Giáo dục QP-AN nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàndiện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về QP-AN; truyền thống đấu tranhchống giặc ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -PHẠM QUANG HƯNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN HÓA
Trang 2Hà Nội - 2014
Trang 3Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy,
cô giảng viên Khoa QLGD, Phòng Sau đại học, các khoa và các phòng, bancủa Đại học Sư phạm Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu;
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và giảng viên trường
CĐ Hải Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi có những tư liệu đểhoàn thành luận văn;
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới NGƯT, PGS.TS Mai Văn Hóa, thày đã tận tình chỉ bảo, bồi dưỡng kiến thức, phương
pháp nghiên cứu, năng lực tư duy, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện song luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót; kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý củaquý thầy, cô cùng các anh (chị) và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Quang Hưng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC 6
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Các khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Khái niệm Quốc phòng - An ninh 13
1.2.2 Khái niệm Giáo dục Quốc phòng - An ninh 16
1.2.3 Khái niệm Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên 18
1.2.4 Khái niệm quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương 19
1.3 Đặc điểm hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên 20
1.3.1 Đặc điểm về giảng viên 20
1.3.2 Đặc điểm về sinh viên 20
1.3.3 Đặc điểm về tổ chức dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên 21
1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng -An ninh cho sinh viên 23
Trang 51.4.1.Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình Giáo dục Quốc
phòng - An ninh 23
1.4.2 Quản lý kế hoạch dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh .28
1.4.3 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên 29
1.4.4 Quản lý hoạt động học, tự học của sinh viên 34
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 36
1.5 Các yếu tố tác động đến hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên 37
Kết luận chương 1 42
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 43
2.1 Khái quát chung về Trường Cao đẳng Hải Dương 43
2.1.1 Một số nét về Trường Cao đẳng Hải Dương 43
2.1.2 Tình hình và nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương 46
2.2 Phương pháp khảo sát thực trạng và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương 46
2.2.1 Phương pháp khảo sát thực trạng 46
2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương 48
2.3 Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản hoạt động dạy học môn giáo dục Quốc phòng -An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương 64
2.3.1 Ưu điểm 64
2.3.2 Hạn chế 64
2.3.3 Nguyên nhân 65
Trang 6Kết luận chương 2 67
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG 68
3.1 Các yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương 68
3.1.1 Đảm bảo tính pháp lý 68
3.1.2 Đảm bảo tính trọng điểm 68
3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa 68
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 69
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương 69
3.2.1 Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Giáo dục Quốc phòng - An ninh .69
3.2.2 Quản lý việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng chuẩn hóa 73
3.2.3 Quản lý hoạt động đổi mới nội dung, chương trình môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn 75
3.2.4 Tăng cường quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên 80
3.2.5 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 83
3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 86
3.3.1 Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 86
3.3.2 Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 87
3.3.3 Tương quan về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp .88
Trang 7Kết luận chương 3 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lưu lượng HS, SV của trường CĐ Hải Dương 45
Bảng 2.2 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục QP-AN 49
Bảng 2.3 Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học 51
Bảng 2.4 Thực trạng quản lý việc soạn giáo án, chuẩn bị lên lớp và hồ sơ chuyên môn của GV 53
Bảng 2.5 Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV 55
Bảng 2.6 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV 57
Bảng 2.7 Thực trạng quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của GV .58
Bảng 2.8 Thực trạng quản lý hoạt động học, tự học của SV 60
Bảng 2.9 Thực trạng quản lý CSVC, TBDH 62
Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 86
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 87
Bảng 3.3 Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 88
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 87Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 88Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp 89
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý mục tiêu môn học Giáo dục QP-AN 24
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Trường CĐ Hải Dương 44
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tácđộng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Các thế lực thù địchtrong và ngoài nước vẫn không ngừng chống phá nước ta trên mọi lĩnh vực.Chúng ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, nhiều tình huốngphức tạp, quyết liệt có thể xảy ra, buộc ta phải đối phó Bởi vậy, bên cạnh việctập trung xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, phải chú trọng tăng cường QP-ANnhằm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổnđịnh AN chính trị, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới
Giáo dục QP-AN là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung
cơ bản trong xây dựng nền QP toàn dân và thế trận AN nhân dân Giáo dụcQP-AN là môn học chính khóa trong chương trình GD&ĐT, từ trung học phổthông đến ĐH và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể
Giáo dục QP-AN nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàndiện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về QP-AN; truyền thống đấu tranhchống giặc ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân vớibảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thứccảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức
cơ bản về đường lối QP-AN và công tác quản lý nhà nước về QP-AN; có kỹnăng QP, quân sự, AN cần thiết để tham gia sự nghiệp xây dựng, củng cố nền
QP toàn dân, AN nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Giáo dục QP-AN cho SV góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức
kỷ luật, tác phong khoa học ngay khi SV đang học tập trong trường và khi ratrường công tác Giảng dạy và học tập tốt môn Giáo dục QP-AN là góp phầnđào tạo ra những con người mới XHCN, có đầy đủ trình độ năng lực để thựchiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và
Trang 12Quản lý giảng dạy Giáo dục QP-AN trong nhà trường cần quán triệtsâu sắc nguyên lý giáo dục chung: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền vớithực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xãhội Trong QLGD nhà trường thì quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN làmột nhiệm vụ, nội dung của quản lý sư phạm, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng môn học này nói riêng, nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT của mỗinhà trường nói chung.
