1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chung nhận thức kĩ giao tiếp sư phạm sinh viên trường cao đẳng Hải Dương

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Chung Nhận Thức Kĩ Giao Tiếp Sư Phạm Sinh Viên Trường Cao Đẳng Hải Dương
Tác giả Trần Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hiếu
Trường học Trường Cao Đẳng Hải Dương
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 732,5 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (7)
    • 1. Lý do chọn đề tài (7)
    • 2. Mục đích (8)
    • 3. Nhiệm vụ (8)
    • 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu (9)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (10)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI (10)
    • 1.1. Nhận thức (10)
      • 1.1.1. Khái niệm (10)
      • 1.1.2. Các mức độ nhận thức (11)
      • 1.1.3. Các giai đoạn nhận thức (13)
    • 1.2. Kĩ năng (14)
    • 1.3. Giao tiếp (15)
      • 1.3.1. Khái niệm (15)
      • 1.3.2. Vai trò (17)
    • 1.4. Giao tiếp sư phạm (17)
      • 1.4.1. Khái niệm (17)
      • 1.4.2. Các giai đoạn GTSP (19)
      • 1.4.3. Vai trò (19)
    • 1.5. Kĩ năng giao tiếp sư phạm (20)
      • 1.5.1. Khái niệm (20)
      • 1.5.2. Các nhóm KNGTSP (20)
      • 1.5.3. Vai trò của KNGTSP (23)
    • 1.6. Sinh viên sư phạm (24)
      • 1.6.1. Khái niệm (24)
      • 1.6.2. Đặc điểm nhận thức của sinh viên sư phạm (25)
    • 1.7. Nhiệm vụ, yêu cầu đối với giáo viên (26)
    • 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu (28)
      • 2.1.1. Trường cao đẳng Hải Dương (28)
      • 2.1.2. Sinh viên (28)
    • 2.2. Kết quả nghiên cứu (29)
      • 2.2.1. Các mức độ NT về KNGTSP của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương (29)
      • 2.2.2 Nhận thức của SV về các vấn đề liên quan (58)
    • 2.3. Đánh giá chung nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương (62)
    • C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (65)
      • 1. Kết luận (65)
      • 2. Kiến nghị:................................................................................................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)
  • PHỤ LỤC (71)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Đã từ lâu, mỗi trường học ở Việt Nam đều giương cao khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” “Lễ” ở đây là lễ nghĩa, là cách đối nhân xử thế, giao tiếp ứng xử sao cho có văn hóa, có chuẩn mực, có hiệu quả giữa thầy với trò, trò với thầy, giữa các cá nhân trong xã hội

Thực chất, quá trình dạy học (QTDH), giáo dục (GD) là quá trình giao tiếp giữa giáo viên với học sinh Do đó, một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của hoạt động sư phạm, đó chính là năng lực giao tiếp của giáo viên, hay còn gọi là kĩ năng giao tiếp sư phạm (KNGTSP). Tâm lý học đã khẳng định “Giao tiếp là điều kiện tồn tại các mối quan hệ xã hội”, là phương tiện của QTDH, là điều kiện đảm bảo hoạt động sư phạm. Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà khoa học đã có những kết luận như sau:

- X L Rubinstêin: “Hoạt động của nhà giáo dục không thể nào được thực hiện bằng một phương tiện nào khác ngoài giao tiếp”.

- Lômôp: “Hoạt động của nhà sư phạm diễn ra theo những quy luật giao tiếp”.

- Mutưrich: “Theo quan điểm giáo dục học, việc tách giao tiếp tự do ra như là một dạng đặc biệt của hoạt động có thể coi là hoàn toàn hợp lý” [11; 4].

Thật vậy! Mục đích quá trình đào tạo tại các trường sư phạm là rèn tay nghề cho giáo viên tương lai, được bắt đầu từ việc hình thành kĩ năng sư phạm, trong đó có KNGTSP Sinh viên khoa Tiểu học tại trường cao đẳng Hải Dương sẽ là những thầy, cô giáo tương lai Bởi người giáo viên có vai trò chủ đạo trong QTGD: Tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, nên muốn thực hiện tốt vai trò của mình, các giáo sinh không chỉ cần có kiến thức khoa học, mà còn phải có KNGTSP.

Nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục cho ngành giáo dục đã nhấn mạnh: “Rà soát điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tăng cường nghiệp vụ sư phạm (NVSP), năng lực giáo dục kĩ năng sống”.

Mặt khác, thực tế hiện nay nhiều giáo viên trẻ mới ra trường, có khả năng chuyên môn, đã từng là những giáo sinh giỏi trong trường học, nhưng nhiều khi lại lúng túng trong việc xử lý các tình huống sư phạm.

Hơn nữa, gần đây, tại các trường phổ thông thường xảy ra việc giáo viên có những cử chỉ giao tiếp, ứng xử khiếm nhã với học sinh, dùng lời lẽ quá đáng xúc phạm nhân phẩm học sinh, xưng hô thiếu mẫu mực “tao – mày”, quan hệ thầy trò có nhiều khuất tất: Trò tố thầy, thầy tố trò…khiến dư luận phẫn nộ, làm mất niềm tin ở học sinh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục, nhân cách thế hệ trẻ.

Trước thực tế đáng buồn về mối quan hệ, về cách giao tiếp thầy - trò trong xã hội hiện nay, một số cuộc tọa đàm, hội thảo về KNGTSP, NVSP đã được tổ chức, như: Hội thảo: “Đào tạo NVSP tại các trường đại học sư phạm” năm 2006; Hội thảo: “Trường thực hành với các vấn đề đào tạo nghiệp vụ của các trường sư phạm” năm 2007; Tọa đàm: “Nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên phổ thông và mầm non” năm 2009; Hội thảo: “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”…để tìm cách rèn NVSP cho giáo viên,

SV sư phạm Mà phát triển KNGTSP là một trong những cách đó Muốn vậy, trước tiên phải nâng cao nhận thức về KNGTSP Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề nhận thức về KNGTSP.

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương”.

Mục đích

Tìm hiểu thực trạng nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương.

Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung của đề tài,

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm.

Khách thể: 160 sinh viên khoa Tiểu học, trường cao đẳng Hải Dương, trong đó có 80 sinh viên năm 3 (đã thực tập sư phạm) và 80 sinh viên năm 1 (chưa thực tập sư phạm).

Phạm vi: Trường Cao đẳng Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu tài liệu: Đọc, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhận thức, kĩ năng giao tiếp sư phạm, nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm.

