Như vậy, từ việc cần xây dựng một khung lý luận về quản lý phát triểnchương trình giáo dục đại học, một yêu cầu cấp thiết khác cũng đặt ra là phảinghiên cứu kỹ lưỡng về công tác quản lý
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THANH TÙNG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2015
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lê
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dụccủa nhà trường Phát triển chương trình giáo dục dựa vào nhà trường và trao quyền pháttriển chương trình cho nhiều bên tham gia hiện đang làm một xu hướng nổi bật ở hầuhết các nước trên thế giới để đảm bảo luôn luôn có một chương trình giáo dục có tínhhiện đại Vì vậy, quản lý phát triển chương trình đào tạo là một yêu cầu cần thiết trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay ở nước ta
Mặc dù phát triển chương trình giáo dục đại học được quan tâm khá nhiều ởmọi khía cạnh từ việc ai là người thực hiện, quy trình thực hiện, cách thức thứchiện nhưng việc quản lý công tác này như thế nào cho hiệu quả lại chưa được đềcập nhiều ở các nghiên cứu Điều này đặt ra vấn đề cần thiết phải có một khung lýluận hoàn chỉnh về quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học làm căn cứnghiên cứu trong quản lý giáo dục
Chương trình Giáo dục Quốc phòng An ninh dành cho sinh viên các trường Đạihọc ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo mục tiêu đặt ra của sự nghiệpbảo vệ tổ quốc vừa phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước Đã có một sốcông trình, đề tài nghiên cứu, đưa ra các biện pháp quản lý dạy học Giáo dục Quốcphòng - an ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này Nhưng thiếu vắngnhững nghiên cứu về phát triển và quản lý phát triển chương trình Giáo dục Quốc phòng– an ninh cho các hệ giáo dục Có lẽ bởi tất cả các trường học hiện nay đều chỉ dựa trênchương trình chuẩn do Bộ Giáo dục đưa ra rất lâu trước đây Điều này dần dần khiếncho chương trình môn học này trở nên có nhiều hạn chế
Như vậy, từ việc cần xây dựng một khung lý luận về quản lý phát triểnchương trình giáo dục đại học, một yêu cầu cấp thiết khác cũng đặt ra là phảinghiên cứu kỹ lưỡng về công tác quản lý phát triển chương trình Giáo dục Quốcphòng An ninh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam Với lý do trên, tôi
xin chọn đề tài “Quản lý phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến
sỹ
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học, từ
đó đưa ra nguyên tắc quản lý và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý pháttriển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh ở các trường đại học Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 43.1 Khách thể: Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các
trường đại học Việt Nam
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển chương trình cấp chứng chỉ về Giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học nào để phát triển và quản lý phát triển chương trình GDQP-ANcho sinh viên các trường đại học Việt Nam?
- Thực trạng chương trình GDQP-AN cho sinh viên các trường đại học ViệtNam hiện nay có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Để nâng cao chất lượng quản lý phát triển chương trình GDQP-AN chosinh viên các trường đại học Việt Nam hiện nay thì cần những giải pháp nào vànhững điều kiện gì?
5 Giả thuyết khoa học
Thực trạng phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viêncác trường đại học Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập nếu tìm được cơ sởkhoa học để phát triển, quản lý phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninhcho sinh viên các trường đại học Việt Nam và chỉ ra được những giải pháp thực hiện sẽgóp phần đạt mục tiêu Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại họcViệt Nam, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện ở các trường đại học hiện nay, nâng caochất lượng dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển, quản lý phát triển chương trìnhgiáo dục đại học để xây dựng khung lý luận về quản lý phát triển chương trình Giáo dụcquốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học làm căn cứ cho các nghiên cứuthực tiễn về quản lý giáo dục
- Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý phát triển chương trìnhGiáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các Trường đại học ở Việt Nam Từ
đó đánh giá về công tác này hiện nay, tìm ra hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất nguyên tắc quản lý phát triển chương trình và các phương thức thực thichương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học nhằm đápứng yêu cầu trong giai đoạn tới
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Hiện nay có các chương trình GDQP-AN
cho hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề quản lýphát triển chương trình GDQP-AN của các trường đại học để cấp chứng chỉ cho sinh
Trang 5viên; nguyên tắc quản lý và đề xuất các nhóm giải pháp để quản lý phát triển chươngtrình Giáo dục quốc phòng - an ninh ở các trường đại học trong cả nước.