Hiện nay, công tác quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN tại Trường
CĐ Hải Dương còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng Giáo dục QP-AN cho SVcòn hạn chế: việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhànước về công tác Giáo dục QP-AN còn chưa sâu, chưa đầy đủ Bên cạnh đó,chuyển biến về nhận thức ở một số CBQL và một bộ phận SV còn chậm sovới mục tiêu, yêu cầu môn học và nhiệm vụ Giáo dục QP-AN trong tình hìnhmới Chất lượng môn học Giáo dục QP-AN còn thấp, nền nếp kỉ luật học tậpchưa cao Bên cạnh đó, CSVC, thao trường bãi tập, TBDH cũng còn chưa đápứng được yêu cầu đặc thù của môn học Đã có một số công trình nghiên cứu
về Giáo dục QP-AN từ góc độ chính trị xã hội, quân sự, nhưng vấn đề quản lýHĐDH môn học này thì chưa được nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống Từ vấn
đề cơ bản trên đòi hỏi cần có một nghiên cứu độc lập để phải tìm ra đượcnhững biện pháp quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV, nâng caochất lượng dạy học môn học này ở Trường CĐ Hải Dương, đáp ứng được vớiyêu cầu trong tình hình mới
Những phân tích trên là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý HĐDH môn Giáo dục AN; đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH
Trang 13QP-môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương, nhằm góp phần quản
lý nâng cao chất lượng HĐDH môn Giáo dục QP-AN và góp phần nâng caochất lượng đào tạo của nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
4 Giả thuyết khoa học
Quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế Nếu sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý
HĐDH môn Giáo dục QP-AN từ khâu kế hoạch, nội dung, chương trình dạyhọc, hoạt động của đội ngũ giảng dạy, hoạt động học tập của SV, bảo đảm
CSVC, TBDH… một cách có cơ sở khoa học, thiết thực và phù hợp thì chất
lượng dạy học môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương sẽ cónhững chuyển biến tích cực
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Cao đẳng, Đại học.
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp quản lý HĐDH môn Giáo dụcQP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
Các số liệu, minh chứng sử dụng trong luận văn được lấy trong 5 năm
Trang 142010 - 2014.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,khái quát hóa các tài liệu lý luận về quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-ANcho SV CĐ, ĐH như các tác phẩm kinh điển, nghị quyết, chỉ thị, các giáotrình, luận văn, luận án
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp quan sát
Quan sát, thu thập thông tin qua các báo cáo tổng kết năm học về dạyhọc môn Giáo dục QP-AN của các lớp để nghiên cứu thực trạng công tácquản lý hoạt động HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục đích, nội dung điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thuthập thông tin về thực trạng việc quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho
SV Trường CĐ Hải Dương
- Phạm vi điều tra: Điều tra các hoạt động có liên quan tới quản lýHĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
- Chọn mẫu điều tra: Các CBQL như Ban Giám hiệu, các phòng, khoa,
tổ chuyên môn, GV Giáo dục QP-AN và SV Trường CĐ Hải Dương
* Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Trưng cầu ý kiến, trao đổi với các chuyên gia, CBQL, GV có kinhnghiệm về những nội dung trong phạm vi vấn đề nghiên cứu HĐDH mônGiáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm dạy học môn Giáo dụcQP-AN tại Trường CĐ Hải Dương; chú trọng cả kinh nghiệm thành công vànhững kinh nghiệm chưa thành công về quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-
Trang 15AN cho SV tại nhà trường.
* Phương pháp khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm, đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của cácbiện pháp quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV ở Trường CĐ HảiDương đã được đề xuất trong luận văn
- Phần nội dung (luận văn cấu trúc gồm 3 chương):
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý HĐDH môn Giáo dục
QP-AN cho SV các trường ĐH, CĐ
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV
Trường CĐ Hải Dương hiện nay
Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV
Trường CĐ Hải Dương
- Phần kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo.
Trang 16Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn suốt lịch sử phát triển của thế giới, bất kể quốc gia nào cũng coitrọng giáo dục QP, bởi đó là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sự tồn vong củamỗi quốc gia, dân tộc
1.1.1 Trên thế giới
Ở nước Mỹ: Từ năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua "Luật Giáo dục
QP”, tuyên truyền tư tưởng "lợi ích quốc gia trên hết”, đưa giáo dục QP vàotrong các loại hình giáo dục Giáo dục QP trong các trường ĐH, CĐ ở Mỹ docác sĩ quan quân đội cử đến thường trú tại đó đảm nhiệm Trọng điểm củagiáo dục QP ở Mỹ là: “Yêu nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể, chịu cốnghiến, …” do ở Mỹ người ta nói nhiều tới tự do, nhưng không lo phục tùng,không chịu cống hiến Các sĩ quan thường trú tại các trường ĐH, CĐ cónhiệm vụ dạy cho SV biết, phục tùng và cống hiến là tố chất cần có của mộtngười hoàn chỉnh
Mỹ đã phổ cập yêu cầu giáo dục QP, các đoàn thể và bộ máy chínhquyền các cấp phải coi chủ nghĩa yêu nước là động lực tinh thần của thế giớicường quyền, chỉ cần vì “quyền lợi nước Mỹ” là có thể sử dụng mọi thủ đoạnchính trị, kinh tế, quân sự, dân chúng phải biến chủ nghĩa yêu nước thànhhành động cụ thể
Ở Liên bang Nga: Quyết định của Chính phủ Liên bang Nga ngày 06
tháng 3 năm 2008: “Đào tạo công dân theo chương trình giáo dục QP tại trungtâm đào tạo quân sự được thực hiện trong quá trình đào tạo tại trường ĐHtheo chương trình cơ bản của trường”
Trang 17Tổ chức để giáo dục QP có tên là ROSTO (kế thừa tổ chức DOSAATthời Liên Xô cũ) Nội dung giáo dục QP tập trung là lòng yêu nước, yêu chế
độ và các năng quân sự cần thiết sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Tổng thống Nga