Khai thác một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan.

5.2 Điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài này để tìm hiểu nhận thức về KNGTSP của SV trường CĐHD.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra bám sát các nội dung: Khái niệm KNGTSP; Các nhóm KNGTSP; Vai trò của KNGTSP đối với giáo viên và học sinh; Mức độ quan trọng của các KNGTSP.

Các câu hỏi được xây dựng trên cở sở các mức độ nhận thức của Bloom và cộng sự.

Tiến hành với các SV khoa Tiểu học nhằm thu thập thêm cứ liệu, bổ sung cho kết quả tìm hiểu nhận thức về KNGTSP của SV trường CĐHD. Nội dung phỏng vấn: Các tình huống giao tiếp sư phạm.

Tiến hành khi SV tham gia xử lý tình huống, khi SV tập giảng trên lớp, khi SV giao tiếp với thầy cô và bạn bè.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Nhận thức

Do yêu cầu của cuộc sống, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất Trong quá trình ấy, họ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó nhận thức được các nét cơ bản của sự vật hiện tượng (ví dụ con người gò đá thấy lửa) Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng và phát triển.

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

Theo từ điển triết học, nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền với thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.

Theo cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”, nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.

Theo “Từ điển Giáo dục học”, nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).

Hay một quan niệm khác: Nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện tượng Như vậy, nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau Nhờ hoạt động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng.

Nhà tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người Nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội” Khái niệm của nhà tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của nhận thức, và đây cũng là khái niệm chúng tôi sử dụng trong đề tài này.

1.1.2 Các mức độ nhận thức:

Theo Bloom, có các mức độ nhận thức sau:

- Biết (Knowledge): Biểu hiện qua những động từ: Ghi nhớ (Remembering); Nhớ (Memorizing); Nhận biết (Recognizing); Gợi nhớ sự biết (Identification) và gợi nhớ thông tin; Miêu tả (Describe). Đối tượng của hoạt động biết thường là: Ai (who)? Cái gì (what)? Khi nào (when)? Ở đâu (where)? Như thế nào (how)?

- Hiểu (Comprehension): Giải thích (Interpret); Thể hiện từ sự diễn đạt này thành sự diễn đạt khác; Miêu tả theo từ ngữ của mình; Tổ chức và chọn lọc các sự việc và ý kiến; Kể lại (Retell).

- Vận dụng (Application): Giải quyết vấn đề; Áp dụng thông tin để tạo ra vài đáp án khác; Sử dụng các sự việc, quy tắc, nguyên lý; Lấy ví dụ, minh chứng cho một vấn đề khác (How is… an example of …?); Vấn đề này liên quan đến những vấn đề khác như thế nào? (How is … related to …?); Tại sao điều này lại quan trọng? (Why is … significant)?

- Phân tích (Analysis): Chia nhỏ sự việc ra để thấy nó được gắn kết với nhau ra sao; Tìm kiếm cấu trúc cơ bản của sự truyền đạt thông tin; Nhận biết động cơ; Sự tách rời của tổng thể thành những bộ phận cấu thành (Từng phần? Đặc điểm?); Phân loại … dựa vào … (Classify … according to …);

Phác thảo (Outline); Tương đồng/ Đối lập với…như thế nào? (How does … compare/ contrast with…?); Dấu hiệu nào bạn có thể liệt kê cho …? (What evidence can you lish for …?)

- Tổng hợp (Synthesis): Tạo ra một sản phẩm độc đáo bằng lời nói hoặc bằng vật chất; Kết nối ý tưởng để tạo ra một ra một cái mới; Bạn đoán gì từ

…? (What would you predict?); Những ý tưởng gì bạn có thể thêm vào…? (What ideas can you add to?); Bạn tạo ra (cái) mới như thế nào? (How would you create/ design e new…?); Điều gì xảy ra nếu bạn kết hợp …? (What might happen if you combined…?); Những giải pháp nào bạn gợi ý cho …? What solutions would you suggest for…?)

Kĩ năng

Theo tâm lý học: Kĩ năng là cách vận dụng tri thức vào thực tiễn thông qua hoạt động cụ thể.

Khi xem xét kĩ năng của những hành động phức tạp, điều kiện hành động không ổn định, A V Petvovxki và V A Kruchetxki cho rằng cơ sở của việc hình thành kĩ năng là tri thức, là những kĩ năng được hình thành trước đó khi thực hiện các hành động tương tự.

Như vậy, kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, vốn kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép.

Giao tiếp

Có rất nhiều nghiên cứu về giao tiếp, mỗi nghiên cứu có những phát biểu khác nhau về vấn đề này như sau (Biểu diễn qua sơ đồ):

Bộ phát Mã hóa Thông điệp Giải mã Bộ thu

Bộ phát Nội dung Kênh Bộ thu Hậu quả

Theo Perdonice và cộng sự (Năm 1963):

Theo Thines và cộng sự (Năm 1975):

Bộ phát Mã hóa Kênh Giải mã Bộ thu

Nguồn tin Bản thông điệp Bộ phát Bộ thu Nơi nhận

(Tiếng ồn, ngữ nghĩa) (Nguồn tiếng ồn) (Bộ thu ngữ nghĩa)

Theo Lêonchiev: “GT là sự tiếp xúc của con người với nhau, trong đó có sự trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác lẫn nhau, đưa đến ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau”.

Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: “GT là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp” [12; 4].

Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người với người.

Tác giả Hoàng Anh cho rằng: “GT là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên quan hệ giữa hai hoặc nhiều người với nhau, chứa đựng một nội dung xã hội – lịch sử nhất định, có nhiều chức năng tác động, hỗ trợ cùng nhau: Thông báo, điều khiển, nhận thức, hành động, tình cảm…nhằm thực hiện một mục đích nhất định, hoặc một hành động nhất định [21,22; 1].

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa: “GT là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói khác đi, GT xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”.

Tác giả Nguyễn Xuân Thức cho rằng: “GT là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người, để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người với người.

Theo chúng tôi, GT là hoạt động đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau, nhằm mục đích hiện thực hóa các quan hệ giữa con người với con người.

Giao tiếp được xem là một trong những nơi nảy sinh tâm lý con người, cũng là nơi tâm lý vận hành, thực hiện vai trò cuả mình đối với cuộc sống. Không có giao tiếp, quá trình nhận thức của con người sẽ mãi chỉ là quá trình mò mẫm, chủ quan, không có tính chất kế thừa và phát triển, không có sự kiểm chứng, thiếu tính chính xác.

