Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục kỳ 2, tháng 2/2015... Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm tìm hiểu thự
Trang 1NGUYỄN THANH NGA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN BÁO CHÍ THEO
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội - 2015
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Khắc Chương
PGS.TS Nguyễn Thành Vinh
Phản biện 1: GS.TSKH Thái Duy Tuyên
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Đình Cúc
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phản biện 3: PGS.TS Phan Thị Hồng Vinh
Trường đại học Sư phạn Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ……giờ …… ngày …… tháng…… năm……2015
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1 Nguyễn Thanh Nga: Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá trình giáo dục, Tạp chí Quản Lý
Giáo Dục, Tháng 6/2011.
2 Nguyễn Thanh Nga: Vận dụng một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá trình giáo dục trong thời
kỳ hiện nay, Tạp chí Quản lý Giáo dục, Tháng 8/2011.
3 Nguyễn Thanh Nga: Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập trong giáo dục đến tình hình hợp tác đào tạo
Việt - Mỹ, Tạp chí Giáo dục số 1, tháng 7/2011.
4 Nguyễn Thanh Nga: Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường vào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên báo chí, Tạp chí Giáo dục số 2, tháng 11/ 2012
5 Nguyễn Thanh Nga: Một số định hướng vận dụng tư tưởng giáo dục đạo đức nghề nghiệp báo chí của chủ
tịch Hồ Chí Minh trong các trường đào tạo báo chí, Tạp chí Giáo dục kỳ 1, Tháng 1/2014
6 Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục kỳ 2, tháng 2/2015
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong xã hội vấn đề đạo đức luôn được mọi người quan tâm ở các lĩnh vực nghềnghiệp khác nhau, ở mỗi nghề lại có những yêu cầu đạo đức nhất định Chính những yêucầu này được xem như là những chuẩn mực để con người rèn luyện bản thân
Quá trình hội nhập quốc tế đã đem đến sự thay đổi mọi mặt cho đất nước nhưng
nó cũng làm cho đạo đức của nhiều thanh thiếu niên bị sa sút nghiêm trọng, khiến chomột số người chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, hẹp hòi, lý tưởng sống mờ nhạt, quá
đề cao vai trò vật chất, tiền tài… ngay cả những nghề được xã hội tôn vinh là nghề cóđạo đức như nghề giáo, nhà báo, thầy thuốc, Những năm gần đây, chúng ta liên tiếpphải chứng kiến một số nhà báo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng tấmthẻ của mình để trục lợi cá nhân, thiếu trách nhiệm xã hội khi đưa tin không trung thực.Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2010 đến 2014 có khoảng
3000 nhà báo vi phạm báo chí đã bị các hình thức kỷ luật như cảnh cáo, khiển trách, phêbình, thu hồi thẻ…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Câybút, trang giấy là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà” Nghiên cứu tư tưởngđạo đức của Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết để vận dụng sáng tạo vào quá trình giáodục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí để trở thành người chiến sĩ có đức, có tàitrên mặt trận văn hóa tư tưởng trong quá trình hội nhập Vì vậy, có thể khẳng định việc
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” là có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao.