V Putin đã ra chỉ thị đầu tư phát triển hệ thống có chất lượng thực sự, để giáodục công dân, nhất là thiếu niên, thanh niên trong đó chú trọng vào nhữngngười trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng phục vụ lực lượng vũtrang, giáo dục cho thanh thiếu niên lòng yêu nước, phát triển năng thể thaoquân sự Bộ QP Liên bang Nga thuyết phục Bộ Giáo dục Nga đưa giáo dục
QP vào trong trường học và trở thành môn học bắt buộc Hệ thống tổ chứcROSTO được tổ chức ở tất cả các nước cộng hòa, 6 vùng lãnh thổ, 59 tỉnhthành và ngang tỉnh thành, 1.684 các tổ chức thành phố do 1.770 Hội đồngROSTO lãnh đạo Ngoài ra, ROSTO còn hợp tác với 9 tổ chức QP thuộc cácnước khối SNG để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho lực lượng vũ trang Liênbang Nga ROSTO còn đào tạo hơn 119 chuyên ngành thuật phát triển nôngnghiệp đất nước Tổ chức ROSTO còn có 1.200 câu lạc bộ năng thể thaoquân sự ứng dụng, hàng năm đào tạo khoảng 400.000 vận động viên
Ở Trung Quốc: Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc thường
xuyên quan tâm, chú trọng quản lý công tác giáo dục ý thức QP, bảo vệ đấtnước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho các thế hệ HS, SV Có một
số tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới giáo dục QP cho cán bộ,
HS, SV trước yêu cầu chống “Tây hóa” của chủ nghĩa đế quốc và các thếlực thù địch; đề xuất những biện pháp đổi mới, nội dung, chương trình,phương pháp giáo dục QP cho cán bộ, học sinh, SV đáp ứng yêu cầu bảo
vệ Đảng cộng sản, chế độ XHCN
Các cán bộ khoa học thuật, chuyên môn nghiệp vụ được nhà nướcTrung Quốc đào tạo theo mô hình “nhân tài lưỡng dụng” để phục vụ xây dựngkinh tế và củng cố QP
Trang 18Ở Singapore: Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho Bộ QP quản lý
các nhà trường giáo dục QP Theo kế hoạch năm, thanh niên từ 18 đến 25 tuổiđược tập trung tại các nhà trường giáo dục QP để học các nội dung giáo dụcvới thời gian 3 tháng
Ở Hàn Quốc: Chính phủ quy định nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 25
buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị bộ đội, tại đây SV sẽđược trang bị kiến thức phần thực hành và luyện tập về quân sự thời gian 3tháng Trong chương trình của các trường ĐH, quân sự là các môn lựa chọn
và trường chỉ dạy phần lý thuyết
Nhìn chung, các nước trên thế giới đều quan tâm đến công tác giáo dục QP cho HS, SV và thanh niên bởi đây là lực lượng trẻ, có trình độ khoa học và kỹ thuật, huy động vào quân đội sẽ phát huy được sức mạnh Do đó trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hầu hết các quốc gia đều coi trọng nâng cao ý thức QP cho thế hệ trẻ ngay khi họ còn trên ghế nhà trường.
1.1.2 Ở Việt Nam
1.1.2.1 Những tư tưởng về giáo dục QP-AN
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống quân sự rất đáng tự hào, đượchun đúc từ lâu đời và truyền lại qua bao thế hệ nối tiếp Đó là truyền thống lấynhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; một truyền thống anhhùng bất khuất, thông minh sáng tạo, tài thao lược kiệt xuất, quyết chiến,quyết thắng vì tự do độc lập Nhờ đó mà nhân dân ta đã giữ gìn được quêhương, đất nước, bảo vệ giống nòi và bản sắc của mình sau hàng nghìn năm,với nhiều lần bị phong kiến phương Bắc và các đế quốc lớn đô hộ
Nhận thức được quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước, đồng thờitiếp tục phát huy giá trị truyền thống của dân tộc trong các cuộc kháng chiếnchống ngoại xâm, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm cónhững chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược về vấn đề QP-AN và Giáo
Trang 19dục QP-AN Những chủ trương, chính sách đó cùng với những văn bản quyphạm pháp luật của Chính phủ về Giáo dục QP-AN không chỉ là cơ sở pháp
lý mà còn là một cơ sở khoa học, cơ sở phương pháp luận định hướng cho cáchoạt động nghiên cứu về QP-AN trong thời đại mới [32]
Trải qua hơn 50 năm, từ khi có Nghị định số 219-CP (ban hành ngày
28/12/1961, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/01/1962) của Hội đồng Chính
phủ (nay là Chính phủ) về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ Nghị định này đánh dấu sự ra đời môn học mới trong hệ
thống giáo dục quốc dân - môn học quân sự - là cơ sở của môn học Giáo dụcQP-AN ngày nay
Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự trước đây và Luật sửa đổi và bổ sungLuật Nghĩa vụ quân sự quy định “Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho HScác trường phổ thông trung học, trường dạy nghề, trường trung học chuyênnghiệp, trường CĐ và ĐH thuộc chương trình chính khóa” Môn học “Huấnluyện quân sự phổ thông” được luật định là môn học chính khóa trong các nhàtrường Nội dung chương trình chủ yếu hướng vào huấn luyện kiến thức quân
sự phổ thông và năng quân sự cơ bản Huấn luyện quân sự phổ thông trong cácnhà trường đã giúp cho thanh niên trước khi nhập ngũ có kiến thức quân sự phổthông, rút ngắn được thời gian huấn luyện chiến sỹ mới, tham gia tích cựctrong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc
Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong thời bình Nhiệm vụ huấn luyện quân sự cho HS, SV càng đượcĐảng và Nhà nước quan tâm, nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc” Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông tiếp tục
Trang 20được sửa đổi, bổ sung Ngoài việc nâng cao dân trí về QP, huấn luyện quân sựphổ thông góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của HS, SV đối với Tổ quốc,giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, xây dựng ý thức tổchức kỷ luật, nếp sống tập thể, mình vì mọi người, chống thói ích kỷ; cùng vớicác hoạt động khác đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)ban hành Chỉ thị 420/CT về giáo dục QP và đào tạo sĩ quan dự bị trong HS,SV; tiếp tục khẳng định: “Giáo dục QP là yêu cầu không thể thiếu được trongchương trình ở các trường phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp, dạynghề, CĐ, ĐH, kể cả công lập, dân lập và các loại hình đào tạo khác; là nhiệm
vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới nhằm giáo dục cho thế
hệ trẻ nói chung và cho HS, SV lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷluật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuấn bị nhân lực và đàotạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Bộ QP đã phối hợp với
Bộ GD&ĐT biên soạn, ban hành Chương trình Giáo dục QP thay thế Chươngtrình Huấn luyện quân sự phổ thông