Giao tiếp là hoạt động thiết yếu trong cuộc sống con người Không có giao tiếp, con người sẽ thấy buồn bực, ức chế.

Giao tiếp là điều kiện, phuơng tiện để con người trao đổi thông tin với nhau Giao tiếp tạo nên mối quan hệ xã hội, cũng như giúp con người tạo mối liên nhân cách.

Giao tiếp giúp con người cân bằng cảm xúc, như câu nói “Niềm vui san sẻ bằng hai niềm vui, nỗi buồn san sẻ bằng nỗi buồn chia hai”.

Như vậy, có thể thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống GT là một trong những điều kiện để tồn tại xã hội loài người.

Giao tiếp sư phạm

Hoạt động sư phạm là quá trình dạy và học, bao gồm trong đó hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò [10; 4].

Theo Rubinstein: “Hoạt động của nhà giáo dục không thể nào được thực hiện bằng một phương tiện nào khác ngoài giao tiếp”.

Theo Lô môp: “Hoạt động của nhà sư phạm diễn ra theo những quy luật giao tiếp”.

Theo Mutưrich: “Theo quan điểm giáo dục học, thì việc tách giao tiếp tự do ra như là một dạng đặc biệt của hoạt động có thể coi là hoàn toàn hợp lý” Dạng đặc biệt này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, GT có cấu trúc chung của hoạt động.

Thứ hai, dạng hoạt động này lại là dạng điều kiện để tiến hành một hoạt động khác.

Kết luận của Mutưrich hoàn toàn phù hợp với hoạt động sư phạm và giao tiếp sư phạm.

Lêonchiev đã khẳng định: “GTSP là giao tiếp có tính nghề nghiệp của giáo viên với học sinh ở trên lớp, và ngoài lớp”.

Tác giả Hoàng Anh định nghĩa: “GTSP là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy,

…) tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như trong hoạt động học” [14; 4].

Thật vậy, đặc trưng của GTSP là giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học, mà còn là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo Do đó, nghề dạy học là nghề

“dùng nhân cách để tác thành nhân cách” ( K Đ Usinxki).

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của tác giả Hoàng Anh. Quá trình giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và học sinh có thể được khái quát theo sơ đồ [15; 4]:

Chủ thể giao tiếp Đối tượng giao tiếp (3)

Chủ thể giao tiếp Đối tượng tiếp nhận (4)

Trong đó, sơ đồ (1), (2), (3): Xảy ra khi thầy giáo lên lớp giảng bài, tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới.

Sơ đồ (4), (5): Xảy ra khi học sinh thắc mắc, hỏi, trao đổi với giáo viên.

Sơ đồ (5): Nói lên quan hệ chủ động của học sinh với giáo viên.

1.4.2 Các giai đoạn GTSP: Theo Lêonchiev, có 5 giai đoạn GTSP sau:

Giai đoạn định hướng trước khi thực hiện giao tiếp: Trong giai đoạn này, người giáo viên cần mô hình hóa việc giao tiếp với nhóm, với tập thể lớp học sinh để chuẩn bị cho buổi giảng dạy sắp diễn ra Để làm được điều này, người giáo viên phải xác định mục đích, nhiệm vụ giáo dục, tìm hiểu hoàn cảnh tâm sinh lý học sinh.

Giai đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp (tạo bầu không khí tiền giao tiếp): Người giáo viên tổ chức giao tiếp trực tiếp ở trên lớp với nhóm, tập thể học sinh ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc với họ.

Giai đoạn thăm dò tâm hồn của đối tượng: Là giai đoạn cuối cùng của thời kì chuẩn bị và bắt đầu giao tiếp Ở giai đoạn này, giáo viên đã hiểu đặc điểm tâm sinh lý, tâm trạng học sinh, hai bên bắt đầu đồng cảm với nhau.

Giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển quá tình GT:

Giai đoạn phân tích hệ thống GT đã được thực hiện, và xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo.

GTSP là điều kiện, phương tiện đảm bảo hoạt động sư phạm, không có giao tiếp sư phạm, thì không đạt được mục đích giáo dục.

Giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm, nhân cách của người giáo viên, là phương tiện thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển.

Giao tiếp sư phạm là một khâu quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách học sinh, phát triển nhận thức học sinh.

Kĩ năng giao tiếp sư phạm

Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: “KNGTSP là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ), được giáo viên phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất, trong những điều kiện thay đổi [88; 4].

Tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh định nghĩa: “KNGTSP là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục” [20; 5].

Từ những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: KNGTSP là sự vận dụng những tri thức, vốn kinh nghiệm đã có để thực hiện có hiệu quả hành động giao tiếp sư phạm, phù hợp với những điều kiện cho phép trong quá trình hoạt động sư phạm.

Kĩ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua các con đường: Thói quen ứng xử; Vốn kinh nghiệm qua giao tiếp, ứng xử; Rèn luyện, học hỏi trong môi trường sư phạm, qua hoạt động sư phạm cụ thể.

Có nhiều quan điểm về các KN GTSP, nhưng trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng quan điểm của PGS.TS Ngô Công Hoàn, và PGS.TS Hoàng Anh, được tổng hợp trong giáo trình: “Giao tiếp sư phạm”, gồm có:

- Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp:

Biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài, như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của lời nói, nội dung cử chỉ, điệu bộ… mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể giao tiếp (giáo viên), và đối tượng giao tiếp (học sinh) [91; 4].

Nhóm kĩ năng này gồm: Kĩ năng phán đoán dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói; Kĩ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách Cả hai kĩ năng này đều được định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc, giúp giáo viên hiểu được những đặc điểm tâm lý của đối tượng: Hứng thú, nguyện vọng, tâm trạng…

Kĩ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói: Nhờ quá trình tri giác tinh tế, nhạy bén, các trạng thái tâm lý thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, động tác, ngữ điệu lời nói giúp chủ thể giao tiếp sư phạm (giáo viên) phát hiện chính xác và trọn vẹn thái độ của đối tượng Việc bộc lộ và diễn tả tình cảm của con người được gọi là biểu cảm Có hai loại biểu cảm: Biểu cảm ngôn ngữ và biểu cảm điệu bộ.

