cụ thể, chẳng hạn như những người kiểm soát tiền lương hoặcgiá cả với thời gian ĐC McConnell (1990) tìm thấy, đối với Mỹ, thời gian kiểm soáttiền lương và giá cả lúc Tổng thống Nixon tại nhiệm dường như có liên quan đến ĐCngắn hơn [194] Cramton và cộng sự (1999), tìm thấy ở Canada một chính sáchchống lạm phát có liên quan đến việc giảm 24% thời gian ĐC [139] Bất chấp nhữngkết luận khác nhau về yếu tố quyết định thời gian ĐC được tìm thấy bởi các nhànghiên cứu khác nhau, dường như có sự đồng thuận nhất định về tỷ lệ thất nghiệpảnh hưởng tiêu cực đến khoảng thời gian ĐC và khoảng thời gian ĐC là phụ thuộcvào chi phí của tất cả các bên liên quan trong quá trình TL
Như vậy có một bằng chứng mang tính hệ thống cho thấy tỷ lệ thất nghiệpcao làm giảm khả năng xảy ra của các cuộc ĐC Và có lẽ bằng chứng mạnh nhất đến
từ các nghiên cứu của tác giả Vroman Susan (1989), cuộc nghiên cứu theo dõi hợpđồng đàm phán của 250 cặp TL trong giai đoạn 1957-1982 Ước tính của bà cho thấysự giảm điểm 2-3 phần trăm xác suất các cuộc ĐC cho mỗi điểm phần trăm gia tăng
tỷ lệ thất nghiệp ở nam [230] Ước tính tương tự được báo cáo bởi Gunderson vàcộng sự (1986) và nghiên cứu của Card (1990a) sử dụng dữ liệu của Canada [130],trong khi ước tính ít hơn một chút (nhưng vẫn tiêu cực và có ý nghĩa thống kê quantrọng) xuất hiện từ nghiên cứu của McConnell (1987) Mặc dù không hoàn toàntương thích, các ước tính của Joseph Tracy (1986) cho thấy tác động tiêu cực lớnhơn [227] Theo tác giả Ige và cộng sự (2011), khi xem xét các ước lượng tham sốcủa phương trình ĐC, kết quả cho thấy hoạt động ĐC có tương quan với những thayđổi của tiền lương và kỳ vọng giá, một sự gia tăng đáng kể trong tiền lương và
28
Trang 40giảm kỳ vọng về giá sẽ dẫn đến sự sụt giảm đáng kể phạm vi cũng như ảnh hưởngcủa ĐC trong cả khu vực tư nhân và khu vực công của nền kinh tế [170].
Trong nghiên cứu thực nghiệm về 100 năm ĐC ở Ý, Franzosi (1982) khẳngđịnh rằng sự phụ thuộc duy nhất trên các số liệu chính thức ĐC trong các mô hìnhđịnh lượng kinh tế đã bỏ qua các khía cạnh cơ bản của hoạt động ĐC, chẳng hạn nhưvai trò của lãnh đạo không chính thức, mối quan hệ biện chứng giữa NLĐ vàNSDLĐ dẫn đến ĐC, các cách thay đổi công nghệ có thể dẫn đến bất ổn xã hộithông qua sự đổ vỡ của các mối quan hệ xã hội trong nhà máy…Đây chính là cácyếu tố vi mô và những phát sinh trong nội tại từng DN [155]
1.2.1.4 Đình công là do các yếu tố vi mô nội tại trong công ty
Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xem xét xu hướng ĐC của công nhân
Mỹ đã xác định một số yếu tố có ảnh hưởng đến hành động ĐC, bao gồm sự hài lòngviệc làm (Alutto & Belasco, 1974; Feng, 2006), tổ chức CĐ (Snyder, 1975), mạnglưới giữa các công nhân (Dixon, 2003; Roscigno, 2001, 2004), và giới tính và tuổitác (Alutto & Belasco, 1974) … Cụ thể, Velden (2012), đã nghiên cứu các yếu tố vi
mô như nhân khẩu học, thu nhập, thời gian làm việc của công nhân có ảnh hưởngnhư thế nào đến các cuộc ĐC từ dữ liệu của 30 cuộc ĐC trong ngành dệt ở thành phốLeiden từ năm 1882 đến 1922 do cục thông kê lao động Hà Lan ghi nhận Kết quảcho thấy: (1) Có một xu hướng nhỏ là trung bình người ĐC thường trẻ hơn so vớingười không đình công; (2) Những công nhân đã lập gia đình thường ĐC nhiều hơn
so với công nhân độc thân; (3) Công nhân từ những gia đình có nhiều thành viênthường ít sẵn sàng ĐC hơn là người từ gia đình ít thành viên hay không có trẻ con;(4) Hầu hết những người ĐC là bán lành nghề Người không ĐC chủ yếu là không
có tay nghề và có tay nghề cao; (5) Công nhân làm việc lâu năm ít có xu hướng ĐChơn những người mới; (6) người ĐC thường nhận lương cao hơn những ngườikhông ĐC; (7) hầu hết những NLĐ vô sản và những người tự làm chủ ở một thờiđiểm nào đó có khuynh hướng ĐC nhiều hơn [229]
Những kết quả nghiên cứu của Velden cũng là mục tiêu nghiên cứu của Li(2009) Tác giả đã sử dụng hồi quy logistic để phân tích mối quan hệ giữa các mạnglưới xã hội và xu hướng đối với các cuộc ĐC ở Trung Quốc Kết quả cho thấy nhữngcông nhân là thành viên của các hiệp hội bản địa luôn sẵn sàng để tham gia ĐC đểbảo vệ lợi ích của họ hơn là các LĐ nhập cư không phải là thành viên của những hiệphội như vậy Li C (2009) cũng nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học và tìm thấy rằng,cũng như Liu (2011), tuổi có một mối quan hệ ngược chiều với thái độ của công nhânđối với các cuộc ĐC [187][188] Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Ke Zhenxing(2013) Theo Miljus và Andrisani (1977), khi NLĐ hài lòng công việc thì