Đến năm 2000, chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để cập nhậtkiến thức QP, quân sự và phù hợp với các quy định quản lý, chỉ đạo của cáccấp học và trình độ đào tạo Ngày 10/7/2007, Chính phủ ban hành Nghị định
số 116/2007/NĐ-CP về Giáo dục QP-AN [13], theo đó Chương trình giáo dục
QP cho HS, SV được sửa đổi bổ sung kiến thức về AN và cập nhật kiến thức
QP, quân sự Chương trình Giáo dục QP-AN trình độ ĐH, CĐ được ban hànhtheo Quyết định 81/2007/QĐ-BGDĐT (thay thế Chương trình môn GDQPban hành theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT) Từ đây, môn họcGDQP chính thức đổi thành Giáo dục QP-AN Đến nay, Chương trình Giáodục QP-AN trình độ ĐH, CĐ thực hiện theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [6]
Trang 21Giáo dục QP-AN là môn học duy nhất được Luật định (Luật QP, LuậtNghĩa vụ quân sự, Luật Giáo dục QP và AN), được Đảng và Nhà nước quantâm, được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, được xác định
cụ thể về mục tiêu, thời gian và kiến thức tối thiểu Mục tiêu Giáo dục
QP-AN đối với HS, SV là: Góp phần giáo dục toàn diện cho HS, SV về lòng yêunước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thốngđấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân ViệtNam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; cónăng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền QPtoàn dân, AN nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Những chủ trương, biện pháp, văn bản quy phạm pháp luật về quản lýGiáo dục QP-AN đã tạo thành cơ sở pháp lý cho công tác Giáo dục QP-AN ởmỗi nhà trường cũng như trong hệ thống giáo dục quốc dân Hơn thế nữa,những chủ trương, biện pháp và những văn bản đó là kết quả của sự nghiêncứu từ thực tiễn chỉ đạo, quản lý Giáo dục QP-AN ở Việt Nam và sự vậndụng lý luận về QLGD trong tình hình mới Quá trình hình thành, phát triểncủa các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về QP vàGiáo dục QP-AN cũng là quá trình hoàn thiện học thuyết chiến tranh nhândân, QP toàn dân, AN nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là sự cốnghiến của dân tộc Việt Nam về lý luận QP toàn dân, AN nhân dân trong đó có
lý luận về quản lý Giáo dục QP-AN
Trong những năm gần đây, trước sự biến động phức tạp của tình hìnhquốc tế và khu vực, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác Giáo dục QP-AN toàn dân.Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương và địa phương (tỉnh, huyện) đã đượcthành lập, chỉ đạo thống nhất về Giáo dục QP-AN trong cả nước
Trang 22Nội dung chương trình Giáo dục QP-AN cho các đối tượng đã đượcbiên soạn và đưa vào giảng dạy ở các trường Đảng, hành chính, đoàn thể,trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề, THPT Tổ chức dạy, học môn Giáo dụcQP-AN đã đi vào nền nếp, được thực hiện trong phạm vi cả nước với nộidung, hình thức, phương pháp phù hợp cho từng đối tượng [25, tr.6].
1.1.2.2 Những nghiên cứu về giáo dục QP-AN
Trước tình hình mới của thời đại, vấn đề quản lý, nâng cao chấtlượng Giáo dục QP-AN cho cán bộ, công chức, viên chức, HS, SV luôn thuhút sự quan tâm của lãnh đạo, các chuyên gia hoạch định chính sách, nhànghiên cứu và những người làm công tác quản lý giáo dục Đã có một sốcông trình nghiên cứu, bài viết về Giáo dục QP-AN, tiêu biểu là các côngtrình của các tác giả:
Đào Duy Hứa, Giáo dục QP-AN trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam, Tạp
chí Dân quân tự vệ, số 13, 2008 [17]
Trần Thị Loan, Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác Giáo dục QP-AN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học công nghệ
và môi trường số 5, 2009 [23]
Lê Văn Nghệ, Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đồng bộ hóa công tác
QP-AN ở các trường đại học, cao đẳng và trung tâm Giáo dục QP- AN SV ,
Đề tài khoa học cấp Bộ, 2011 [21]
Nguyễn Văn Quốc, Giáo dục QP- AN cho HS, SV tỉnh Hải Dương qua
các giai đoạn phát triển, Tham luận tại Hội thảo khoa học 50 năm Giáo dục
QP-AN cho HS, SV (1961 - 2011) [27]
Nguyễn Thiện Minh, Những vấn đề cơ bản cần tập trung chỉ đạo nâng
cao chất lượng dạy, học giáo dục QP-AN cho học sinh, SV năm học
2012-2013 và những năm tiếp theo, Tạp chí Dân quân tự vệ, số 59, 2012 [22].
Trang 23Nguyễn Văn Tạo, Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục QP-AN
đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới Tạp chí Tuyên giáo số
8, 2013 [29]
Hoàng Văn Tòng, Quản lý giáo dục QP-AN cho SV các trường ĐH
Việt Nam trong bối cảnh mới, Luận án Tiến sĩ, 2013 [32].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các khía cạnh
khác nhau của Giáo dục QP-AN cho cán bộ, HS, SV trong các trường ĐH,
CĐ, TCCN, dạy nghề và trung học phổ thông hiện nay Nhìn chung, các tácgiả đã đề cập tới tầm quan trọng của Giáo dục QP-AN cho cán bộ, HS, SVtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; công tác lãnhđạo, chỉ đạo; đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lýdạy học môn Giáo dục QP-AN ở các nhà trường
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm Quốc phòng - An ninh
1.2.1.1 Quốc phòng
Luật Quốc phòng nêu rõ: QP là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt [25, tr.1].
Như vậy, QP được hiểu là công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam
do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức thực hiện
Mục tiêu của QP nhằm bảo vệ, giữ vững chủ quyền và AN đất nước,bảo vệ chế độ, đảm bảo sự ổn định và phát triển của Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, Nhà nước phải pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
Sức mạnh QP là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc Việt Nam, gắnliền với các hoạt động đối nội và đối ngoại, trên các các lĩnh vực quân sự,chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam
Trang 24Biểu hiện đặc trưng của sức mạnh QP là sức mạnh quân sự của quốcgia, dân tộc hay nhà nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòngcốt Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm: Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân và Dân quân tự vệ
Nền QP toàn dân là sức mạnh QP của đất nước được xây dựng trên nềntảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập,
tự chủ, tự cường [25, tr.1].