Ngôn ngữ biểu cảm phong phú và đa dạng Ngôn từ có những ý nghĩa nhất định, ngữ điệu của lời nói có những ý nghĩa nhất định Ví dụ: Khi buồn, giọng trầm, nhịp điệu chậm, rời rạc; Khi vui vẻ nói nhanh, linh hoạt… Điệu bộ là những cử chỉ, nét mặt, tư thế, động tác…Ví dụ: Khi sợ hãi, nét mặt tái nhợt; Khi xấu hổ, mặt đỏ bừng; Khi tức giận, mặt cau có…

Kĩ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài đến sự nhận biết bản chất bên trong của nhân cách.

Sự biểu hiện trạng thái tâm lý bên ngoài của con người đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào từng đối tượng, từng giai đoạn Có khi cùng một trạng thái cảm xúc, nhưng lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài với nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Cùng nghe tin vui đỗ đại học, nhưng bạn A thì nhảy nhót, cười nói,khoe với hết người này với người khác…, bạn B lại mỉm cười, lẳng lặng tìm một góc để cảm nhận hạnh phúc Hoặc người giáo viên trước khi lên lớp,nhận được tin bất ngờ rằng gia đình có người ốm đi viện, dù lo lắng, buồn,bồn chồn, nhưng không muốn ảnh hưởng tới học sinh nên đã kiềm chế những cảm xúc đó, để vui vẻ, thân thiện, bình tĩnh giảng hết tiết học.

- Nhóm kĩ năng định vị:

“Thực chất là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách học sinh đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt động nhận thức tích cực” [94; 4] Biểu hiện:

Giáo viên biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình, từ đó, giáo viên có hành vi ứng xử trong giao tiếp phù hợp nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh của học sinh Muốn vậy, giáo viên cần phải rèn luyện nhiều trong hoạt động nghề nghiệp để có kĩ năng đồng cảm, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng, biết xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp…Tri thức và vốn kinh nghiệm sống cũng góp phần quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt kĩ năng này.

Khả năng xác định không gian và thời gian để giao tiếp: Sự lựa chọn thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình giao tiếp hết sức quan trọng Nếu lựa chọn đúng và hợp lý sẽ góp phần tạo nên không khí tích cực trong quan hệ.

- Nhóm kĩ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình GTSP: Để thực hiện kĩ năng này, giáo viên phải trải qua quá trình: Hoạt động nhận thức, thái độ, rồi đến hành vi ứng xử

Sinh viên sư phạm

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh_“Student”, có nghĩa là người học tập nhiệt tình, hăng say, người tìm kiếm, khai thác tri thức, khám phá kho tàng tri thức nhân loại.

Sinh viên là những người đang theo học ở bậc cao đẳng, đại học, có độ tuổi trung bình từ 17 đến 23, đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội, là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức Đây là lực lượng lao động trí óc với nhiệm vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động đa dạng có ích cho xã hội.

- Sinh viên sư phạm: Là những người đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm Họ mang đầy đủ những đặc điểm chung của sinh viên_ Ý thức phát triển ở mức độ cao, tích cực tự giác thực hiện những kế hoạch hoạt động của bản thân, song họ cũng có những đặc điểm riêng_ Quá trình học tập là quá trình lĩnh hội tri thức theo mục tiêu của ngành sư phạm, hoạt động chủ đạo là học tập theo định hướng nghề dạy học, gắn liền với rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để trở thành những “kĩ sư tâm hồn” tương lai.

1.6.2 Đặc điểm nhận thức của sinh viên sư phạm:

Hoạt động nhận thức của sinh viên sư phạm có đặc điểm khác hẳn với lứa tuổi học sinh về sự phát triển, tính chọn lọc, và tính độc lập sáng tạo Điều đó được thể hiện ở quá trình tiếp thu, ghi nhớ tri thức, ở khả năng tự giác trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.

Cụ thể đó là ở lứa tuổi này, tư duy logic trừu tượng phát triển, mang tính độc lập, ví dụ: Sinh viên tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau Tư duy lý luận của họ diễn ra trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phán đoán, suy lý, rồi đi đến kết luận Do đó, sử dụng các thao tác tư duy được xem như là một cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực nhận thức của sinh viên

Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo cũng phát triển, họ nhạy cảm với cái mới, với những tiến bộ và hoài nghi khoa học Vốn tri thức, kinh nghiệm, khái niệm của sinh viên cũng tương đối phong phú Họ đã bước đầu có sự vận dụng những hiểu biết của mình vào giải quyết các lĩnh vực khác nhau một cách linh hoạt, không dập khuôn.

Tư duy của sinh viên còn thể hiện khả năng phê phán Họ chỉ thừa nhận những tri thức khoa học có cơ sở lập luận logic, chặt chẽ, chính xác Họ muốn có quan điểm riêng của mình, muốn được khẳng định mình. Ở giai đoạn này, tri giác có chọn lọc phát triển Phần lớn, họ chỉ tập trung tri giác những thông tin liên quan đến chuyên ngành của mình.

Trí nhớ có lựa chọn cũng phát triển do nhu cầu nhận thức nghề nghiệp.Sức tập trung chú ý cao, khối lượng chú ý lớn Do đó, sinh viên có khả năng tích lũy được những kinh nghiệm, tri thức, thông tin, kĩ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

Từ đặc điểm nhận thức của sinh viên cho thấy, các trường đại học nói chung, các trường đại học sư phạm nói riêng, cần quan tâm đến việc nâng cao khả năng nhận thức của sinh viên, kích thích tư duy và tưởng tượng sáng tạo, phát triển khả năng tư duy khái quát, trừu tượng cao qua các khái niệm chuyên môn của ngành khoa học nhất định.

Như vậy, khả năng nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên sư phạm giúp họ nhận thức đúng đắn về kĩ năng giao tiếp sư phạm, thúc đẩy quá trình giao tiếp sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp hiệu quả hơn, tạo điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo của các giáo viên tương lai.

Nhiệm vụ, yêu cầu đối với giáo viên

Sinh viên sư phạm sẽ là những thầy cô giáo tương lai Nghề giáo vẫn được xem là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề “trồng người”.

Do vậy, từ xa xưa, trong quan niệm của dân gian, người giáo viên luôn phải là người có phẩm chất nhân cách tốt, hoàn thiện, là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Mặt khác, luật giáo dục 2005 cũng ghi:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.

“Nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”.

- Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau:

+ Phẩm chất đạo đức tốt,

+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ,

+ Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp,

+ Lý lịch bản thân rõ ràng.