7.2 Giới hạn về đối tượng và địa bàn khảo sát: Đề tài tập trung khảo sát đối
tượng cán bộ quản lý, giảng viên Giáo dục quốc phòng - an ninh ở các Khoa/Bộmôn GDQP, Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên của các trường Đại học
8.2 Phương pháp nghiên cứu
8.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Quân đội vềGiáo dục và quản lý giáo dục
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đếnvấn đề nghiên cứu của luận án
8.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi về thực trạng quản lý phát triểnchương trình GDQP-AN cho sinh viên các trường Đại học, lấy mẫu ở các trường
và trung tâm trong cả nước (phụ lục 1,2)
- Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, lãnh đạo cáctrường Khoa, trung tâm GDQP
8.2.3 Phương pháp thống kê toán học:
Áp dụng xử lý các kết quả điều tra được trên cơ sở đó đưa ra những đánhgiá, nhận định có cơ sở khoa học
9 Những đóng góp mới của luận án
9.1 Về mặt lý luận: Nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống cơ sở lý luận về quản
lý giáo dục vận dụng vào quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học Qua đó gópphần phát triển và hoàn thiện khung lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục
ở bậc đại học nói chung và toàn hệ thống giáo dục nói riêng
9.2 Về mặt thực tiễn
Trang 6- Đề xuất chu trình phát triển chương trình GDQP-AN cho sinh viên cáctrường Đại học Việt Nam theo cách tiếp cận năng lực và lấy người học làm trungtâm với nhiều bên tham gia.
- Đề xuất hệ thống quản lý phát triển chương trình GDQP-AN cho sinh viêncác trường Đại học ở Việt Nam theo các nguyên tắc quản lý phù hợp
quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển chương trình Giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
1.1.1.1 Các nghiên cứu về chương trình giáo dục đại học
Có nhiều cách giải thích khác nhau về chương trình giáo dục/đào tạo nhưng cácnghiên cứu đều phải được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội ở thời điểm lịch sử
xã hội (tính lịch sử) nhất định Từ quan niệm và góc nhìn triết học này, sự đa dạng vàphát triển liên tục các định nghĩa, cách giải thích về chương trình giáo dục/đào tạo làmột tất yếu khách quan Khi đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ và thông tin, có thể nhìn nhận chương trình giáodục/đào tạo là tập hợp các mục tiêu và hệ giá trị mà người học đạt được thông qua hoạtđộng của nhà trường kết nối với một xã hội đang vận hành và phát triển
1.1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục đại học
Mỗi nhà giáo dục học khi nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục đại họcđều đưa ra một mô hình riêng Theo Peter F.Oliva (1998), chương trình giáo dục là sảnphẩm của thời đại nên phải luôn được cập nhật, đổi mới và phát triển theo thời đại Chođến nay, có rất nhiều các mô hình được đưa ra khi nghiên cứu về phát triển chương trìnhgiáo dục Trong đó, có một số mô hình được áp dụng phổ biến như mô hình của RalphW.Tyler, mô hình Hunskin, mô hình Taba, mô hình Tim Wentling, mô hình Oliva…Mỗi mô hình này đưa ra một quan điểm riêng về phát triển chương trình Tổng quan saukhi nghiên cứu các mô hình khác nhau về phát triển chương trình giáo dục theo cách tiếpcận người tham gia, mô hình được lựa chọn sử dụng phù hợp nhất hiện nay là mô hình
Trang 7phát triển đào tạo có sự tham gia của nhiều bên Ưu điểm của mô hình là không tách rờikhâu thiết kế với giảng dạy mà lồng ghép, đan xen lẫn nhau, vừa thiết kế vừa giảng dạy
và vừa giảng dạy, vừa thiết kế sáng tạo
1.1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý
Quản lý là đề tài luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm Các lý thuyết quản
lý đã được xây dựng từ rất lâu Cho đến nay, các quan điểm truyền thống hay cáchọc thuyết quản lý cổ điển (ra đời từ hơn một thế kỷ trước) vẫn còn được áp dụng.Cùng với sự phát triển của toàn cầu hoa, hệ thống quản lý mở đang được tập trungnghiên cứu nhiều hơn đặc biệt là mô hình quản lý nhận mạnh tới quá trình của mộthoạt động
1.1.2 Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục
Ở Việt Nam, các quan niệm về chương trình giáo dục thường được đưa ratheo cách tiếp cận phát triển Các nghiên cứu ở Việt Nam về phát triển chương trìnhxoay quanh việc nghiên cứu một quy trình thống nhất để thực hiện công tác này tạicác cơ sở đào tạo
1.1.2.2 Các nghiên cứu về chương trình và phát triển chương trình giáo dục QP-AN