Nền QP toàn dân là sự cụ thể hoá chính sách QP của Việt Nam, thểhiện ở cơ cấu tổ chức, hoạt động của các ngành, các cấp và của toàn dântheo một ý định, chiến lược thống nhất, nhằm tạo ra sức mạnh hiện thực đểbảo vệ Tổ quốc
Mục đích của nền QP toàn dân là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ AN quốc gia trên mọi lĩnh vực, bảo vệchế độ, bảo vệ mọi thành quả cách mạng, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đồng thờingăn chặn, đẩy lùi mưu toan gây bạo loạn, xung đột vũ trang, chiến tranh xâmlược, giữ vững môi trường hoà bình ổn định để công nghiệp hoá và hiện đạihoá đất nước đồng thời sẵn sàng đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược
Mục tiêu xây dựng nền QP toàn dân trong thời kỳ mới là nhằm khôngngừng nâng cao sức mạnh QP của đất nước, ngăn ngừa và sẵn sàng đánhthắng các loại hình chiến tranh xâm lược của kẻ thù trong mọi hoàn cảnh Nền
QP toàn dân được xây dựng theo phương hướng: toàn dân, toàn diện, tự chủ,
tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại
Xây dựng nền QP toàn dân vững mạnh bao gồm xây dựng tiềm lực QP,
lực lượng QP, thế trận QP và cơ chế lãnh đạo, quản lý QP [9, tr.33].
1.2.1.2 An ninh
AN gắn với QP chính là AN quốc gia
AN quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và
Trang 25Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [25, tr.1].
Như vậy, AN quốc gia chính là trạng thái ổn định, có trật tự của mộtquốc gia, một chế độ xã hội; theo đó, các cá nhân, tổ chức, các lĩnh vực hoạtđộng của xã hội đều thống nhất, hướng đến mục tiêu xác định
Bảo đảm AN quốc gia là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vữngcủa một chế độ xã hội, của nhà nước AN quốc gia được thực hiện trên cáclĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả hoạt động đối nội và đối ngoại
Mục tiêu của AN quốc gia nhằm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc Vì vậy,Bảo vệ AN quốc gia chính là sự “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranhlàm thất bại các hoạt động xâm phạm AN quốc gia”
Nền AN nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết vàtruyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc được huy động vào sựnghiệp bảo vệ AN quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ ANquốc gia làm nòng cốt
Thế trận QP toàn dân được xây dựng trong mối liên hệ chặt chẽ với thếtrận AN nhân dân tạo thành thế liên hoàn, vững chắc, phát huy được sức
Trang 26mạnh của các lực lượng, kết hợp được các hình thức hoạt động vũ trang vàphi vũ trang, tạo được khả năng cơ động linh hoạt, khả năng độc lập và phốihợp tác chiến [9, tr 46-47].
Sự kết hợp QP với AN là một yêu cầu khách quan trong thời đại hiệnnay Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu, sự xuất hiện đanxen thời cơ và thách thức, đối tượng và đối tác đã đặt ra những yêu cầu mớicho nhiệm vụ QP và AN Trong QP có yếu tố của AN và trong AN có yếu tốcủa QP Kết hợp QP với AN là sự kết hợp nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc Ở Việt Nam, sự kết hợp đó là cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng và chỉđạo, quản lý của Nhà nước về nền QP toàn dân, AN nhân dân trên tất cả cáclĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, khoa học thuật tạothành sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN
1.2.2 Khái niệm Giáo dục Quốc phòng - An ninh
Giáo dục QP-AN là hoạt động có kế hoạch, có nội dung chương trình phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằm truyền thụ cho
họ những tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề
về QP-AN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP-AN bảo vệ Tổ quốc theo chức trách.
Giáo dục QP-AN là một khoa học, có những quy luật khách quan màmọi quốc gia, mọi chế độ xã hội phải tuân theo Tuy nhiên, QP-AN là lĩnhvực luôn biến động theo sự vận động biến đổi của chế độ kinh tế, chính trị, xãhội, của phương thức sản xuất, của tình hình QS và AN quốc gia trong từngthời điểm lịch sử Ở Việt Nam, Giáo dục QP-AN cho cán bộ các cấp củaĐảng, Nhà nước và cho HS, SV để họ làm tốt nghĩa vụ QP, AN bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN
Mục tiêu Giáo dục QP-AN nhằm góp phần đào tạo con người phát triểntoàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về QP, AN; truyền thống đấu
Trang 27tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân vềbảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH; có tinh thần cách mạng
và ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trongchống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; có kiếnthức cơ bản về đường lối QP, AN và công tác quản lí nhà nước về QP, AN; có
kỹ năng QS, AN cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền
QP toàn dân, AN nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Yêu cầu Giáo dục QP-AN phải tiến hành đồng bộ bằng nhiều hìnhthức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, xây dựng chương trình, giáo trình,
kế hoạch giảng dạy thống nhất bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực và
có hệ thống, bảo đảm cho người học có đủ các điều kiện để tham gia và hoànthành nghĩa vụ công dân bảo vệ Tổ quốc
Nguyên lý Giáo dục QP-AN là quán triệt và thực hiện đúng nguyên lýgiáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, giáo dục phải có tính nhândân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lý thuyết đi đôi với thực hành; giáo dục trongnhà trường kết hợp với giáo dục tại gia đình và giáo dục trong các tổ chứcđoàn thể, xã hội, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tinđại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư
Từ cách tiếp cận trên cho thấy, giáo dục QP-AN có thể được hiểu làtổng thể các tác động đến các thành viên trong xã hội, giúp họ có được phẩmchất và năng thực cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ QP-AN của mình theo
vị trí, vai trò xã hội được phân công
Giáo dục QP-AN có những đặc điểm nổi bật sau:
- Là sự tác động có mục đích, có phương pháp, có hình thức và nộidung đến đối tượng;
- Là quá trình truyền thụ và lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách
Trang 28đối nội và đối ngoại có liên quan đến QP-AN của quốc gia và những kiếnthức cần thiết khác, nhất là kiến thức về năng quân sự và giữ gìn AN quốcgia cho đối tượng giáo dục theo vai trò xã hội đảm nhiệm;
- Là tổng thể các hoạt động hướng đến mục tiêu chuẩn bị con ngườitham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững chủ quyền và AN đấtnước, bảo vệ chế độ, đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội
1.2.3 Khái niệm Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên
Giáo dục QP-AN cho SV là hoạt động có kế hoạch, có chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tác động của nhà giáo dục đến SV, nhằm truyền thụ tri thức, rèn luyện năng, phát triển bản lĩnh quân sự cần thiết cho
SV để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP-AN, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Giáo dục QP-AN cho SV là quá trình hình thành các phẩm chất vềquân sự cho SV Đây là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dụchình thành, phát triển phẩm chất nhân cách SV Những phẩm chất quân sựcủa SV được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo tại nhà trường và
có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghềnghiệp của họ sau khi tốt nghiệp ra trường
Nhiệm vụ giáo dục QP-AN cho SV là giúp họ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong các hoạt động quân sự,
nâng cao thể lực, trí lực, kỹ năng quân sự, biết gắn kết nhiệm vụ QP, AN vớinghề nghiệp chuyên môn được đào tạo
Giáo dục QP-AN là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáodục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật củaNhà nước, nhằm giúp SV thực hiện mục tiêu "hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [30, tr.9]
Trang 29Giáo dục QP-AN cho HS, SV là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước,vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, ngày 3/5/2007 nêu rõ: “Việc phổ cập và tăng cường Giáo dục
QP-AN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được chỉđạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương bằngcác hình thức phù hợp với từng đối tượng, kết hợp giáo dục thường xuyên vớigiáo dục tập trung có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giáo dục lòng yêu nước,yêu chế độ XHCN, lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc, ý thức sống và làmviệc theo pháp luật, trong đó xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làtrách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân” [1, tr.1-2]
1.2.4 Khái niệm quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng
-An ninh cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương
Quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV Trường CĐ Hải Dương
là những tác động sư phạm và quản lý của GV, cán bộ QLGD tới SV trong quá trình học tập để thực hiện có hiệu quả chương trình, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo kế hoạch đã xác định.