2 Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức nghiềp nghiệp và xác định giátrị khoa học của những tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình giáo dục đào tạo và rènluyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành báo chí, từ đó đề xuất các biện phápgiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng caochất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đào tạo chuyên ngành báo chí
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngườilàm báo chí
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh trong trường đại học
4 Giả thuyết khoa học
Những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh rất phong phú và có ý nghĩa to lớntrong sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung Chính Người cũng là một nhà báo lớn,Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam Do vậy, nếu những tư tưởng đạođức của Người được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và được vận dụng phùhợp vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành báo chí
sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo đội ngũ người làm báo có đạo đức, tài năng, đápứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng CNH – HĐH đất nước hiện nay
Trang 55 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tập hợp, hồi cứu, phân tích làm rõ tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, vấn
đề đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
5.2 Điều tra để đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và hoạt động rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh trongcác trường đào tạo báo chí
5.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh cho sinh viên báo chí trong giai đoạn hiện nay và thực nghiệm cácbiện pháp đã đề xuất
6 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu ở hai trường: Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Khoa Báo chí truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu và giáo dục một số nội dung trong tư tưởng đạo đức của Hồ ChíMinh với tư cách là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng không thể thiếu đượctrong quá trình giáo dục, đào tạo nhân cách sinh viên báo chí có đủ tâm đức trong giaiđoạn hiện nay
+ Chúng tôi tiến hành thực nghiệm khoa học với 50 sinh viên chuyên ngành báo
in khóa (2011 - 2015) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
7 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết hợp các
nhóm phương pháp sau
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An
két); Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phỏng vấn;Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case Study); Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
8 Những đóng góp mới của đề tài
8.1 Về mặt lí luận
Hệ thống hóa lý luận, tìm ra những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh Đặc biệtcác tư tưởng chính trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo, giáo dụcđạo đức nghề báo
8.2 Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng quá trình đào tạo và giáo dục đạo đức nghềbáo cho sinh viên báo chí Tìm ra nội dung và đề xuất một số định hướng và biện phápgiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhtrong thời kỳ hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đào tạo báochí và tiến hành thực nghiệm sư phạm khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đã đềxuất
9 Bố Cục của luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụlục, luận án gồm 3 chương
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN BÁO CHÍ THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về tư tưởng đạo của đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được rất nhiều tác giả trong và ngoài nướcnghiên cứu Tất cả các tác giả dù nghiên cứu ở khía cạnh nào đi chăng nữa cũng khâmphục tấm lòng của Bác đối với dân, với nước Tư tưởng đạo đức của Người là tài sản, làbáu vật vô giá để mọi thế hệ con cháu học tập và làm theo tấm gương đạo đức củaNgười
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề báo
Việc nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề báo nóiriêng, được nhiều tác giả ở các quốc gia trên thế giới quan tâm sâu sắc Mỗi quốc giatrên thế giới đều có những quy ước riêng đối với đạo đức người làm báo trên cơ sở quyước chung của liên đoàn báo chí thế giới Báo chí Việt Nam cũng có những quy ướcriêng phù hợp với truyền thống dân tộc Cái riêng đó là đạo đức truyền thống dân tộc,đạo đức của Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền báo chí các mạng nước ta Cho nênsinh viên báo chí cũng phải được giáo dục để thực hiện theo những quy ước đó trongcông việc của mình khi ra trường
1.1.3 Những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với báo chí và đạo đức nghề báo
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu chân dung nhà báo Hồ Chí Minh, quá trình hoạtđộng báo chí của Bác ở nước ngoài, phong cách báo chí của Người, với các yêu cầu màNgười đặt ra đối với người cán bộ và nhà báo: viết như thế nào, viết cho ai, nhà báo cần
có những phẩm chất đạo đức nào Từ đó, khẳng định một lần nữa Bác là nhà báo tài ba
và những tư tưởng này đã và đang được các thế hệ nhà báo Việt Nam viết và làm theo
- Các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với hoạt động giáo dục
Trong các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với hoạt động giáo dục, tuy viếtdưới các góc độ khác nhưng các tác giả đều đưa ra các tư tưởng lớn của Người về giáodục và giáo dục đạo đức, khẳng định những giá trị to lớn trong tư tưởng giáo dục của HồChí Minh trong việc xây dựng một nền giáo dục Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc Từ đó, các tác giả rút ra những tư tưởng chính về đạo đức cách mạng được thể hiệnvắn tắt trong những phẩm chất như: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm,
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
1.2.1.1 Đạo đức
Có nhiều quan điểm khác nhau nói về đạo đức và chúng tôi đồng tình với quanđiểm cho rằng “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giáctrong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với
tự nhiên và với cả bản thân mình”
- Đạo đức xét dưới góc độ giáo dục, thì đó là một bộ phận cấu thành nên cấu trúc
Trang 7nhân cách của con người, gồm năng lực và phẩm chất.