- Nhiệm vụ của nhà giáo:

+ Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục,

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, điều lệ nhà trường.

+ Giữ phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

+ Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức,trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà giáo không được có các hành vi sau:

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học;

+ Xuyên tạc nội dung giáo dục;

+ Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

Qua việc tìm hiểu lý luận trên, chúng tôi thấy rằng muốn giáo dục và giảng dạy tốt cần phải có KNGTSP, nên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, SVSP cần phải có nhận thức về KNGTSP để rèn luyện KNGTSP.

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP

SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG

Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.1.1 Trường cao đẳng Hải Dương:

Thành lập: Tháng 11 năm 1960, mang tên trường cao đẳng sư phạm Hải Dương, đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng theo chỉ tiêu của tỉnh.

Tháng 6 năm 2009, trường đổi tên: Cao đẳng Hải Dương, tiếp cận đào tạo đa ngành, đa hình thức (Cao đẳng, trung cấp, liên thông, liên kết, sư phạm, ngoài sư phạm …).

Năm học 2010 – 2011, trường đã có 130 lớp với khoảng 10.042 học sinh, sinh viên, học viên của các hệ từ cao đẳng tới trung cấp, 148 cán bộ, 4 đồng chí lãnh đạo, 95 giảng viên trực tiếp giảng dạy, hơn 20 cán bộ các phòng ban.

Trước đây, trường đã đưa môn “Giao tiếp sư phạm” vào giảng dạy, là một môn học bắt buộc đối với SV sư phạm Tuy nhiên, từ một vài năm trở lại đây, môn học này không được giảng dạy như một môn học riêng biệt, mà được lồng ghép trong chương trình “Nghiệp vụ sư phạm” Do đó, thời lượng, nội dung, yêu cầu giảng dạy cũng bị rút ngắn.

Từ khi trường tiếp cận đào tạo đa ngành, số lượng SV của trường cũng phát triển với nhiều phong cách khác nhau Do vậy, SV khoa Tiểu học cũng bị ảnh hưởng bởi các tác phong, lối sống, phong cách giao tiếp, ăn mặc khác nhau của SV các khoa khác, như khoa Kế toán, khoa Du lịch…Tác phong sư phạm dường như đang dần bị bão hòa trong môi trường tấp nập của kinh tế, du lịch… Đặc biệt, khối sư phạm của cao trường đẳng Hải Dương với 100% là

SV có hộ khẩu tại tỉnh Hải Dương, vì vậy, họ bị ảnh hưởng bởi giọng nói địa phương Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho các giáo sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ sư phạm, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình rèn luyện KNGTSP.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi được sống cùng SV của trường, tôi nhận ra rằng việc những SV này hàng ngày tiếp xúc với nhau, giao tiếp bằng giọng nói địa phương giống nhau, cư xử theo thói quen văn hóa như nhau, nên họ không có nhiều cơ hội được học hỏi, giao lưu với những nét văn hóa khác Thành thử, hết lớp SV này đến lớp SV khác, họ vẫn gặp phải khó khăn đặc trưng đó, mà không có nhiều cơ hội để thay đổi.

Tổng số sinh viên điều tra: 160 SV khoa Tiểu học, được phân loại theo

Tiêu chí 1: Theo nhóm SV đã tham gia thực tập sư phạm (80 SV), và nhóm SV chưa tham gia thực tập sư phạm (80 SV).

Tiêu chí 2: Theo điểm trung bình học tập cho đến thời điểm hiện tại; Giới tính: Nam: 4/160, chiếm 2,5%; Nữ: 156/160, chiếm 97,5% Dân tộc: Kinh: 160/160, chiếm 100%.

Một số thông tin khác ( Bảng 1):

STT Nội dung Kết quả ĐT

1 Sinh ra trong gia đình có truyền thống với nghề DH 57 35,6

Kết quả nghiên cứu

2.2.1 Các mức độ NT về KNGTSP của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương (Phụ lục 1):

Mức độ biết: Câu hỏi số 1, 2, 3.

Câu 1: Tìm hiểu tỉ lệ SV biết (đã nghe) khái niệm “Kĩ năng giao tiếp sư phạm”.

Tiêu chí 1: Phân loại theo nhóm đã tham gia thực tập sư phạm và nhóm chưa tham gia thực tập sư phạm (Bảng 2): Đáp án

Phân loại theo nhóm đã

TTSP và nhóm chưa TTSP Tổng chung Đã TTSP Chưa TTSP

Nhìn vào tổng chung chúng ta thấy, trong số 160 sinh viên được điều tra, có đến 137 sinh viên (chiếm 85,6%) lựa chọn phương án A, tức là có 85,6% sinh viên được điều tra đã từng nghe đến khái niệm “Kĩ năng giao tiếp sư phạm” Như vậy có thể thấy, phần lớn sinh viên đã biết đến khái niệm này, hay là biết đến kĩ năng giao tiếp sư phạm Tuy nhiên, vẫn còn 19 sinh viên (chiếm 11,9%) chưa biết đến khái niệm “Kĩ năng giao tiếp sư phạm”, hay chưa có được nhận thức bước đầu về kĩ năng giao tiếp sư phạm Mặt khác, lại có 4 sinh viên (chiếm 2,5%) không quan tâm đến khái niệm “Kĩ năng giao tiếp sư phạm”, chứng tỏ 2,5% số sinh viên này không có nhu cầu nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm.

Theo tiêu chí 1 (đã TTSP và chưa TTSP), ta thấy, có sự chênh lệch giữa nhóm đã thực tập sư phạm và nhóm chưa thực tập sư phạm Có 71 SV của nhóm đã TTSP (chiếm 88,8% SV nhóm này, 44,3% tổng SV được điều tra) lựa chọn phương án A, tức là có 88,8% SV đã tham gia TTSP đã nghe đến khái niệm KNGTSP, biết đến KNGTSP Chỉ có 50 SV của nhóm chưa TTSP (chiếm 62,4% SV nhóm này, 31,3% tổng SV được điều tra) chọn phương án A, tức là có 82,5% SV chưa tham gia TTSP đã nghe đến khái niệm KNGTSP, biết đến KNGTSP Con số này không phải nhỏ (vượt quá 50%), nhưng so với nhóm đã TTSP, thì con số này nhỏ hơn Điều đó chứng tỏ có nhiều SV đã tham gia TTSP biết (đã nghe) kĩ năng giao tiếp sư phạm hơn SV chưa tham gia TTSP.