Mục tiêu của quản lý: Quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV
nhằm bảo đảm cho môn học này đạt được mục đích, yêu cầu, hoàn thành tốtnội dung chương trình dạy học đã xác định, góp phần trực tiếp nâng cao kiếnthức quân sự, QP-AN cho SV đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN
Chủ thể quản lý: Trong quá trình dạy học môn Giáo dục QP-AN, lực
lực quản lý trực tiếp là các GV trực tiếp giảng dạy, ngoài ra tham gia quản lýcòn có các lực lượng: cán bộ lãnh đạo, CBQL, tự quản lý của SV…
Nội dung của quản lý: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình Giáo
dục QP-AN; quản lý kế hoạch dạy học môn Giáo dục QP-AN; quản lý HĐDHmôn Giáo dục QP-AN; quản lý CSVC, TBDH môn Giáo dục QP-AN
Trang 301.3 Đặc điểm hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên
1.3.1 Đặc điểm về giảng viên
- Đội ngũ cán bộ, GV Giáo dục QP-AN là người trực tiếp chỉ đạo,hướng dẫn và thực hiện HĐDH môn Giáo dục QP-AN GV trực tiếp giảngdạy, huấn luyện từ trong giảng đường tới ra ngoài thao trường, bãi tập
- Do lưu lượng SV bắt buộc học môn Giáo dục QP-AN ngày càngđông, nên cường độ lao động của đội ngũ GV Giáo dục QP-AN rất cao; GVkhông chỉ giảng lý thuyết mà còn hướng dẫn thực hành, làm động tác mẫu,luyện tập nhiều
- Phần nhiều GV Giáo dục QP-AN chưa được đào tạo theo chuẩn quyđịnh của Bộ GD&ĐT Tỷ lệ GV Giáo dục QP-AN có trình độ đào tạo sau ĐHcòn thấp so với các GV khác Đối với GV Giáo dục QP-AN, ngoài năng lực
sư phạm còn đòi hỏi kiến thức, năng về quân sự, QP-AN mới đáp ứng đượcyêu cầu giảng dạy môn học có tính đặc thù này
1.3.2 Đặc điểm về sinh viên
- Ý thức, thái độ và phương pháp cùng với các thuộc tính tâm lý của
SV là khác nhau Đa số SV coi nhẹ môn học, chỉ học cho qua chứ không hiểu
rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học
- Khả năng nhận thức, tư duy về kiến thức quân sự, QP, yếu lĩnh độngtác thực hành các năng, động tác thuật có sự chênh lệch
- Yêu cầu về nhận thức, ý thức QP-AN về phòng thủ dân sự và năngquân sự cũng cao hơn các đối tượng khác, vì đối tượng này đã đủ tuổi sẵnsàng nhập ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Chương trình, nội dung môn Giáo dục QP-AN đa dạng, liên quanđến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các kiến thức chính trị xã hội, quân sự,chiến tranh, AN mới mẻ đối với SV; có lý thuyết, thực hành quân sự; có
Trang 31liên quan tới vũ khí, vật chất huấn luyện, học cả trong giảng đường, ngoàithao trường, bãi tập Các môn quân sự có tính đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe,phẩm chất mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh nhẹn Với các bài thực hành, SVcần chuẩn bị tinh thần, thái độ học tập không ngại khó Thực hiện tốtphương pháp vừa nghe giảng vừa tích cực thực hành, thuần thục động tác,rèn luyện thành kỹ năng, kỹ xảo.