1.2.1.2 Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêucầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người lao động trong lĩnh vựcnghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với lương tâm, trách nhiệm đạtkết quả cao nhất
1.2.2 Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
1.2.2.1 Khái niệm báo chí
Báo chí là: Các loại báo và tạp chí nói chung: công tác báo chí vai trò của báo
chí trong công cuộc đổi mới xã hội.
Báo chí có các loại hình như sau: Báo in, báo hình, báo phát thanh, báo mạng điện
tử, báo ảnh, v.v…
1.2.2.2 Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Với mỗi loại hình báo sẽ có những đòi hỏi khác nhau về đạo đức đối với ngườilàm báo Trong khuôn khổ nghiên cứu tác giả đi nghiên cứu sâu vào đối tượng sinh viênhọc chuyên ngành báo in, đây là chuyên ngành được đào tạo lâu nhất tại Học viện Báochí và Tuyên truyền và Khoa báo chí Truyền thông trường Khoa học xã hội nhân văn.Đây chính là giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở các khái niệm của các tác giả, theo chúng tôi: đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.
1.2.3 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhà báo
1.2.3.1 Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường,gia đình và xã hội, hình thành lí tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên thói quen vàhành vi đạo đức của con người ở trong đời sống xã hội Thể hiện các phẩm chất đạo đứcnhư: lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, đức hy sinh, dũng cảm, tínhliêm khiết trung thực, vô tư…
GDĐĐ nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức;
- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức;
- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức;
1.2.3.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí
Trên cơ sở phân tích những khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, đạo đứcnghề nghiệp nhà báo và giáo dục đạo đức chúng tôi có thế đưa ra khái niệm về giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí như sau:
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí chính là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ trong quá trình học tập và tác nghiệp sau khi ra trường.
1.3 Nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức được xem là một trong những khâu quantrọng nhất của việc đào tạo nhân tài, phát triển nhân lực, góp phần trực tiếp vào tiến trìnhlịch sử của dân tộc và thời đại, nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là hết sứcrộng lớn, bao quát trên nhiều lĩnh vực Nội dung tư tưởng đạo đức ở HCM bao gồm:
1.3.1 Nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng
Trang 8suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, khôngdựa dẫm.
- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân,
của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lạithành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hìnhthức, không liên hoan, chè chén lu bù
- Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trong sạch, không thamlam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không hamngười tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá Chỉ cómột thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
- Chính, " thẳng thắn, đứng đắn" Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu
khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở củabản thân mình
Chí công vô tư: Theo tư tưởng đạo đức của HCM là nhận rõ phải trái, giữ vững
lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân Đối với mình những tư tưởng, hànhđộng là lợi ích cho tổ quốc, đồng bào là bạn bè Những tư tưởng, hành động có hại cho
tổ quốc, cho đồng bào là thù
1.3.2 Nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Bên cạnh đạo đức cách mạng, một người cán bộ, một nhà báo chân chính muốnthể hiện được đạo đức cách mạng, phải luôn tự bồ dưỡng, trau dồi những phẩm chất đạođức nền tảng cả con người nói chung mà ông cha ta đã chắt lọc, tinh luyện mang đạmmàu sắc dân tộc: Nhân, nghĩa, trí, tín, dũng
- Nhân: Là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình.