Số SV chưa nghe đến khái niệm “KNGTSP” của nhóm chưa TTSP

( 23 SV, chiếm 28,8% SV nhóm này, 14,4% tổng SV được điều tra) nhiều hơn số SV chưa nghe đến khái niệm này của nhóm đã TTSP (8 SV, chiếm 10% SV nhóm này, 5% tổng SV được điều tra), chứng tỏ SV chưa biết về KNGTSP thuộc nhóm chưa TTSP nhiều hơn

Số sinh viên không quan tâm đến vấn đề này ở nhóm chưa TTSP là 7 sinh viên (chiếm 8,8% SV nhóm này, 4,4% tổng SV được điều tra), trong khi ở nhóm đã TTSP, con số này chỉ là 1 (chiếm 1,2% SV nhóm này, 0,6% tổng

Như vậy, việc tham gia thực tập sư phạm giúp SV có thêm nhiều cơ hội nhận thức KN GTSP.

90 Đã TTSP Chưa TTSP Tổng

Biểu đồ 1: Tỉ lệ sinh viên đã nghe kỹ năng giao tiếp sư phạm

( Phân loại theo tiêu chí 1) Đã ngheChưa ngheKhông quan tâm

Tiêu chí 2: Phân loại theo ĐTB của SV đến thời điểm hiện tại (Bảng 3): Đáp án

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rằng, số SV đạt kết quả học tập ≥ 8,0 ở cả hai nhóm (đã TTSP và chưa TTSP) là 6 SV, chiếm 3,8% tổng số SV được điều tra Số SV đạt kết quả học tập từ 7,0 đến 7,9 là 101 SV, chiếm 63,1% tổng SV được điều tra Số SV đạt kết quả học tập < 7,0 là 53 SV, chiếm 33,1% tổng SV được điều tra Như vậy có thể nhận thấy, kết quả học tập trung bình của SV đạt mức từ 7,0 đến 7,9 là nhiều nhất.

Trong nhóm điểm trung bình ≥ 8,0, có 6/6 SV chọn phương án A, tức là 100% sinh viên đạt học lực giỏi đã nghe đến khái niệm “Kĩ năng giao tiếp sư phạm”, tức là đã biết đến kĩ năng giao tiếp sư phạm

Trong nhóm điểm trung bình từ 7,0 đến 7,9, có 94 SV lựa chọn phương án A, chiếm 93,1% SV nhóm này, chứng tỏ phần lớn sinh viên có kết quả học tập đạt loại khá đã biết đến kĩ năng giao tiếp sư phạm Chỉ có 7 sinh viên trong nhóm này chưa nghe đến, cũng tức là chưa biết đến kĩ năng giao tiếp sư phạm (chiếm 6,9% SV nhóm này) Không có sinh viên nào ở nhóm này chọn phương án C (không quan tâm đến khái niệm “ Kĩ năng giao tiếp sư phạm”).

Trong nhóm điểm TB < 7,0, có 37 SV lựa chọn phương án A, chiếm 69,8% SV nhóm này, có nghĩa là chỉ có 69,8% SV này biết đến KNGTSP.

Như vậy, tỉ lệ SV biết đến KNGTSP nhiều nhất thuộc nhóm có kết quả học tập cao nhất ( ≥ 8,0), đứng thứ hai là nhóm có kết quả học tập cao thứ hai(từ 7,0 đến 7,9), cuối cùng là nhóm có kết quả học tập thấp nhất ( < 7,0) Qua đây, chúng tôi có kết luận ban đầu rằng, với những sinh viên có năng lực học tập tốt hơn, khả năng nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm tốt hơn; Với những sinh viên có nhiều kinh nghiệm hơn và có cơ hội hoạt động nghề nhiều hơn (đã TTSP), khả năng nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm cũng tốt hơn

Biểu đồ 2: Tỉ lệ sinh viên đã nghe kĩ năng giao tiếp sư phạm

(Phân loại theo tiêu chí 2) Đã nghe Chưa nghe

Câu 2: Tìm hiểu tỉ lệ SV trả lời đúng định nghĩa KNGTSP:

Tiêu chí 1: Phân lọai theo nhóm đã TTSP và nhóm chưa TTSP:

Theo kết quả nghiên cứu có 57/160 tổng số sinh viên được điều tra chọn phương án A, chiếm 35,6%; 18 sinh viên chọn phương án B,chiếm 11,3% Đây là một con số không lớn, nhưng cũng không nhỏ, chứng tỏ, mặc dù phần lớn sinh viên đã nghe đến kĩ năng giao tiếp sư phạm, nhưng chỉ là nghe một cách hời hợt, chưa dành sự quan tâm sâu sắc, nên chưa biết chính xác định nghĩa kĩ năng giao tiếp sư phạm, nói cách khác, là chưa biết chính xác kĩ năng giao tiếp sư phạm là gì! Chỉ có 83 sinh viên chọn phương án C,chiếm 53,1% là biết một cách đầy đủ về khái niệm KNGTSP

Phân loại theo nhóm đã TTSP và nhóm chưa TTSP Tổng chung Đã TTSP Chưa TTSP

A Khả năng xác lập và vận hành mối quan hệ thầy trò để thực hiện mục tiêu của QTDH

B Giao tiếp thuần thục trong hoạt động sư phạm 8 10 10 12,5 18 11,3

C Sự vận dụng những tri thức, vốn kinh nghiệm đã có để thực hiện có hiệu quả hành động giao tiếp sư phạm phù hợp với những điều kiện cho phép trong quá trình hoạt động sư phạm.

Qua bảng số liệu ta thấy: Số sinh viên của nhóm đã TTSP chọn phương án A: 26 SV (32,5%); B: 8 SV (10%); Số sinh viên của nhóm chưa TTSP chọn phương án A: 31 SV(38,8%); B: 10 SV (12,5%) Như vậy, có thể thấy, tỉ lệ sinh viên chọn nhầm đáp án về khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm của nhóm chưa TTSP lớn hơn nhóm đã TTSP Ngược lại, tỉ lệ sinh viên chọn đúng đáp án về khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm (đáp án C) của nhóm đã TTSP là 57,5% (46 sinh viên), lớn hơn tỉ lệ sinh viên chọn đúng đáp án về khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm của nhóm chưa TTSP là 48,7% (39 sinh viên).

Như vậy, SV đã tham gia TTSP có câu trả lời đúng về khái niệmKNGTSP nhiều nhất.