1.3.3 Đặc điểm về tổ chức dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên
Giáo dục QP-AN cho SV các trường ĐH, CĐ hiện nay được tổ chứcthực hiện theo các hình thức sau: dạy học tập trung; dạy học kết hợp (học rảiphần lý thuyết và tập trung phần thực hành) hoặc dạy học rải (l ý thuyết vàthực hành) [7]
Tại các trung tâm Giáo dục QP-AN được tổ chức dạy học Giáo dụcQP-AN cho SV tập trung: Trước năm học mới (thường tháng 5 hoặc 6 hàngnăm), trung tâm Giáo dục QP-AN tổ chức hội nghị liên kết Giáo dục QP-ANvới các trường ĐH, CĐ trong cụm liên kết, nhằm đánh giá công tác phối hợpGiáo dục QP-AN trong năm và thống nhất kế hoạch Giáo dục QP-AN nămhọc tới, tại hội nghị trung tâm Giáo dục QP-AN và các nhà trường thống nhất
kế hoạch Giáo dục QP-AN cho SV trong năm học; theo kế hoạch SV cáctrường ĐH, CĐ được đưa tới trung tâm Giáo dục QP-AN để học tập
Theo quy định của Bộ GD&ĐT các trường ĐH, CĐ có khoa hoặc bộmôn Giáo dục QP-AN thì tổ chức dạy học tại trường, các trường này thường
tổ chức dạy học rải trong một học kỳ hay cả năm học (thường giảng dạy trongnăm học thứ nhất của khóa học); nhà trường chủ động được thời gian giảngdạy các môn học trong khóa học
Các trường ĐH, CĐ không có khoa, bộ môn Giáo dục QP-AN: liên kếtvới các trường có khoa, bộ môn Giáo dục QP-AN để giảng dạy cho SV (cụm
Trang 32liên kết); địa điểm, thời gian, hình thức tổ chức giảng dạy do hai nhà trườngthống nhất và được ký hợp đồng giảng dạy, khi hoàn thành thì được thanh lýhợp đồng (hàng năm); hoàn thành khóa học, khoa hoặc bộ môn chuyển kếtquả học tập của SV cho các nhà trường có SV học Giáo dục QP-AN.
Đánh giá kết quả học tập: SV hoàn thành khóa học tại trung tâm Giáodục QP-AN, được cấp chứng chỉ Giáo dục QP-AN; SV học Giáo dục QP-ANtại các khoa, bộ môn Giáo dục QP-AN sau khi hoàn thành khóa học, cáckhoa, bộ môn chuyển kết quả học tập của SV cho nhà trường để từng trườngcấp chứng chỉ cho SV Chứng chỉ Giáo dục QP-AN cấp cho SV để xác nhậnhoàn thành kết quả học tập môn Giáo dục QP-AN SV đạt điểm trung bìnhmôn học từ 5 điểm và không bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên được cấpchứng chỉ Giáo dục QP-AN và được ghi kết quả xếp loại trong chứng chỉ.Chứng chỉ Giáo dục QP-AN là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp
Không cấp chứng chỉ cho SV được miễn toàn bộ chương trình; SV CĐhọc liên thông lên ĐH chỉ học bổ sung những học phần còn thiếu
Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục QP-AN cơ bản giống với PPDHcác môn khoa học khác Đó là: đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử để giải quyết các mối quan hệ trong sự tồn tại vàphát triển của các sự vật; đứng trên quan điểm giai cấp để xem xét, đánh giá
và giải quyết các mối quan hệ trong các nguyên tắc; có các hình thức tổ chức
và phương pháp cơ bản trong giảng dạy lý thuyết và thực hành Tuy nhiên,phương pháp giảng dạy môn Giáo dục QP-AN còn mang tính đặc thù, bởi nóxuất phát từ hoạt động gian khổ của người cán bộ, chiến sĩ Mỗi nội dung vềnăng thực hành lại có phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau như: Điềulệnh đội ngũ, thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh Do đó đòi hỏi GV
và SV phải nắm chắc phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập từngnội dung để vận dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu: Phải có nhận thức nhanh; tưduy sâu sắc, đúng, linh hoạt; vận dụng vào thực tế thành thạo
Trang 33Các đặc điểm trên chi phối trực tiếp việc quản lý HĐDH môn Giáo dục QP-AN cho SV.
1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên
1.4.1 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh
1.4.1.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Giáo dục QP-AN
Mục tiêu môn Giáo dục QP-AN: góp phần giáo dục toàn diện cho HS,
SV về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đốivới truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn củacác thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng vàcông tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có năng quân sự để thamgia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhândân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN [7, tr.1]
Quản lý mục tiêu dạy học môn Giáo dục QP-AN là:
- Quản lý quá trình trang bị cho SV kiến thức cơ bản về đường lối quân
sự, công tác QP-AN của Đảng và Nhà nước; những năng quân sự, QP-AN cầnthiết, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵnsàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân
sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
- Quản lý hình thành năng: Thuần thục trong thao tác các năng quân
sự cần thiết, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụngsúng tiểu liên AK, CKC
- Quản lý hình thành thái độ: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trịvững vàng, yêu nước, yêu CNXH; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hìnhthành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường,
Trang 34lớp và khi ra công tác.
Trang 35Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý mục tiêu môn học Giáo dục QP-AN
1.4.1.2 Quản lý nội dung chương trình môn Giáo dục QP-AN cho SV
Hiện nay, chương trình môn Giáo dục QP-AN cho SV các trường ĐH,
CĐ (theo Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT) bao gồm 3 học phần, thời lượng 8 tín chỉ [5].
Học phần I Đường lối quân sự của Đảng (3 tín chỉ):
* Mục tiêu:
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; nhận thứcđúng về nguồn gốc, bản chất chiến tranh; các quan điểm của Đảng về xâydựng nền QP toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân để tiến hành chiến tranhnhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Giúp SV bước đầu tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta vànghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng
* Yêu cầu:
Nắm vững đường lối quân sự của Đảng trong xây dựng nền quốc phòngtoàn dân và AN nhân dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, kết hợp pháttriển kinh tế xã hội với củng cố QP,AN; trên cơ sở đó góp phần nâng cao
Trang 36nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN;
Xác lập phương pháp luận trong nghiên cứu các học phần, môn họcGiáo dục QP-AN, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
* Tóm tắt nội dung: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo
dục QP-AN; Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền QP toàn dân, AN nhân dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vớităng cường củng cố QP-AN; nghệ thuật quân sự Việt Nam
Học phần II Công tác Quốc phòng - An ninh (2 tín chỉ)
* Mục tiêu:
Giúp SV nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đốivới cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đấu tranh,phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lựcthù địch; đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáochống phá cách mạng Việt Nam để giữ gìn AN chính trị và bảo vệ toàn vẹnlãnh thổ Việt Nam XHCN
Trang bị cho SV kiến thức về chiến tranh công nghệ cao; kiến thức vềxây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, phong tràotoàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ AN quốcgia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổbiên giới, biển đảo Việt Nam
* Yêu cầu:
Xây dựng niềm tin chiến thắng trong phòng chống chiến lược "diễnbiến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam XHCN
Trang 37Nắm vững các nội dung công tác QP-AN; vận dụng linh hoạt, sáng tạokiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn.