Yêu thương con người được thể hiện ngay chính bài viết về những nội dung mang tínhchân thực, khách quan, nhà báo viết bài phải gần dân, phải hiểu tâm tư nguyện vọng củaquần chúng, văn phong gần gũi Theo Người, một nhà báo có đạo đức là một nhà báobiết "hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắngnghe ý kiến của quần chúng"
- Nghĩa: Là ngay thẳng, không có làm việc bậy, không làm việc gì giấu Đảng,
ngoài lợi ích của Đảng, không có gì lợi ích cho riêng tư, việc gì Đảng giao phải hết sứccẩn thận, không sợ phê bình và phê bình người khác phải đúng đắn Đối với người làmbáo, sự ngay thẳng, dám nói lên sự thật và viết đúng sự thật là việc nghĩa
- Trí: Là sáng suốt, biết địch, biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu
thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để màtránh Người làm báo phải luôn biết xử lý thông tin một cách sáng suốt, ứng xử thôngminh trong mọi trường hợp
Tín: Nói cái gì phải cho tin, nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin, cho
bộ độ tin ở mình Báo chí là tiếng nói của Đảng và nhân dân, vì thế người viết báo phảiluôn tạo ra lòng tin cho người đọc Để viết được những bài báo hợp lòng dân, sát vớicuộc sống của nhân dân, theo Người, nhà báo phải học cách tìm tài liệu trong dân Nămcách để tìm được tài liệu phục vụ cho bài viết đã được Người đưa ra, đó là: Nghe, Hỏi,Thấy, Xem và Ghi Năm cách này gắn bó chặt chẽ với nhau theo một hệ thống có tínhlogic
Dũng: Phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều Phải có kế hoạch,
rồi kiên quyết làm ngay Nguy hiểm cũng phải làm Nghĩa là phải có lòng dũng cảm
Trang 9trong công việc Nhà báo luôn phải xông pha đến những nơi gian khó, báo chí là nghềnguy hiểm nhất, hàng năm con số nhà báo thiệt mạng vì đến các khu vực nguy hiểm lấytin bài ngày một tăng lên, theo báo Người đưa tin năm 2013 ít nhất 70 nhà báo thiệtmạng trong khi làm nhiệm vụ, viết về chiến tranh, buôn bán ma túy, tham nhũng… nhưSyria, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nga và Philippines.
1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo cách mạng
1.4.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà báo cách mạng tài năng Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam với
tờ báo đầu tiên là tờ Thanh niên mà chính bản thân Người cũng là một cây bút tài ba.Hơn 50 năm hoạt động sáng tạo không ngừng, Người đã để lại một khối lượng tác phẩmbáo chí đồ sộ, với trên 2000 bài báo thuộc nhiều thể loại như: kịch, phóng sự, bút ký…các tác phẩm của Người còn được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đề cập đến toàn
bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng cũng như đời sống xã hội Việt Nam Trong cuộcđời hoạt động cách mạng Người đã sáng lập ra 9 tờ báo khác nhau: Le parie (Ngườicùng khổ), L’humanite (Nhân đạo), La vie d’ouvriers (Đời sống thợ thuyền), La femme(Phụ nữ), với bút danh Nguyễn Ái Quốc Tạp chí “Đỏ”, “Búa Liềm”, “Tranh đấu”,
“Tiếng nói của chúng ta” sử dụng khoảng hơn 150 bút danh khác nhau như: Nguyễn ÁiQuốc, Bình Sơn,Tân Sinh, Lê Ba, CK, ĐX, Trầm Lam … đã tuyên truyền vận động đấutranh cách mạng Những tư tưởng lớn của Người về đạo đức báo chí cách mạng đã nằmtrong các bài báo viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phongcách phương Đông, rất quen thuộc với người Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người làm báo: “Cán
bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” Đểlàm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cáchmạng, “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị đểnắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vàoquần chúng lao động”
Những kinh nghiệm làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nhữngnguyên tắc cơ bản không thể thiếu đối với những người cầm bút Đây chính là những bàihọc vô cùng quý báu mà Người đã để lại cho các nhà báo
Tính chân thật luôn được xem là đạo đức của người làm báo cách mạng Tư tưởngcùng những lời dạy của Người về báo chí mãi còn nguyên giá trị, từ bài báo đầu tiên củaNgười: “Vấn đề dân bản xứ” và bài cuối cùng: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáodục thiếu niên nhi đồng” đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành nền báochí cách mạng Việt Nam nói chung, những thế hệ người cầm bút nói riêng, ngay từnhững thế hệ đầu tiên những tờ báo trước và sau cách mạng tháng 8/1945 như: Nhà báoHữu Thọ, Nguyễn Bạch Đằng, Trần Lâm, Phan Quang… và đội ngũ đông đảo các nhàbáo hôm nay của báo Nhân Dân, báo Quân Đội, Phụ Nữ, Thanh Niên, Đoàn Kết, GiáoDục… Và nhiều tờ báo tạp chí khác đang thực sự góp phần tích cực vào sự nghiệp xâydựng đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh, tiến bộ