Biểu đồ 3: Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm (Phân loại theo tiêu chí 1)

60 Đã TTSP Chưa TTSP Tổng Đáp án C

Tiêu chí 2: Phân loại theo kết quả học tập, có bảng số liệu sau:

Phân loại theo ĐTB Tổng chung

A Khả năng xác lập và vận hành mối quan hệ thầy trò để thực hiện mục tiêu của QTDH.

B Giao tiếp thuần thục trong hoạt động sư phạm

C Sự vận dụng những tri thức, vốn kinh nghiệm đã có để thực hiện có hiệu quả hành động giao tiếp sư phạm phù hợp với những điều kiện cho phép trong quá trình hoạt động sư phạm.

Trong khoảng điểm trung bình ≥ 8,0, có 2 sinh viên lựa chọn đáp án

A, chiếm 33,3%; 0 sinh viên chọn đáp án B; 2 sinh viên chọn đáp án C, chiếm

66,7% Như vậy, dù đạt học lực giỏi, nhưng vẫn còn sinh viên chưa biết chính xác về kĩ năng giao tiếp sư phạm, chưa phát biểu được định nghĩa kĩ năng giao tiếp sư phạm một cách đầy đủ.

Trong khoảng điểm trung bình từ 7,0 đến 7,9, có 29 SV chọn đáp án A,

6 SV chọn đáp án B ( đáp án sai), chiếm tổng 34,7%; Có 66 SV chọn đáp án

Trong khoảng điểm trung bình < 7,0, có 15 SV trả lời đáp án C, chiếm 28,3% SV nhóm này Con số này đã giảm dần, nhỏ hơn nhóm có điểm trung bình cao hơn Đồng thời, tỉ lệ SV trả lời chưa chính xác ở nhóm này (đáp án

Biểu đồ 4: Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng khái niệm kỹ năng GTSP

(Phân loại theo tiêu chí 2)

80 ĐTB >= 8.0 ĐTB 7.0 - 7.9 ĐTB < 7.0 Tổng Đáp án C Điều này thêm một lần chứng tỏ năng lực học tập là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng nhận thức của sinh viên về kĩ năng giao tiếp sư phạm.

Đánh giá chung nhận thức về kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương

Qua phân tích các số liệu thu được từ việc sử dụng các phương pháp khác nhau, chúng tôi nhận thấy rằng nhận thức của sinh viên trường cao đẳng Hải Dương về kĩ năng giao tiếp sư phạm như sau:

Phần lớn SV biết các KNGTSP, và các nhóm các nhóm KN cần thiết; Đánh giá đúng vai trò của việc nhận thức về KNGTSP; Cho rằng các KNGTSP đều quan trọng và rất quan trọng.

SV có khả năng đánh giá về KNGTSP của bản thân, kết quả tự đánh giá tương đối sát với kết quả điều tra thu được.

Một số SV đã biết sáng tạo, đưa ra một số kĩ năng cần thiết đối với giáo viên trong hoạt động sư phạm.

Phần lớn SV xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức vềKNGTSP của bản thân.

Bên cạnh đó, còn tương đối nhiều những tồn tại:

Nhận thức của SV về KNGTSP không đều SV có thể đánh giá đúng vai trò của việc nhận thức về KNGTSP, nhưng lại chưa hiểu sâu về các KN đó.

Việc áp dụng các KN vào thực tiễn, hoạt động nghề, hoạt động thực tập chưa thật sự chủ động, linh hoạt.

Phần lớn SV chưa hiểu bản chất KNGTSP là gì, họ chỉ biết qua loa, thậm chí cũng không có nhu cầu tìm hiểu sâu về các KN đó. Đa số SV đánh giá đúng yếu tố tác động mạnh nhất đến nhận thức về KNGTSP (tính tích cực hoạt động của cá nhân), nhưng thực tế điều tra cho thấy nhận thức của SV về KNGTSP chưa cao Điều này chứng tỏ SV chưa tích cực trong nhận thức về KNGTSP. Đa số SV chưa biết phát huy năng lực cá nhân, chưa đưa ra được những ý kiến chủ quan của bản thân về những KN cần thiết một người giáo viên cần có.

Dù là SV sư phạm, những nhà giáo tương lai, nhưng vẫn có một số SV không quan tâm đến việc nhận thức về KNGTSP. Đa số SV chưa có ý thức vận dụng kiến thức về các KNGTSP vào trong hoạt động thực tiễn, hoạt động giải quyết tình huống sư phạm.

Một số SV còn hiểu chưa đúng về các nhóm KNGTSP, xử lý tình huống sư phạm chưa triệt để.

Những tồn tại trên do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Quá trình nhận thức về KNGTSP của SV trường cao đẳng Hải Dương không được sự hướng dẫn của giảng viên thông qua môn học cụ thể Do vậy, nhận thức này không được chỉ đường bởi hệ thống lý luận khoa học

Phần lớn SV được điều tra không làm gia sư ngoài giờ học, do vậy, họ ít kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp.

Không nhiều SV ở KTX, nên họ không có cơ hội giao tiếp, trao đổi, học nhóm với nhau để học hỏi lẫn nhau.

Phần lớn SV trường cao đẳng Hải Dương đều có hộ khẩu ở Hải Dương,nơi có đặc điểm giọng nói địa phương, lại ngọng “l” với “n”, nên gây cho SV sư phạm của trường những khó khăn nhất định trong nhận thức, cũng như thể hiện các KNGTSP, đặc biệt là KN sử dụng các phương tiện giao tiếp.

Trường cao đẳng Hải Dương đào tạo đa ngành, ngoài SV sư phạm còn có nhiều SV của các ngành khác, do đó phong cách giao tiếp của SV sư phạm cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi các phong cách giao tiếp khác.

Tính tích cực nhận thức về KNGTSP chưa cao.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhận thức về KNGTSP của SV trường cao đẳng Hải Dương, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

Nhận thức về KNGTSP của SV trường cao đẳng Hải Dương đạt mức trung bình khá Phần lớn SV biết đến KNGTSP, nhưng không biết đầy đủ các

KN này, và không hiểu sâu về các KN đó Nguồn thông tin mà SV thu được về các KN này không phải được học qua chương trình cụ thể, mà phần lớn là do cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau Do vậy, vấn đề đặt ra là SV đang cần một hệ thống lý luận khoa học làm kim chỉ nam cho nhận thức về KNGTSP của họ.