* Tóm tắt nội dung: Phòng chống chiến lược ”diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; phòng
chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao; xây dựng lực lượng
dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp QP; xâydựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; một số nội dung cơbản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dântộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; những vấn đề cơ bản về bảo
vệ AN quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; những vấn đề cơ bản về đấu
tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân
Hiểu biết và sử dụng được một số loại phương tiện, vũ khí thôngthường; có kiến thức về chiến thuật bộ binh; biết cách phòng, tránh vũ khíhủy diệt lớn và thành thạo thuật băng bó, chuyển thương
* Yêu cầu:
Hiểu biết một số năng cơ bản của người chiến sĩ bộ binh trong huấnluyện và chiến đấu; biết vận dụng các năng quân sự trong hoạt động dân quân
tự vệ, phòng thủ dân sự và hoạt động thể thao quốc phòng
Nắm vững và thành thạo thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Trang 38* Tóm tắt nội dung: Đội ngũ đơn vị và ba môn quân sự phối hợp; sử
dụng bản đồ địa hình quân sự; giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ;phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh;từng người trong chiến đấu tiến công và phòng ngự; thuật bắn súng tiểu liên
AK (CKC)
1.4.1.3 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh: là sự tác động có ý thức của cán bộ quản lý tới khách thể quản
lý nhằm thực hiện được mục tiêu, chương trình dạy học môn Giáo dục QP-AN
Quản lý mục tiêu là quản lý những yêu cầu trong giảng dạy môn Giáodục QP-AN đối với SV nhằm giáo dục kiến thức cơ bản về đường lối QP-ANcủa Đảng và công tác quản lý nhà nước về QP-AN; về truyền thống đấu tranhchống giặc ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiếnlược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối vớicách mạng Việt Nam Trang bị kỹ năng quân sự, AN cần thiết đáp ứng yêucầu xây dựng, củng cố nền QP toàn dân, AN nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN
Quản lý nội dung chương trình là quản lý việc giảng dạy Giáo dục
QP-AN đảm bảo đúng, đủ nội dung chương trình đã được ban hành; quản lý họctập, rèn luyện, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV Trong quản lý quátrình đào tạo, quản lý thực hiện nội dung chương trình đúng, đủ về thời lượng
là quan trọng nhất; tránh tình trạng cắn xén trong giảng dạy, từ đó dẫn tớikhông bảo đảm chất lượng môn học
Xác định rõ mục tiêu môn học là một điều rất quan trọng và cần thiết vì
nó định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình,chọn lọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành
và toàn bộ phương pháp dạy và học Chủ thể quản lý cần quán triệt sâu sắcmục tiêu, chương trình dạy học môn học, từ đó tổ chức, chỉ đạo thực hiện
Trang 39mục tiêu, chương trình dạy học môn học Thông qua các hình thức khác nhaunhư: kiểm tra, giám sát thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học, chủ thểquản lý tác động đến nhận thức và hành động của cán bộ GV để họ cũng nhậnthức và thực hiện đúng đắn về mục tiêu và chương trình môn học.
Quản lý thực hiện tốt mục tiêu, nội dung chương trình dạy học là căn cứ
để nhà trường kiểm tra hoạt động của GV; góp phần đảm bảo “mặt hàng chất lượng” đào tạo nhất định cần đạt, tránh được tình trạng dạy học tùy tiện.
1.4.2 Quản lý kế hoạch dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh
Kế hoạch dạy học là một văn bản có tính pháp lý của Nhà nước do Bộtrưởng Bộ GD&ĐT ban hành trong toàn quốc, mọi CBQL, GV phải thực hiệnnghiêm túc
Kế hoạch dạy học có vai trò định hướng cho toàn bộ HĐDH, là cơ sở
để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu của dạyhọc, là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ của tổ chức đơn vị, từng cá nhân của quá trình quản lý
Kế hoạch dạy học môn Giáo dục QP-AN là sự cụ thể hóa chương trìnhdạy học môn Giáo dục QP-AN, quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổchức giảng dạy, thời lượng dạy học từng nội dung Đây là yêu cầu bắt buộcđối với GV, là căn cứ để GV tiến hành tổ chức hoạt động dạy học, là mộttrong những hồ sơ chuyên môn của GV trong năm học
GV dựa vào chương trình dạy học, kế hoạch dạy học để thực thi hoạtđộng dạy học Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chương trình cóhiệu quả, trước hết cần quản lý tốt việc lập kế hoạch của GV
Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học là sự tác động có tổ chức, cóđịnh hướng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý nhằm thực hiện kế hoạch dạy học
Trang 40* Biện pháp quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học:
GV dựa vào chương trình dạy học, kế hoạch dạy học để thực thi hoạtđộng dạy học Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chương trình cóhiệu quả, trước hết cần quản lý tốt việc lập kế hoạch của GV
Việc lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học, thông qua kế hoạch và
ký phê duyệt kế hoạch là một khâu rất quan trọng Sau khi kế hoạch được phêduyệt, tổ trưởng bộ môn cần giám sát việc thực thi kế hoạch của GV, kiểm tramức độ hoàn thành, kết quả, từ đó có những biện pháp bổ sung điều chỉnh kịpthời cho nhiệm vụ giảng dạy tiếp theo
Hướng dẫn GV lập kế hoạch căn cứ vào phân phối chương trình, bảođảm sự thống nhất chung trong toàn trường, bảo đảm nề nếp, nghiêm túc vàchất lượng; khuyến khích tính sáng tạo của GV
1.4.3 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
1.4.3.1 Quản lý việc soạn giáo án, chuẩn bị lên lớp của giảng viên
Soạn giáo án là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV chogiờ lên lớp Tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống sư phạm trong quátrình lên lớp, nhưng soạn giáo án thực sự là lao động sáng tạo của từng GV
Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phươngpháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng và đúng với yêucầu của chương trình
Quản lý việc soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêucầu cần thiết sau:
- Thực hiện soạn giáo án phải đúng quy chế, đúng thứ tự quy định củamôn học Giáo dục QP-AN
- Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, phù hợp với yêucầu của bài giảng