1.4.2 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo cách mạng
Những tư tưởng của Người về phẩm chất đạo đức người làm báo cách mạngthường có trong các mẩu chuyện, các bức thư hay bài nói chuyện Nó được tập trung ởnhững điểm sau:
Trang 10- Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng cộng sản: Theo
Hồ Chủ tịch, “đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng, một
dạ phục vụ nhân dân là “quyết tâm suốt đời phấn đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng
Đó là điều chủ chốt nhất”
- Phản ánh chân thực khách quan: Tính chân thực là một trong những đặc trưng
cơ bản của báo chí, cho nên Người thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực, coi
đó là một tiêu chuẩn trong phẩm chất đạo đức của người làm báo cách mạng
- Gần dân, yêu dân, vì quyền lợi của nhân dân: Nhân dân chính là đội ngũ công
chúng đông đảo nhất, gần gũi nhất của báo chí, do đó nhà báo phải có ý thức phục vụnhân dân chân thành nhất, tận tâm nhất
- Có tinh thần phê bình và tự phê bình: Phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc
bén của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện, xây dựngđạo đức cách mạng Đồng thời cũng là động lực mạnh mẽ giúp cho sự tiến bộ, trưởngthành, phát triển của mỗi cá nhân và mỗi tổ chức cách mạng Theo Người, tự phê bình
và phê bình có mục đích và ý nghĩa tốt đẹp đó là để mọi người học tập ưu điểm củanhau, giúp nhau nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm, để mọi người ngày càng tiến bộ,trưởng thành, đoàn kết
- Rèn luyện học tập suốt đời: Người làm báo phải lấy đạo đức cách mạng, đạo
đức nghề nghiệp làm gốc, là điều trước tiên khi đặt bút Song bản lĩnh chính trị, tri thứcmọi mặt… sẽ là những nhân tố quan trọng giúp cho nhà báo giữ được cái “tâm” trongsáng ấy Hoạt động báo chí là một hoạt động đặc biệt, đòi hỏi phải có tầm trí tuệ, có hiểubiết sâu rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lực nghề nghiệp Vì vậy,người làm báo phải luôn luôn học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ,…
-Tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ
Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em" Với tư cách làmột nhà báo quốc tế, Bác viết báo đấu tranh đòi sự công bằng cho dân tộc Việt Nam vàcác dân tộc bị áp bức trên thế giới
1.5 Những tiêu chuẩn đạo nghề nghiệp của nhà báo.
Những tiêu chuẩn này được thể hiện khái quát ra 9 điều trong “Quy định đạo đứcnghề nghiệp của người làm báo Việt nam” và được khái quát như sau:
1.5.1 Trọng dân, vì dân – Tiêu chuẩn hàng đầu đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Trọng dân là nói về thái độ ứng xử của nhà báo khi hành nghề và sáng tạo phải
luôn kính trọng nhân dân, tôn trọng lễ phép, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, yêu thương
tin tưởng ở nhân dân; luôn lắng nghe và chịu sự giám sát của nhân dân Vì dân là nói về
mục đích hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phải hết lòng hết sức tận tụy phục vụ nhândân; mọi hoạt động sáng tạo của nhà báo phải luôn hướng tới lợi ích và sự tiến bộ củanhân dân
1.5.2 Tính trung thực – đặc trưng nhân cách đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Trung thực là đặc trưng nhân cách của nhà báo và cũng là phẩm chất hàng đầu màĐảng, Nhà nước, nhân dân đòi hỏi các cơ quan báo chí, các nhà báo phải tôn trọng vàthực hiện
1.5.3 Trách nhiệm xã hội – Tiêu chuẩn đạo đức sống còn của báo chí và nhà báo
Trách nhiệm xã hội thuộc phạm trù nghĩa vụ đạo đức Nhà báo khi hoạt độngnghề nghiệp mang trên vai hai thứ trách nhiệm Đó là trách nhiệm trước cơ quan báo chí,phải hoàn thành tốt mọi công việc được giao Vượt lên trên trách nhiệm ấy là tráchnhiệm với xã hội Để nâng cao trách nhiệm xã hội, mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính
Trang 11trị và lòng yêu nước, thương dân, tính trung thực; có kiến thức và vốn sống sâu sắcnhằm xử lý thông tin đúng đắn, hợp tình hợp lý.