Hiện nay, đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về chương trình giáo dục
QP-AN ở Việt Nam Hầu hết nghiên cứu tập trung vào việc đưa ra các biện pháp quản lý dạyhọc Giáo dục Quốc phòng - an ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này.Nhóm những nghiên cứu này có số lượng khá ít ỏi, tập trung ở một số đề tài, hội thảokhoa học tại các Khoa GDQP, trung tâm GDQP-AN Cách tiếp cận nghiên cứu cũngkhông được đặt trong mối quan hệ với chương trình GDQP-AN là xương sống của toàn
bộ quá trình giáo dục đào tạo môn học này
1.1.2.3 Những nghiên cứu về quản lý phát triển chương trình giáo dục
Hầu hết các nhà nghiên cứu ở Việt Nam không nghiên cứu phát triển chương trình giáodục thuần túy về lý luận mà thường kế thừa những lý thuyết của các nhà giáo dục học nước ngoài,phát triển, mở rộng khung lý thuyết ở một giới hạn khía cạnh nhỏ trong đó Họ có xu hướng tổnghợp và xây dựng một khung lý thuyết cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích thực tiễn Ở ViệtNam, các tác giả nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục khá nhiều nhưng vấn đề về quản
lý phát triển chương trình lại chưa được đặt ra một cách hệ thống Vì vậy, số lượng nghiên cứu ít ỏicùng với sự chưa thống nhất khiến cho khung lý thuyết về quản lý phát triển chương trình giáodục khá “trống” Các nghiên cứu ở trên chủ yếu lấy chu trình phát triển chương trình giáo dụcgồm có 5 yếu tố cơ bản là: (1) Phân tích nhu cầu; (2) Xác định mục đích và mục tiêu; (3) Thiết kế;(4) Thực thi và (5) Đánh giá để làm nền tảng nghiên cứu sự quản lý chúng Quản lý được hiểu là
sự tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động trong chu trình chỉ là một phần của công tác quản lý
Trang 81.1.3 Gợi mở cho việc nghiên cứu quản lý phát triển chương trình giáo dục QP-AN cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam
1.1.3.1 Về lý luận
Cần tiếp tục hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý phát triển chương trìnhgiáo dục đại học như sau: (1) Cần xác định rõ nội dung cụ thể của quá trình pháttriển chương trình giáo dục đại học theo hệ thống Trong đó, việc phát triểnchương trình giáo dục đại học cần tiếp cận theo năng lực và lấy người học làmtrung tâm (2) Các chức năng quản lý cần phải bao trùm toàn bộ các hoạt độngtrong quá trình phát triển chương trình giáo dục đại học (3) Cần nghiên cứu việcquản lý phát triển chương trình giáo dục đại học trong sự kết hợp các cách tiếp cận
để đạt được sự chặt chẽ
1.1.3.2 Về thực tiễn
Cần phải có những nghiên cứu cụ thể về thực tiễn quản lý phát triển chương trìnhgiáo dục QP-AN cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam như sau: (1) tìm ra nhữngđặc trưng về chương trình môn giáo dục QP-AN cho sinh viên các trường Đại học, nhữngyêu cầu về phát triển chương trình môn học này ở Việt Nam (2) Xác định mô hình quản
lý phát triển chương trình giáo dục QP-AN cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam.(3) Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục QP-AN chosinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay (4) Đánh giá những hạn chế và đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển chương trình giáo dục QP-AN chosinh viên các trường Đại học ở Việt Nam trong thời gian tới
1.2 Các quan điểm cơ bản về chương trình và quản lý chương trình
1.2.1 Quan điểm về chương trình
1.2.1.1 Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục là văn bản chính thức, quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầunội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp, thực tậptheo từng năm học, tỉ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phươngthức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp của cơ sởgiáo dục
1.2.1.2 Chương trình giáo dục đại học
Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩnkiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hìnhthức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độđào tạo của giáo dục đại học, đảm bảo yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác
Trang 91.2.1.3 Chương trình nhà trường
Chương trình có thể chia thành nhiều cấp độ: chương trình quốc gia, chương trìnhnhà trường Chương trình giáo dục của một trường bao gồm những cách thức mà mộttrường đưa chương trình giáo dục quốc gia vào ứng dụng thực tế Chương trình giáo dụccủa trường gắn liền với nhu cầu của địa phương, những ngành nghề ưu tiên và nguồn lực