Nhận thức về KNGTSP có sự khác nhau giữa các nhóm có ĐTB học tập khác nhau, giữa những SV có kinh nghiệm, cơ hội thực hành khác nhau.

Cụ thể, phần lớn SV có điểm trung bình học tập tốt hơn thì nhận thức tốt hơn về KNGTSP, và phần lớn SV đã tham gia TTSP có nhận thức về KNGTSP tốt hơn Điều này cho thấy, việc thực hành, thực tế, thực tập có vai trò rất lớn đối với nhận thức của SV, đặc biệt là nhận thức về KNGTSP. Đa số SV đánh giá đúng vai trò của việc nhận thức về KNGTSP, ảnh hưởng của nó tới giáo viên và học sinh Nhưng tính tích cực hoạt động nhận thức lại chưa cao, dẫn đến nhận thức về KNGTSP chưa sâu Điều này cho thấy, để nâng cao nhận thức về KNGTSP cho SV sư phạm, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức, và phát huy tính tích cực hoạt động của SV. Để làm được điều này, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

Về phía Bộ giáo dục và đào tạo:

Bộ giáo dục và đào tạo cần có sự quản lý sát sao việc thực hiện chương trình của các trường sư phạm.

Nhà trường cần đưa chương trình “ Giao tiếp sư phạm” vào giảng dạy cho SV sư phạm theo kế hoạch chi tiết, cụ thể.

Chú trọng công tác giảng dạy Tâm lý, Giáo dục học để SV hiểu rõ các quy luật, trạng thái tâm lý, cũng như các quy luật của QTDH, GD để có cách giao tiếp phù hợp với học sinh.

Tăng cường bồi dưỡng NVSP cho giảng viên, tổ chức tốt việc phân công giảng viên tham gia giảng dạy KNGTSP cho SV

Việc tuyển chọn giáo viên cần được tiến hành nghiêm túc, đánh giá đúng thực lực để đảm bảo chọn người đủ đức đủ tài.

Có chế độ hợp lý thúc đẩy các giảng viên thực hiện phương pháp dạy học theo dự án, tăng cường các hoạt động thực hành ngay trong trường học.

Thường xuyên tổ chức cho giáo viên đi thực tế tại các trường phổ thông để nắm rõ thực tế, đưa vào nội dung giảng dạy cho SV.

Nhà trường cần phải nhạy bén, thường xuyên cập nhật tin tức, những vấn đề đổi mới để phổ biến kịp thời tới giáo viên.

Nhà trường cần có mối dây liên kết tốt với các cơ sở giáo dục khác, tạo điều kiện giới thiệu SV đi thực tập, tạo mảnh đất thực tế cho SV hoạt động nghề nghiệp.

Có quy chế thực tập rõ ràng, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá nghiêm hoạt động thực tập sư phạm của SV. Đẩy mạnh triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên và SV.

Xây dựng và tổ chức hệ thống thư viện tốt, đủ rộng để SV có không gian học nhóm, trao đổi, tập giảng.

Tổ chức các chương trình giao lưu, thi NVSP, đẩy mạnh công tác thực hành trong chương trình học của SV.

Tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần để SV tự tin giao lưu, giao tiếp,rèn KNGTSP ngay trong quá trình sống và học tập Qua đó, SV thấy được những ưu điểm của mình để phát huy, nhược điểm để khắc phục trong hoạt động nghề nghiệp sau này.

Cần có chương trình rèn luyện cho SV trước khi SV đi thực tập sư phạm.

Mỗi nhà trường cần có một trung tâm tư vấn, đây sẽ là nơi giúp SV giải đáp những khó khăn để hoàn thiện nhân cách nhà giáo.

Mỗi giáo viên cần xác định được vai trò của mình là định hướng, hướng dẫn SV “học nghề”, vì vậy, trong quá trình giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho SV tri thức khoa học mà còn phải hình thành cho họ những kĩ năng sư phạm có liên quan đến bộ môn họ giảng dạy sau này, trong đó có KNGTSP.

Giáo viên cần có nhận thức đầy đủ về KNGTSP, đảm bảo mọi KNGTSP của bản thân, làm gương cho SV.

Gần gũi, thân mật với SV để tạo cho SV tâm lý thoải mái trong giao tiếp, có cơ hội học hỏi thầy cô mình.

Trong quá trình giảng dạy, cần kết hợp lý thuyết với thực hành, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt là phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp dự án,… để SV hiểu rõ hơn vấn đề, giao tiếp với nhau bằng nhiều hình thức, từ đó phát triển khả năng giao tiếp.

Lồng ghép nội dung KNGTSP trong quá trình dạy học các môn học khác.

Nhiệt tình, có trách nhiệm, chỉ đạo sát sao việc thực hành, thực tế, thực tập của SV.

Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi cá nhân, do đó, mỗi gia đình cần xây dựng truyền thống giao tiếp tốt đẹp, không chỉ dạy con cái học kiến thức, mà cần dạy con cái cách ứng xử, tạo điều kiện hình thành nhân cách cá nhân ngay từ nhỏ.

Gia đình cần là nguồn động viên lớn, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tạo động lực cho mỗi SV cố gắng trong quá trình rèn NVSP, KNGTSP.

Về phía sinh viên: Đặc biệt, bản thân SV là yếu tố quyết định đến nhận thức về KNGTSP của họ Do vậy, trước tiên SV cần nâng cao khả năng nhận thức của bản thân về các vấn đề chuyên môn Đây là điều kiện để họ có thể nâng cao nhận thức về KNGTSP, rèn NVSP, là cơ sở để tạo hứng thú giao tiếp cho học sinh.

Có câu rằng “ Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo”, cho nên các giáo sinh cần quan tâm đến trang phục, phong thái, diện mạo sao cho đúng với khuôn mẫu sư phạm, tạo thiện cảm với học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh.

Cần tích cực hoạt động, tiến hành thực tập, thực tế, thực hành ngay trong trường học để thấy được những khó khăn nếu không có KNGTSP, từ đó hình thành nhu cầu nhận thức về KNGTSP, trau dồi kinh nghiệm trong giao tiếp với học sinh.

Ngày đăng: 27/09/2023, 15:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thể 1 16,7 9 8,9 13 24,5 23 14,4 - Đánh giá chung nhận thức kĩ giao tiếp sư phạm sinh viên trường cao đẳng Hải Dương
Hình th ể 1 16,7 9 8,9 13 24,5 23 14,4 (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w