1.5.4 Lương tâm – Thước đo đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Lương tâm nghề nghiệp là sự phát triển cao của trình độ đạo đức vì nó dựa trên cơ
sở tự ý thức về trách nhiệm của bản thân người lao động khi hoạt động nghề nghiệp.Đạo đức nghề nghiệp được nâng cao sẽ thành lương tâm nghề nghiệp Vì vậy lương tâmtrở thành thước đo của trình độ đạo đức nhà báo Nhà báo có lương tâm, sẽ luôn tâmhuyết với nghề nghiệp mà mình theo đuổi, vì vậy mà có lòng yêu nghề, yêu người thathiết
1.6 Một số định hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.6.1 Đặc điểm của sinh viên báo chí và mục tiêu đào tạo trong nhà trường
Sinh viên ngành báo cũng như sinh viên các ngành học khác, ở ở độ tuổi từ 18 đến
23, độ tuổi trẻ trung, năng động và nhiệt huyết, có sự trưởng thành và chín chắn về mặttâm lý Xuất thân từ mọi vùng của đất nước, với mong muốn trở thành những phóngviên, biên tập viên báo, truyền hình, MC, phát thanh viên truyền hình, những người tổchức sự kiện, …
- Có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí ở nhiều loại hình báo chí
- Có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các
cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng
- Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chínhtrị xã hội của Đảng và Nhà nước
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội của dân tộc
- Có đạo đức của người cán bộ cách mạng với phẩm chất của nhà báo chân chính;
có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, có lối sống tích cực, lành mạnh,
Quá trình đào tạo cho sinh viên báo chí báo sát theo quy ước của hội nhà báo ViệtNam đó là:
1 Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt xã hộichủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân
3 Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật
4 Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm tráipháp luật
5 Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt tráchnhiệm xã hội
6 Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin
7 Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp
8 Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêmtốn cầu tiến bộ
9 Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền vănhóa khác
1.6.2 Một số định giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị và tinh hoa của
Trang 12nhân loại Việc vận dụng những tư tưởng đó trong quá trình đào tạo, giáo dục sinh viênbáo chí hiện nay nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo ra một độingũ những nhà báo vừa có tài vừa có tâm, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đấtnước Tuy nhiên việc vận dụng để giáo dục cho sinh viên báo chí hiện nay cần có sự lựachọn sao cho phù hợp để phát huy cao độ những giá trị đạo đức tốt đẹp, cách mạng trong
tư tưởng đạo đức của Người
1.6.2.1 Phát huy cao độ giá trị đạo đức của nhà báo cách mạng
Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất” của ViệtNam Người là nhà thơ, nhà văn, nhà báo vĩ đại Sự vĩ đại không chỉ là người xây dựngnền báo chí cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh còn là nhà báo cách mạng chânchính Có thể nói “Văn đức”, “Đạo đức báo chí” được hình thành từ phong cách và đạođức làm báo, viết văn của Hồ Chí Minh
1.6.2.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn sôi động xã hội
Báo chí là tiến nói của Đảng, của nhân dân, cho nên trong quá trình đào tạo độingũ cán bộ báo chí, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt lên hàng đầu Trong quá trình đàotạo cán bộ báo chí thì việc vận dụng những tư tưởng, lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
là cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn Người từng dạy: Trong quá trình đào tạo ởtrường phải luôn trang bị lý luận, tay nghề cho người học, hay nói cách khái quát: họcphải đi đôi với hành
Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”,
“Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”,
“Lý luận phải liên hệ với thực tế Việc gắn lý luận với thực tiễn xây dựng đất nước trongnền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, giúp sinh viên báo chí trang bị cho mình đầy đủkiến thức cần thiết đem ngòi bút xây dựng đất nước theo quan điểm của Đảng và Nhànước, giúp họ có thêm vốn hiểu biết, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống sinh động, đó lànhững chất liệu giúp cho những bài viết chính xác, gần với thực tế hơn giúp họ thấy rõđược những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực tới hoạt động báo chí
1.6.2.3 Đảm bảo vận dụng kết hợp đa dạng các con đường giáo dục
Quá trình GD hình thành và phát triển nhân cách của người nói chung và nhà báonói riêng cần thông qua nhiều lực lượng khác nhau, gia đình, nhà trường, xã hội và bằngnhiều con đường khác nhau như qua các môn học khoa học cơ bản, môn học chuyênngành, giúp SV hiểu được giá trị của nghề nghiệp, thông qua các môn học này lồng ghép
tư tưởng đạo đức nghề báo của chủ tịch Hồ Chí Minh vào nội dung GD, nhằm hìnhthành những phẩm chất đạo đức ở SV theo tư tưởng của Người; thông qua các hoạt độngngoại khoá như: tổ chức hội thảo, nghiên cứu chân dung, nghiên cứu các bài báo của chủtịch Hồ Chí Minh, làm cho SV hiểu rõ hơn về cuộc đời làm báo của Bác
1.6.2.4 Quan tâm giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa
GD nâng cao ĐĐNN cho SV báo chí xét cho cùng là nâng cao trình độ nhận thức,nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ của người phóng viên tương lại GD phải làmcho người học hiểu được các giá trị đạo đức trong xã hội, hiểu được “ chân, thiện, mĩ”,hiểu rõ đạo đức trong nghề nghiệp của mình, những phẩm chất đạo đức cần thiết trongnghề nghiệp, để khi tác nghiệp họ hiểu mình có quyền và nghĩa vụ như thế nào Như HồChí Minh đã căn dặn trong di chúc: “giáo dục đạo đức cách mạng cho đời sau là việclàm quan trọng và cần thiết”,
Trang 13GD ĐĐNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học hiệnnay, giáo dục tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp ĐĐ người làm báo phải gắn với nhữngphẩm chất nghề nghiệp, trong đó chứa đựng những tư tưởng đạo đức của chủ tịch HồChí Minh Và những phẩm chất này phải được GD và rèn rũa trước khi họ trở thànhnhững chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
2.2.2 Nội dung khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các nội dung sau: Đánh giá những ảnh hưởng của
tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh tới ĐĐNN của nghề làm báo; đạo đức và ĐĐNN củaSVBC; nhận thức, thái độ và hành vi NN của SVBC; thực trạng sử dụng các biện phápGDĐĐNN cho SVBC; hiệu quả của GDĐĐNN cho SVBC Từ đó, xác lập cơ sở thựctiễn của việc xây dựng các biện pháp GDĐĐNN cho SVBC theo tư tưởng đạo đức của
Hồ Chí Minh
2.2.3 Đối tượng khảo sát
2.2.3.1 Sinh viên báo chí
Trường Học viện Báo Chí và Tuyên truyền với 190 sinh viên khoa Báo in với năm
Kết quả điều tra cho thấy có 28 sinh viên cho rằng mình hiểu rất rõ các tiêu chuẩn,quy định của nghề nghiệp chiếm 7.78% nhưng có tới 124 sinh viên cho rằng mình chỉhiểu lơ mơ các quy định này chiếm 34,44% và đặc biệt có 3,33% sinh viên không hiểu
về các tiêu chuẩn và quy định nghề nghiệp