1.2.2 Quan điểm về quản lý chương trình
1.2.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản
lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định củacông tác quản lý”
1.2.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lýtrong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp… chung nhất của khoa học quản lývào lĩnh vực giáo dục đảm bảo sự vận hành tối ưu của một hệ thống/ tổ chức/cơ quangiáo dục - đào tạo nhờ đó đạt được các mục tiêu phát triển theo yêu cầu xã hội
1.2.2.3 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi tráchnhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mụctiêu đào tạo của ngành giáo dục và trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy học lên mộttrạng thái mới về chất
1.2.2.4 Các cách tiếp cận quản lý vận dụng vào quản lý giáo dục đại học
Tiếp cận chức năng – mô hình POLCI: Theo cách tiếp cận này, quản lý giáo
dục đại học được thực hiện ở các nội dung: kế hoạch hóa (P- Planning), tổ chức Organizing), điều khiển (lãnh đạo, chỉ huy) (L - Leading) và kiểm tra đánh giá (C –Controling), thông tin (I – Information)
(O-Tiếp cận quá trình – mô hình CIPO: Quản lý tác động của bối cảnh
(Context); Quản lý đầu vào (Input), quản lý quá trình (Process), quản lý đầu ra(Output) Dạy học, giáo dục diễn ra theo một quá trình
1.3 Phát triển chương trình giáo dục đại học
1.3.1 Khái niệm phát triển chương trình giáo dục
Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiệnkhông ngừng chương trình giáo dục cho tương thích với trình độ phát triển củakinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, của đời sống xã hội nói chung
1.3.2 Các mô hình phát triển chương trình
1.3.2.1 Mô hình Tyler
1.3.2.2 Mô hình Hunkins
Trang 101.3.2.3 Mô hình Taba
1.3.2.4 Mô hình Oliva
1.3.2.5 Mô hình Tim Wentling
1.3.2.6 Mô hình phát triển chương trình có sự tham gia của các bên liên quan
1.3.3 Khái niệm phát triển chương trình giáo dục đại học
Phát triển chương trình giáo dục đại học là quá trình liên tục để hoàn thiện mộtchương trình giáo dục đại học trong tất cả các khâu từ khi bắt đầu thiết kế chương trìnhđào tạo đại học đến việc thực thi và đánh giá chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu thayđổi của xã hội
1.3.4 Các cách tiếp cận phát triển chương trình đại học
1.3.4.1 Phát triển chương trình lấy nội dung làm trung tâm
1.3.4.2 Phát triển chương trình theo cách tiếp cận mục tiêu
1.3.4.3 Phát triển chương trình giáo dục theo cách tiếp cận phát triển
1.3.4.4 Phát triển chương trình lấy người học làm trung tâm
1.3.4.5 Phát triển chương tình theo tiếp cận năng lực
1.3.4.6 Phát triển chương trình theo lý thuyết hệ thống
1.3.5 Chu trình phát triển chương trình giáo dục
Từ các mô hình về phát triển chương trình giáo dục, Nguyễn Đức Chính đãđưa ra chu trình phát triển chương trình giáo dục là một vòng tròn khép kín gồm 5bước, biểu diễn sự phát triển của chương trình giáo dục như một quá trình diễn raliên tục
Hình 1.7: Chu trình phát triển chương trình giáo dục 1.4 Quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học
1.4.1 Quan niệm về quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học
Quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học là quá trình quản lý sao cho mụctiêu của hoạt động phát triển chương trình đào tạo đại học được thực hiện, trong đó,chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xã hội và hoạt động tổ chức phát
Phân tích nhu cầu
Xác định mục đích và mục tiêu
Thiết kê Thực thi
Đánh giá
Trang 11triển chương trình đào tạo đạt được hiệu quả tốt nhất ở thời điểm đang xét Quản lý pháttriển chương tình giáo dục đại học thực chất là sự chỉ đạo của các cấp trong việc địnhhướng xây dựng, phát triển chương trình, quản lý các hoạt động trong quá trình phát triểnchương trình giáo dục như: tổ chức phân tích nhu cầu, tổ chức xác định mục đích, mụctiêu, tổ chức thiết kế, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và tổ chứcđánh giá cải tiến chương trình đó
1.4.2 Đặc trưng quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học
1.4.2.1 Quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học phải tuân thủ các chức năng quản lý
1.4.2.2 Quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học là quá trình có tính liên tục
1.4.2.3 Quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học là quản lý các khâu trong chu trình phát triển chương trình giáo dục.
1.4.3 Các mô hình quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học
Quản lý phát triển chương trình có nhiều mô hình khác nhau được đặc trưng vởi vịtrí, vai trò cũng như cách thức tác động của chủ thể quản lý đến các thành viên tham giavào phát triển chương trình khác nhau Cần phân định rõ đây là phương thức quan hệ làmviệc giữa người lãnh đạo với cấp dưới
1.4.3.1 Mô hình quản lý phát triển chương trình Kim tự tháp:
1.4.3.2 Mô hình quản lý phát triển chương trình Bánh xe (trung tâm)
1.4.3.3 Mô hình quản lý phát triển chương trình xen vào giữa
1.4.3.4 Mô hình quản lý phát triển chương trình nhạc trưởng
1.4.3.5 Mô hình quản lý phát triển chương trình đường ray
1.4.3.6 Mô hình quản lý phát triển chương trình nô bộc
Mỗi mô hình quản lý phát triển chương trình nói trên đều có những ưu,nhược điểm nhất định Việc sử dụng mô hình quản lý phát triển chương trình nàocũng cần phải căn cứ trên nhiều yếu tố như quan niệm về chương trình, cách tiếpcận phát triển chương trình, mô hình phát triển chương trình và các điều kiện cụthể khác
1.4.4 Phân cấp quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam
1.4.4.1 Những thay đổi về phân cấp quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam qua các giai đoạn
Trang 12Việc phân cấp quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam trảiqua những giai đoạn lịch sử khác nhau với sự thay đổi về quan điểm quản lý chươngtrình giáo dục đại học Việc phân cấp quản lý phát triển chương trình đào tạo hiện nayđược thực hiện như sau:
- Cấp Bộ: Quản lý ở tầm vĩ mô chung như xác định mô hình tổ chức đào tạo,danh mục các ngành đào tạo, chương trình khung
- Cấp Ngành hoặc Hội đồng liên ngành hoặc cấp trường: quản lý việc xâydựng khung chương trình đào tạo ngành, chương trình chi tiết các môn học cốt lõi,chương trình chi tiết các môn học bắt buộc
- Cấp Khoa hoặc Bộ môn: Chương trình chi tiết các môn học tùy ý
Các cấp quản lý sẽ đồng thời tổ chức điều chỉnh, xây dựng và thông quachương trình đào tạo Cấp quản lý và cấp trên sẽ kiểm tra, thanh tra thực hiệnchương trình đào tạo
1.4.4.2 Phân cấp quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học cấp nhà trường
Với một chương trình giáo dục đại học được phát triển ở cấp nhà trường thìviệc quản lý cũng sẽ được tập trung xem xét ở cấp nhà trường với mô hình quản lýnhư sau:
Hình 1.14: Mô hình phân cấp quản lý phát triển chương trình
cấp nhà trường
Lãnh đạo nhà trường Lãnh đạo Khoa/Bộ
môn
Các bên tham gia PTCT
Các bên tham gia PTCT
Các bên tham gia PTCT
Xác định nhu cầu
Xác định nhu cầu
Xác định mục đích, mục tiêu
Xác định mục đích, mục tiêu
Xây dựng chương trình
Xây dựng chương trình
Thực thi chương trình
Thực thi chương trình
Đánh giá chương trình
Đánh giá chương trình
Quản lý kiểu “nô bộc”
Quản lý kiểu “xen giữa”
Quản lý kiểu “bánh
xe”
Quản lý kiểu “nhạc trưởng”
Trang 131.4.5 Nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học
1.4.5.1 Quản lý phân tích nhu cầu
1.4.5.2 Quản lý xác định mục đích, mục tiêu
1.4.5.3 Quản lý thiết kế chương trình giáo dục
1.4.5.4 Quản lý thực thi chương trình giáo dục
1.4.5.5 Quản lý đánh giá chương trình giáo dục
1.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học
1.4.6.1 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới quản lý phát triển chương trình giáo dụcgồm có: Sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội; Sự phát triển của khoa học côngnghệ; Sự phát triển của ngành học; Nhu cầu của người học
1.4.6.2 Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới quản lý phát triển chương trình giáo dụcgồm có: Đội ngũ quản lý; Những người tham gia phát triển chương trình; Đội ngũgiáo viên/giảng viên; Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Về chương trình GDQP-AN cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam
2.1.1 Giáo dục quốc phòng - an ninh ở Việt Nam
Giáo dục quốc phòng - an ninh là hoạt động có kế hoạch, có nội dung chươngtrình, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng, nhằm truyền thụcho họ những tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề vềquốc phòng - an ninh cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc theochức trách
2.1.2 Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam
Giáo dục QP-AN cho sinh viên các trường đại học là một chương trình môn họcđặc biệt được cấp chứng chỉ, và mang tính chất bắt buộc và nằm trong chương trình đàotạo cấp bậc đại học của tất cả các trường Đại học trong cả nước Mặc dù được coi giốngnhư chương trình môn học nhưng bên trong chương trình GDQP-AN lại bao gồm nhiềuhọc phần, có thể được tổ chức dạy học theo hình thức tập trung hoặc dàn trải tùy theo điều